Phương pháp dạy học Hóa Học II

13 107 1
Phương pháp dạy học Hóa Học II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - Chương II. VAI TRÒ CỦA MÔN HÓA HỌC TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỤC TI ÊU GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Khái quát chung về nhiệm vụ của môn Hóa học v à việc dạy học Hóa học. 1. Sự cần thiết phải nghi ên cứu Hóa học ở trong nh à trường phổ thông. - Hóa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục ti êu đào tạo của nhà trường phổ thông. - Việc giảng dạy Hóa học sẽ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông c ơ bản về Hóa học, hình thành cho học sinh năng lực nhận thức v à những kĩ năng, kĩ xảo thực hành về Hóa học. Việc nghi ên cứu Hóa học là nghiên cứu một dạng vận động của vật chất, cho phép h ình thành thế giới quan duy vật biện chứng bằng cách quan sát thực nghiệm, giúp cho học sinh h ình thành và phát triển các năng lực nhận thức, dùng trí lực để đi sâu vào hiểu biết sự vận động của vật chất ( sự vận động của các nguyên tử, các biến đổi của quá tr ình Hóa học ) - Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng v à bảo vệ đất nước. 2. Mục tiêu của giáo dục THPT: Mục tiêu của giáo dục THPT có phân ban là đào t ạo học sinh thành những người: + Có lòng yêu nước, hiểu biết và tự hào về truyền thống dân tộc, trung th ành với lí tưởng độc lập dân tộc v à chủ nghĩa xã hội, có lòng nhân ái, hiểu biết về chính trị, pháp luật và những vấn đề cấp bách của xã hội đương thời và có tính toàn cầu. + Có trình độ học vấn phổ thông đ ược nâng cao ở một số môn học thuộc ng ành khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội và nhân văn,để có thể vào học ở các trừng đại học, cao đẳng và đi sâu vào các ngành chuyên môn hoặc vào đời tham gia lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc. + Có kiến thức, kĩ năng kĩ thuật tổng hợp v à hướng nghiệp. + Năng động, linh hoạt và sáng tạo trong suy nghĩ v à hành động. + Có thể lực phát triển phù hợp với độ tuổi, giới tính. + Có hiểu biết vsf yêu thích cái đẹp, có năng lực cảm thụ v à sáng tạo nghệ thuật. 3. Những nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học Hóa học ở tr ường phổ thông. a/ Nhiệm vụ trí dục phổ thông, kĩ thuật tổng hợp. - Trang bị cho học sinh cơ sở khoa học của Hóa học ở mức độ cần thiết. Cụ th ể : + Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, c ơ bản, thiết thực đầu ti ên về Hóa học bao gồm những khái niệm c ơ bản, các định luật, học thuyết về Hóa học; hệ thống những kiến thức về nguy ên tố Hóa học tiêu biểu, về các hợp chất vô c ơ và hợp chất hữu cơ quan trọng nhất. Trên cơ sở đó có thể giải thích các biến hóa của chúng và những ứng dụng của Hóa học trong đời sống, sản xuất ở n ước ta. Muốn vậy, học sinh phải lĩnh hội một cách vững chắc, tự giác v à có hệ thống sự kiện điển hình, những khái niệm cơ bản, những định luật v à học thuyết cơ bản, - 2 - có kĩ năng kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ Hóa học. Áp dụng những hiểu biết đó một cách có hệ thống vào việc học tập, lao động v à thực tiễn cuộc sống. - Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên c ứu khoa học Hóa học. Cụ thể: biết phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, biết cách suy luận từ hiện t ượng quan sát đi đến bản chất của đối tượng nghiên cứu. - Hình thành và rèn cho h ọc sinh một số kĩ năng thao tác với các chất Hóa học, với các dụng cụ thí nghiệm Hóa học đ ơn giản. Biết quan sát và giải thích một số hiện tựng Hóa học, biết dự đoán các kết quả thí nghiệm v à giải thích các hiện tượng quan sát được. Biết giải các loại b ài tập Hóa học điển hình theo chương trình. - Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ thuật tổng hợp về Hóa học: học sinh lĩnh hội được các kiến thức về các nguy ên tắc khoa học của nền sản xuất Hóa học, về ứng dụng của Hóa học trong các ng ành sản xuất và quốc phòng. - Góp phần hình thành cho học sinh những quan điểm thế giới quan khoa học, đạo đức và tình cảm của người lao động mới. Có ý thức về vai tr ò của Hóa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa v à hiện đại hóa đất nước. b/ Nhiệm vụ giáo dục của việc dạy Hóa học ở tr ường phổ thông. Gồm 2 nội dung:  Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng v à quan điểm khoa học vô thần: - Việc dạy học Hóa học ở tr ường phổ thông cho phép l àm sáng tỏ các khái niệm quan trọng của thế giới quan duy vật khoa học v à những qui luật tổng quát của phép biện chứng, và đó là cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng v à quan điểm khoa học vô thần cho học sinh. + Thế giới là vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, vật chất có tr ước và ý thức có sau, khả năng nhận thức đ ược thế giới, qui luật thống nhất v à đấu tranh giữa các mặt đối lập, qui luật chuyển hóa từ những thay đ ổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, qui luật phủ định của phủ định. - Tính đa dạng của các hình thức tồn tại của vật chất, tính chất mâu thuẫn của các hình thức đó và sự chuyển hóa từ dạng n ày sang dạng khác. Trong tự nhiên có rất nhiều chất, đa số là hợp chất hữu cơ, chúng không tồn tại hỗn độn mà tuân theo qui luật. Ngay trong một chất cũng diễn ra hai mặt đối lập: Na – Na 2 O – NaOH – Na - Tính chất biến đổi Hóa học của các chất l à do kết quả biến đổi cố định trong th ành phần của chúng. - Mối liên hệ qua lại, sự phát triển của các nguy ên tố Hóa học, sự thống nhất đa dạng của chúng được tập trung trong bảng HTTH. Không lặp lại nh ư cũ mà nó lặp lại tương tự nhau theo hình soáy trôn ốc-một sự tiến hóa. - Vai trò của thực tiễn sản xuất v à thực nghiệm khoa học trong việc hình thành cũng như lịch sử phát triển các khái niệm, định luật v à lí thuyết khoa học và vai trò cải tạo đời sống xã hội của kiến thức đó.  Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh : l òng nhân ái, lòng yêu n ước, yêu lao động, sự tuân thủ pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. c/ Nhiệm vụ phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh - 3 - Thông qua dạy học Hóa học rèn luyện cho học sinh năng lực nhận thức v à năng lực hành động. - Phát triển năng lực quan sát, trí t ưởng tượng khoa học. - Rèn luyện các thao tác tư duy c ần thiết trong học tập Hóa học ( phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu t ượng hóa ) và các hình thức tư duy (phán đoán, suy lí, qui nạp, diễn dịch ). Phát huy năng lực t ư duy logic và tư duy bi ện chứng. - Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghi ên cứu và óc sáng tạo. - Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu đối với bộ môn. d/ Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ của việc dạy học hoá học - Mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ tr ên là rất chặt chẽ, khăng khít v à gắn bó hợp chất với nhau. - Thông qua con đường trí dục mà phát triển năng lực nhận thức của học sinh một cách toàn diện. Giáo dục đạo đức, l à kết quả tất yếu của sự hiểu biết. Xây dựng t ư cách trách nhiệm công dân, lòng yêu nước, sự tôn trọng pháp luật, ý t hức bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ những hiểu biết đầy đủ không những về tri thức khoa học tự nhi ên, xã hội mà còn về văn hoá, truyền thống văn hiến của dân tộc Việt Nam. II. Vai trò của môn Hóa học trong việc h ình thành thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan xã h ội chủ nghĩa. Mục tiêu: Nhà trường phổ thông có trách nhiệm h ình thành và phát tri ển tư tưởng, đạo đức tác phong cho học sinh. Hóa học l à môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo và sự biến đổi của các chất n ên sẽ giúp cho học sinh nhận thứ c sâu sắc đời sống của tự nhi ên, các qui luật phát triển của nó: luôn luôn biến đổi v à chuyển hóa. Chính vì thế, nó đã góp phần vào việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng v à nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa cho học sinh. 1. Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng: - Hóa học cho phép làm sáng tỏ một số khái niệm quan trọng v à một số định luật của phép biện chứng. a/ Khái niệm về vật chất. + Vật chất là thực tiễn khách quan: Khái niệm vật chất trong triết học đự ơc đưa ra trên cơ sở tổng quát hoá những kiến thức khoa học tự nhi ên về tính chất và cấu tạo của vật chất. Có hai dạng c ơ bản của vật chất: Chất v à trường. Chất là đối tượng nghiên - 4 - cứu của Hoá Học. Nếu hiểu r õ tính chất và cấu tạo của các chất th ì học sinh sẽ hiểu rõ hơn khái niệm về chất. Khái niệm về chất được hình thành dần dần: bắt đầu từ THCS, học sinh đ ã biết rằng trong tự nhiên có rất nhiều chất khác nhau (khoảng v ài triệu chất),các hợp chất n ày muôn màu muôn v ẻ nhưng chỉ do một số ít nguyên tố Hóa học tạo thành (khoảng 110 nguyên tố). Bản chất vật chất của các chất l à ở chỗ chúng do nguyên tử và phân tử tạo nên. Các chất khác nhau vì do những nguyên tử, phân tử khác nhau hợp thành hoặc do những nguyên tử khi kết hợp lại với nhau theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều dẫn chứng xác minh sự tồn tại khách quan của những phần tử nhỏ bé của vật chất. + Sự thống nhất của thế giới vật chất Những phân tử của một hợp chất đều do các nguy ên tử của những nguyên tố nhất định hợp thành dù những phân tử đó ở đâu tr ên trái đất hay ở địa điểm n ào trong hệ thái dương. Thế giới vật chất có tính thống nhất, sự thống nhất đó đ ược học sinh xét đến khi học về sự phân loại các hợp chất vô c ơ: KL- PK-oxit –axit-bazơ-muối. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học, tất cả các nguy ên tố Hóa học đều tìm thấy vị trí của mình trong đó. Tính chất của chúng chịu sự chi phối của một định luật tổng quát: định luật bảo toàn các nguyên tố Hóa học. Thuyết cấu tạo nguy ên tử làm sáng tỏ bản chất sâu xa của sự thống nhất các nguy ên tố Hóa học. + Sự vận động của vật chất Sự vân động của vật chất có nhiều dạng, trong đó phản ứng hoá học l à dạng vận động Hóa học của vật chất, cùng với 4 dạng vân động khác của vật chất l à vận động cơ học, lí học, sinh học và xã hội. Vật chất vận động không ngừng nh ưng tồn tại vĩnh viễn. Từ một chất có thể phân hủy th ành nhiều chất hay ngược lại từ nhiều chất có thể hóa hợp lại thành một chất. Bản chất của những biến đổi Hóa học l à do sự vận động của các nguy ên tử, có thể là sự phân tích phân tử ra những nguyên tử hoặc sự kết hợp của các nguy ên tử thành phân tử. Định luật bảo toàn khối lượng và định luật thành phần không đổi chính l à sự biểu hiện tính chất tồn tại vĩnh viễn v à vận động không ngừng của vật chất. b/. Khả năng nhận thức đ ược thế giới: - 5 - Hoá học cung cấp nhiều ví dụ chứng tỏ con ng ười có thể nhận thức được thế giới khách quan. Ví dụ như nguyên tử, electron, hạt nhân nguy ên tử Ngày nay con người đã biết cấu tạo sâu xa của vật chất, t ìm ra những qui luật chi phối sự biến đổi của các chất. c/. Ba định luật tổng quát của phép biện ch ứng. - Định luật thống nhất v à đấu tranh của các mặt đối lập: +Giải thích nguồn gốc sự vận động v à biến đổi của sự vật +Qua các ví dụ của Hoá Học cần tập cho học sinh biết nh ìn thấy các mặt đối lập, những tính chất mâu thuẫn của vật chất, nh ư quá trình oxi hoá - khử; kim loại và phi kim, đơn chất và hợp chất … - Định luật chuyển những biến đổi về l ượng thành những biến đổi về chất v à ngược lại (Định luật lượng đổi chất đổi): Giải thích quá tr ình biến đổi xảy ra như thế nào. Ví dụ Phần cấu tạo nguy ên tử (tuy do cùng một nguyên tố tạo nên nhưng số lượng nguyên tử khác nhau mà tạo ra các chất khác nhau: O 2 , O 3 ) và định luật tuần hoàn. - Định luật phủ định của phủ định: Chứng minh quan hệ giữa cái mới v à cái cũ, chỉ ra tính chất tiến hóa của sự phát triể n. Ví dụ định luật tuần ho àn và bảng hệ thống tuần ho àn Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại yếu dần “tắt“ dần đi, rồi đến một nguyên tố nào đó thì nó bị “xóa“ hẳn. Sang đến chu k ì mới, nguyên tố đầu tiên lại là một kim loại điển hình, nó không còn mang đặc tính halogen hay khí hiếm nữa. Khi thể hiện sự phủ định những tính chất của halogen v à khí hiếm, kim loại của chu k ì mới không lặp lại y nguy ên những đặc tính của kim loại thuộc chu k ì trên. Như vậy phủ định của phủ định không phải là sự chuyển động theo vòng luẩn quẩn, luân hồi mà là sự phát triển theo hình trôn ốc, một sự tiến hóa. d/. Một số vấn đề về phương pháp hình thành thế giới quan duy vật bi ên chứng cho học sinh. Trong việc giảng dạy môn Hóa họckhông đ ược biến bài giảng Hóa học thành bài giảng triết học nhưng việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng phải đ ược coi là nguyên tắc - 6 - Trên cơ sở các hiện tượng Hoá Học được nghiên cứu tuần tự theo ch ương trình, tổng quát hoá dần dần để học sinh nhận thức đúng bản chất hiện tượng và tính quy luật của nó. Việc giúp học sinh hiểu các đinh luật c ơ bản của phép biện chứng sẽ có hiệu quả nếu giáo viên rèn cho học sinh phép suy lí quy nạp, bằng so sánh v à khái quát hoá. Cần kết hợp giảng dạy nội khoá với ngoại khoá tránh gò ép, thô bạo. 2.Giáo dục quan điểm khoa học vô thần. Nội dung: + Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về cấu tạo v à tính chất của chất, giáo dục cho học sinh phạm trù vật chất và ý thức (vật chất có tr ước, ý thức có sau).Vạch trần những luận điểm nhằm giải thích bản chất thế giới theo quan điểm duy tâm, thần bí, những luận điệu phản khoa học, cản trở sự phát triển của Hóa học nh ư thuật giả kim. + Thày giáo và học sinh là những người tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hiện tượng mê tín, dị đoan còn rơi rớt và lẩn quất trong đời sống tinh thần của nhân dân. + So sánh đối chiếu vai trò của khoa học với tôn giáo để học sinh thấy đ ược sức mạnh của khoa học. Phương pháp :+ Giáo d ục khoa học vô thần cần kết hợp chặt chẽ với giáo dục thế giới duy vật biện chứng. + Kết hợp giáo dục trong nội khóa với ngoại khóa (nói chuyện chống m ê tín dị đoan, biểu diễn ảo thuật Hóa học ) + Phương pháp giáo d ục cần kiên nhẫn, khéo léo, sâu sắc, tránh vụng về gượng ép. 3.Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, cá c phẩm chất đạo đức: - Có thể thực hiện giáo dục l òng yêu nước bằng nhiều biện pháp sau đây: +Giới thiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có và h ạn chế của đất nước.Như vậy học sinh thêm yêu quí Tổ quốc và tin tưởng vào tương lai. +Giới thiệu những thành tích và sự lớn mạnh của ngành khoa học hoá học và công nghiệp hoá học ở nước ta qua các thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm làm sáng tỏ tính ưu việt của chế độ XHCN. + Biết được vị trí nền kinh tế Việt Nam c òn lạc hậu, chậm phát triển trong khu vực và thế giới, từ đó xác định nhiệm vụ học tập để xây dựng tổ quốc. - 7 - +Giáo dục lòng yêu nước gắn liền với yêu cầu giáo dục tinh thần sẵn s àng bảo vệ Tổ quốc. - Giáo dục tinh thần quốc tế: Việc Giáo dục l òng yêu nước phải kết hợp với giáo dục tinh thần quốc tế.Nêu các tấm gương lao động khoa học của các nh à Hóa học trên thế giới, sự giúp đỡ của các nước đối với ngành Hóa học và công nghiệp Hóa học ở nước ta. - Giáo dục đạo đức tư cách và trách nhiệm công dân. Người học sinh yêu nước phải có ý thức về nhiệm vụ ng ười công dân, phải yêu lao động, phải có tính ki ên nhẫn và tính sáng tạo.Biểu hiện là học để nắm vững tri thức khoa học, vận dung kiến thức v ào học tập và sản xuất Mỗi người công dân phải có l òng nhân ái, phải biết sống hoà hợp với cộng đồng. Muốn đạt được yêu cầu trên, việc giảng dạy hoá học phải gây cho học sinh hứng thú sâu sắc với bộ môn, khao khát t ìm hiểu, kiên trì học tập, có những suy nghĩ sán g tạo trong việc áp dụng dụng kiến thức Hóa học v ào những mục đích thực tiễn. Thông qua học tập học sinh có ý thức v à thái độ đúng đắn trong lao động học tập, lao động sản xuất v à trong quan hệ với cộng đồng. III. Phát triển năng lực nhận thức của học sinh tron g dạy học Hóa học 1. Vai trò của môn hoá học trong việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh. Hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, Hóa học có nhiều khả năng trong việc phát triển những năng nhận thức cho học sinh: Việc nghiên cứu các vấn đề lí thuyết (các khái niệm nguy ên tử, phân tử, phản ứng hoá học, các định luật hoá học, các thuyết, ) có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển t ư duy, năng lực khái quát và trừu tượng hoá của học sinh. Học sinh phải quen t ư duy với những phần tử rất nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, nhờ đó mà trí tưởng tượng khoa học của các em được hình thành và phát tri ển. Khi sử dụng thí nghiệm v à các phương tiện trực quan để nghi ên cứu những tính chất, học sinh phải quan sát, phải huy động tất cả các giác quan cảm thụ, đối chiếu hiện t ượng đang diễn biến với các nguy ên lí lí thuyết, phân tích các khía cạnh của thí nghiệm v à tổng hợp lại để tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa các tác nhân v à sản phẩm nghĩa là thực hiện những suy lí, quy nạp, diễn dịch, đi tới những kết luận khái quát hoá từ nhiều dữ kiện ri êng lẻ. - 8 - Để đạt được mục đích đó, cần xác định r õ những nhiệm vụ cụ thể của việc phát triển hoạt động nhận thức học tập của học sinh: - Phát triển trí nhớ và tư duy học sinh. - Hình thành dần dần và có định hướng kĩ năng khái quát hóa về trí tuệ v à thực hành,thực nghiệm. - Phối hợp hợp lí các ph ương pháp và phương ti ện tích cực hoá tất cả các dạng hoạt động nhận thức, học tập về Hóa học , tăng c ường tính phức hợp của hoạt động này, tăng cường áp dụng phương pháp nghiên c ứu và dạy học nêu vấn đề. - Tăng cường giáo dục động c ơ học tập, làm rõ và phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh. - Xây dựng những điều kiện nâng cao tính tự giác, tích cực của học sinh. Phát tr iển tính sáng tạo, nâng cao tính độc lập cho học sinh. 2.Nội dung và biện pháp rèn cho học sinh các thao tác t ư duy phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hoá. a/ Các thao tác tư duy: * Phân tích và tổng hợp: Phân tích là hoạt động tư duy phân chia một vật, một hiện t ượng ra các yếu tố, các bộ phận nhằm mục đích nghi ên cứu chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn h ơn theo một hướng nhất định. Tổng hợp là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, các yếu tố đ ã biết để nhận thức cái toàn bộ.Tổng hợp không phải là phép cộng đơn giản, không phải là sự liên kết máy móc các bộ phận của sự vật. Phân tích và tổng hợp là các yếu tố cơ bản của hoạt động tư duy, thường dùng khi hình thành các phán đoán mới (quy nạp, suy diễn, loại suy) v à ngay cả trong các thao tác t- ư duy khác như so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá. Ví dụ: Việc nghiên cứu nhóm kim loại kiềm hoặc nhóm halogen đ ược bắt đầu từ việc nghiên cứu từng nguyên tố Na, K hoặc Cl, F, Br, I ri êng biệt để đi đến thuộc tính bản chất của từng nhóm tức là tính kim loại điển hình và tính phi kim điển hình. * So sánh và khái quát hoá: - So sánh là thiết lập sự giống nhau v à khác nhau giữa bản chất và hiện tượng, giữa những khái niệm phản ánh chúng. - 9 - So sánh phải đi kèm phân tích và tổng hợp. Phân tích các thuộc tính của một chất, một hiện tượng hay một khái niệm, đối chiếu những điều đ ã biết về những đối tượng cùng loại, sau đó tổng hợp lại xem các đối t ượng cùng loại đó giống và khác nhau ở chỗ nào.Như vậy sự so sánh không những phân biệt và chính xác hóa khái ni ệm mà còn giúp hệ thống hóa chúng lại. Có hai cách so sánh th ường dùng trong dạy học Hóa học là so sánh tuần tự và so sánh đối chiếu. So sánh tuần tự là so sánh trong đó nghiên c ứu xong từng đối tượng rồi so sánh với nhau.VD:sau khi học xong nhóm Halogen v à oxi-lưu huỳnh thì so sánh chúng với nhau. So sánh đối chiếu là cách nghiên cứu hai đối tượng cùng một lúc hoặc khi nghi ên cứu đối tượng thứ hai, người ta phân tích thành từng bộ phận rồi đối chiếu với từng bộ phận của đối tượng thứ nhất.So sánh đối chiếu nhằm l àm hiểu hết các mặt đối lập của 2 khái niệm, để hiểu sâu hơn nội dung. VD: khi dạy anken th ì so sánh với ankan. - Khái quát hoá là tìm ra nh ững cái chung và bản chất trong số những dấu hiệu, tính chất và những mối liên hệ giữa chúng thuộc về một loại vật thể hoặc hiện t ượng. Ví dụ: khái quát hóa bản chất của các baz ơ, axit Ba trình độ khái quát hoá: + Khái quát hoá cảm tính:là sự khái quát hóa bằng kinh nghiệm, bằng các sự việc cụ thể khi học sinh quan sát trực tiếp những vật và hiện tượng riêng rẽ, trong đó các em nêu lên những dấu hiệu cụ thể thuộc về bề ngo ài. Ví dụ: Diễn ra khi học sinh l àm thí nghiệm, quan sát các dấu hiệu b ên ngoài như màu sắc, mùi vị…Sự khái quát hóa cảm tính là trình độ sơ đẳng của sự phát triển t ư duy khái quát hóa và là n ền tảng cho các tr ình độ khái quát cao hơn + Sự khái quát hoá hình tượng - khái niệm: Là sự khái quát cả những dấu hiệu bản chất và chung lẫn những dấu hiệu nh ưng không bản chất của sự vật hay hiện t ượng dưới dạng những hình tượng hay biểu tượng trực quan. -+ Sự khái quát hoá khái niệm hay c òn gọi là sự khái quát hoá khoa học: l à sự khái quát hóa những dấu hiệu, những mối li ên hệ chung và bản chất được trừu tượng hóa và tách khỏi các dấu hiệu và các mối liên hệ không bản chất. Đó l à sự tư duy bằng khái niệm, định luật, qui tắc.T ư duy khái quát hoá đó là t ư duy lí thuyết khoa học * Những điều kiện để h ình thành sự khái quát hóa đúng đắn - Làm biến thiên những dấu hiệu không bản chất của sự vật hay hiện t ượng khảo sát, đồng thời giữ không đổi dấu hiệu bản chất. - 10 - Ví dụ: Viết công thức cấu tạo của propan -2-ol CH 3 - CH – CH 3 CH 3 – CH – OH OH CH 3 Dấu hiệu bản chất: nhóm OH li ên kết với nguyên tử cacbon bậc 2. Dấu hiệu không bản chất: H ình dạng khac nhau của công thức cấu tạo. - Chọn sự biến thiên hợp lí nhất nhằm nêu bật được dấu hiệu bản chất (luôn luôn tồn tại) và trừu tượng hóa dấu hiệu không bản chất, thứ yếu (biến thi ên). - Ví dụ: Axit theo Bronsted: HCl, H 2 SO 4 , HNO 3 , H 3 O + , NH 4 + , HSO 4 - Dấu hiệu bản chất: có khả năng nh ường proton ( H + ) Dấu hiệu không bản chất: axit có thể l à phân tử, có thể là cation hoặc anion. - Có thể sử dung những cách biến thi ên khác nhau có cùng m ột ý nghĩa tâm lí học nhưng lại hiệu nghiệm. Ví dụ: Viết mạch cacbon của phân tử n -hecxan C 6 H 14 Dấu hiệu bản chất: mạch cacbon không phân nhánh. Dấu hiệu không bản chất: mạch có h ình dạng khác nhau ( thẳng, gấp khúc) c ùng một kiểu biến thiên. - Phải cho học sinh tự m ình phát biểu được thành lời nguyên tắc biến thiên và nêu lên đặc tính của những dấu hiệu không bản chất. Vì học sinh hiểu được những dấu hiệu không bản chất và phát biểu được nguyên tắc biến thiên thì cũng chứng tỏ học sinh đã nhận thức được dấu hiệu bản chất. b/ Các phương pháp tư duy. * Suy lí qui nạp (Phép quy nạp): Là cách phán đoán d ựa trên sự nghiên cứu nhiều hiện tượng, trường hợp đơn lẻ để đi đến kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối li ên hệ tương quan bản chất nhất và chung nhất.Ở đây sự nhận thức đi từ cái ri êng đến cái chung. Phép quy nạp có ý nghĩa nhận thức to lớn v ì nó cho phép nâng cao và m ở rộng kiến thức. Ví dụ: để đi tới lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguy ên tử, định luật tuần ho àn, liên kết Hóa học ) chương trình và SGK vận dụng phương pháp qui nạp. . xuất. b/ Trong hoạt động ngoại khóa. - Các tổ ngoại khóa: tổ thí nghiệm Hóa học, tổ Hóa học nông nghi êp, tổ lịch sử Hóa học, câu lạc bộ Hóa học, nhóm học sinh giỏi về Hóa học - Tổ chức lao động công. học tập học sinh có ý thức v à thái độ đúng đắn trong lao động học tập, lao động sản xuất v à trong quan hệ với cộng đồng. III. Phát triển năng lực nhận thức của học sinh tron g dạy học Hóa học 1 tiến hóa. d/. Một số vấn đề về phương pháp hình thành thế giới quan duy vật bi ên chứng cho học sinh. Trong việc giảng dạy môn Hóa họckhông đ ược biến bài giảng Hóa học thành bài giảng triết học

Ngày đăng: 15/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan