CHĂM SÓC THANH THIẾU NIÊN GẶP KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu tu lieu sinh san sinh 8-11 (Trang 34)

Việc chăm sóc và chữa trị cho vị thành niên gặp khó khăn phải theo các nguyên tắc chung trong chăm sóc và chữa trị các hành vi phản ứng đặc biệt với stress như: hành vi chống đối xã hội, trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt. Tuy vậy, bất cứ sự chăm sóc tâm lý nào muốn đạt hiệu quả cũng cần xem xét tới một số yếu tố như:

1. Các hành vi công khai của người vị thành niên;

2. Sự phát triển của mỗi cá nhân vị thành niên;

3. “Lũ bạn” đang có ảnh hưởng đến người vị thành niên;

4. Tác động qua lại của gia đình người vị thành niên.

Việc chữa trị phải là một cách tiếp cận nhiều hướng và thích hợp với nhu cầu của cá nhân và hoàn cảnh. Phương pháp chữa trị này bao gồm liệu pháp cá nhân, liệu pháp nhóm và liệu pháp gia đình tại một cơ sở ngoại trú có điều kiện. Nhập viện chỉ cần cho các trường hợp đang đe dọa tính mạng và nơi ở cần có một môi trường qui định. Việc hỗ trợ trong lúc khủng hoảng (crisis intervention) nên được thực hiện vào các đợt cấp diễn và tái phát của bệnh, khi người thanh niên được giữ tại nhà. Nếu là một bệnh mạn tính thì cần thay đổi môi trường sống trong một trại hay một trường nào đó cho đến khi một số vấn đề được giải quyết với người vị thành niên và gia đình của anh ta.

Hiện nay, có xu hướng sử dụng các dịch vụ dựa vào cộng đồng, không phải vào trường, trại, cho những thanh niên mới nảy sinh “vấn đề”. Gần đây, chẳng hạn như các đường dây điện thoại nóng (hotline), các trung tâm “ghé lại thăm”, nhà ở cho người trốn khỏi gia đình, các phòng khám miễn phí... có lẽ là để phần nào đáp ứng với tình hình thanh thiếu niên sử dụng ma túy ngày càng tăng. Những dịch vụ này được cung cấp bởi những nhân viên trẻ tuổi, không chuyên nghiệp và những người tình nguyện, mà phần nào dễ được các thân chủ chấp nhận dễ dàng hơn. Nói chung, các dịch vụ này tập trung vào cái “ở đây và bây giờ” (here and now), vào cái mà con người cần có ngay - một chỗ ở, một bữa ăn nóng, hoặc một người nào đó để lắng nghe những tâm tư của mình.

Các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng (community mental health

center) giúp nhiều người vị thành niên được chăm sóc tại nhà, hoặc gần nhà, thay vì phải

nhập viện. Người ta có khả năng cung ứng việc chăm chữa tích cực cho những cá nhân cùng các thành viên trong gia đình bằng cách tận dụng những phương tiện ở những cơ sở này - dùng liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý và liệu pháp hoạt động.

Thực tế, hiện nay có không ít vị thành niên có các rối nhiễu tâm lý, rối nhiễu hành vi, mà không nhận được những chăm sóc và chữa trị thỏa đáng. Cần thiết lập một mạng lưới rộng khắp để chẩn đoán và điều trị và cần có những tiện nghi chaăm sóc như: một cơ quan thông tin và trung tâm quy chiếu, các phòng khám bệnh và phòng khám tâm lý, với những dịch vụ đặc biệt dành cho trẻ em và vị thành niên, các dịch vụ sức khỏe tâm thần và giáo dục đặc biệt trong các trường học, các dịch vụ chăm sóc ban ngày, có hội chẩn và giám sát về sức khỏe tâm thần, các “nhà trọ giữa đường” cho những vị thành niên đang gặp bối rối, điều trị nội trú và các hình thức khác của các trung tâm chăm sóc nhóm, những đơn vị dành riêng cho trẻ em và vị thành niên trong các bệnh viện tâm thần, đơn vị phục hồi chức năng bằng dạy nghề, các chỗ làm việc được bảo trợ và các dịch vụ khuyến cáo gia đình.

Song trước hết, nên có một hệ thống biện hộ do nhà nước thành lập để bảo đảm rằng các dịch vụ giáo dục, dạy nghề, kinh tế, y tế và xã hội phải được cung ứng cho những vị thành niên có nhu cầu và gia đình của họ. Hệ thống này sẽ bảo đảm cho họ những quyền cơ bản: được mong muốn, được sinh ra và được sống trong một môi trường lành mạnh,

được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, được chăm sóc với tình thương yêu, đạt được các kỹ năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết cho sự thành đạt các khát vọng cá nhân và ứng phó có hiệu quả trong xã hội ngày nay, và được tiếp nhận sự chăm sóc, chữa trị nhờ các phương tiện thích nghi với các nhu cầu của họ và cố gắng giữ họ gần gũi với cuộc sống bình thường.

[1] Ở Việt Nam, theo tài liệu Hai năm thực hiện Công ước về quyền trẻ em, do Ủy ban Bảo vệ-Chăm sóc Trẻ em VN ấn hành (9/92) thì: từ 1967 đến nay có 13.770 người phạm pháp chưa thành niên đã được học tại các trường cải huấn. Theo một số liệu khác, số trẻ phạm tội có thể chiếm tới 10-15% tổng số người phạm pháp. Trong các tội danh của phạm nhân vị thành niên (dưới 15 tuổi), thì 12% là trộm cắp; 1,05% hiếp dâm; 0,9% giết người; 0,22% hành hung. (Theo Tập san Giáo dục và Thời đại - số 20-21)

[2] Theo kết quả một cuộc điều tra trên 282 vị thành niên ở Sri Lanca tuổi từ 14 đến 23, thì có tới 38% đã uống rượu ít nhất một lần để tìm khoái cảm (Micheal Wilkes). Trong số 10.116 sinh viên Phần Lan (trung bình 22 tuổi) có đến 66% nam và 42% nữ có uống rượu (bia hay rượu vang) mỗi tháng một lần hoặc nhiều hơn (Maja Ritta Tuori).

Hậu quả là gì?

9% số em gái, 21% số em trai ở độ tuổi 15 đã từng làm “chuyện ấy”. Và mỗi ngày có 6.000 trẻ em vị thành niên, thanh niên trên thế giới bị nhiễm HIV. Mỗi năm có 15 triệu nữ vị thành niên, thanh niên độ tuổi 15 - 19 sinh con, 4 triệu ca nạo phá thai.

82 triệu nữ vị thành niên, thanh niên kết hôn trước 18 tuổi. Trong đó, 1/3 số trẻ vị thành niên và thanh niên VN có quan hệ tình dục trước hôn nhân, và rất ít trong số đó quan hệ an toàn do thiếu hiểu biết.

Từ chối quyền được biết của tuổi vị thành niên, người ta sẽ khiến họ và xã hội trở

thành nạn nhân của chính sự thiếu hiểu biết ấy. Báo động từ một thực tế

Ở Mỹ hàng năm có hơn một triệu cô gái vị thành niên mang thai, với 80% chưa lập gia đình. Phân nửa muốn giữ con để nuôi, khoảng 450.000 cô phá thai và số còn lại muốn cho con để người khác làm con nuôi. Trước đây, nhiều người cho rằng sự bất cập trong đời sống tình dục của giới trẻ vị thành niên xuất phát từ cái nghèo và màu da (da đen).

Đây là một nhận định sai lầm: 2/3 vị thành niên có thai là người da trắng, sống ở đô thị và có thu nhập trên mức nghèo khổ. Chỉ có 50% những đối tượng này hoàn tất bậc trung học, trên 50% sống nhờ vào các khoản trợ cấp. 82% con cái do họ sinh ra về sau sẽ có thai trong tuổi vị thành niên.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng báo động trong đời sống của giới vị thành niên là sự thiếu vắng chế độ giáo dục giới tính phù hợp, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Sự tiếp xúc thường xuyên và “quá tải” với những biểu hiện tình dục qua bè bạn ở trường học, qua thông tin đại chúng… tạo ra một áp lực tâm lý đè nặng lên họ khiến nhiều người mất định hướng.

Giáo dục giới tính ở phương Tây

Ở phương Tây hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính được chi phối bởi hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất được thể hiện qua chương trình giáo dục khởi đầu từ trường mẫu giáo và kéo dài đến hết cấp trung học, bao gồm những vấn đề tính dục trên diện rộng như an toàn tính dục, bệnh lây lan truyền qua đường tình dục, thuốc ngừa thai, hình ảnh cơ thể, thủ dâm và nhiều vấn đề khác nữa.

Quan điểm thứ hai nhấn mạnh đến sự tiết dục và không chủ trương dạy cho vị thành niên mọi vấn đề liên quan đến sinh hoạt tình dục.

Hầu hết các trường học ở phương Tây chọn con đường trung dung giữa hai quan điểm trên. Họ chủ trương tính dục về mặt sinh lý.

Trẻ vị thành niên còn cần được giáo dục về vai trò của chúng trong xã hội tương lai, cách ứng xử khi trưởng thành. Chúng bắt đầu với nền giáo dục như vậy từ khi mới lọt lòng, đến giai đoạn dậy thì, với bao nhiêu câu hỏi trỗi dậy từ trong tiềm thức, cần được giải đáp từ một chương trình giáo dục giới tính thiết thực và phù hợp.

Giáo dục giới tính ở Trung Quốc

Hiện nay, nhiều tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại TQ, trong đó có tổ chức Marie Stop China, một chi nhánh của nhóm hoạt động phi thương mại Anh.Từ tháng 9- 2003, tổ chức này đưa một chương trình nhằm hướng dẫn giáo dục đồng tuế trong giới sinh viên.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nhấn mạnh đến giáo dục đồng tuế không có nghĩa là phủ nhận hay làm lu mờ vai trò của nhà nước trong tác giáo dục giới tính. Ngành giáo dục nước này ngày càng quan tâm hơn đến việc đào tạo nhiều giáo viên về lĩnh vực trên để cung cấp cho các trường trung và tiểu học, đồng thời huấn luyện chuyên sâu về tình dục học cho giáo sư các trường đại học. Công tác này đang được triển khai ráo riết tại Quảng Châu với 40 trường và nhà trẻ được chọn làm thí điểm, kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay. Nếu nhận được sự đồng thuận của học sinh , phụ huynh và các giới giáo dục, chương trình đào tạo sẽ được áp dụng chung cho toàn thành phố to lớn này.

Một vài sáng kiến trong giáo dục giới tính

Đáng chú ý là loại hình “cà phê giáo dục giới tính” đang được nhân rộng tại Thâm Quyến. Thành phố công nghiệp này đã mở trung tâm giáo dục giới tính và kế hoạch hoá gia đình dưới dạng các quán cà phê vốn là nơi lui tới thường xuyên của giới trẻ.

Tại một tủ kính giữa quán, người ta trưng bày các kiểu vòng tránh thai, bao cao su ngừa thai, thuốc tránh thai. Có người hướng dẫn khách truy cập vào những trang web về giáo dục giới tính và kiểm soát sinh sản.

Hằng năm các quán cà phê này đều tổ chức các buổi hội thảo bỏ túi về giáo dục giới tính, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ khắp nơi trong nước.

Năm 2004, tỉnh Quảng Đông thành lập hẳn một bảo tàng giới tính trên một diện tích 2.400m2, chỉ dành cho người lớn, thu hút nhiều nhà giáo dục giới tính đến để tham khảo tài liệu, hình ảnh thuộc nhiều chủ đề khác nhau nhằm làm phong phú hoá kiến thức của họ hầu đưa công tác giáo dục giới tính lớp trẻ đến chỗ hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu tu lieu sinh san sinh 8-11 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w