1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải đề thi kiểm toán hoạt động

11 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

Giải đề thi kiểm toán hoạt động Câu 1: Nội dung của Kiểm toán tính hiệu lực của hoạt động cung ứng: 1. Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng • Thứ 1: Phân cấp quản lí hoạt động cung ứng Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận cung ứng cần được phân cấp phù hợp với yêu cầu quản lý. Để thực hiện việc phân cấp này cần giải quyết 2 vấn đề: -xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc của từng đơn vị để hình thành các mô hình phân cấp - trao các quyền hạn và trách nhiệm cụ thể về cung ứng cho từng loại đơn vị • Thứ 2: Quan hệ giữa bộ phận vật tư với các bộ phận khác Đây là mqh trực tiếp giữa bộ phận vật tư với các bp chủ yếu sau: 1, Các bp dùng vật tư& các DV 2, Các bp kĩ thuật nghiên cứu : Phụ trách các vđ liên quan trực tiếp đến trình tựu và pp điều hành về công nghệ như chất lượng vật tư , dv đầu vào và sp đầu ra 3, Bp tiêu thụ có qh chặt chẽ với bp cung ứng trong qtrình xác định và điều hành hđ cung ứng cả về khối lượng tiêu thụ dự kiến qua từng thời kì và chất lượng sp cần có trong quan hệ với nguyên liệu, vật liệu or dv đầu vào. 4, Bp kế toán : có quan hệ tới việc xử lý thông tin qua mỗi lần mua ,ngoài ra còn tham gia kiểm soát suốt qt mua về các mạ liên quan đến nguồn tài chính , giá cả, thanh toán và các lợi ích liên quan đến quá trình cung ứng. 5, Hoạt động dự trữ : có qh chặt chẽ với cung ứng , làm cầu nối trung gian giữa cung ứng với hoạt động cơ ban( sx và tiêu thụ) và chiến lược dự trữ qh thị trường với nhu cầu hđ, ví dụ quản lí kho bãi • Thứ 3: Thống nhất quản lí hoạt động cung ứng: - hđ cung ứng Là quá trình phối kết hợp giữa nhiều hoạt động cụ thể trong sự chỉ đạo thống nhất và do nhiều bộ phận đảm nhiệm -Mục tiêu là tạo ra sự kết hợp tối ưu trên cơ sở sd hữu hiệu các quy trình cà pp kĩ thuật đã dự tính cũng những kquả n/cứu về n/vụ ; giảm thiểu chi phí mua, nâng cao chất lượng ,hiệu quả của toàn bộ hoạt động ; tạo đươc sự đồng thuận nội bộ và tăng cường trách nhiệm , năng lực kĩ năng của nhân viên. • Thứ 4 Địa vị pháp lí của người phụ trách hoạt động cung ứng cần - Đảm bảo khả năng tập hợp các bộ phận có liên quan đến hđcư. - Có đủ khả năng và thẩm quyền thu hút các cá nhân có đủ năng lực . - Tạo ra được mức độ độc lập và vị trí thích hợp cho quan hệ có hiệu quả với các thành viên bộ phận cung ứng và các nhân viên khác có liên quan . Trong quan hệ đó người phụ trách chung hoạt động này phải là một trong những người thuộc bộ máy lãnh đạo cao nhất trong đơn vị • Thứ 5 Vấn đề bất kiêm nhiệm Yêu cầu chung là cách li thích hợp các trách nhiệm trước các nghiệp vụ có liên quan trong cùng một chu trình nghiệp vụ Trong hoạt động cung ứng một người không được kiêm nhiệm nhiều bước công việc khác nhau như Giữa đặt hàng với cung ứng / Giữa cung ứng với đặt hàng / Giữa nhận hàng với lưu kho / Giữa cung ứng nhận hàng với thanh toán 2. Đánh giá quản trị tác nghiệp hoạt đọng cung ứng 2.1 ước tính nhu cầu Để đánh giá hiệu lực qtri nộ bộ hq hđ và hiệu năng qli cần kđ: Tính khoa học của phương pháp ước tính nhu cầu; Trình tự và phương pháp điều hành trong quan hệ với việc thông tính kịp thời cho bộ phận cung ứng ; Tính pháp lí của việc xác định nhu cầu. * Những yếu tố làm căn cứ xác định nhu câù  Chương trình mục tiêu của hoạt động để xác định qui mô cơ cấu và thời gian cung ứng từng loại vật tư hoặc dịch vụ cụ thể  Định mức sử dụng và dự trữ cùng các tiêu chuẩn kic thuật và trách nhiệm của các bộ phận kĩ thuật vật tư dự trữ  Những dự án riêng cần đến những vật tư dịch vụ đặc biệt  Nhu cầu dự trữ bình thường hoặc đặc biệt được tính toán trên cơ sở khoa học  Nhu cầu khác do các bộ phận trong đơn vị đặt ra -xét duyệt yêu cầu mua bao gồm 2 loại công việc  Kiểm tra lại các thông tin ở tầm cao hơn và yêu cầu bổ sung khi cần xét đến  Kí duyệt hoặc bác bỏ yêu cầu nếu không sửa đổi hoặc bổ sung làm rõ được các vấn đề cần đặt ra Trong KTHĐ xét duyệt cần được đánh giá trên 2 mặt Pháp lí : đánh giá quản trị nội bộ hoạt động cung ứng thường quan tâm nhiều tới cả địa vị pháp lí của người xem duyệt và cả thủ tục pháp lí qua quá trình xét duyệt Nghiệp vụ : xét và duyệt được gắn kết như 2 mặt của 1 vấn đề và đều cần được thực hiện ở tầm cao hơn với ý nghĩa kết nối nhiều mối liên hệ trên phạm vi rộng Mục tiêu của quá trình xét duyệt  Mức đầy đủ của chương trình có nhu cầu vật tư dịch vụ cụ thể  Độ tin cậy của các thông tin cơ sở về nhu cầu mua  Mức đầy đủ và kịp thời của việc cung cấp thông tin liên quan đến nhu cầu hàng hóa  Mức công khai hóa và đồng thuận với các bộ phận có liên quan và mức minh bạch hóa trong quan hệ với lợi ích của hoạt động  Khả năng mua hàng hóa trên thị trường và khả năng thay thế  Lợi ích chung của hoạt đông cùng những lợi ích và khả năng thay thế  Khả năng thanh toán trong kì này và trong tương lai Đánh giá việc ủy quyền mua (của ban giám đốc)  Khẳng định hàng hóa trong yêu cầu mua không có trong đơn vị  Khả năng sản xuất tại chỗ loại cần mua  Khả năng mua được mặt hàng theo yêu cầu  Việc xét duyệt trước khoản ngân sách mua hàng  Nguồn tài chính cho việc chi trả tiền hàng  Thủ tục ủy quyền 2.2 tìm kiếm thị trường  Tìm hiểu hồ sơ về các nhà cung ứng chiến lược của đơn vị  Cập nhật các thông tin mới về thị trường qua quảng cáo niên giám cacs bản tin hoặc tạp chí chuên nghành  Tiếp xúc với các đại diện nhà cung ứng để tìm hiểu thông tin về sản phẩm và tạo thiện cảm với những đại diện này  Tìm hiểu số lượng người cung cấp thông tin về nhà cung ứng mới cũng như những đối tác của nhà cung ứng này 2.3 lựa chọn nhà cung ứng Những tiêu chuẩn chính để lựa chọn nhà cung ứng o Yếu tố số lượng vật tư khối lượng dịch vụ o Yếu tố chất lượng vật tư dịch vụ cần mua o Yếu tố giá cả trong quan hệ với các dịch vụ kèm theo Các phương pháp đánh giá nhà cung ứng o Phương pháp phân loại nhà cung cấp o Phương pháp chấm điểm có hệ số Vấn đề kết hợp của phương án mua o Kết hợp giữa phương thức mua trực tiếp với phương thức mua từ bán buôn o Kết hợp những nhà cung ứng khác nhau để đảm bảo tính an toàn của hoạt động cung ứng và tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung ứng 2.4 chuyển giao đơn đặt hàng Đơn đặt hàng đã được xây dựng chính thức và chuyển giao cho nhà cung ứng o Nhà cung ứng cần chuyển trả lại một bản sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục chấp nhận o Những thông tin về đơn đặt hàng cần được chuyển giao cho Bộ phận sử dụng Bộ phận dự trữ Bộ phận thu nhận Bộ phận kế toán 2.5 theo dõi thực hiện đơn đặt hàng o Bộ phận cung ứng phải thực hiện việc theo dõi cho tới khi nhận hàng để thực hiện đúng thời hạn cung ứng đã được thỏa thuận o Trình tự thực hiện tùy thuộc vào mức độ hệ trọng của việc cung ứng cụ thể o Cần gặp gỡ nhà cung ứng để nắm bắt và cùng tháo gỡ những khó khăn có thể nảy sinh 2.6 tiếp nhận hàng o Bộ phận tiếp nhận hàng chịu trách nhiệm xem xét vật tư hoặc dịch vụ được cung cấp cả về số lượng và chất lượng o Những vấn đề phát sinh qua kết quả kiểm soát cần chuyển ngay cho nhà cung ứng để giải quyết kịp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động o Bộ phận cung ứng phải làm trung gian giữa người sử dụng với nhà cung ứng để đưa ra giải pháp thích hợp như trả lại toàn bộ hay từng phần lượng hàng đang giao nhận điều chỉnh lại giá cả xử phạt người vận chuyển … tùy tình huống và nguyên nhân cụ thể 2.7 thanh toán tiền hàng Bộ phận vật tư cần tập hợp và chuyển đủ cho bộ phận thủ quỹ những giấy tờ hợp lệ minh chứng cho sự hoàn tất của hoạt động  Đơn yêu cầu mua  Giấy đặt hàng  Phiếu nhận hàng  Hoa đơn của nhà cung ứng Bộ phận vật tư kết hợp với bộ phận kế toán kiểm tra lại các chứng từ này cả về sự đồng bộ lẫn tính hợp lí và chính xác của các thông tin trên chứng từ này 3. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ hoạt đông cug ứng Việc đánh giá hoạt động được thực hiện đồng bộ cho toàn bộ cuộc kiểm toán Tuy nhiên cũng tùy theo mục tiêu và tính chất của từng cuộc kiểm toán việc xây dựng chương trình kiểm toán và thực hiện đánh giá này có thể bao gồm  Đầy đủ cả về nội dung đánh giá theo những tiêu chí cụ thể (với kiểm toán chuyên đề về cung ứng )  Đánh giá sơ bộ trong từng hoạt động cụ thể (của cuộc kiểm toán toàn diện) Yêu cầu của tiêu chí này cần được đặt trên cả 2 mặt  Hiệu lực quản trị  Đánh giá chung toàn bộ hoạt động Do vậy các tiêu chí cần được cụ thể đồng thời nhất quán với định hướng chung của cuộc kiểm toán. Câu 2: a, Sai: Đặc điểm chung của hoạt động sản xuất chính là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, lao động, sử dụng các phương tiện, thiết bị để tạo ra sản phẩm dịch vụ hoàn thành và cung cấp cho khách hàng. Để đạt được mục tiêu quản lý nhằm tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực và giảm chi phí sản xuất thì kiểm toán hoạt động không những chỉ phải xem xét tính hiệu quả của các nguồn lực trong quá trình sản xuất cũng như sự tuân thủ về các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động sản xuất mà còn phải đặc biệt quan tâm đến độ tin cậy về thông tin của chi phí sản xuất qua đó lựa chọn nguồn lực tối ưu với chất lượng cao và chi phí thấp cho doanh nghiệp. b. Đúng: Là một loại hình hoạt động kiểm toán, quá trình kiểm toán hoạt động cũng phải trải qua ba giai đoạn chung của hoạt động kiểm toán đó là: chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên do tính đặc thù là thường do kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán nhà nước thực hiện nên trong quy trình kiểm toán hoạt động thường có cả giai đoạn kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Các giai đoạn này cũng thường chịu sự chi phối chung của kế hoạch kiểm toán hàng năm hoặc là chiến lược kiểm toán dài hạn đã được xây dựng trước. c. Đúng: Xác lập tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với đối tượng kiểm toán là một nội dung đặc thù của kiểm toán hoạt động. tiêu cụ thể (số gốc), với những thuộc tính không thể lượng hóa được thì tiêu Nguyên nhân là do đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng nên việc xác định tiêu chuẩn phù hợp là rất cần thiết. Với những thuộc tính có thể lượng hóa được, tiêu chuẩn này phải là một chỉ chuẩn này là một quy tắc cụ thể (quy tắc gốc). Nhờ có việc đo lường kết hợp với các trắc nghiệm tần suất, so sánh các chỉ tiêu thực tế với các tiêu chuẩn đã được xác lập cùng với các phương pháp tổng hợp khác mà kiểm toán hoạt động mới có thể thực hiện được chức năng của mình từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu lực quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. Câu 3( giống c4 trang 68 sbt) 1. – Thu thập tài liệu về chính sách cung ứng sản phẩm đầu vào của siêu thị: Ai là người chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho? Điều kiện nhập kho của sản phẩm là gì? Danh mục sản phẩm cần nhập, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã với sp của từng kho,hóa đơn mua hàng và vận chuyển hàng của từng kho… - Quan sát trực tiếp lượng hàng đã nhập về xem có đúng tiêu chuẩn, chủng loại, quy cách không. - Gửi thư xác nhận yêu cầu nhà cung cấp xác nhận lại số hàng đã cung ứng cho siêu thị: tên, số lượng, đặc trưng của sản phẩm… - Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan: thủ kho, nhân viên bộ phận kho… và yêu cầu giải thích về nếu có sự sai lệch về chủng loại, quy cách sản phẩm. 2. - Thu thập tài liệu về chính sách cung ứng của siêu thị: thời hạn cung ứng, mức cung ứng cho từng thời điểm, chính sách thưởng, phạt nếu cung ứng đúng hoặc sai thời hạn…; kế hoạch cung ứng của DN, sổ kho: xem xét số lượng tồn kho vs thời gian tồn kho của các sp, thống kê lượng khách hàng đặc biệt là trong những ngày lễ. So sánh: nhu cầu của KH thực tế so với ước tính nhu cầu của DN - Chọn mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra và đối chiếu với sổ sách kế toán về ngày nhập kho sản phẩm - Phỏng vấn thủ kho, kế toán về thực trạng cung cấp sản phẩm của nhà cung cấp, nv BH 3, . 2 trường hợp:- đặt mua loại A nhưng nhập về có cả B,C. – so sánh giữa dơn đặt hàng, hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho hoặc kiểm kê - Mua A, nhập về A nhưng kém chất lượng.+ bộ phận cung ứng biết: xem xét tài liệu bộ phận cung ứng + thực nghiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa +Thực nghiệm: so sánh giá cả của sản phẩm cùng kỳ năm trước và so sánh với giá của các siêu thị khác + Thu thập tài liệu về giá nhập kho sản phẩm các tháng trong năm, báo giá của đơn vị cung ứng, đối chiếu và so sánh +Phỏng vấn thủ kho về thực trạng tăng giá tại thời kỳ cao điểm; khách hàng quen: đánh giá của họ về chất lượng sp; bộ phận KCS(nếu có): chất lượng SP nhập L, xác minh tài liệu: đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng để xem xét chủng loại. Kiểm kê để biết chủng loại sp Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan: thủ kho, nhân viên bộ phận kho… và yêu cầu giải thích về nếu có sự sai lệch về chủng loại, quy cách sản phẩm. M, th1: ước tính đúng, nhập hàng muộn xem xét: đơn đặt hàng, hóa đơn mua hàng so với ước tính nhu cầu th2: ước tính sai=> nhập sai thời gian phỏng vấn: bộ phận kế hoạch về căn cứ ước tính, bộ bán hàng có đủ hàng bán k? bộ phận kho: hàng có thường xuyên bị thiếu hay k? n. Xác minh tài liệu: giá cả trong hồ sơ chào hàng, hợp đồng mua hàng, xem xét hồ sơ chào hàng,báo giá của các nhà cung cấp khác trên thị trường. Thực nghiệm: tìm hiểu giá cả của hàng hóa cùng loại trên thị trường So sánh: giá của các mặt hàng so với giá thị trường, so sánh giá thực tế vs báo giá của ncc. Câu 4: Xác định nguyên nhân và giải pháp cải thiện tình hình: 1. Nguyên nhân có thể là do lỏng lẻo trong cơ chế nhập kho hàng hóa, sự vô trách nhiệm của thủ kho đối với nhà cung cấp lâu năm dẫn đến sự sai khác trong chủng loại hàng hóa nhập về hoặc cũng có thể do thủ kho thông đồng, liên kết với nhà cung cấp để tư lợi riêng. Để khắc phục tình trạng này cần lập tức đề nghị thủ kho giải trình sự việc, nếu sai sót thuộc về cá nhân thủ kho thì tùy theo quy chế của từng doanh nghiệp mà kiểm điểm, phạt bồi thường, trừ lương hoặc cho thôi việc. 2. Việc mua hàng bị muộn có thể là do chính sách cung cấp của siêu thị chưa quy định rõ mức bồi thường đối với đơn hàng sai ngày nhập hoặc mức bồi thường chưa đáng kể. Mua hàng muộn cũng có thể do bộ phận cung ứng của siêu thị chưa hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị cung ứng giao hàng muộn do siêu thị chưa thanh toán hoặc chưa thống nhất được các khoản trong hợp đồng cung ứng. Ban quản trị cần xem xét lại chính sách, quy chế trong việc cung ứng, nhập kho của đơn vị, nên quy định rõ mức xử phạt đối với đơn hàng giao sai hẹn đồng thời cũng cần nâng cao năng lực của bộ phận cung ứng bằng việc đào tạo bồi dưỡng thêm nhân viên, tuyển nhân viên mới, có chính sách khen thưởng, đãi ngộ phù hợp. 3. Giá mua hàng cao hơn có thể là do đơn vị cung ứng ép giá siêu thị do nguồn hàng khan hiếm. Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp nên tạo mối quan hệ thân thiết hơn với nhà cung ứng, ký các chính sách mua hàng dài hạn với mức giá thỏa thuận ổn định. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm thêm nhà cung cấp mới với mức giá hợp lý hơn để chủ động về nguồn hàng cung ứng ra thị trường trong thời kỳ cao điểm. Câu 5: Nhận xét hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý hoạt động cung ứng của siêu thị: Hệ thống quản trị nội bộ của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế dẫn đến sai sót trong việc nhập kho hàng hóa cũng như không cung cấp được hàng đúng thời hạn làm cho hiệu năng quản lý hoạt động cung ứng của siêu thị còn yếu kém. Hiệu quả hoạt động của siêu thị cũng chưa cao do không đảm bảo cung ứng hàng hóa trong thời gian cao điểm, nhập hàng không đúng chủng loại có thể dẫn đến nhập phải hàng kém chất lượng, sai quy cách, phẩm chất ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng gây hiệu ứng không tốt tới khách hàng, qua đó làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của siêu thị. Đề 9: Nội dung kiểm toán hoạt động thu, chi tiền mặt: 4/ Kiểm toán hoạt động chi tiền mặt a/Đảm bảo tính hiệu lực của các thủ tục trong chi tiêu -Tính hiệu lực của thủ tục chi tiêu trước hết liên quan trực tiếp đến quá trình kiểm soát, đặc biết là kiểm soát lẫn nhau giữa các bước kế tiếp nhau -Tính hiệu lực còn liên quan tới quan hệ trực tiếp giữa thủ tục chi tiêu với quyết định xử lý của người có thẩm quyền, đặc biệt là khi có dấu hiệu không bình thường như vượt định mức,sai quy tắc…. b/Phân cách rõ rằng giữa hoạt động thu chi cũng như giữa các hoạt động -Sự phân cách này nhằm mục đích đảm bảo sự minh bạch trong việc thực hiện các mục tiêu riêng biệt của mỗi khoản chi cũng như tính rõ rang về nguồn tiền dùng cho các khỏan chi -Thiếu tính rõ rang,minh bạch này sẽ hạn chế khả năng kiểm soát chi, làm tăng them rủi ro vố đã tiềm tàng trong hoạt động chi -Yêu cầu đó đòi hỏi thực hiện một nguyên tắc rất cơ bản và thông dụng +mọi khỏan thu phải được chuyển tới nơi cất trữ tập trung +mỗi khoản chi đều cần được quản lý và kiểm soát riêng biệt c/Không bỏ qua các khoản chi tiêu nhỏ lẻ và trực tiếp: Ngoài các khỏan chi tiêu lớn,tiền mặt được chi cho những nhu cầu với lượng tiền không lớn như chi mua văn phòng phẩm, công tác phí…Các khoản chi này thường được thanh tóan trực tiếp giữa bộ phận tài chính với người chi tiêu và thường trên cơ sở các chứng từ ngoài hệ thống. Kiểm toán hoạt động không thể bỏ qua các trình tự ít có tính kiểm soát này đê: -Đánh giá các trình tự quản lí chi tiêu(kể cả quản lí chứng từ trực tiếp) -Khi thấy cần thiết nên hướng sang những trình tự có hàm lượng kiểm soát cao hơn -Hoặc sử dụng kết hợp thủ tục bổ sung có hiệu lực cao hơn (như kiểm tra thực tế) d/Đảm bảo hiệu lực trong quản lí séc: Séc được phát hành với mục đích chính là thanh toán cho nhà cung cấp. Tuy nhiên cần tránh việc giao séc cho các nhân viên giao dich mua hàng hóa dịch vụ và tránh việc chuyển séc sang tiền để phòng ngừa việc sử dụng sai mục đich. Đồng thời cần duy trì thủ tục hai chữ ký để tăng cường kiểm soát,tránh nhầm lẫn trong qúa trình sử dụng séc. e/ Phân cấp và phân công trach nhiệm rõ rang hợp lý trong quản lý chi Các chi nhánh cần được phân cấp rõ ràng đặc biệt trong việc phát hành séc và tạm ứng cho chi tiêu cũng như trong quản lí các tài liệu và quỹ tại chi nhánh. Cùng với việc phâm cấp,việc phân công trách nhiệm cũng cần chú ý tới đặc thù của hoạt động chi tiêu. Đặc biệt, trong từng khoản chi tiêu cần tách biệt trách nhiệm giữa các cá nhân trong thực thi các bước của mỗi trình tự điều hành. Câu 2: d. Sai Ngoài mục tiêu tuyển đủ số lượng lao động cho doanh nghiệp, hoạt động quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn phải đảm bảo các mục tiêu khác như: chất lượng lao động, bố trí lao động… để nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực e. Đúng Đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề cho đánh giá hiệu quả hoạt động và đánh giá hiệu năng quản lý. Ba mục tiêu hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý và hiệu lực quản trị nội bộ là ba mục tiêu có tính độc lập tương đối [...]... đánh giá một hoạt động cụ thể f Đúng Kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ ( đối với hoạt động, nghiệp vụ trong doanh nghiệp) và Kiểm toán viên nhà nước (đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước) tuy nhiên cũng có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập nếu đơn vị có yêu cầu kiểm toán một hoạt động, nghiệp vụ nào đó mà không thể thi t lập hệ thống kiểm toán nội bộ... nhà nước) tuy nhiên cũng có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập nếu đơn vị có yêu cầu kiểm toán một hoạt động, nghiệp vụ nào đó mà không thể thi t lập hệ thống kiểm toán nội bộ hoặc thuê kiểm toán độc lập để tiết kiệm chi phí và cho kết quả khách quan hơn . loại hình hoạt động kiểm toán, quá trình kiểm toán hoạt động cũng phải trải qua ba giai đoạn chung của hoạt động kiểm toán đó là: chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy. Giải đề thi kiểm toán hoạt động Câu 1: Nội dung của Kiểm toán tính hiệu lực của hoạt động cung ứng: 1. Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng • Thứ 1: Phân cấp quản lí hoạt động cung ứng. nghiên cứu đánh giá một hoạt động cụ thể. f. Đúng Kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ ( đối với hoạt động, nghiệp vụ trong doanh nghiệp) và Kiểm toán viên nhà nước

Ngày đăng: 12/06/2015, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w