1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạng đề đọc hiểu Thơ

7 18,5K 98

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Đề 1: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! (Trích Bác ơi! – Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?. 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2? Trả lời: 1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần. 3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc. Đề 2: Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu? Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước " Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 2. Vẻ đẹp chân dung Hồ Chí Minh thể hiện qua những từ ngữ nào của đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật những từ ngữ đó. 3. Tại sao khi Bác mất, tác giả “không dám khóc nhiều ” ?. Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ: - Ca ngợi vẻ đẹp chân dung của lãnh tụ Hồ Chí Minh - Khẳng định quyết tâm đi theo con đường của Bác. 1 2. Vẻ đẹp chân dung Hồ Chí Minh thể hiện qua những từ ngữ : tình thương, thanh bạch, Mong manh áo vải , Hơn tượng đồng phơi …Hiệu quả nghệ thuật những từ ngữ đó: Ca ngợi cuộc đời thanh bạch, giản dị, dành trọn tình yêu thương cho cuộc đời, cho chúng con . Đó là một trong những phẩm chất cao quý nhất của Hồ Chí Minh. 3. Khi Bác mất, tác giả “không dám khóc nhiều ” bởi vì: Lời Di chúc của Bác để lại: "Còn non nước " là lời căn dặn của non nước, của vị lãnh tụ anh minh suốt đời đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Chúng con hứa sẽ nén đau thương để biến thành hành động cách mạng, thực hiện Di chúc thiêng liêng mà Người đã để lại. Đề 3 Người đứng trên đài, lặng phút giây Trông đàn con đó, vẫy hai tay Cao cao vầng trán Ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây! ( Trích Theo chân Bác-Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ? 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 3. Khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây”. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó. Trả lời: 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm 2. Nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”. 3. Đoạn văn ngắn thể hiện những ý sau: - “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đối thoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của người viết Tuyên ngôn. - Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ, đồng bào trong cả nước. Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc. Mỗi dòng chữ là một niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được độc lập, tự do. Mỗi dòng chữ cũng là những đau đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta khi bị kẻ thù áp bức, bóc lột. - Vì vậy, sức thuyết phục của “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tình cảm chan chứa, sâu sắc của tác giả. 2 Đề 4: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Ngữ Văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo Dục – 2008) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập, nhân hoá, ẩn dụ trong đoạn thơ. 3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh ? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ : - Từ việc khám phá các trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới mới về tình yêu . - Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng của tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ. 2. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập : dữ dội hoà quyện với dịu êm, ồn ào đan xen với lặng lẽ; ngày xưa-ngày nay , nhân hoá : Sông không hiểu nổi mình- Sóng tìm ra tận bể , ẩn dụ : sóng chính là em : -Tình yêu tha thiết, chân thành không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, đơn điệu, một chiều mà nó phải là sự hoà hợp, sự đan xen của nhiều yếu tố, thậm chí là những yếu tố đối cực nhau: vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất, vừa xung đột, vừa hài hoà. -Tình yêu của con người, luôn khao khát vươn tới sự lớn lao đích thực. - Khẳng định một điều có tính quy luật về sự tồn tại bất diệt của khát vọng tình yêu trong trái tim người con gái 3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh : – Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao… - Tình yêu mãi là khát vọng muôn đời của con người, nhất là đối với tuổi trẻ. Đề 5: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? 3 - Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Em nghĩ ” trong đoạn thơ? 3. Tại sao khi nói đến tình yêu, Xuân Quỳnh lại tra hỏi về “sóng-gió” ? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ : thể hiện niềm suy tư, trăn trở của người phụ nữ trong tình yêu 2. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Em nghĩ ” trong đoạn thơ : Điệp từ em nghĩ được nhắc đi nhắc lại càng làm rõ hơn sự suy nghĩ trong lòng nhà thơ. Nhà thơ đã thao thức, lo lắng, đã đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi khi bước chân vào tình yêu; nghĩ về cuộc đời đầy thử thách. Đặt những lo lắng, suy nghĩ của mình bên cạnh muôn trùng sóng bể, nhà thơ đã thể hiện được tình yêu mãnh liệt và chân thành của mình. Yêu càng nhiều thì những suy nghĩ về tình yêu càng thêm lớn lao. 3. Khi nói đến tình yêu, Xuân Quỳnh lại tra hỏi về “sóng-gió”vì nhà thơ muốn gửi bức thông điệp : bước vào tình yêu là bước vào sóng gió. Nếu thuyền tình không chắc, người cầm lái con thuyền không vững tay, thì con thuyền ấy sẽ đắm chìm. Bao nhiêu người trẻ đã trầm luân trong đau khổ, bất hạnh của tình yêu, là vì không vượt qua được sóng-gió… Đề 6 Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước, Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được, Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức. Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh - một phương. ( Trích Sóng- Xuân Quỳnh) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng ” trong đoạn thơ? 3. Hành trình dẫu ngược dẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó. Trả lời: 4 1. Ý chính của đoạn thơ : Nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng và lòng thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu. 2. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng ” trong đoạn thơ : Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ. Ba câu thơ gắn liền với hình ảnh sóng giống như những đợt sóng gối lên nhau. Đó là một ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang dâng trào trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. 3. Hành trình dẫu ngược dẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ lạ ở chỗ bình thường ta nói Xuôi Nam, ngược Bắc. Ở đây, Xuân Quỳnh diễn tả con sóng Xuôi Bắc, ngược Nam. Hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó: gợi sự vất vả hành trình của con sóng khi vào bờ. Cũng như em, em vượt qua mọi thử thách, cách trở của cuộc đời để thuỷ chung với anh. Bài tập 7: “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 115, Nxb Giáo dục, 2008) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: - Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước về phương diện nào ? Nhận xét cách định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước. - Chỉ ra và nhận xét cách sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên. Hướng dẫn: - Chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên: Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm lấy ý từ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai?- Khăn rơi xuống đất…” - Nhận xét: tác giả không trích dẫn nguyên vẹn lời ca dao mà chỉ lấy ý. Nhờ đó, câu thơ của ông vừa quen thuộc, gần gũi, vừa mới lạ, thú vị, có sức gợi liên tưởng phong phú. - Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước trong mối quan hệ quyện hòa với tình yêu đôi lứa, hạnh phúc con người trong cuộc sống đời thường. - Nhận xét cách định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước: định nghĩa tách riêng các yếu tố Đất và Nước gắn với anh và em rồi gộp lại trong sự hòa quyện với tình yêu của hai người. Đó là lối định nghĩa mới lạ, sâu sắc. Đề 7: Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 5 2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung? 3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ: thể hiện khát vọng sống cống hiến, hoà nhập của nhà thơ với Tổ quốc, quê hương. Đó là khát vọng lên đường, đi đến tận cùng tổ quốc để dựng xây và tìm nguồn cảm hứng cho thơ ca, nghệ thuật. 2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : câu hỏi tu từ: Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc . Phép điệp từ Khi, phép nhân hoá Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát . Ý nghĩa: giọng thơ trữ tình chính luận, nhịp thơ dồn dập có tác dụng mang đế bốn câu thơ đề từ đầy nhiệt huyết, háo hức và mê say về khúc hát lên đường của thi sĩ cách mạng để tìm về với nhân dân- cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật. 3. Y nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc: -Con tàu: Năm 1960, nước ta chưa có con tàu lên Tây Bắc. Như vậy, con tàu ở đây là biểu tượng khát vọng lên đường tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.; khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. -Tây Bắc: là vùng đất có thực, biểu tượng cho nơi xa xôi của Tổ quốc, là nơi đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến, đồng thời còn là Mẹ của hồn thơ. ( còn nữa) Câu 1: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung? 3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ? 6 Câu 1: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến? 3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. 7 . thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2? Trả lời: 1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng. đèn! (Trích Bác ơi! – Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ? . 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ. – 2008) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của đoạn thơ. 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập, nhân hoá, ẩn dụ trong đoạn thơ. 3. Đoạn thơ thể

Ngày đăng: 14/06/2015, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w