1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an vat ly 10 GDTX

136 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HỮU NGHỊ  GIÁO ÁN Vật lí 10 Tổ: KHTN Giáo viên: PHAN TIẾN HÙNG Năm học: 2010 - 2011 Giáo án vật lí 10 Vinh, tháng 8 năm 2010 Trang 2 Phần 1 CƠ HỌC - ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN - CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Giáo án vật lí 10 CHƯƠNG I ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và trả lời các câu hỏi: + Chuyển động là gì? + Quỹ đạo của chuyển động là gì? - Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian. - Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu. - Phân biệt được thời điểm và thời gian. 2. Kỹ năng: - Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động. - Chọn mốc thời gian, xác định thời gian. - Trình bày được cách xác định vị trí của một điểm trên một đường cong và trên một mặt phẳng. - Giải được bài toán đổi gốc thời gian. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Xem lại phần tương ứng trong sách giáo khoa lớp 8 để biết được học sinh đã học được những gì? - Chuẩn bị tranh về chuyển động cơ. - Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về việc xác định vị trí của một điểm để cho học sinh thảo luận. Học sinh: - Nhắc lại những vấn đề đã học ở lớp 8: thế nào là chuyển động, thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Giới thiệu chương trình vật lí lớp 10. 3. Bài mới. 4 Giáo án vật lí 10 IV. RÚT KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Nhận biết chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo trong chuyển động - Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu câu hỏi về kiến thức lớp 8 để học sinh trả lời. - Gợi ý cho học sinh một số chuyển động cơ học điển hình. - Nhận xét các câu trả lời của học sinh. - Xem tranh, trả lời câu hỏi. + Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Cho ví dụ? + Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm? + Trả lời câu hỏi C1. + Quỹ đạo là gì? Cho ví dụ? - Đọc sách giáo khoa. Trả lời câu hỏi. - Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo. - Vẽ hình. - Trả lời câu hỏi C2. 2) Vật làm mốc, thước đo và hệ toạ độ - Gợi ý: điểm mốc, chiều dương, thước đo chiều dài để đo khoảng cách từ vật mốc đến vị trí đang xét. - Gợi ý: điểm mốc và hệ trục toạ độ vuông góc - Gợi ý: vẽ hình 1.4 lên bảng, xác định O, Ox, Oy. - Muốn xác định vị trí của một điểm trên quỹ đạo tối thiểu cần phải biết những gì? Biểu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C2. - Muốn xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng tối thiểu chúng ta cần phải biết những gì? Biễu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C3 3) Mốc thời gian, thời điểm, thời gian. - Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị - Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4. - Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào? - Cách chọn gốc thời gian, biểu diễn trên trục số. - Khai thác ý nghĩa bảng giờ tàu 1.1 sách giáo khoa. - Trả lời câu hỏi C4. 4) Hệ quy chiếu - Gợi ý: vật mốc, trục toạ độ biểu diễn vị trí, trục biểu diễn thời gian. - Nêu định nghĩa hệ quy chiếu. - Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào tập. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy - Đọc sách giáo khoa phần hệ quy chiếu. - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi 1 đến 4 sách giáo khoa. - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từ 5 đến 7 sách giáo khoa. - Ghi nhận kiến thức về những khái niệm cơ bản. 6) Hướng dẫn về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Những việc cần chuẩn bị cho bài sau. 5 Giáo án vật lí 10 6 Giáo án vật lí 10 Tiết 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tốc độ trung bình v tb =S/t - Định nghĩa chuyển động thẳng đều. - Công thức quãng đường s = vt. - Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: x = x 0 + vt. - Chỉ xét trường hợp chuyển động theo chiều + của trục toạ độ. - Đồ thị của chuyển động thằng đều. 2. Kỹ năng: - Tính được v tb - Nhận biết được chuyển động thẳng đều qua bài toán cho các dữ kiện suy ra được v tb . - Áp dụng được s = vt trong BT. - Lập được phương trình chuyển động. Vận dụng phương trình chuyển động trong bài hai xe gặp nhau trường cùng chiều. - Vẽ được đồ thị khi cho phương trình chuyển động. Thấy và xác định được sự gặp nhau trên đồ thị. II. CHUẨN BỊ: - Thí nghiệm ảo: có hai chuyển động một thẳng đều, một biến đổi cùng v tb trên cả đoạn đường. - Thí nghiệm giọt nước rơi trong dầu như sách giáo khoa III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Chất điểm là gì? Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng 3. Bài mới. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Chuyển động thẳng đều: s = vt - Trình bày thí nghiệm ảo: so sánh chuyển động đều và chuyển động thẳng biến đổi. - Yêu cầu học sinh tính v tb và so sánh chúng trong các đoạn đường khác nhau - Nhận xét và rút ra định nghĩa. - Giáo viên nêu thêm các chuyển động thẳng đều trong thực tế. - Học sinh nghe, làm thí nghiệm minh hoạ, nêu ví dụ ngoài thực tế. - Hoạt động nhóm. - Trả lời kết quả. - Ghi nhận vào tập. - Học sinh làm thí nghiệm sách giáo khoa và kết luận chuyển động thẳng đều, tính được v tb = 3cm/s 2) Quãng đường trong chuyển động thẳng đều - Giáo viên đặt câu hỏi tìm công thức tính s. - Học sinh tự rút ra công thức S = v tb .t - Ghi nhận vào tập. 7 Giáo án vật lí 10 3) Với KT phương trình chuyển động a) Toạ độ của vật chuyển động thẳng: - Giáo viên chỉ nêu lại vì vừa kiểm tra bài cũ. b) Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: - Giáo viên vẽ hình kết hợp đàm thoại rút ra công thức xác định x. Sau đó định nghĩa phương trình chuyển động thẳng đều và ví dụ một phương trình cụ thể. - Giáo viên nêu ý nghĩa của phương trình chuyển động. - Làm việc theo nhóm 4) Với đồ thị - Ôn lại đồ thị của hàm số: y = ax + b. - Liên hệ với phương trình chuyển động rút ra dạng và vẽ một đồ thị cụ thể. - Giáo viên nêu và dùng đàm thoại tìm ra cách giải bằng phép toán và đồ thị. 4. Củng cố bài tập về nhà - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại tiết học này đã học những vấn đề gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm 10 bài trong sách giáo khoa và ôn lại về véctơ. Chú ý: Sửa một chỗ dòng 17 trang 13 trong sách giáo khoa: thay vận tốc bằng tốc độ. IV. RÚT KINH NGHIỆM 8 Giáo án vật lí 10 Tiết 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết được công thức, định nghĩa, vẽ vectơ biểu diễn vận tốc tức thời, nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức. - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều. - Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều, nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức, mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó. - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều. - Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, nói đúng dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó. - Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều. - Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh về chuyển động thẳng biến đổi gồm có: - Một máng nghiêng dìa 1m. - Một hòn bi xe đạp hoặc viên bi ve. - Một đồng hồ bấm giây. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức tính tốc độ trung bình của một chuyển động thẳng, đơn vị. Nêu định nghĩa, công thức quảng đường đi trong chuyển động thẳng đều. Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều. 3. Bài mới. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Tạo tình huống học tập - Gọi khoảng 3 học sinh lên quan sát thí nghiệm. - Đặt câu hỏi: + Tốc độ chuyển động của hòn bi trên máng như thế nào?. + Có nhận xét gì về tốc độ của hòn bi tại mỗi điểm trên máng? - Biểu diễn hình vẽ minh hoạ cho chuyển động của hòn bi trên máng nghiêng trên bảng. - Quan sát chuyển động thẳng của hòn bi trên ba phần của máng nghiêng đã chia sẵn. 9 Giáo án vật lí 10 - Đặt vấn đề: vậy muốn biết tại M hay N hay P hòn bi đang chạy nhanh hay chậm hơn so với các điểm còn lại phải làm gì? - Gợi ý cho học sinh (nếu cần) để các em biết mình phải tìm tốc độ của hòn bi tại M, N, P. - Vào bài với mục tiêu 1. - Các học sinh còn lại nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn. - Phán đoán điều phải làm. Đưa ra ý kiến của mình. 2) Tìm hiểu các khái niệm: a) Độ lớn của vận tốc tức thời và vectơ vận tốc tức thời. - Ghi tựa bài đề mục I.1 - Vẽ hình lên bảng. - Yêu cầu học sinh viết công thức tính tốc độ trung bình của xe đi từ M  M’. - Ghi công thức: V = Δs/Δt V: độ lớn vận tốc tức thời tại M. - Liên hệ thực tế phần tốc kế của xe máy, yêu cầu học sinh trả lời câu C1. - Yêu cầu học sinh nhận xét quãng đường tìm được trong câu C1 và thời gian trong câu C1 => Δt,Δs rất nhỏ. - Yêu cầu học sinh đọc mục I.2 và trả lời câu C2. - Ghi bảng phần in nghiêng màu xanh sau khi yêu cầu học sinh đọc to trước lớp. - Yêu cầu học sinh lên bảng biểu diễn vectơ vận tốc tức thời theo ví dụ mà giáo viên cho thêm. b) Chuyển động thẳng biến đổi đều: - Yêu cầu học sinh nhắc lại chuyển động thẳng đều. - Đặt câu hỏi: vậy khi tốc độ trung bình của chuyển động thay đổi trên quãng đường đó gọi là gì? Gi đề mục I.3. - Yêu cầu đọc I.3. - Đặt câu hỏi: . Ta chỉ xét loại chuyển động nào? . Trong chuyển động đó có đặc điểm gì? - Đọc mục I.1 đồng thời xem hình vẽ trên bảng. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Trả lời câu C1 (10cm/s). - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Trả lời câu C2. - Ghi vào tập phần trên bảng và các câu trả lời của C1, C2. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Trả lời câu hỏi. 10 [...]...Giáo án vật lí 10 - Trong chuyển động thẳng đều, để xác định xem xe nào chạy nhanh hơn hay chậm hơn ta so sánh tốc độ tối đa của hai xe Vậy bây giờ tốc độ của mỗi xe đều thay đổi Như vậy trong chuyển động thẳng biến đổi đều, muốn xem xe nào chạy nhanh hơn ta phải dùng đại lượng nào để so sánh c) Gia tốc, vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ghi đề mục I.1.a lên... viên d) Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng nhanh dần đều - Đặt vấn đề: xác định vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ghi lên bảng đề mục 2 - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 => Công thức 3.2 - Yêu cầu nhận xét công thức 3.2 => dạng đồ thị vận tốc - thời gian - Ghi lên bảng công thức 3.2 và hình 3.5 e) Quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ghi đề mục 3 lên bảng - Yêu cầu học... đổi các đơn vị tính của thời gian sang giây, vận tốc sang m/s và nêu công thức tính gia tốc Giải a, Áp dụng công thức tính gia tốc theo đ/n a= ∆V 11,11 − 0 = = 0,185m / s 2 t 60 b, áp dụng công thức liên hệ V, a, S ta co S=V2/2a = 11,112/2.0,185 = 333m c, từ công thức a = ∆V t ⇒ t = ∆V /a= 0,185/(16.67-11,11) = 30s Đ/S Bài 13/22 Tóm tắt: V0=40km/h = 11,11m/s S = 1km = 100 0m V = 60km/h = 16,67m/s a=?... - Chứng minh công thức 5.5 và trả lời câu hỏi C6 Cử đại diện lên bảng trình bày 24 Giáo án vật lí 10 4 Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà - Yêu cầu học sinh đọc phần tóm tắt bài - Cho học sinh làm các bài tập 8, 9, 10, 11 sách giáo khoa - Cho bài tập về nhà 12, 13, 14, 15 sách giáo khoa 25 Giáo án vật lí 10 Tiết 9 CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU (Tiếp) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa chuyển... và cổng quang điện để đo chính xác khoảng thời gian chuyển động của vật -Tính và viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết II CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Cho mỗi nhóm học sinh: -Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi -Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt -Thước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật -Trụ kim loại đường kính 3 cm, cao 3 cm -Đồng hồ đo thời gian hiện số,... 12 Giáo án vật lí 10 Tiết 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (tiếp) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều - Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, nói đúng dấu của... V2-V02 = 2aS ⇒ a =(V2-V02)/2S = 16,672 – 11,112)/2 .100 0 = 0,077 m/s2 Đ/s Bài 14/22 Tóm tắt: V0=40km/h = 11,11m/s t = 2ph =120s V=0 a=? S=? Giải Áp dụng công thức tính gia tốc theo đ/n a= ∆V 0 − 11,11 = = −0,0925m / s 2 t 120 áp dụng công thức liên hệ V, a, S ta có S = V2 – V02/2a = 667m Đ/s Bài 15/22 Giải 17 Giáo án vật lí 10 4 Dặn dò BTVN 3.8 - 3 .10; 3.13 – 3.15 Sách Bài tập IV RÚT KINH NGHIỆM ... chiết lá rơi xuống đất nhanh hơn”? - Dẫn vào bài mới: nhiều người cho rằng sở dĩ có hiện tượng đó là do trọng lực của trái đất tác dụng lên hòn đá lớn hơn trọng lực mà trái đất tác dụng lên chiếc lá Nguyên nhân đó có đúng không? Để tìm hiểu câu trả lời, ta phải biết được yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí 19 Giáo án vật lí 10 2) Tìm hiểu sự rơi trong... do - Gợi ý: sử dụng công thức đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều cho các khoảng thời gian bằng nhau Δt để tính được Δs = a.(Δt)2 - Nghe giáo viên trình bài về sự rơi của vật - Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí - Nhận xét và dự đoán trước kết quả của các thí nghiệm xem vật nào rơi đến đất trước - Quan sát giáo viên làm thí nghiệm, ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng... một chuyển động thẳng nhanh dân đều: hiệu quãng đường đi được giữa hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là một hằng số 4 Củng cố dặn dò - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà (câu 1, 2, 7, 8/27 sách giáo khoa) - Yêu cầu học sinh xem trước đề mục II IV RÚT KINH NGHIỆM 20 Giáo án vật lí 10 Tiết 7 SỰ RƠI TỰ DO . DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HỮU NGHỊ  GIÁO ÁN Vật lí 10 Tổ: KHTN Giáo viên: PHAN TIẾN HÙNG Năm học: 2 010 - 2011 Giáo án vật lí 10 Vinh, tháng 8 năm 2 010 Trang 2 Phần 1 CƠ HỌC -. C3 3) Mốc thời gian, thời điểm, thời gian. - Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị - Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4. - Đo thời gian dùng đồng. thời gian. - Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu. - Phân biệt được thời điểm và thời gian. 2. Kỹ năng: - Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động. - Chọn mốc thời gian, xác định thời gian. -

Ngày đăng: 16/06/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w