Ngày soạn: Tuần 34 Ngày giảng: Tiết 129 Văn bản: Động Phong Nha ( Trần Hoàng ) A. Mục tiêu: - Tiếp tục tìm hiểu thế nào là VB nhật dụng. Bài văn Động Phong Nha đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động để mọi người VN càng thêm yêu quí, tự hào, chăm lo bảo vệ, biết khai thác nhằm phát triển kinh tế du lịch – một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước. - Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh. B. Chuẩn bị: GV : Đọc phần lưu ý SGV T.167 HS : Theo HDCB Tiết 128 C. Phương pháp: Nêu vấn đề- gợi tìm- phân tích- giảng bình. D. Tiến trình bài dạy: I. Ôn định, KTSS: II. Kiểm tra:15 phút .ĐỀ : Hãy khoanh tròn A-B-C Đại ý của bài văn 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ . A- Búc thư nói lên sự gắn bó sâu sắc và tình yêu quê hương xứ sở vô cùng thân thiết của người da đỏ . B- Nêu lên và chỉ rõ con người phải biết trân trọng ,yêu quý ,chăm lo bảo vệ thiên nhiên và môi trường như bảo vệ sinh mạng của mình . C- Gồm cả A và B Đáp án : C III. Bài mới: * Vượt qua Nghệ An, qua Hà Tĩnh, bàn chân ng du lịch đặt lên đất Quảng Bình. Tỉnh Quảng Bình không chỉ có dòng sông Nhật Lệ, bến đò mẹ Suốt anh hùng, sông Gianh mênh mông, Bảo Ninh “chang chang cồn cát nắng trưa”, mà còn nổi tiếng với đệ nhất kì quan - động Phong Nha lộng lẫy, kì ảo – Ta hãy cùng đến thăm danh lam thắng cảnh đặc biệt kì thú này qua bài viết giới thiệu của Trần Hoàng, một văn bản nhật dụng khá hay, trích từ cuốn: Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ . Hoạt động của GV và HS Ghi bảng ? Nêu xuất xứ của VB? GV đọc: Từ đầu -> óng ánh 2 HS đọc tiếp -> hết ? Em biết gì về địa danh động Phong Nha? GV giới thiệu về động và cho HS quan sát tranh. ? Nội dung chính của VB? ? Bố cục của bài? - Có thể chia thành 2 hoặc 3 đoạn: Cách1: Đ1:Từ đầu -> đất Bụt (Giới thiệu động Phong Nha) Đ2: Tiếp -> hết (Giá trị của động Phong Nha) Cách2: Đ1:Từ đầu-> bãi mía nằm rải rác ( Giới thiệu vị trí địa lí và 2 đường vào động Phong Nha ) Đ2: Tiếp -> cảnh chùa, đất Bụt ( Cảnh tượng động Phong Nha ) Đ3: Phần còn lại ( Giá trị của động Phong Nha ) ?Em đồng ý với cách chia nào? Vì sao? HS tự bày tỏ ý kiến - Cách chia 2 đoạn, vì gọn và dễ hiểu hơn. ? Vẻ đẹp của động Phong Nha được giới thiệu theo mấy cảnh? - 3 cảnh: Động khô, động nước, cảnh ngoài động. ? Đáng chú ý nhất là cảnh nào? - Động nước. ? Tìm những chi tiết giới thiệu động khô Phong Nha? - Nằm ở độ cao 200m, nhiều vòm đá vân nhũ, nhiều cột đá xanh ngọc bích. ? Tại sao gọi là động khô? I. Tác giả- tác phẩm: 1. Tác giả: Trần Hoàng 2. Tác phẩm: Trích “Sổ tay du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ” (Trần Hoàng) 3. Đọc, tìm hiểu chú thích: a)Đọc: b)Chú thích: 1, 2, 6, 8, 15, 17… II. Phân tích: 1. Đại ý, bố cục: - Đại ý: Bài văn giới thiệu cảnh đẹp Phong Nha- “Đệ nhất kì quan” của đất nước. - Bố cục: có thể chia theo 2 cách. 2. Phân tích: a. Cảnh động khô Phong Nha: - Xưa vốn là một dòng sông, nay kiệt nước thành hang. - Gọi theo đặc điểm của động. ? Hình dung của em về động khô Phong Nha qua những chi tiết trên? - Là hang động lớn nằm trên núi cao, nhiều nhũ đá, cột đá đẹp, rất hấp dẫn khách tham quan. ? Cảnh động khô Phong Nha gợi liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào mà em biết? - Động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung (Hạ Long) ? Động nước Phong Nha được kể, tả qua những chi tiết nào về qui mô và cảnh sắc? - Qui mô: Là 1 con sông dài chảy suốt ngày đêm; khi vào phải đi bằng thuyền; động chính chứa nhiều buồng, trần buồng thấp nhất là 10m, cao nhất là 40m; có nhiều điều bí mật chưa được khám phá. - Cảnh sắc: Lộng lẫy, kì ảo, thạch nhũ đủ hình khối, màu sắc (côn gà, con cóc, đôt trúc, mâm xôi, cái khánh, ông tiên đánh cờ…) lóng lánh như kim cương, vách động rủ xuống những hàng phong lan xanh biếc; có bãi cát, bãi đá để thuyền ghé lại. ? Nhận xét về trình tự kể và tả? - Từ khái quát (kể những nét chung về qui mô động) đến cụ thể (tả cảnh sắc cụ thể trong động) - Khiến người đọc dễ hình dung. ? Nhận xét về lời văn? - Kết hợp kể, tả với bày tỏ thái độ (chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc, thích thú…không bút nào lột tả hết) - Lời văn vừa chứa thông tin tài liệu, vừa gợi hình, vừa biểu hiện cảm xúc. ? Cảnh ngoài động Phong Nha được tác giả cảm nhận như một “thế giới tiên cảnh”. Em hình dung đó là một cảnh tượng ntn? - Tiên cảnh là nơi cảnh tiên ở - Cảnh đẹp hư ảo, như không có thật, chỉ có trong tưởng tượng. - Cảnh ấy thoát tục. ? Tiên cảnh ngoài động được tăng thêm “chất thơ” bởi âm thanh vang ra từ trong động. Đó là âm thanh b. Động nước Phong Nha: c. Cảnh ngoài động Phong Nha: nào? -Tiếng nước gõ long tong ? Cái cách miêu tả âm thanh đó có gì đặc sắc? - So sánh tiếng nước với “tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt” ? Tác dụng của cách tả này? - Gợi cảm giác về sự huyền bí, thiêng liêng của động nước Phong Nha. ? Nhà thám hiểm khoa học người Anh đã đánh giá ntn về động Phong Nha? - “7 cái nhất: hang dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất”. ? Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó? - Đúng, vì đó là đánh giá của các nhà KH. - Khẳng định “kì quan đệ nhất động” thuộc về Phong Nha. - Phong Nha là thắng cảnh của VN và thế giới. ? Em nghĩ gì về triển vọng của động Phong Nha? - Là nơi hấp dẫn các nhà KH nghiên cứu hang động. - Là điểm du lịch hấp dẫn. - Góp phần giới thiệu đất nước VN với thế giới. ? Qua VB này, em hiểu gì về động Phong Nha? - Là hang động có vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn nhất; là nơi thu hút các nhà KH và khách du lịch bốn phương. ? Cảnh đẹp Phong Nha gợi cho em cảm nghĩ gì về quê hương đất nước? - Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, quí giá. - Yêu mến, tự hào về đất nước. - Sẽ đến thăm Phong Nha, giới thiệu cho mọi người về Phong Nha. ? Nét đặc sắc về NT của VB? - Liệt kê; miêu tả kết hợp biểu cảm… - Lời văn giàu hình ảnh, có gtrị gợi cảm ? Khái quát nội dung? H: Khía quát gtrị nội dung: - Là hang động có vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn nhất; là nơi thu hút các nhà KH và khách du lịch bốn phương. HS đọc ghi nhớ (SGK/148) d. Giá trị của động Phong Nha: - Là hang động có vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn nhất; là nơi thu hút các nhà KH và khách du lịch bốn phương. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: 3. Ghi nhớ: G: Hướng dẫn H làm bài tập Thực hiện bài tập luyện tập ở nhà IV. Luyện tập: IV. Củng cố: Liên hệ những cảnh quan TN đẹp ở địa phương (Vịnh Hạ Long) ? Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước? H: Phát biểu -> Nhận xét V. HDCB: - Hoàn thành BT phần luyện tập - Ôn lại toàn bộ kiến thức ngữ văn học kì II, chuẩn bị cho bài ôn tập tổng hợp. - Soạn : Ôn tập tổng hợp. E. Rút kinh nghiệm: . của động Phong Nha được giới thiệu theo mấy cảnh? - 3 cảnh: Động khô, động nước, cảnh ngoài động. ? Đáng chú ý nhất là cảnh nào? - Động nước. ? Tìm những chi tiết giới thiệu động khô Phong Nha? -. thiệu vị trí địa lí và 2 đường vào động Phong Nha ) Đ2: Tiếp -> cảnh chùa, đất Bụt ( Cảnh tượng động Phong Nha ) Đ3: Phần còn lại ( Giá trị của động Phong Nha ) ?Em đồng ý với cách chia nào?. Tuần 34 Ngày giảng: Tiết 129 Văn bản: Động Phong Nha ( Trần Hoàng ) A. Mục tiêu: - Tiếp tục tìm hiểu thế nào là VB nhật dụng. Bài văn Động Phong Nha đã cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động