Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
38,07 MB
Nội dung
A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng Sinh ra và lớn lên chắc hẳn không ai là không yêu âm nhạc, mỗi người yêu thích một thể loại âm nhạc khác nhau, hoặc cùng chung sở thích một thể loại âm nhạc nào đó. Nhưng có được cảm nhận đó thì âm nhạc phải được hình thành ở mỗi chúng ta từ rất sớm, mà trong đó giai đoạn bậc tiểu học là khá quan trọng. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng phong phú và hấp dẫn đối với các em. Nếu như ở cấp mầm non, việc học hát, học múa tạo cho các bé hứng khởi, thích thú thì ở tiểu học nó sẽ phải được bồi đắp thêm tình yêu, sự ham muốn khám phá và hiểu biết về âm nhạc nhiều hơn nữa. Âm nhạc nói chung và nhu cầu ca hát nói riêng là một lĩnh vực không thể thiếu đối với các em thiếu nhi, đặc biệt là các em học sinh ở tiểu học. Bởi lẽ âm nhạc là một hoạt động hấp dẫn lôi cuốn các em. Khi môn Âm nhạc được đưa vào chương trình giáo dục chính khóa, và tham gia đánh giá xếp loại học lực trong chương trình giáo dục ở bậc tiểu học thì môn âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật, góp phần giáo dục toàn diện cho các em, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em . Mục đích của việc dạy học âm nhạc trong trường tiểu học là dạy những bài hát có trong chương trình, hát đúng giai điệu, đúng lời ca, cho các em biết thêm một số bài hát dân ca của các vùng miền. Bước đầu làm cho trẻ phát triển về năng lực nghe nhạc và năng lực cảm thụ âm nhạc. Thông qua nội dung bài hát và hoạt động kết hợp với âm nhạc, giáo dục trẻ có tình cảm trong sáng, lành mạnh, làm phát triển trí tuệ, làm cho tinh thần cũng như đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú . Việc dạy âm nhạc trong nhà trường còn giúp cho học sinh giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình học tập. Qua môn học các em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc. 1 Chính vì thế, đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi và có sự quan tâm nghiên cứu để chất lượng môn Âm nhạc tốt hơn. Và đấy cũng là lí do mà tôi nghên cứu kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng vận động phụ họa cho học sinh lớp 1.’’ 2. Ý nghia của giải pháp mới Xác định vai trò của âm nhạc, ý nghĩa của việc vận động phụ họa đối với học sinh tiểu học để cung cấp cho các em một số động tác vận động phụ họa cho bài hát mà các em được học trong các tiết học âm nhạc, giúp các em hứng khởi hơn, yêu thích hơn, hiểu biết hơn khi học âm nhạc. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của môn học. 3. Phạm vi nghiên cứu Các bài hát có trong chương trình âm nhạc lớp 1, cụ thể là các động tác vận động phụ họa phù hợp đối với khả năng của các em II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lí luận Với nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 1 và tìm hiểu phương pháp dạy của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn các giáo viên lên lớp một cách dập khuôn, máy móc theo đúng như thiết kế, không chú ý đến việc hướng dẫn cho các em vận động phụ họa cho bài hát. Nhiều giáo viên còn loay hoay không biết sử dụng các động tác múa nào cho phù hợp, không biết gợi ý để cho các em tự sáng tạo. Vì vậy học sinh chỉ hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, biết gõ đệm theo nhịp, phách, biết tấu đấy nhưng đến khi gọi các em lên bảng trình bày bài hát thì hầu như các em đứng nghiêm không hề kết hợp một vài động tác múa cho sinh động, thậm chí các em còn rất lúng túng và ngượng ngùng khi hát. Xảy ra điều đó chúng ta không thể đổ lỗi cho các em được mà do chính giáo viên chúng ta chưa thực sự quan tâm và sáng tạo, động viên khích lệ các em. 2. Cơ sở thực tiễn Đây là vấn đề cần được quan tâm và khắc phục để giúp các em tự nhiên hơn, thể hiện được tình cảm của mình rõ hơn khi hát và chắc chắn các em sẽ 2 nhanh thuộc lời ca hơn bởi khi múa phụ họa thì các em phải nắm rõ động tác nào theo câu hát nào. Vì thế, trong quá trình giảng dạy tôi đã gần gũi, trao đổi với các em tôi thấy hầu như các em đều rất thích học âm nhạc, rất muốn biểu diển được các bài hát như các bạn có năng khiếu trong lớp và hơn nữa là các em rất ngưỡng mộ các ca sĩ nhỏ tuổi trên truyền hình. Nhưng khi tôi yêu cầu các em trình bày một bài hát có kết hợp vài động tác phụ họa thì các em đều tỏ thái độ sợ và ngại lắm. Từ những hạn chế đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để nâng cao chất lượng môn âm nhạc lớp 1 qua phần vận động phụ họa. Tôi đã khảo sát 2 lớp: 1A, 1B, và đi sâu đi sâu vào thử nghiệm 2 lớp này. 3. Các biện pháp tiến hành - Trên thực tế giảng dạy tôi đã chịu khó đi dự giờ của một số đồng nghiệp, đồng thời gần gũi học sinh tìm hiểu những vướng mắc mà các em mắc phải khi vạn động phụ họa cho bài hát. Từ đó tôi dã đi vào khảo sát thực tế và nghiên cứu rồi thực nghiệm đối với các em học sinh khối lớp 1 trường tôi. 4. Thời gian tạo ra giải pháp - Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2006 và hoàn thành vào tháng 5 năm 2007. - Áp dụng vào giảng dạy từ năm học 2007- 2008 đến nay đối với cả khối lớp 1 * * B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU Quá trình dạy âm nhạc giúp các em biết vận động phụ họa cho bài hát phải có phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy giáo viên phải tổ chức cho các em vận động thường xuyên, luôn tạo cho các em sự hứng khởi, lôi cuốn các em vào hoạt động, tuy nhiên để tổ chức cho các em biết vận động, giáo viên cần xác định được các động tác kết hợp vận động phụ họa cho học sinh như thế nào?,cần tổ chức hoạt động như thế nào? Do đó giáo viên phải chủ động tổ chức hướng dẫn học sinh theo từng bài 3 và luôn luôn động viên khuyến khích các em khi hát nên kết hợp vận đông phụ họa cho bài hát . II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Mô tả giải pháp của vấn đề a. khảo sát thực tế đối với học sinh ( 2 lớp điển hình) - Nội dung khảo sát như sau: Em hãy lên bảng trình bày một bài hát mà em yêu thích có kết hợp múa phụ họa cho bài hát (giáo viên đệm đànhoặc mở sẵn giai điệu cho học sinh thực hiện). b. Kết quả khảo sát như sau: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 1A 32 6 18 14 44 12 28 1B 30 5 16 12 40 13 44 c. Đánh giá kết quả khảo sát: - Nhìn vào kết quả khảo sát tôi thấy chất lượng rất thấp. - Khi lên trình bày các em còn rất lúng túng, ngại ngùng. Có những em còn không thực hiện được yêu cầu nào. - Đặc biệt có những em biểu hiện sự không thích. Vậy tồn tại là do đâu? Do giáo viên hay học sinh? Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nguyên nhân chính vẫn là do giáo viên chúng ta chưa tạo được không khí gần gũi, tự nhiên sự sáng tạo và tinh thần hăng hái biểu diễn của các em. Là một giáo viên chuyên nhạc chúng ta cần phải biết áp dụng phương 4 pháp đổi mới, biết sáng tạo và sử dụng linh hoạt triệt để phương pháp đổi mới đó, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, xóa đi khoảng cách với các em thì chất lượng sẽ tốt hơn. Khi nắm được các ưu điểm và hạn chế trên tối đã nghiên cứu và sáng tạo thêm, để giúp các em thể hiện một bài hát hoàn thiện qua các động tác múa phụ họa. Tạo cho các em niềm yêu thích khi được trình diễn một mình cũng như tốp ca hay cả tập thể phát triển khả năng tư duy, trí nhớ và sự sáng tạo của các em. Để thực hiện được tốt vấn đề trên người giáo viên phải thực sự chuyên tâm và đầu tư thời gian. Không nên coi nhẹ việc múa vận động phụ họa cho bài hát, không phải chỉ cho các em múa phụ họa theo những tiết có nội dung yêu cầu, mà cần cho các em biết kết hợp một cách thường xuyên khi hát một bài hát bất kì. Đối với học sinh, giáo viên cần cho học sinh biết khi vận động phụ họa cần đạt được những yêu cầu sau: - Khám phá được hình tượng đặc sắc qua lời ca và giai điệu của bài hát. - Biết được thái độ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm vào bài hát đẻ kết hợp múa phụ họa được phù hợp với bài hát. Ngoài ra giáo viên còn cần hướng dẫn cho các em một số kĩ năng cơ bản khi vận động phụ họa như: - Khi nhún chân theo nhịp thì phải nhịp nhàng. - Khi múa mắt phải nhìn theo hướng tay đưa, nét mặt phải vui tươi, cổ và đầu hơi nghiêng theo động tác múa. Khi có được các kĩ năng đó các em sẽ tự tin hơn và muốn được thể hiện hơn. 1. Chuẩn bị tốt các động tác múa phụ họa cho bài hát.( có minh họa ở phần sau) Đây là khâu rất quan trọng vì nó góp phần vào sự thành công của giáo viên khi hướng dẫn các em, bởi khi đã chuẩn bị tốt thì giáo viên sẽ thấy tự tin hơn, tiết kiệm được thời gian, học sinh được hoạt động nhiều hơn. Rất nhiều giáo viên coi nhẹ khâu này vì vì cho rằng không quan trọng, chỉ cần làm theo sách hướng dẫn nên khi hướng dẫn cho học sinh giáo viên còn lúng túng, cứng nhắc, 5 nhàm chán. Do đó giáo viên cần biên soạn các động tác phụ họa trước vào giáo án của mình rồi thực hiện thành thạo, để khi biểu diễn cho các em được tốt hơn. 2. Trình bày mẫu cho học sinh Để giúp các em định hình được các động tác phụ họa thì giáo viên cần phải thực hiện tốt khâu này. Vì các em luôn coi thầy cô là mẫu chuẩn nhất cho các em noi theo. Tuổi các em còn nhỏ nên sự sáng tạo của các em còn hạn chế, do vậy các em sẽ lấy mẫu của giáo viên làm chuẩn, hầu như các em đều muốn bắt trước và thể hiện giống cô giáo. Vì thế để tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của các em giáo viên phải coi mình như một ca sĩ đang trình diễn trên sân khấu cho các khán giả nhỏ tuổi xem. Lưu ý: Khi bắt đầu và kết thúc các em đều phải vỗ tay cổ vũ. Tiếp theo giáo viên sẽ không hát nữa mà bật giai điệu trên đàn cho học sinh hát, giáo viên chỉ thực hiện các động tác múa phụ họa. Làm như vậy sẽ giúp các em nhớ nhanh lời ca và các động tác phụ họa. 3. Hướng dẫn từng động tác cho từng câu hát. Đây là bước các em bắt đầu được thực hành, giáo viên cho các em đứng dậy và bắt đầu hướng dẫn từng câu cho các em. Từ động tác kết hợp giữa chân-tay- đầu-ánh mắt-nét mặt phải kết hợp nhịp nhàng như thế nào để các em thể hiện không bị sai và nhỡ nhịp. Sau đó giáo viên cho các em vừa hát vừa vận động vài lần, rồi chia lớp thành từng dãy nhóm để vận động luân phiên hoặc nối tiếp. VD: Ở bài hát: “ Đàn gà con” Nhạc: Phi- lip- pen- cô Lời : Việt Anh Bài hát có 2 lời, mỗi lời được chia làm 4 câu hát, động tác múa phụ họa của 2 lời giống hệt nhau. Vậy ta chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Hát và mùa phụ họa cho câu hát 1 Nhóm 2: Hát và mùa phụ họa cho câu hát 2 Nhóm 3: Hát và mùa phụ họa cho câu hát 3 6 Nhóm 4: Hát và mùa phụ họa cho câu hát 4 Tiếp theo giáo viên có thể đảo vị trí của các nhóm để các em để các em đều được thực hiện tất cả các động tác phụ họa. 4. Kiểm tra uốn nắn, động viên. Đây là bước cũng rất quan trọng. Như chúng ta thấy dù làm bất cứ việc gì cũng chờ đến sự đánh giá kết quả. Các em cũng vậy, khi hát và trình diễn xong đều muốn lắng nghe sự đánh giá, nhận xét của cô giáo. Chúng ta ai cũng thích khen nữa là các em tuổi còn nhỏ thì khen lại càng cần thiết hơn. Do đó khi sửa sai, uốn nắn hoặc nhận xét học sinh, giáo viên phải hết sức khéo léo, đừng bao giờ nói chê rằng em vận động xấu quá, không đúng hay không đẹp, v.v… Nếu chúng ta nhận xét như thế thì các em sẽ cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, không có hứng thú để sửa sai, uốn nắn nữa. Chúng ta có thể nhận xét như thế này: Em thể hiện như thế là gần được rồi, em chỉ cần sửa một chút nữa là rất tốt, hoặc một số động tác của em chưa được phù hợp với bài hát, em cần phải chú ý hơn nữa nhé. Nếu nói như vậy các em sẽ có hứng khởi muốn được thể hiện lại một lần nữa cho tốt hơn để được cô và các bạn khen. Lưu ý: Khi uốn nắn cho các em, giáo viên phải làm mẫu lại các động tác cần sửa để các em nhận thấy. Tất nhiên khuyến khích sự sáng tạo của các em nếu phù hợp. Đặc biệt giáo viên luôn động viên khuyến khích các em mạnh dạn hơn, tạo cho các em không khí thoải mái, cần chú ý đến những em nhút nhát không có khiếu ca hát. Phải tăng cường khiểm tra để cho tất cả các em, em nào cũng được tham gia thể hiện qua các tiết học. Việc cho các em có năng khiếu, trình bày tốt lên biểu diễn trước lớp là rất cần thiết vì các em sẽ gây được hứng thú và sự thi đua cho các bạn. Lưu ý: Khi gọi cá nhân lên biếu diễn giáo viên sẽ làm người dẫn chương trình để tạo không khí thoải mái, vui vẻ không gò bó. 7 VD: Giáo viên giới thiệu: “ Sau đây xin mời khán giả nhỏ tuổi lớp 1B đón xem ca sĩ nhí Phương Anh biểu diễn bài hát Mời bạn vui múa ca sáng tác của Phạm Tuyên xin cho một tràng pháo tay thật giòn giã nào!” Giới thiệu như thế chắc chắn các em sẽ rất thích thú. Những động tác phụ họa được áp dụng cho các bài hát lớp 1. 1. Bài hát: Quê hương tươi đẹp Dân ca: Nùng Bài hát này chia làm 5 câu hát ngắn mỗi cau hát sẽ kết hợp với những động tác phụ họa sau: Câu hát 1: “ Quê hương em biết bao tươi đẹp” -Tay trái chống ngang hông, tay phải vòng ra phiá trước rồi từ từ đưa sang ngang. Câu hát 2: “ Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây” -Thực hiện ngược lại với câu hát 1, tay phải chống ngang hông tay trái vòng ra phía trước rồi từ từ đưa sang ngang. 8 Câu hát 3: “ Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về” - Hai tay vòng qua ngực đưa lên cao rồi từ từ hạ xuống Câu hát 4: “ Ngàn lời ca vui mừng chào đón” Vỗ hai tay vào nhau bên trái rồi bên phải ngang với cằm đồng thời đầu cũng phải nghiêng theo Câu hát 5: “ Thiết tha tình quê hương” - Từ từ vòng hai tay về vị trí áp vào ngực 9 2. Bài hát: Mời bạn vui múa ca Nhạc và lời: Phạm Tuyên Bài hát này chia làm 4 câu hát áp dụng các động tác phụ họa sau: Câu hát 1: “ Chim ca líu lo, hoa như đón chào” -Tay trái để ngang hông, tay phải vòng ra phiá trước đưa lên cao rồi từ từ hạ xuống. . Câu hát 2: “ Bầu trời xanh, nước long lanh” - Tay phải để ngang hông, tay trái vòng rồi từ từ đưa sang ngang 10 [...]... bất kì bài hát nào vận động 4 Kết quả Bằng phương pháp hướng dẫn học sinh vận động phụ họa cho bài hát tôi thấy chất lượng học tập của các em nâng lên rõ rệt, các em tự nhiên hơn khi trình bày bài hát, các em tập chung hơn trong giờ học, đồng thời khả năng tư duy, ý tưởng sáng tạo của các em được nâng lên Sau khi hướng dẫn học sinh chuyên đề này tôi tiến hành khảo sát chất lượng kết quả như sau: KẾT... Hoàn thành tốt Lớp Hoàn thành hoàn thành Sĩ số SL % SL % SL 1A 32 14 44 18 56 0 1B 30 12 40 18 60 % 0 Nhìn vào bảng đánh giá trên tôi thấy phấn khởi và yêu chuyên môn hơn nhiều, bởi với kinh nghiệm rất nhỏ của mình đã phần nào năng cao chất lượng môn âm nhạc lớp 1 * * * C KẾT LUẬN 1 Nhận định chung có tính bao quát của đề tài Là giáo viên tiểu học chắc hẳn chúng ta đều hiểu rằng dạy âm nhạc cho các em... cũng áp dụng 25 và thu được những kết quả tốt hơn trong dạy học Nhờ thực hiện những kinh nghiệm này, học sinh của chúng tôi đã biết trình bày bài hát được hay hơn và các em cũng ngày càng yêu thích môn âm nhạc hơn Tôi mong muốn “ Rèn kỹ năng vận động phụ họa cho các em để nâng cao chất lượng môn âm nhạc cho các em” Rất mong có sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng giáo dục, các đồng nghiệp để chuyên môn... dụng cho học sinh lớp 1 tại trường từ năm học 2007- 2008 cho tới khi chương trình được đổ mới - Áp dụng cho giáo viên chuyên nhạc tiểu học 3 Hiệu quả Sau khi nghiên cứu tôi đã thường xuyên áp dụng vào giảng dạy, tôi thấy các em yêu thích môn âm nhạc hơn, tự tin hơn và thể hiện rõ hơn cảm xúc cuả bài hát mà tác giả muốn gửi gắm Đặc biệt tạo thành thói quen cho các em khi trình bày bất kì bài hát nào vận. .. qua nhiều năm giảng dạyở khối lớp Nay tôi xin đưa ra để các đồng chí tham khảo Tuy nhiên muốn các em yêu thích vận động khi trình bày bài hát * Đối với giáo viên: - Chuẩn bị trước các động tác phụ họa - Tận dụng thới gian để các em được vạn động thường xuyên - Hướng dẫn và gợi ý cho các em có thêm sự sáng tạo phù hợp - Luôn động viên khích lệ các em - Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp - Lắng nghe... thứ 2 vòng hai tay lên cao, lòng bàn tay ngửa ra phía ngoài chạm hai đầu ngón tay vào nhau 21 9 Bài hát: Đi tới trường Nhạc: Đức Bằng Lời: Theo Học vần lớp 1( cũ) Ở bài hát này chúng ta chỉ cần sử dụng một động tác duy nhất đó là “Xòe hoa” của dân tộc Thái * Riêng đối với hai bài hát “Quả” và “Tập tầm vông” là hai bài hát có thể kết hợp với trò chơi làm cho bài hát thêm sinh động và vui nhộn MỘT SỐ... tác động vào thế giới tinh thần của các em giúp các em phát triển toàn diện hơn Các em còn nhỏ nên kĩ năng vận động còn hạn chế vì vậy giáo viên phải biết vận dụng những phương pháp tốt, những kinh nghiệm hay thì chắc chắn khả năng vận động của các em và khả năng cảm thụ nâm nhạc sẽ tốt hơn nhiều Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người được nâng cao về mọi mặt, đặc biệt là các em học. .. Cần sáng tạo trong từng tiết dạy, để giờ học được hấp dẫn thêm - Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để - Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học * Đối với học sinh : - Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng bài - Biết nhận xét ưu, khuyết điểm của bạn trong giờ học - Chuẩn bị đầy đủ sách, vở học âm nhạc và nhạc cụ gõ 3 Hướng tiếp tục... được chia làm 4 câu hát kết hợp các động tácphụ họa sau: Câu hát 1: “ Em yêu bầu trời xanh xanh Yêu đám mây hồng hồng” - Tay phải chống ngang hông tay trái đưa lên cao lắc cổ tay để đưa bàn tay nghiêng sang trái rồi sang phải 18 Câu hát 2: “Em yêu lá cờ xanh xanh Yêu đám mây trắng trắng” - Thực hiện ngược lại với câu hát 1 Tay trái chống ngang hông tay phải đưa lên cao lắc cổ tay để đưa bàn tay nghiêng... theo nhịp 11 Câu hát 3: “ Tìm đến đây ta cầm tay” - Vỗ hai tay vào nhau bên trái rồi bên phải ngang với cằm đồng thời đầu cũng nghiêng theo Câu hát 4: “ Múa vui nào” - Hai tay đưa so le về một phía ngang tầm vai rồi làm động tác cuộn bàn tay “ hái đào” qua bên trái rồi bên phải 12 4 Bài hát: Lí cây xanh Dân ca: Nam Bộ Bài hát này chia làm 3 câu hát ngắn kết hợp các động tác phụ họa sau: Câu hát 1: “ Cái . nhạc, ý nghĩa của việc vận động phụ họa đối với học sinh tiểu học để cung cấp cho các em một số động tác vận động phụ họa cho bài hát mà các em được học trong các tiết học âm nhạc, giúp các em. có sự quan tâm nghiên cứu để chất lượng môn Âm nhạc tốt hơn. Và đấy cũng là lí do mà tôi nghên cứu kinh nghiệm Nâng cao chất lượng vận động phụ họa cho học sinh lớp 1. ’’ 2. Ý nghia của giải pháp. hát, động tác múa phụ họa của 2 lời giống hệt nhau. Vậy ta chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Hát và mùa phụ họa cho câu hát 1 Nhóm 2: Hát và mùa phụ họa cho câu hát 2 Nhóm 3: Hát và mùa phụ họa cho