Đề Sinh thi vào lớp 10 chuyên HVT (Toán)

4 162 0
Đề Sinh thi vào lớp 10 chuyên HVT (Toán)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT hoà bình kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2009 - 2010 Trờng THPT chuyên Hoàng văn thụ Đề chính thức Môn sinh học Ngày thi: 25/6/2009 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (1,0 điểm) Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao các loài sinh sản hữu tính giao phối lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính? Câu 2. (1,0 điểm) Nguyên tắc bổ sung đợc biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dới đây nh thế nào? Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Câu 3. (1,5 điểm) a) Đột biến gen là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu một số dạng đột biến gen đã học. b) Tại sao đột biến gen thờng có hại cho bản thân sinh vật? Câu 4. (1,5 điểm) Trên một ruộng trồng đậu có các loài sau: Các cây đậu, cỏ dại, sâu ăn lá cây đậu, vi khuẩn nốt sần rễ cây đậu. a) Xác định mối quan hệ sinh thái giữa các loài kể trên. b) Trong các mối quan hệ trên, những mối quan hệ nào có thể ảnh hởng mạnh đến năng suất cây đậu? Vì sao? Câu 5. (2,0 điểm) Một cặp vợ chồng bình thờng, sinh con trai đầu lòng mắc bệnh máu khó đông (Biết rằng quá trình giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh diễn ra bình thờng). a) Giải thích và viết sơ đồ lai minh họa cho trờng hợp nói trên. b) Xác suất cặp vợ chồng đó sinh ngời con thứ hai bị mắc bệnh máu khó đông là bao nhiêu phần trăm? Câu 6. (3,0 điểm) Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông đen giao phối với nòi gà thuần chủng chân cao, lông trắng. ở F 1 thu đợc 100% gà có kiểu hình chân thấp, lông đốm. Tiếp tục cho gà F 1 giao phối với nhau đợc F 2 (các gen quy định chiều cao chân và màu lông di truyền độc lập). a) Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F 2 . b) Muốn xác định gà chân thấp ở F 2 có kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp thì phải làm thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa. c) Trình bày sự khác nhau giữa quy luật di truyền quy định chiều cao chân và quy luật di truyền quy định màu lông ở gà nói trên? Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh Phòng thi Giám thị 1 (Họ tên và chữ ký) Giám thị 2 (Họ tên và chữ ký) Sở gD&ĐT hoà bình Dự thảo Hớng dẫn chấm thi Vào lớp 10 chuyên Hoàng Văn Thụ năm học 2009 - 2010 môn: sinh học Câu ý Nội dung Điểm 1 (0,25) Là sự tổ hợp lại các gen, trên cơ sở đó tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) 0,25 (1) (2) 1 (1,0đ) 2 (0,75) - Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các NST, của các cặp gen tơng ứng từ đó tạo nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Các loại giao tử này khi đợc tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST, dẫn tới sự tổng hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu hình mới ở thế hệ con. - Đối với sinh sản vô tính, không có quá trình giảm phân, phát sinh giao tử; sự hình thành cơ thể con không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. 0,25 0,25 0,25 2 (1,0đ) 1 (0,5) - Gen (một đoạn ADN) mARN: mARN đợc tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen (một đoạn của phân tử ADN) theo nguyên tắc bổ sung: A của gen liên kết với U của môi trờng nội bào, T của gen liên kết với A của môi trờng nội bào, G của gen liên kết với X của môi trờng nội bào, X của gen liên kết với G của môi trờng nội bào (A, U, G, X của môi trờng nội bào là các ribônuclêôtit). - Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các ribônuclêôtit trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. 0,5 2 (0,5) - mARN Prôtêin: Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, G liên kết với X (A, U, G, X là các ribônuclêôtit). - Trình tự các ribônuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. 0,5 3 (1,5đ) a. (1,0) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Một số dạng đột biến gen: + Mất 1 cặp nuclêôtit + Thêm 1 cặp nuclêôtit + Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. - Ví dụ minh hoạ: + Đột biến gen bạch tạng ở lúa làm mất khả năng tổng hợp diệp lục tố. + Đột biến hồng cầu hình liềm ở ngời dẫn tới thiếu máu trầm trọng + Đột biến mù màu hồng lục, máu khó đông ở ngời 0,25 0,25 0,5 b. (0,5) - Vì nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 0,5 4 (1,5đ) a. (0,5) - Quan hệ cùng loài: giữa các cây đậu, giữa các cây cỏ dại cùng loài, giữa các loại sâu ăn lá cây đậu cùng loài (có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh). - Quan hệ khác loài: + Hỗ trợ (Cộng sinh): Cây đậu và vi khuẩn nốt sần rễ cây đậu + Đối địch (Cạnh tranh): Cây đậu và cỏ dại + Đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác): Sâu ăn lá cây đậu và cây đậu. 0,5 b. (1,0) - Làm tăng năng suất cây đậu: Hỗ trợ (Cộng sinh) giữa cây đậu và vi khuẩn nốt sần rễ cây đậu. Vì cây đậu cung cấp nớc, muối khoáng cho vi khuẩn nốt sần, vi khuẩn nốt sần phá vỡ liên kết bền vững của nitơ phân tử (N 2 ), tổng hợp chất đạm cung cấp cho cây đậu phát triển. - Làm giảm năng suất cây đậu: + Đối địch (Cạnh tranh) giữa cây đậu và cỏ dại. Vì cỏ dại cạnh tranh với cây đậu về nguồn dinh dỡng, ánh sáng mặt trời + Đối địch (Sinh vật ăn sinh vật khác) giữa sâu ăn lá cây đậu và cây đậu. Vì sâu ăn lá cây đậu, làm cho khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ của cây đậu giảm mạnh. 0,5 0,25 0,25 a. (1,5) - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. - Quy ớc: Gen H: Quy định kiểu hình bình thờng Gen h: Quy định kiểu hình máu khó đông Kiểu gen X H X H , X H X h : Nữ bình thờng Kiểu gen X h X h : Nữ bị bệnh máu khó đông Kiểu gen X H Y : Nam bình thờng 0,25 0,25 5 (2,0đ) Kiểu gen X h Y: Nam bị bệnh máu khó đông - Ngời con trai đầu lòng bị bệnh máu khó đông có kiểu gen X h Y phải nhận 1 giao tử X h từ mẹ, 1 giao tử Y từ bố mẹ có kiểu hình bình thờng, kiểu gen: X H X h ; Bố có kiểu hình bình thờng, kiểu gen: X H Y - Sơ đồ lai: Bố, mẹ: X H Y x X H X h (bình thờng) (bình thờng) Giao tử: X H , Y X H , X h Các con: X H X H , X H X h , X H Y , X h Y Nữ bình thờng Nam bình thờng Nam bị bệnh máu khó đông 0,5 0,5 b. (0,5) - Theo sơ đồ lai ở phần a): Cặp vợ chồng đó sinh con có thể có 4 kiểu gen là: X H X H , X H X h , X H Y , X h Y Kiểu hình: Nữ bình thờng Nam bình thờng Nam bị bệnh máu khó đông Xác suất cặp vợ chồng đó sinh ngời con thứ hai bị mắc bệnh máu khó đông là 1/4 hay 25%. 0,5 6 (3,0đ) a. (1,5) - P TC , khác nhau về 2 cặp tính trạng tơng phản, các gen quy định chiều cao chân và màu lông di truyền độc lập. + Xét tính trạng về chiều cao chân: F 1 đồng tính và biểu hiện tính trạng 1 phía (bố hoặc mẹ) chân thấp. Tính trạng về chiều cao chân di truyền theo quy luật di truyền Menđen và tính trạng chân thấp là trội hoàn toàn so với tính trạng chân cao. Quy ớc: gen A - chân thấp; gen a chân cao. + Xét tính trạng về màu lông: F 1 đồng tính và biểu hiện tính trạng trung gian Tính trạng về màu lông di truyền theo quy luật di truyền trội không hoàn toàn. Quy ớc: B lông đen, b lông trắng. + P TC chân thấp, lông đen có kiểu gen AABB + P TC chân cao, lông trắng có kiểu gen aabb - Sơ đồ lai: P TC : chân thấp, lông đen x chân cao, lông trắng AABB aabb G P : AB ab F 1 : AaBb (100% gà chân thấp, lông đốm) F 1 x F 1 : chân thấp, lông đốm x chân thấp, lông đốm AaBb AaBb G F1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 2 : Tỉ lệ kiểu gen: Tỉ lệ kiểu hình: 1 AABB 2 AaBB 3 chân thấp, lông đen 2 AABb 4 AaBb 6 chân thấp, lông đốm 1 AAbb 2 Aabb 3 chân thấp, lông trắng 1 aaBB 1 chân cao, lông đen 2 aaBb 2 chân cao, lông đốm 1 aabb 1 chân cao, lông trắng 0,5 0,5 0,5 b. (0,75) - Gà chân thấp ở F 2 có kiểu hình trội, có 2 kiểu gen là thuần chủng (đồng hợp tử - AA) hoặc không thuần chủng (dị hợp tử Aa). Muốn xác định có thuần chủng hay không ta sử dụng phép lai phân tích: + Nếu kiểu hình của con lai đồng loạt giống nhau (100% chân thấp) gà chân thấp F2 đem lai có kiểu gen thuần chủng (đồng hợp tử - AA). + Nếu kiểu hình của con lai phân ly với tỷ lệ xấp xỉ 1 trội : 1 lặn (1 chân thấp : 1 chân cao) gà chân thấp F2 đem lai có kiểu gen không thuần chủng (dị hợp tử - Aa) 0,5 0,25 - Sơ đồ lai 1: P B : chân thấp (AA) x chân cao (aa) G PB : A a F B : Aa (100% chân thấp) - Sơ đồ lai 2: P B : chân thấp (Aa) x chân cao (aa) G PB : A, a a F B : 1AA : 1 Aa (1 chân thấp) (1 chân cao) c. (0,75) 0,25 0,25 0,25 Ghi chú: Học sinh có thể trình bày, giải thích hoặc giải bài toán bằng cách khác, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn Nếu P TC về cặp tính trạng tơng phản (A, a): - F 1 : Đồng tính trội (Aa) - F 2 : Tỷ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn với tỷ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa - F 1 : Đồng tính trung gian (Aa) - F 2 : Tỷ lệ kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn với tỷ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa Phép lai phân tích đợc dùng trong tr- ờng hợp: Kiểm tra kiểu gen của cá thể trội là thuần chủng (đồng hợp tử) hay không thuần chủng (dị hợp tử). Không cần sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cá thể trội là thuần chủng (đồng hợp tử) hay không thuần chủng (dị hợp tử) vì mỗi kiểu hình ứng với 1 kiểu gen. . kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2009 - 2 010 Trờng THPT chuyên Hoàng văn thụ Đề chính thức Môn sinh học Ngày thi: 25/6/2009 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề. thí sinh Số báo danh Phòng thi Giám thị 1 (Họ tên và chữ ký) Giám thị 2 (Họ tên và chữ ký) Sở gD&ĐT hoà bình Dự thảo Hớng dẫn chấm thi Vào lớp 10 chuyên Hoàng Văn Thụ năm học 2009 - 2 010 môn:. gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (1,0 điểm) Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao các loài sinh sản hữu tính giao phối lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính? Câu

Ngày đăng: 13/06/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan