Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
72,81 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Như các bạn cũng thấy, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người không ngừng được cải thiện và nâng cao thì các loại sản phẩm dinh dưỡng như sữa ngày càng trở thành loại thức uống cần thiết và được ưa dùng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày. Trên thị trường Việt Nam có nhiều thương hiệu sữa, nhưng có một thương hiệu sữa Việt đã trở nên quen thuộc và gần gũi với nhiều thế hệ người Việt Nam. Đó chính là Công ty cổ phần sữa Việt Nam hay được biết đến nhiều hơn với cái tên VINAMILK. Cũng như bất cứ ngành kinh doanh nào, thị trường sữa cũng có nhiều cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các thương hiệu để dành được vị thế và tình cảm của người tiêu dùng, VINAMILK cũng không nằm ngoài cuộc chiến đó. Vậy VINAMILK đã làm gì để có và giữ được vị thế vững chắc như ngày hôm nay? Chúng tôi hi vọng sẽ phần nào làm rõ được câu hỏi này thông qua bài thảo luận của nhóm mình. Xin cám ơn. I. Đôi nét về thương hiệu VINAMILK 1. Đôi nét về công ty: Công ty sữa VINAMILK là công ty sữa chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Được thành lập trên năm 1976, trên cở sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của chế độ cũ để lại, dưới sự lãnh đạo của bà Mai Kiều Liên- một người phụ nữ tài năng được tạp trí Forbes bầu chọn vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bà đã đưa VINAMILK từ một mô hình nhà máy nhỏ trở thành một thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận cao nhất và được biết đến rộng rãi ở nhiều thị trường trong nước và quốc tế. Vinamilk : Tên đầy đủ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Tên viết tắt: VINAMILK Logo : Vinamilk gồm 2 phần là Vina và Milk. ”Vina” là Việt Nam còn ”Milk” là sữa. Logo mang hình chữ M. ` Trụ sở: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM 2. Một số sản phẩm chính Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã cung cấp cho thị trường trên 200 mặt hàng gồm: - Sữa tươi Vinamilk - Sữa chua ăn Vinamilk - Sữa chua men sống - Kem - Phô mai - Sữa bột dành cho người lớn. Ngoài các sản phẩm trên, Vinamilk còn có các nhãn hiệu độc quyền khác thuộc sở hữu của Vinamilk như : Dielac, Ridielac, Vfresh, sữa đặc ông thọ, Ngôi Sao Phương Nam… Sản phẩm đa dạng của Vinamilk cung cấp không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Mỹ, Canada, Đức, Séc, Balan, Trung quốc, Khu vực Trung đông và khu vực châu Á. II. Môi trường kinh doanh 1. Môi trường bên trong - Vinamilk có ban lãnh đạo giỏi, nhạy cảm với thị trường, hiểu biết rộng về maketing - Đội ngủ quản lý nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm trong ngành, nắm vững nghiệp vụ có thể theo kịp sự thay đổi của thị trường. - Mối quan hệ giữa các bộ phận công ty chặt chẽ, hợp lý - Năng lực nghiên cứu và phát triển theo thị trường mạnh - Đội ngũ marketing có kinh nghiệm phân tích xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, có nhiều sự tương tác với người tiêu dùng thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng. 2. Môi trường bên ngoài a. Môi trường trong nước Ngành sữa Việt Nam được đánh giá là “hot” nhất khu vực khi có mức tăng trưởng trung bình 20% năm. Chừng 60 doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đang vừa phải cạnh tranh nhau vừa phải dè chừng các đối thủ ngoại. Tiềm năng tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam còn cao bởi bình quân một người Việt mới chỉ uống khoảng 20 lít sữa/năm, khá thấp so với mức trung bình trên thế và các quốc gia trong khu vực. Trong nước, ngoài Vinamilk và Nutufood, “miếng bánh” sữa bột dường như đang bị bỏ quên khi các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh ở phân khúc sữa nước. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, các rào cản bảo hộ cho ngành trong sản xuất trong nước thì thị trường sữa của Việt Nam phát triển nhanh chóng với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất trong nước lẫn nước ngoài như Vianmilk, Dutch Lady, Mead Jonhson, Dumex, Nestlé,…. Về lý thuyết, một thị trường cạnh tranh lẽ ra phải mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng tại Việt Nam, lợi ích này chưa được đảm bảo bởi người tiêu dùng còn thiếu thông tin về giá cả, đặc biệt về chất lượng sản phẩm. Hệ thống phân phối còn phân tán và thiếu tổ chức. Do chất lượng sản phẩm nên giá sản phẩm sữa cho trẻ nhỏ ở Việt Nam hiện ở tầm trung so với giá các nhãn hàng cùng loại trong khu vực. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh không chỉ về giá mà còn về cả chất lượng sữa. Môi trường cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng để tồn tại và vươn lên nắm thị phần, bởi phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều là những “ người tiêu dùng thông minh” nên họ có nhiều yêu cầu cao hơn đối với những sản phẩm dinh dưỡng dành cho con em họ. b. Môi trường toàn cầu Theo dự báo của Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) thị trường sữa thế giới sẽ bước vào giai đoạn khan hiếm nguồn cung trong 12 tháng tới do giá sữa gần đây giảm thấp, chi phí thức ăn chăn nuôi cao và thời tiết bất lợi sẽ khiến sản lượng sữa ở những khu vực xuất khẩu tăng chậm lại. Theo báo cáo ngắn hạn, mặt hàng sữa tại EU dự kiến sẽ tăng 1.2% trong năm 2013. Năng suất trung bình tăng lên 6.394 lít vào năm 2012. Trong khi đó phía nhu cầu, các thị trường EU và Hoa Kỳ vẫn trong giai đoạn tăng tiêu thụ vừa phải. Nhu cầu ở những khu vực nhập khẩu khác trong thời gian tới cũng sẽ không tăng mạnh. Tuy nhiên mức tăng cầu vẫn vượt quá mức tăng cung… Như vậy thị trường sữa thế giới vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác cho các công ty sản xuất sữa. III. Một số đối thủ cạnh tranh Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa cùng với sự phát triển thị trường sữa, Vinamilk đang phải đối mặt với không ít các đối thủ không chỉ lâu năm mà còn có những đối thủ mới tiềm năng mới gia nhập. Chúng tôi xin được giới thiệu về hai đối thủ tiêu biểu của Vinamilk. 1. TH True Milk Trong các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk, chúng ta không thể không kể tới TH True Milk - một thương hiệu ra đời năm 2010, muộn hơn rất nhiều so với các thương hiệu sữa khác ở Việt Nam nhưng đã có vị trí khá vững chắc trong lòng người tiêu dùng – là một đối thủ nặng kí của Vinamilk Trong chiến lược kinh doanh của mình, TH True Milk đã sử dụng cho mình chiến lược Đại dương xanh. Chiến lược Đại dương xanh là một chiến lược phát triển và mở rộng thị trường trong đó không có sự cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết bằng cách tạo ra một bước nhảy vọt về giá trị cho cả công ty và khách hàng của mình mà các công ty có thể khám phá và khai thác. Các tiêu chí trong chiến lược Đại dương xanh : + Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, chiến lược xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh + Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không cong hoặc trở nên không cần thiết + Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới + Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị, chi phí + Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược : vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp Bối cảnh gia nhập thị trường sữa Việt Nam của TH True Milk có đầy đủ cả thuận lợi và khó khăn. Khi mà nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam ngày càng tăng cao (20-25%/năm), dân số trẻ và tỷ lệ trẻ sơ sinh cao tạo ra một thị trường tiêu thụ sữa đầy tiềm năng. Hơn nữa, sau vụ việc sữa nhiệm melamine cuối năm 2008, người tiêu dùng càng thêm chú trọng vào chất lượng sữa. Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng đó, TH True Milk cũng vấp phải không ít khó khăn, khi mà các hãng sữa khác đã có chỗ đứng vững vàng trong thị trường, chiếm thị phần lớn trong ngành sữa. Vì thế TH True Milk đã đề ra chiến lược Đại dương xanh với tiêu chí “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa tươi sạch” - TH là True Happiness – hạnh phúc đích thực. Với quy trình sản xuất khép kín, đạt tiêu chuẩn từ đồng cỏ tới khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, TH True Milk đã và đang mang đến cho những người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm sữa “Thật sự thiên nhiên”, ngày càng cạnh tranh hơn với các sản phẩm của Vinamilk. 2. Dutch Lady Dutch Lady Việt Nam là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Friesland Foods nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất sữa và Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (3-2) với tổng vốn đầu tư ban đầu 30 triệu USD. Ngày 28-2-1996 sản phẩm thương mại của Dutch Lady Việt Nam được đưa ra thị trường với nhãn hiệu Cô gái Hà Lan. Tuy sản phẩm thương mại của Dutch Lady Việt Nam ra đời đầu tiên vào năm 1996 nhưng thực ra sản phẩm Cô gái Hà Lan không lạ với người tiêu dùng Việt Nam bởi lẽ sản phẩm này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1924, 150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Baby được nhập khẩu và bán ở Việt Nam vào năm 1924. Ngay từ khi đưa sản phẩm ra thị trường, cộng với bề dày lịch sử ít nhiều còn tiềm ẩn trong lòng người tiêu dùng, chính sách kinh doanh của Dutch Lady Việt Nam đã tạo được ấn tượng nơi người tiêu dùng với chiến lược phân phối “còn xa còn tốt” nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng ở mọi nơi, nhờ đó mà đến nay mạng lưới đại lý của công ty đã trải đều trên khắp cả nước, góp phần đưa thương hiệu này chiếm lĩnh thị phần khá lớn tại Việt Nam. Một số chiến lược cạnh tranh mà Dutch Lady đã sử dụng ở thị trường Việt Nam Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Triển khai tốt chương trình giảm tiêu thụ năng lượng, Công ty Dutch Lady Việt Nam tiết kiệm được hàng tỉ đồng mỗi năm. Cùng với xử lý triệt để nước thải, việc giảm tiêu thụ năng lượng là một trong những chương trình họat động nhằm đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững mà Dutch Lady Việt Nam đang theo đuổi. FrieslandCampina chiếm 30% thị phần sữa tại Việt Nam , mỗi 3 năm doanh số của Dutch Lady lại tăng gấp đôi Chiến lược khác biệt hóa: Với sứ mệnh “ Cải thiện đời sống ’’ , triết lí kinh doanh luôn hướng về cộng đồng , mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam, đặc biệt là của trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và phụ nữ Việt Nam. Các hoạt động xã hội : Chương trình phát triển ngành sữa , khuyến học đèn đom đóm , lập trung tâm Dinh Dưỡng Dutch Lady , chương trình tư vấn dinh dưỡng cho các bậc phụ huynh , chương trình giáo dục dinh dưỡng cộng đồng , các chương trình dinh dưỡng , các dự án hợp tác , chương trình tài trợ du học cho sinh viên … khuếch trương hình ảnh .Các sản phẩm của Dutch Lady thường đi kèm với đồ chơi , đồ dùng , cho trẻ em như cặp xách , mũ , áo , xa đạp … thông qua tích trữ phiếu đổi thưởng hoặc đi kèm sản phẩm . Đó là một vài chiến lược mà Dutch Lady đã sử dụng trong quá trình chiếm lĩnh thị trường sữa Việt Nam IV. Chiến lược cạnh tranh của VINAMILK 1. Mục tiêu Trong dài hạn Vinamilk hướng tới tầm nhìn “ trở thành biểu tượng niềm tin số 1 của Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”. Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng cao nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội. Cụ thể, năm 2013, Vianmilk phấn đấu tổng tăng trưởng khoảng 20% tổng doanh thu, đạt mức 33.000 tỷ đồng. Đến năm 2017 đạt 3 tỷ USD và phấn đấu trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. 2. Chiến lược cạnh tranh Trong nhiều năm qua, chiến lược công ty muốn theo đuổi lâu dài là “ muốn ra biển lớn phải thắng trên sân nhà” hay “ người tiêu dùng hài lòng thì Vinamilk mới yên tâm”. Để thực hiện được những mục tiêu lớn đó, Vinamilk đã tiến hành từng bước một cách hiệu quả dựa trên triết lý kinh doanh với 5 giá trị cốt lõi “chính trực”, “tôn trọng”, “công bằng”, “tuân thủ”, “đạo đức” . Cụ thể: a. Sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm ( phục vụ từ trẻ sơ sinh đến người lớn); phát triển thành một tập đoàn thực phẩm mạng ở Việt Nam. Liên kết với những tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới để hợp tác đầu tư vào Việt Nam để thu hút nguồn vốn và chất xám vào thị trường Vinamilk cũng như thị trường sữa Việt nam => Xâm nhập vào thị trường sữa cao cấp. b. Maketing - Chuyên nghiệp hóa các bộ phận Maketing; quản lý thương hiệu; phân phối sản phẩm. - Đảm bảo tính thong nhất trong quá trình phát triển thương hiệu: thiết kế; sản xuất; nghiên cứu và tiếp thị; … - Tăng cường sử dụng công ty tư vấn; công ty PR tạo ra các cách quảng cáo ấn tượng, nổi bật hình ảnh công ty là chú bò sữa dễ thương thân thiện với trẻ - Tất cả các nhãn hiệu của Vinamilk đều phải có nhân sự theo dõi chặt chẽ. c. Dịch vụ chăm sóc khách hàng - Tăng sự tương tác với khách hàng thông qua các kênh chăm sóc khách hàng - Cung cấp Số điện thoại, dây nóng, các đường link, email nghe ý kiến phản hồi từ phía khách hàng - Tạo các dịch vụ tư vấn về sức khỏe và sản phẩm cho khách hàng d. Quản lý chất lượng. - Chất lượng sữa phải được đặt lên hàng đầu. - Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ ở các khâu: Nguyên liệu; chế biến; thành phẩm; bảo quản và vận chuyển. - Đầu tư theo hường hiện đại đồng bộ; lựa chọn các nước có công nghệ ngành sữa phát triển như: Thụy Điển; Mỹ; Đan Mạch; Hà Lan; Đức; Thụy Sỹ. - Coi trọng chuyển giao công nghệ; là yếu tố quan trọng đem đến thành công. e. Chính sách nguồn nguyên liệu - Tiến đến sử dụng sữa tươi thông qua các trang trại bò sữa của công ty thay vì sữa ngoại nhập. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các khâu chăn nuôi; khai thác sữa;… - Hỗ trợ nông dân nuôi bò; đâò tạo bồi dưỡng kí thuật nuôi bò cho người nông dân đồng thời hướng dấn cách sử dụng công nghệ vào quá trình chăn nuôi và khai thác sữa. Mở rộng quy mô chăn nuôi bò sữa đem lại năng suất sản lượng sữa cao. f. Người lao động - Đảm bảo công việc; thu nhập ngoài lương chính còn có lương chia theo lợi nhuận nếu công ty làm ăn có lãi để thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động. - Thực hiện đầy đủ; quyền lợi; nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Pháp luật - Khen thưởng hợp lý. - Tạo điều kiện để người lao động nâng cao kiến thưc nghiệp vụ. - Đào tạo nhân lực phát triển về chất. - Tuyển; đào tạo nguồn nhân lực cao đáp ứng nhu cầu vận dụng; đáp ứng và sáng tạo khoa học công nghệ kĩ thuật cao; tuyển sinh viên giỏi ở các trường đại học và đi du học vầ chuyên ngành liên quan đến sữa. g. Công tác từ thiện Trong những năm qua, không chỉ tập trung vào khai thác thị trường, Vianmilk còn mang một hình ảnh đẹp tới người tiêu dùng thông qua các hoạt động từ thiện như đến ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bến Tre…, tạo các quỹ học bổng khuyến học. Ủng hộ tích cực cho các quỹ Vì Trường Sa thân yêu, góp đá xây Trường Sa hay 1 triệu ly sữa cho em, Vươn cao Việt nam…. V. Thành tựu đạt được Là một thương hiệu sữa lâu năm, chuyên về sữa lớn nhất Việt Nam, với hơn 30 năm hoạt động, Vinamilk khiến người tiêu dùng không chỉ hài lòng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn ở hoạt động quảng bá bình dân tới tận tay người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng yên tâm. [...]... nổ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh hiểu quả với các nhãn hiệu sữa nước ngoài Vinamilk đang củng cố một cách vững chắc vị trí dẫn đầu thị trường mà khó công ty sữa nào vượt qua được Có lẽ thành công lớn nhất của Vinamilk chính là chiếm được tình cảm và sự tin tưởng của người tiêu dùng Với những gì Vinamilk đã làm được, và những gì vinamilk. .. phẩm của công ty Vinamik đến khắp mọi gia đình chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và là sản phẩm rất khó cạnh tranh Không chỉ trong nước, sản phẩm của Vinamilk khi xuất khẩu sang các nước khác cũng chiếm được khá nhiều cảm tình của người tiêu dùng Minh chứng cho điều này, đó là: 8 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu 136 triệu USD, tương đương khoảng 2.860 tỷ đồng Tính đến nay, Vinamilk. .. kê, Vinamilk đang nằm trong danh sách Mức phổ biến thương hiệu do Kantar Wordpanel công bố chiều ngày 10/5/2013 Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ những tập đoàn thực phẩm trên thế giới cũng như sự trỗi dậy của các công ty trong nước, Vinamilk vẫn tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua để tiếp tục giữ vị trí là công ty sữa hàng đầu Việt Nam Trong khối các doanh nghiệp tư nhân, Vinamilk. .. dùng cả nước) Doanh thu năm 2013 của Vinamilk dự kiến đạt 31.780 tỷ đồng và tăng trưởng giai doạn 2013-2016 là 20% Hiện nay Vinamilk đang được xếp thứ 53 trong số các công ty sữa lớn nhất thế giới Với uy tín và chất lượng đảm bảo của mình, Vinamilk đã trở thành tương hiệu gắn bó với công đồng, rất được nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng Tính đến thàng 5/2013, Vinamilk trở thành thương hiệu đứng... đến nay Năm 2012, Vinamilk tiếp tục đứng thứ 4 trong top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam Theo thống kê, năm 2012, Vinamilk đã đạt doanh thu 27.358 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 180 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước đạt 2.900 tỷ đồng Năm 2012 cũng là năm sản lượng tiêu thụ của Vinamilk đạt được cao nhất từ trước tới nay, với trên 4 tỷ sản phẩm (trong điều kiện Vinamilk không tăng... sữa của Vinamilk nhờ tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Codex (là tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm) vì thế nên đã được xuất khẩu ra thế giới tại 26 quốc gia trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Sri Lanka, Philippin, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông… VI Kết luận Trong những năm qua, mặc dù phải trải qua nhiều cuộc cạnh tranh. .. và sự tin tưởng của người tiêu dùng Với những gì Vinamilk đã làm được, và những gì vinamilk đang xây dựng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về tương lai một thương hiệu của Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường thế giới Đó là Vinamilk NHÓM 1: 1 2 3 4 5 Nguyễn Thị Thu Hương Diêm Thị Trang Nguyễn Ngọc Hải Lê thị Thúy Cao Ngô Minh 6 7 Tạ Khánh Linh Lê Ngọc Anh . một đối thủ nặng kí của Vinamilk Trong chiến lược kinh doanh của mình, TH True Milk đã sử dụng cho mình chiến lược Đại dương xanh. Chiến lược Đại dương xanh là một chiến lược phát triển và mở. chí trong chiến lược Đại dương xanh : + Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, chiến lược xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh + Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà. lĩnh thị trường sữa Việt Nam IV. Chiến lược cạnh tranh của VINAMILK 1. Mục tiêu Trong dài hạn Vinamilk hướng tới tầm nhìn “ trở thành biểu tượng niềm tin số 1 của Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng