Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
424 KB
Nội dung
việt Nam là 1 trong 3 nước tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới Nước ta, trẻ vị thanh niên (từ 10 đến 17 tuổi) có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên (VTN). Những con số báo động Quan hệ tình dục sớm cùng với việc nạo phá thai đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như biến chứng tử vong, vô sinh, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục Mặc dù vậy, không phải trẻ VTN, thậm chí các bậc phụ huynh nào cũng biết đến những nguy hại chết người này. Thống kê trên phạm vi cả nước cho thấy, có 5% các em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh trước tuổi 20. Trong khi đó, nguy cơ chết mẹ của bà mẹ trẻ dưới 20 tuổi cao gấp 5 lần so với bà mẹ sinh con ở tuổi 24- 25. Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc các bệnh lây qua đường tình dục chiếm 1,16% (đối với bệnh lậu) và 1,5% với các bệnh hoa liễu khác. Cùng với những nguy cơ liên quan đến sức khỏe, quan hệ tình dục sớm và có thai ngoài ý muốn còn dẫn đến những thảm cảnh: tinh thần sụp đổ, mất lòng tin, gia đình ruồng bỏ, bỏ học dẫn tới mại dâm, ma túy Trong thực tế, những gương mặt non trẻ xuất hiện ở các cơ sở nạo phá thai dường như ngày một nhiều. Cũng bởi quá non nớt, chưa kịp trang bị kiến thức nên khi cần đến sự can thiệp thì “hậu quả” đã quá lớn, có khi cái thai đã ở tháng thứ 5-6. Có những em được cha mẹ, gia đình “áp tải” đến các cơ sở y tế lớn với đầy đủ chuyên gia, thuốc men và trang thiết bị. Song có một số lượng lớn hơn hẳn thì âm thầm tới các phòng khám tư, lủi thủi “giải quyết” một mình. Có những em phải dùng đến những biện pháp đặc biệt như đẻ cô-vắc hoặc kích thích sinh non. Không hiếm trường hợp sản phụ trẻ phá thai chui trong điều kiện vô trùng kém, lại thiếu phương tiện cấp cứu, đã bị thủng tử cung, rách bàng quang, thậm chí thủng ruột, sót rau, nhiễm trùng máu và có thể tử vong. Những em được chỉ định sinh con, ngoài các nguy cơ nhiễm độc thai nghén, sảy thai, đẻ non, ngôi bất thường, còn có nguy cơ bị sản giật, chuyển dạ kéo dài, sang chấn nặng đường sinh dục, thường phải mổ hoặc cắt nới âm hộ để lấy thai ra. Có trường hợp do thai lớn, cơ thể người mang thai lại chưa phát triển đầy đủ nên việc lấy thai ra đã vĩnh viễn cướp đi khả năng làm mẹ của họ sau này. Còn việc giữ thai lại có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm độc thai, cao huyết áp, thiếu máu, sinh non và nhau tiền đạo. Những bà mẹ VTN thường không hoàn tất việc học, đứa trẻ ra đời thường nhẹ cân, lại có khuynh hướng ít được học hành và dễ bị bỏ rơi hay bị lạm dụng. Có đến 13% con trai của các bà mẹ VTN dễ có khuynh hướng vào tù và 22% con gái của họ có khuynh hướng trở thành những bà mẹ trẻ giống như mẹ của mình. Cần có chiến lược giáo dục cụ thể Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình, sự dậy thì sớm do điều kiện sống cải thiện cùng với quan niệm dễ dãi về tình dục là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN tăng cao. Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính hầu như chưa được các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội quan tâm đúng mức. Không ít cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính, tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy”, còn các nhà giáo dục thì cho rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, rất khó trình bày trên bục giảng Vì những lẽ đó, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chiến lược, một giáo trình quốc gia chính thức cung cấp kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi VTN. Có lẽ đến lúc này, không còn ai nghi ngờ việc phải đưa kiến thức giáo dục giới tính vào học đường. Người lớn chúng ta hãy quan tâm tới các em nhiều hơn nữa, hãy tạo cho em một môi trường văn hóa tình dục lành mạnh, một nhận thức đúng đắn về tình dục với hai chức năng: thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc của con người và duy trì nòi giống. Vị thành niên là lứa tuổi chuẩn bị trở thành chủ thể thực sự của đất nước. Do đó, trước khi chờ đợi sự giúp đỡ của người lớn, chính các em sẽ phải là người sáng suốt tự quyết định trước những “cuộc hẹn hò sớm”- những “cuộc hẹn hò” luôn “lành” ít “dữ” nhiều này. (the hực trạng nạo phá thai (NPT) ở tuổi vị thành niên (VTN) gây ra biết bao chuyện đau lòng, ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý của trẻ. Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính chưa được các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội quan tâm đúng mức và đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng này Không chỉ có “nỗi đau” trước mắt Trẻ vị thành niên (từ 10-17 tuổi) ở nước ta có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có em mới 12 tuổi. Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Namcho thấy, 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó là chưa kể tới rất nhiều ca NPT tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống kê được. Những gương mặt non nớt xuất hiện tại các trung tâm kế hoạch hóa gia đình ngày một nhiều. Nhưng “hậu quả” cần giải quyết thì không hề “non nớt”, có khi cái thai đã ở tháng thứ 5-6. Có những em được đích thân phụ huynh “áp tải” đến các cơ sở y tế lớn với đầy đủ chuyên gia, thuốc men và trang thiết bị. Song không ít cô âm thầm tới các phòng khám tư “giải quyết” cho êm. BS. Lâm Thị Thu - Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình An Giang, cho biết: “Trong số các trường hợp đến trung tâm trút bỏ “hậu quả” thì có từ 10-16% là dưới 19 tuổi và chưa lập gia đình. Nhiều trường hợp, không chỉ phá thai một lần mà nhiều lần, nhiều nhất là thai khoảng 2 tháng tuổi”. Các bác sĩ sản khoa luôn tâm niệm rằng NPT thông thường chỉ dùng cho những trường hợp bất khả kháng. Bởi lẽ những tai biến trước mắt do NPT dễ xảy ra như: băng huyết, nhiễm khuẩn, sót nhau, thủng tử cung, tắc ống dẫn trứng, rách bàng quang, nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong nhất là những trường hợp các em mang thai ở độ tuổi từ 13-15 tuổi. Hậu quả về sau nữa là các em sẽ có nguy cơ: nhiễm độc thai nghén, sảy thai, đẻ non, bị sản giật, chuyển dạ kéo dài, sang chấn thương nặng đường sinh dục, có khi phải tiến hành mổ hoặc cắt nới âm hộ để lấy thai. Còn nếu giữ thai thì dễ gặp phải nguy cơ về nhiễm độc thai, tăng huyết áp, thiếu máu, sinh non và nhau tiền đạo. Đặc biệt, biến chứng lâu dài và nguy hiểm hơn - dù nạo phá thai an toàn đi nữa thì sau nạo thai cũng dễ có nguy cơ bị viêm tắc hai vòi trứng hoặc dính buồng tử cung (một hay nhiều phần). Đây là nguyên nhân gây vô sinh đang làm đau đầu các bác sĩ điều trị. “Giữ ý” đến bao giờ? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình, sự dậy thì sớm do điều kiện sống cải thiện cùng với quan niệm dễ dãi về tình dục là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tỷ lệ NPT ở trẻ VTN tăng cao. Trong khi đó, vấn đề giáo dục giới tính chưa được các bậc cha mẹ cũng như các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội quan tâm đúng mức. Không ít cha mẹ cho rằng giáo dục giới tính, tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy”, còn các nhà giáo dục thì cho rằng đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, rất khó trình bày trên bục giảng Vì những lẽ đó, cho đến nay, chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn hay nói đúng hơn là còn “giữ ý” đối với vấn đề mặc nhiên được coi là “tế nhị” này. Người lớn cần quan tâm tới các em nhiều hơn nữa, để tạo cho các em một môi trường văn hóa tình dục lành mạnh, một nhận thức đúng đắn về tình dục với hai chức năng: thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc của con người và duy trì nòi giống. Theo quan điểm của các bác sĩ sản khoa cũng như tâm lý thì các biện pháp tránh thai cần được áp dụng cả với những em gái vị thành niên. Vì tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ ngày nay ngày càng phổ biến và nằm ngoài tầm kiểm soát. Ở nước ngoài, trong quan niệm giáo dục về tình dục, khái niệm “an toàn” đối với họ ngoài vấn đề bệnh tật còn bao gồm cả việc không có thai ngoài ý muốn. Còn chúng ta hiện nay, “an toàn” là khi con mình không “quan hệ” gì hết, đây liệu có còn là một quan niệm đúng đắn và hợp thời nữa chăng. Hay chỉ mang tính cứng nhắc và sẽ lại tiếp tục góp phần “duy trì” hậu quả là tình trạng nạo phá thai VTN vẫn là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” iệt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, nhưng chỉ số phát triển con người và các chỉ tiêu về chất lượng dân số chỉ xếp thứ 108/177 nước. Một lần nữa cụm từ "chất lượng dân số" lại được gióng lên khi mới đây, Bộ Y tế vừa trình Thủ tướng một báo cáo về tình hình dân só hiện nay của nước ta, trong đó, nhiều chỉ số vẫn ở mức thấp, đến nỗi nhiều người có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao nền kinh tế nước ta tăng trưởng tốt mà chất lượng dân số lại vẫn ở mức thấp? Theo báo cáo này, ngoài vấn đề dân số đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, các "chỉ số phát triển con người" của nước ta tuy có cải thiện, nhưng vẫn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công nghiệp, chỉ xếp thứ 108/177 nước. Tỷ lệ trẻ chết sau khi sinh và suy dinh dưỡng trẻ em còn cao; 1,5% dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ… TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu, Tổng cục Dân số - KHHGĐ cho biết: "Có 3 tiêu chí để xem xét chất lượng dân số: trình độ văn hóa, tuổi thọ trung bình và thu nhập bình quân đầu người. Ngoài ra còn một tiêu chí nữa là chất lượng sức khỏe trẻ sơ sinh". Một điều đáng chú ý trong báo cáo lần này Bộ Y tế đưa ra là chỉ số "tuổi thọ khoẻ mạnh" thấp, nghĩa là tuổi thọ bình quân của ta khá cao: đạt 72 tuổi, nhưng số năm khoẻ mạnh thực sự chỉ kéo dài đến khoảng 61 tuổi. Như vậy người cao tuổi nước ta phải chịu nhiều bệnh tật, mệt mỏi kéo dài trong hơn 10 năm cuối đời. TS. Hoàng Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nói: "Dinh dưỡng cho người già phải là dinh dưỡng vòng đời, nghĩa là từ khi còn trong bào thai, đến khi sinh ra, lớn lên… thì cơ chế dinh dưỡng và tập luyện phải được duy trì mới mong có một tuổi già khoẻ mạnh. Chúng ta hiện chưa chú ý đến điều này". Điều đáng cảnh báo nhất là "tỷ số giới tính" khi sinh ở nước ta có xu hướng mất cân bằng ngày một lớn. Hiện có 16 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính cao từ 115 nữ - 128 nam. Tỷ số giới tính này tương đương với Trung Quốc cách đây 20 năm và hiện nay nước này đang phải đối mặt với hệ quả của việc "thiếu" tới 20 triệu phụ nữ. TS. Lê Hoài Chương - Trưởng phòng KHTH, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: "Ở đô thị, người dân nhận thức khá tốt vấn đề giới tính. Ở vùng nông thôn, vùng xa, điều này chưa được nhận thức đúng đắn. Hiện nay có một vấn đề liên quan đến chát lượng dân số đó là việc chẩn đoán trước sinh, chất lượng sơ sinh". Chất lượng dân số thấp là yếu tố cản trở sự phát triển và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Giải pháp để giải quyết vấn đề trên đang đang là bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Ám ảnh vì bị "quấy rối" khi còn nhỏ Hậu quả để lại của việc bị xâm hại tình dục, không những là những tổn thương về thể chất, mà về mặt tinh thần cũng thực sự khó khắc phục. Hình chỉ có tính chất minh họa. Sự suy sụp tinh thần, hoảng loạn có xu hướng muốn tự tử hay tự hủy hoại mình, thái độ muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong tệ nạn là những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cha mẹ không thể lúc nào cũng kè kè bên con, vì chúng còn đi học, còn đi chơi với bạn bè. Vì vậy, bạn cần dạy trẻ cách tự bảo vệ mình. Theo hướng dẫn của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ lao động Thương binh và xã hội), các bậc cha mẹ cần nói cho con biết những thông tin đúng đắn, chính xác về khi nào, ở đâu trẻ dễ bị xâm hại tình dục và ai là người có thể xâm hại trẻ. Hãy nói cho trẻ biết, những kẻ xâm hại tình dục trẻ em, trông bề ngoài cũng giống như những người bình thường khác, thậm chí là người quen thân, sống trong cùng khu phố hàng xóm với các em Tâm lý chung của những kẻ xâm hại tình dục thường tìm những đối tượng thân quen mà chúng quen biết. Chính sự gần gũi đã tạo nên ham muốn xâm hại ở những kẻ này, đồng thời tạo sự tin tưởng cho trẻ, nên không có sự đề phòng từ trẻ và cả các bậc cha mẹ. Nó cũng làm cho kẻ xâm hại dễ có thời cơ thực hiện ý định của mình. Một số nguyên tắc an toàn cá nhân mà cha mẹ cần dạy trẻ Dạy trẻ biết nói "không" với người lớn Trẻ thường được dạy là phải biết nghe lời người lớn, mới là đứa trẻ ngoan. Chính vì sự dạy dỗ đó mà trẻ em rất tin cậy vào người lớn, do đó dễ bị lừa gạt mua chuộc, dễ bị trấn áp về tinh thần và thể lực. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải dạy và đôi khi cho phép trẻ từ chối, để tự bảo vệ mình trong những tình huống bất lợi như có người rủ đi vào chỗ vắng, tối tăm trẻ cần cương quyết từ chối. Dạy trẻ biết làm chủ cơ thể mình Bạn cần hướng dẫn cho trẻ biết ai là người có thể chạm vào người và chạm như thế nào để làm gì. Hãy dạy trẻ cách từ chối không cho người khác giới động chạm vào cơ thể, vào những khu vực nhạy cảm. Hãy hướng dẫn trẻ cách phản ứng khi người khác động chạm vào "vùng cấm" đã được cha mẹ chỉ bảo. Một điều quan trọng là cha mẹ cần giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin khi bước vào tuổi dậy thì. Việc trẻ cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng và tò mò trước những thay đổi cũng là nguyên nhân của nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em. Hướng dẫn trẻ tránh xa những tình huống bất lợi Cha mẹ nên dạy cho trẻ biết cách quan sát và nhận biết các hành vi xâm hại tình dục, biết cách tránh xa bất kỳ ai và những nơi trẻ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe doạ, sợ hãi như những người rượu chè, tránh nơi tối tăm, tránh xem những sách báo phim ảnh đồi truỵ. Giúp trẻ biết cách tránh thực hiện những hành động vô tình khiến người khác cảm thấy bị khêu gợi, kích thích, đặc biệt trong cách ăn mặc, cử chỉ, cách nằm tránh sự thúc đẩy xâm hại tình dục. Dạy trẻ tin vào linh tính của mình Trẻ em có sự nhạy cảm tự nhiên về những bất thường đang đến. Do đó cha mẹ nên dạy trẻ tin vào linh tính của mình. Khi cảm thấy có gì bất thường thì trẻ cũng đã đề phòng. Dạy trẻ biết những điều gì không nên giữ bí mật Nhiều kẻ xâm hại tình dục thường dụ dỗ, đe doạ hay ép buộc để trẻ không nói ra cho ai biết. Cha mẹ cần dạy trẻ biết không nên sợ những lời đe doạ. Hãy tạo niềm tin rằng bố mẹ có thể giúp trẻ giải quyết mọi sự sợ hãi hay đau đớn. Dạy trẻ biết tìm người giúp đỡ Trẻ cần được chỉ dẫn cách tìm người giúp đỡ, nếu trẻ bị sờ mó thô lỗ. Bạn cần nói với trẻ rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ trẻ khi trẻ bị đe doạ. Bên cạnh việc dạy con biết cách tự bảo vệ mình, cha mẹ cũng phải luôn biết rõ con đang ở đâu, với ai. Hãy thường xuyên nói chuyện với con để biết điều gì diễn ra khi con ở một mình với người được gửi gắm. Cuối cùng một điều cần lưu ý trong việc dạy dỗ trẻ là bạn phải thật khéo léo, không nên làm cho trẻ sợ hãi hoặc tẩy chay người lớn, mà chỉ giúp trẻ tự bảo vệ mình. Cha mẹ nên nhấn mạnh rằng, chỉ có ít người xấu mới muốn làm hại trẻ, còn người lớn ai cũng yêu quý và chăm lo cho trẻ. Những thay đổi tâm lý tuổi vị thành niên (dưới 18) Khi những đứa con bước vào lứa tuổi vị thành niên là lúc phụ huynh bắt đầu đối diện với những sự thay đổi từ tâm lý đến thể lý của chúng. Ðể có thể tạo được sự liên hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái trong thời gian có những biến chuyển quan trọng này trong đời sống gia đình, xin gửi đến phụ huynh các lời hướng dẫn sau đây của những chuyên viên tâm lý đặc trách về vấn đề thanh thiếu niên. 1/ Trẻ vị thành niên muốn được tự do và tự lập Ðối với rất nhiều phụ huynh thì một khi con cái còn sống dưới mái nhà của mình, và dưới sự bảo trợ, đùm bọc của mình thì chúng vẫn còn là những đứa trẻ con. Thế nhưng, trên thực tế, cùng với sự thay đổi về thể lý như thân hình cao lớn, nẩy nở hơn: thí dụ như con trai thì tiếng nói thay đổi, con gái thì bắt đầu có kinh nguyệt đứa trẻ bắt đầu muốn được cha mẹ cho mình cái quyền tự do về tinh thần, chẳng hạn như được phát biểu ý kiến và muốn được quyền có luật lệ riêng tư thí dụ như cha mẹ vào phòng của chúng phải báo trước hay gõ cửa, không được mở thư từ gởi đề tên chúng ra xem. Theo các chuyên viên tâm lý thì hành động và thái độ đòi hỏi sự tự do và độc lập như thế xảy ra khi đứa trẻ bước vào ngưỡng cửa bắt đầu học làm người lớn ấy không có gì là bất thường cả. Trái lại, điều này giúp cho trẻ con có tinh thần tự tin vào chính mình hơn. Dĩ nhiên vì còn phải tùy thuộc vào gia đình về vấn đề cơm ăn, áo mặc, nhà ở, vì chưa thể tự nuôi sống bản thân nên đứa trẻ vẫn còn phải tuân theo những luật lệ do cha mẹ đặt ra. Thế nhưng các em vẫn mong muốn cha mẹ và người lớn đối xử với mình như một người lớn. Một số em từ 13, 14 tuổi đã bắt đầu chứng tỏ sự trưởng thành của mình khi biết chăm chỉ học hành, giúp cha mẹ chăm sóc nhà cửa. Nghĩa là các em tự biết mình có bổn phận với chính đời sống của mình và gia đình, thế nhưng số trẻ như vậy rất hiếm hoi. Phần lớn, trẻ con vẫn phải nhờ đến sự giáo dục và hướng dẫn của cha mẹ từ khi còn nhỏ. Phụ huynh cần phải giao công việc và dạy cho con biết tinh thần trách nhiệm từ khi chúng ở vào tuổi chưa đến trường. Tạo cho con có thói quen làm việc rất sớm như thế thì khi bước vào tuổi vị thành niên, trẻ sẽ không lười biếng và thụ động. Tùy số tuổi của trẻ mà phụ huynh giao công việc cho làm. Thí dụ như nhỏ 7, 8 tuổi thì quét nhà, xếp áo quần. Lớn 11, 12 tuổi thì hút bụi, đổ rác. 15, 16 tuổi thì cắt cỏ, phụ giúp mẹ nấu cơm Khi con cái bước vào tuổi vị thành niên, cha mẹ cũng nên tránh la mắng mà nên nói lời nhẹ nhàng khi dạy bảo con. Bởi vì la mắng nhiều khi không làm cho con nể sợ, mà trái lại chúng có thể có những thái độ phản kháng tiêu cực như lầm lì, cứng đầu hay tích cực như cãi bướng lại. Như thế chỉ làm cho mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái rạn nứt mà thôi. 2/ Trẻ vị thành niên muốn được tôn trọng Ở tuổi này, trẻ vị thành niên muốn được tôn trọng như người lớn và muốn mọi người chung quanh nhìn thấy em là một cá thể riêng biệt. Các em không bao giờ muốn bị so sánh hoặc bị phê bình, chỉ trích trước mặt người khác. Trẻ vị thành niên tỏ vẻ khó chịu khi nghe những câu như: “Thằng bé này mau lớn quá, giống bố như khuôn đúc”; hoặc: “Con bé này gầy quá “; “Sao mày ngu quá, coi thằng B, con A kìa, nó học giỏi quá chừng” Chính những nhận xét vô tình hay cố ý của phụ huynh như thế là lý do khiến những đứa trẻ không muốn đến gần hay đi đâu chung với cha mẹ nữa. Dĩ nhiên, đứa trẻ nào cũng muốn cha mẹ hãnh diện về mình, thế nhưng đôi khi những cố gắng của chúng hình như không bao giờ đáp ứng những mong chờ của cha mẹ vì chúng ta cứ mãi so sánh con mình với đứa trẻ khác. Có một số phụ huynh không bằng lòng với bất cứ điều gì đứa con mình làm và không chịu tìm hiểu và nhìn thấy được nhu cầu và yếu điểm của con trong việc học hành và những tương quan xã hội để hỗ trợ và giúp con vượt qua khó khăn. Ở tuổi vị thành niên, đứa trẻ bắt đầu có những suy nghĩ và ý thích riêng. Chúng thích mặc áo quần do chúng chọn lựa và cha mẹ nên cho con một số tự do, thế nhưng dĩ nhiên cha mẹ cũng vẫn nên có ý kiến nếu con đi quá xa trong việc ăn mặc. Thí dụ như nếu đứa con gái mặc áo quần hở hang, còn con trai thì mặc loại áo quần mang dấu hiệu khiến người ta có thể lầm tưởng với những băng đảng, thì cha mẹ phải lên tiếng ngắn chận lại một cách quyết liệt. Trẻ vị thành niên cũng muốn được tự mình hoàn thành một công việc được giao phó theo cách riêng của mình. Các em muốn cha mẹ tin tưởng là các em biết nhận trách nhiệm. Khi ở tuổi này, trẻ vị thành niên cũng rất dễ tự ái và tổn thương khi bị la rầy hơn là lúc chúng còn nhỏ. Việc dạy dỗ con cái bằng cách la rầy, chửi rủa thậm tệ hay đánh đập như lúc còn ở Việt Nam không được chấp nhận trong xã hội Mỹ và đứa trẻ có thể buồn giận và phản đối lại bằng cách cãi lại, hay bỏ nhà ra đi. Luật pháp ở Mỹ bảo vệ trẻ con một cách tuyệt đối cho nên việc cha mẹ đối xử với con cái bằng hành động vũ lực có thể gây phiền hà cho họ vì bị ghép tội hành hạ và ngược đãi trẻ con. 3/ Trẻ vị thành niên thách thức thẩm quyền của cha mẹ Như đã nói ở trên, với những thay đổi về tâm lý cộng thêm những kiến thức thu nhận từ trường học, từ xã hội, trẻ vị thành niên ngày nay hiểu biết hơn và biết lý luận để bênh vực những hành động của mình. Một khi bị la mắng về những chuyện nhỏ hoặc không đúng, các em thường trả lời lại và nói lên những suy nghĩ riêng để bào chữa. Trong nhiều trường hợp, phụ huynh cần giữ bình tĩnh để nghe con giải thích, suy xét xem đúng hay sai, hơn là lấy quyền làm cha mẹ để la mắng, giận dữ. Nếu con trình bày và cha mẹ thấy mình sai thì nên nhận khuyết điểm và lỗi lầm của mình. Chính thái độ nhận lỗi này của cha mẹ là một tấm gương cho con biết nhận trách nhiệm khi làm sai và tạo được lòng kính trọng và tin cậy của con với mình. Từ khi còn nhỏ, nếu đứa trẻ được cha mẹ nuôi dạy trong tinh thần thông cảm, cởi mở và không hề chứng kiến những hành động vũ lực thô bạo hay phải nghe những lời la mắng tục tằn, thô lỗ thì lớn lên, chúng sẽ trở thành một người hiền hòa và cư xử chín chắn hơn. Cũng nhờ đó, trẻ cũng gần gũi với cha mẹ hơn mỗi khi có chuyện cần trình bày hay thảo luận. 4/ Trẻ vị thành niên nhận ra được khuyết điểm của cha mẹ Ở tuổi vị thành niên, các em bắt đầu nhận biết rằng cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng, hoặc biết tất cả mọi việc như các em tưởng khi còn nhỏ tuổi hơn. Nhờ trường học, nhờ mạng lưới thông tin mở rộng và những khả năng sử dụng hệ thống điện tử thành thạo, trẻ vị thành niên ngày nay có những hiểu biết hơn cha mẹ của chúng ở tuổi này vào những thập niên trước rất nhiều. Trẻ vị thành niên đã có những phán đoán và nhận xét về thái độ sống của người lớn nên nếu cha mẹ sống không ngay thẳng hay giả dối thì các em cũng nhận biết ngay. Những phụ huynh say sưa, cờ bạc, nghiện ngập thì khó lòng dạy con nên người tốt được. Nếu muốn con trở nên một người tử tế trong xã hội, cha mẹ phải làm gương cho con noi theo. Chính hành động của cha mẹ là một bài học thực tế nhất cho con học hỏi. Mặc dù đời sống bận rộn đến đâu đi nữa, cha mẹ cần phải sắp xếp để có thì giờ chuyện trò với con, kể cho con nghe những chuyện vui buồn trong quá khứ. Ðôi khi phụ huynh cũng có thể chia sẻ những lỗi lầm mình đã phạm phải và khiến mình vấp ngã trên trường đời và cho con thấy những cố gắng sửa đổi của mình. Nên để cho con phát biểu nhận xét của nó về sai lầm của mình, đừng nổi giận vì tự ái mà hãy bình tĩnh giải thích cho con nghe. Chúng ta đang sống trong thời đại mà lập luận của chúng ta phải có tính cách thuyết phục để người nghe đồng ý và chấp nhận. Những lập luận một chiều dù được áp dụng ở trong gia đình hay ngoài xã hội đều lỗi thời và đang bị đào thải. Nuôi dạy con cái bao giờ cũng là một nghệ thuật mà cha mẹ cần liên tục học hỏi và trau dồi. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN : NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI GS.BS. ĐẶNG PHƯƠNG KIỆT (Tài liệu giảng dạy lớp Chuyên khoa Tâm lý lâm sàng của Trung tâm NT Hà Nội) Tuổi chưa thành niên (vị thành niên) được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối tuổi trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, đại để từ 12 đến 18 tuổi. Tuổi dậy thì (puberty), theo nghĩa hẹp nhất, chỉ thời gian trong cuộc đời người vị thành niên khi các cơ quan sinh dục đã phát triển về mặt sinh lý đủ để có khả năng sinh [...]... định Tu i dậy thì được phát khởi từ vùng dưới đồi (hypothalamus), nó kích thích tuyến yên Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng, kích thích sự sản xuất các hormon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận Các tác nhân đặc hiệu của tu i dậy thì là hormon giới tính - estrogen từ buồng trứng và androgen từ tinh hoàn Con gái thường đạt tới tu i chín muồi về giới tính sớm hơn con trai 2 năm Tu i... chưa nhất trí phần nào về sự phát sinh bệnh tâm thần phân liệt ở tu i vị thành niên Một số người cho rằng đợt loạn tâm được giới hạn ở tu i vị thành niên phần nào là một hình thái khác của bệnh tâm thần mà có khi được gọi là loạn tâm giáp ranh Một số khác thì tin rằng gốc rễ của bệnh bắt nguồn từ các tác động qua lại sai lầm ở tu i thiếu niên, rồi “vỡ” thành stress ở tu i vị thành niên Còn một số người... không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển trong cái “thế giới phụ thuộc tu i thơ”, song các đòi hỏi và kỳ vọng của anh ta ở tu i vị thành niên thì lại khác Người ta trông đợi anh ta trở thành chính con người mình và chuyển sang cái thế giới có trách nhiệm của tu i trưởng thành Người ta mong đợi anh ta phải hoàn tất nhiệm vụ chính của tu i vị thành niên, phát huy ý thức về tính đồng nhất Những điều này... phạm nhân vị thành niên (dưới 15 tu i), thì 12% là trộm cắp; 1,05% hiếp dâm; 0,9% giết người; 0,22% hành hung (Theo Tập san Giáo dục và Thời đại - số 20-21) [2] Theo kết quả một cuộc điều tra trên 282 vị thành niên ở Sri Lanca tu i từ 14 đến 23, thì có tới 38% đã uống rượu ít nhất một lần để tìm khoái cảm (Micheal Wilkes) Trong số 10.116 sinh viên Phần Lan (trung bình 22 tu i) có đến 66% nam và 42% nữ... tháng một lần hoặc nhiều hơn (Maja Ritta Tuori) Hậu quả là gì? 9% số em gái, 21% số em trai ở độ tu i 15 đã từng làm “chuyện ấy” Và mỗi ngày có 6.000 trẻ em vị thành niên, thanh niên trên thế giới bị nhiễm HIV Mỗi năm có 15 triệu nữ vị thành niên, thanh niên độ tu i 15 - 19 sinh con, 4 triệu ca nạo phá thai 82 triệu nữ vị thành niên, thanh niên kết hôn trước 18 tu i Trong đó, 1/3 số trẻ vị thành niên... sẽ trở thành loại người thế nào Trong tu i vui chơi, nó phải hình thành được ý thức sáng kiến giúp cho nó đi đúng hướng và mục đích của cuộc đời Nó cố gắng làm điều mà nó thấy người khác làm và bắt đầu tìm kiếm các lý do cắt nghĩa các sự vật như chúng đang tồn tại Trong lứa tu i học trò, nó phát sinh ý thức công nghệ, các năng lực chế tạo ra các đồ vật Sự nảy sinh ý thức này là điềm báo hiệu năng lực... trong giai đoạn đầu có nảy sinh được ý thức cơ bản về lòng tin thì nhiên hậu, đến tu i vị thành niên, anh ta mới tìm kiếm những người để có thể gửi gắm nơi họ lòng tin của mình và cố tỏ ra là mình đáng tin cậy Đồng thời, anh ta sợ bị phản bội và làm ầm lên trước sự ngờ vực của cha mẹ và những người xung quanh Nếu trong giai đoạn thứ hai, đã rèn luyện được ý thức tự chủ, thì đến tu i vị thành niên anh ta... về lĩnh vực tình dục xảy ra trong tu i vị thành niên, song phổ biến nhất là thủ dâm Thủ dâm có nghĩa là sự ban thưởng tình dục thông qua hành động tự kích thích Đây không phải chuyện mới mẻ gì với người vị thành niên vì nó là một bộ phận của quá trình điều tra nghiên cứu trong sự phát triển và tăng trưởng của đứa trẻ Tuy vậy, nó mang lại một ý nghĩa mới mẻ đối với lứa tu i vị thành niên Người vị thành... bệnh hoạn”, và cần được chăm sóc, chữa trị về mặt tâm thần Chẳng hạn vào năm 1966, có 93 triệu thanh niên dưới 25 tu i tại Hoa Kỳ, trong số đó có tới 1,4 triệu là người dưới 18 tu i, cần được chăm sóc về mặt tâm thần Ta sẽ bàn đến ba vấn đề lớn trong các rối loạn tâm thần xuất hiện ở lứa tu i vị thành niên: 1 Hành vi chống đối xã hội, phạm tội, nghiện rượu, ma túy, và các lệch lạc tình dục như mãi dâm,... nặng như ăn cắp xe, đột nhập vào nhà, trộm đêm và giết người Có nhiều yếu tố góp phần làm phát sinh hành vi chống xã hội Song ở đây chỉ nói tới những yếu tố nào có liên quan đến tu i vị thành niên mà thôi Có 3 trong số nhiều điều mà người vị thành niên phải học, là những điều then chốt để ngăn ngừa sự phát sinh các loại phản ứng không lành mạnh này: 1 Phải biết sát nhập vào nhân cách của mình các quy . em gái sinh con trước 18 tu i, 15% sinh trước tu i 20. Trong khi đó, nguy cơ chết mẹ của bà mẹ trẻ dưới 20 tu i cao gấp 5 lần so với bà mẹ sinh con ở tu i 24- 25. Số trẻ em dưới 15 tu i mắc. từ cuối tu i trẻ em đến bắt đầu tu i trưởng thành, đại để từ 12 đến 18 tu i. Tu i dậy thì (puberty), theo nghĩa hẹp nhất, chỉ thời gian trong cuộc đời người vị thành niên khi các cơ quan sinh dục. khỏe trẻ sơ sinh& quot;. Một điều đáng chú ý trong báo cáo lần này Bộ Y tế đưa ra là chỉ số " ;tu i thọ khoẻ mạnh" thấp, nghĩa là tu i thọ bình quân của ta khá cao: đạt 72 tu i, nhưng