1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

van 7 -t100,101 ma tran moi

5 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

NGỮ VĂN 7 - TIẾT 100, 101: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TẠI LỚP GV : Hoàng Thị Lâm Nho –THCS Nguyễn Du I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA : Kiểm tra những kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng bao gồm các nội dung: - Kiểm tra kiến thức chung về văn nghị luận: Đặc điểm của văn nghị luận,đề văn nghị luận, bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. - Luyện tập về cách làm bài tập làm văn lập luận chứng minh, kiến thức văn, tiếng việt có liên quan đến bài làm để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể. II.HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kết hợp trắc nghiệm và tự luận. - Cách kiểm tra : HS làm bài trắc nghiệm và tự luận trong 90phút. III. MA TRẬN: Mức độ Trắc nghiệm Tự luận Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đặc điểm của văn nghị luận Nắm được khái niệm văn bản nghị luận. 1câu-0,5đ- 5% §ặc điểm chung của văn bản nghị luận bao gồm :luận điểm , luận cứ và lập luận. 1câu -0,5đ-5% - 2 câu - 1.0đ - 10% Đề văn nghị luận Nắm được đặc điểm của đề bài văn nghị luận. 1câu -0,5đ-5% - 1 câu - 0.5đ - 5% Bố cục và phương pháp lập luận trong Nắm được bố cục chung của một bài văn nghị - 1 câu - 0.5đ - 5% 1 văn NL. luận. 1câu -0,5đ -5% Bài lập luận chứng minh Nắm được đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận. 1câu -0,5đ-5% Nắm các bước làm bài lập luận chứng minh. 1câu-0,5đ-5% Làm bài văn lập luận chứng minh hoàn chỉnh. 1câu -7đ- 70% TN - 2 câu - 1.0đ - 10% TL -1 câu -7đ - 70% Tổng số Số câu Số điểm Tỉ lệ 3 1,5 15% 3 1,5 15% 1 7 70% TN TL 6 1 3 7 30% 70% IV ĐỀ KIỂM TRA: Phần trắc nghiêm: (3 đ - Mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 : Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh khái niệm văn nghị luận : Văn nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một , nào đó . Muốn thế văn nghị luận phải có rõ ràng, có , thuyết phục. Câu 2: Nối nội dung ở hai cột A,B sao cho chính xác: A B 1. Luận điểm 1. Là các lí lẽ dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm. 2. Luận cứ 2. Là sự tổ chức các luận điểm, luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận 3. Lập luận 3. Là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra ở trong bài văn nghị luận Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án đúng nhất: a. Đề văn nghị luận nêu ra một vấn đề để bàn bạc, đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình. 2 b. Đề văn nghị luận nêu ra một sự việc ,yêu cầu người viết phải trình bày cảm xúc về sự việc đó. c. Đề văn nghị luận nêu ra yêu cầu tái hiện về một sự vật hay con người. Câu 4: Điền nội dung khái quát từng phần của bố cục một bài văn nghị luân. a. Mở bài: b. Thân bài: c. Kết bài: Câu 5 : Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh khái niệm lập luận chứng minh: Chứng minh là phép lập luận dùng những và chân thực, đã được để chứng tỏ là đáng tin cậy. Câu 6: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án đúng nhất : a. Làm bài văn nghị luận chứng minh phải qua các bước là : Tìm ý, lập dàn bài, viết bài, kiểm tra lại và sửa. b. Làm bài văn nghị luận chứng minh phải qua các bước là : Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, kiểm tra lại và sửa. c. Làm bài văn nghị luận chứng minh phải qua các bước là : Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài. Phần tự luận:(7đ) Chân lý: Đoàn kết là sức mạnh đã được nhân dân Việt Nam thể hiện trong câu ca dao: “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Chân lý ấy đã được thể hiện trong thực tế đời sống như thế nào? V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM: Phần trắc nghiệm(3 đ - Mỗi câu đúng 0,5đ): Câu1: Điền các từ theo thứ tự: 3 Văn nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó . Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Câu2: Nối nội dung ở hai cột A1 - B 3 , A2 - B 1 , A3 - B 2 , Câu3: Khoanh tròn vào phương án ở câu a. Câu4: Điền nội dung khái quát từng phần của bố cục một bài văn nghị luân như sau: a. Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa với đời sống xã hội. (Luận điểm xuất phát, tổng quát) b. Thân bài :Trình bày nội dung chủ yếu của bài. c. Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng , thái độ, quan điểm. Câu5: Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh khái niệm lập luận chứng minh như sau: Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ và bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy. Câu6: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án b. Phần tự luận:(7đ) I. Yêu cầu về kĩ năng: 1,5 đ - Làm đúng kiểu bài lập luận chứng minh.(0,5đ) - Bố cục đầy đủ , rõ ràng.(0,5đ) - Ngôn ngữ trong sáng, phù hợp kiểu bài, chữ viết – trình bày sạch sẽ, rõ ràng.(0,5đ) II. Yêu cầu về kiến thức: 5,5 đ a. Mở bài: Nêu luận đề (Vấn đề nghị luận): Sức mạnh của đoàn kết .(0,5đ) b. Thân bài: Xác định triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm và dẫn chứng sau: - Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong lao động .Dẫn chứng: đắp đê, chống lụt, cứu hoả, xây dựng công trình (1,5đ) - Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm.Dẫn chứng các cuộc đấu tranh và chiến thắng chống giặc ngoại xâm trên đất nước ta.(1,5đ) - Sức mạnh đoàn kết trong học tập: rèn luyện bản thân.Dẫn chứng.(1,5đ) ( Dẫn chứng đưa ra phải chính xác, tin cậy được chọn lựa phân tích. Lời văn trình bày cần mạch lạc, tránh liệt kê khô khan hay lạc sang miêu tả ,biểu cảm.) 4 c. Kết bài: Bài học đoàn kết đối với học sinh. Tránh làm mất đoàn kết hoặc đoàn kết một chiều xuê xoa, không đẩy mạnh phê bình, tự phê bình .Trong phê bình cần thân ái, nhưng nghiêm khắc. (0,5đ) 5 . chứng minh hoàn chỉnh. 1câu -7 - 70 % TN - 2 câu - 1.0đ - 10% TL -1 câu -7 - 70 % Tổng số Số câu Số điểm Tỉ lệ 3 1,5 15% 3 1,5 15% 1 7 70% TN TL 6 1 3 7 30% 70 % IV ĐỀ KIỂM TRA: Phần trắc. trắc nghiệm và tự luận. - Cách kiểm tra : HS làm bài trắc nghiệm và tự luận trong 90phút. III. MA TRẬN: Mức độ Trắc nghiệm Tự luận Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đặc. NGỮ VĂN 7 - TIẾT 100, 101: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TẠI LỚP GV : Hoàng Thị Lâm Nho –THCS Nguyễn Du I.

Ngày đăng: 13/06/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w