Định nghĩa: “ chất thải rắn (rác) là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt động của con người và động vật. Đó là các dạng vật liệu hay hang hóa không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sỡ hữu nó nữa nên bị bỏ lại”( Lê Hoàng Việt,(2005) Giáo trình quản trí , xử lí chất thải rắn).Rác được sản sinh ra từ các nguồn như: khu vực dân cư, khu thương mại, đô thị, kkhu công nghệ, các khu công cộng, khu xử lý và các khu sản xuất nông nghiệp.Bảng 1. Nguồn và các loại rác tiêu biểuNguồnCác hoạt động và khu vực liên quan đến việc sản xuất sinh ra rácCác thành phần của rácKhu dân cưCác hộ gia đìnhThức ăn thừa, rác, tro và các loại rácKkhu thương mạiCửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, xưởng in,sữa chữa ô tô, y tế,… Thức ăn thừa, rác, tro, chất thải do quá trình phá dõ và xây dựng và các loại khác( đôi khi có cả các chất thải độc hại)Đô thịKết hợp cả 2 thành phần trênKết hợp cả 2 thành phần trênKhu công nghệXây dựng, dệt, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, lọc dầu, hóa chất, khai thác mỏ, điệnThức ăn thừa, rác, tro, chất thải do quá trinh phá dỡ và xây dựng và các loại khác( đôi khi có cả các chaat5s độc hại)Khu công cộngĐường phố, khu vui chơi, bãi biển, công viên,…Rác và các loại khácKhu xử lý Nước, nước thải và các qui trình xử lý khácCác chất thải sau xử lý thường là bùnKhu sản xuất nông nghiệpRuộng vườn, chăn nuôiPhụ phế phẩm nông nghiệp, rác, các chất thải độc hại 1.2 Thành phần của rác thải 1.2.1 Thành phần vật lý: Người ta thường lấy mẫu từ một xe rác, trôn đều, chia làm bốn phần bằng nhau, lấy một phần trộn đều, sau đó lại chia làm bốn phần băng nhau…. Cho tới khi nào trộng lượng của ¼ mẫu khoảng 200I.b thì người ta phân loại, đem cân để xác định trọng lượng của các thành phần và lập bảng sau:Bảng 2. Thành phần vật lí rác thảiThành phần% theo trọng lượngKhoảng biển thiênGiá trị tiêu biểuThức ăn thừa62615Giấy254540Carton3154Nhựa283Vải042Cao su020.5Da020.5Lá và cánh cây 02012Gỗ142Thủy tinh4168Lon thiếc286Các kim loại khác sắt011Sắt142Bụi, tro, gạch,…0104Thành phần và khối lượng rác sẽ biên thiên theo địa điểm, thời gian, địa điểm kinh tế và nhiều nhân tố khác. Do đó, để quản lý hoặc thiết kế hệ thống xử lý phải tiến hành thu thập số liệu tại hiện trường và phải có số lượng và có mẫu đủ lớn để đảm bảo tính chính xác. 1.2.2 Thành phần hóa học: Các phân tích gần đúng Ẩm độ( 1050C trong 1giờ) Chất hữu cơ bay hơi( 5500C) Tro (Phần còn lại sau quá trình đốt) Carbon cố định( phần Carbon còn lại sau khi đốt) Phân tích các thành phần C, H, O, N, S và tro.... Phân tich nhiệt trịBảng 3. Thành phần hóa học của các chất đốt được trong rácThành phầnCHONSTroThức ăn thừa48.06.437.62.60.45.0Giấy 43.56.044.00.30.26.0Carton 44.05.944.00.30.25.0Nhựa60.07.222.810,0Vải55.06.631.24.60.152.5Cao su78.010.02.010.0Da60.08.011.610.00.410.0Gỗ47.86.038.03.40.34.5Lá cành cây49.56.042.70.20.11.5Tro, bụi,gạch,...26.33.02.00.50.268.01.2.3 Thành phần sinh họcNgoài nhựa, cao su, da, các thành phần hữu cơ của rác đô thị có thể phân loại như sau:1.Các chất có thể hòa tan trong nước: đường, tinh bột, amino acid và nhiều loại axit hữu cơ khác.2.Hemicelulose và các hợp chất tạo thành từ đường 6 cacbon3.Cellulose và các hợp chất tạo thành từ đường 6 cacbon4.Chất béo, dầu, sáp (ester của rượu và acid béo chuỗi dài)5.Lignin và các chất cao phân tử có chứa nhân thơm và nhóm methoxyl (OCH3) tính chất hóa học chính xác của nó vẫn chưa được tìm hiều hết, các chất này hiện diện trong các giấy in và giấy bồi6.Lignocellulose là sự kết hợp của lignin và cenllulose7.Protein là sự kết hợp của các chuỗi amino acidè Các thành phần hữu cỏ này liên quan đến một điểm sinh học của rác đò là khả năng có thể phân hủy theo con đường sinh học (biodegradability). Các thành phần này có thể phân hủy bởi các vi sinh vật để tạo ra các chất khí và các hợp chất hưu cơ và vô cơ tương đối trơ. Việc tạo nên mùi và sự sinh sản của ruồi liên quan đến các chất hữu cơ dễ thối rữa trong rác.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo rác Điều kiện địa lý: chủ yếu là khí hậu ảnh hưởng đến lượng rác cũng như phương pháp thu gom. Ví dụ như những khu vực ấm áp thời vụ trồng trọt kéo dài hơn do đó lá cây thải bỏ từ các vườn nhiều hơn về số lượng kéo dài hơn Mùa vụ trồng trọt trong năm: ví dụ như số lượng và thành phần sẽ biến động tùy theo mùa vụ của rau cải và trái cây Tần số các lần thu gom: tần số các lần thu gom càng cao thi số lượng rác thu gom được cũng nhiều. Điều này không có nghĩa là rác được sản sinh ra nhiêu hơn mà là do nếu tần số thu gom thấp các thùng rá gia đình không ddur lớn do đó họ phải trở lại giấy báo, carton trong các nhà kho hay nhà xe. Trong kkhi đó nếu tần số thu gom cao họ thường có khuynh hướng bỏ đi. Việc sử dụng máy nghiền thức ăn thừa: làm giảm lượng rác( đặc biệt là các thành phần dễ thối rữa) do thức ăn thừa được nghiền và thải vào nước theo đương cống rãnh. Đặc điểm của cộng đồng: lượng lá và cành cây kiểng thường thu được ở khu vực người giàu nhiều hơn của khu vực người nghèo.Thái độ của cộng đồng: việc thay đổi tập quán sinh hoạt dựa trên cơ sở tự nguyện nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho toàn xã hội trong vấn đề quản lý chất thải rắn. Việc tiết kiệm và tái chế: nếu được khuyến khích và áp dụng ở một khu vực nào đó sẽ làm giảm đáng kể lượng rác.Luật pháp: là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khối lượng và thành phần của racs. Ví dụ như các qui định về tái sử dụng các bao bì, chai nước giải khát.1.4 Ảnh hưởng của rác 1.4.1 Tác hại đến môi trường nướcChất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, song, hồ, ao, gây ô nhiễm môi trường môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thong, giảm diên tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. CTR hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú nhưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt sinh vật suy thoái. CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. 1.4.2 Tác hại đến môi trường đất Rác thải chứa các kim loại nặng, hoặc một số rác thải khi thải vào môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp.Mưa axit làm giảm độ Ph của đấtĐất bị ô nhiếm có thể bị cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồngBụi chứa nhiều kim loại nặng( như chì, kẽm,…) sẽ lắng xuống đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 1.4.3 Tác hại đến môi trường không khíCTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và cacc vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4_63,8% ; CO2_33,6% và một số chất khi khác).Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong CTR: amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, hydro sunful có mùi trứng thối, sunful hữu cơ có mùi bắp cải thối rữa, mecaptan hôi nồng, amin mùi cá ương, piamin mùi thịt thối, clo hôi nồng, phenol mùi ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xủ lý CTR bằng biên pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Ngoài ra phát sinh các khí CO2, oxit Nito, dioxin là các chất rất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 1.4.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồngNgười dân sống gần bái rác không hợp vệ sinh có tỉ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẵn những nơi khác.Các kim loại nặng tích lũy trong nông sản, thực phẩm, mô tế bào động vật, nguồn nước gây nên các bệnh nguy hiểm như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh, ung thư,…. 1.5. Các phương thức quản lý và xử lý rác thải1.5.1. Hoạt động quản lý rác tại nguồnCon số thống kê của UBND tỉnh Bình Dương, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh thải ra khoảng 900 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt (bình quân 1 ngườingày thải ra khoảng 0,56 0,62kg CTR). Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các khu đô thị, các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính… Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đều là chất hữu cơ dễ phân hủy, còn lại là các loại chất thải khó phân hủy như túi nylon, bao bì đựng thuốc, hóa chất, chai, lọ thủy tinh, kim loại... Trong khi đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tái chế chỉ đạt 90 100 tấnngày (chiếm 10%). Phần lớn lượng rác thải sinh hoạt được người dân thu gom, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, không xác định được các thành phần nguy hại, tác động trực tiếp môi trường xung quanh. Ngoài ra, các khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh cũng thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nguy hại. Mỗi ngày, lượng chất thải rắn công nghiệp thải ra bình quân khoảng 7.700 tấn ngày, trong đó có 290 tấn chất thải rắn nguy hại.Đa phần lượng chất thải công nghiệp không nguy hại đã được thu gom, tái chế khoảng 5.390 tấnngày (chiếm 70%), còn lại là lượng chất thải nguy hại khoảng 87 tấnngày (chiếm 30%). Hầu hết các hoạt động này còn nhiều bất cập, do các cơ sở thu gom và tái chế tự liên hệ để thu mua chất thỉa rắn công nghiệp, không được cấp phép đăng ký kinh doanh phế liệu nên rất khó quản lý. Các cơ sở y tế, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 1.250kgngày chất thải rắn, trong đó các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và các đơn vị y tế trực thuộc phát sinh khoảng 1.108kgngày; các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng mạch tư nhân phát sinh khoảng 47kgngày; các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế phát sinh khoảng 96kgngày. Lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đạt 97%.Tuy vậy, công tác xử lý chất thải y tế cũng gặp khó khăn do các lò đốt để xử lý chất thải rắn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện lớn, hầu hết đã xuống cấp và lạc hậu, việc vận hành mang tính cầm chừng, thậm chí có nơi còn đóng cửa, ngừng hoạt động lò đốt. Riêng các trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa có hệ thống xử lý rác thải. Mặt khác, các phương tiện thu gom chất thải y tế nói chung, chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại, từ các bệnh viện, cơ sở y tế tới nơi xử lý, không có các trang thiết bị che chắn, an toàn. Ngoài ra, lượng nước thải y tế rất lớn, không được xử lý triệt để, xả thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.Khó cũng phải đạt mục tiêu: với mục tiêu đến năm 2020 sẽ phân loại tại nguồn 80% khối lượng chất thải rắn; thu gom và xử lý đạt 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng; 95% tổng lượng chất thỉa rắn công nghiệp được thu gom và xử lý, trong đó 80% được tái chế, tái sử dụng; 100% tổng lượng chta61 thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn môi trường…Theo đó, mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” đã được nhân rộng và mang lại hiệu quả đáng kể. Các tổ đã tiến hành giám sát đôn đốc các hộ gia đình giữ gìn vệ sinh chung, tổ chức thu gom rác thải đúng nơi quy định; xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động và bảng quy ước bảo vệ môi trường đặt nơi công cộng để mọi người cùng thực hiện. Vận động người dân đóng góp kinh phí thuê các tổ thu gom rác thường xuyên trên địa bàn, tránh tình trạng rác thải tồn đọng, làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, phổ biến cho các hộ chăn nuôi kiến thức vệ sinh chuồng trại, thực hiện làm hầm biogas, hạn chế chất thải ra sông rạch; phân công các thành viên trong tổ thường xuyên nhắc nhở giáo dục các hộ dân trên các tuyến đường tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; cung cấp nguồn tin của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, phát hiện và trực tiếp giữ người xả rác bừa bãi giao cho chính quyền xử lý; trang bị các thùng chứa rác công cộng tại các tuyến đường trên địa bàn.1.5.2. Thu gom vận chuyển và trung chuyển rác.TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHCN,Vol 10,No.07–2007,Trang 36 Hệ thống thu gom vận chuyển này mang tính khả thi cao, được nghiên cứu thiết kế dựa trên cơ sở khoa học, đúng pháp quy, và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, nhằm thu gom tách biệt và triệt để các loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại ở các khu công nghiệp,khu chế xuất, vận chuyển theo lộ trình thích hợp về các khu xử lý đã được quy hoạch, để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại , phù hợp với chiến lược quản lý chất thải công nghiệp của thành phố trong những năm tới. Trên cơ sở đó, nội dung bài báo gồm các vấn đề chính yếu sau: Xác định phương án cho toàn hệ thống thu gom vận chuyển chất thãi công nghiêp, chất thải nguy hại từ các khu cong nghiêp . khu chế xuất về các khu xử lý Xây dựng mô hình trạm trung chuyển tại các khu công nghiêp , khu chế xuất , đây cũng được coi là một phần quan trọng thiết yếu trong toàn hệ thống thu gom vận chuyển chất thải Xác định tuyến đường vận chuyển thích hợp để vận chuyển chất thải công nghiệp,chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp ,khu chế xuất đến các khu xử lý Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp Để hệ thống hoá lại hoạt động thu gom vận chuyển chất thải công nghiệp,chất thải nguy hai từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, tác giả đề xuất một hệ thống hoàn chỉnh đảm bảo tiêu chí: đầy đủ các thành phần tham gia một cách hợp lý, khoa học, có thể kiểm soát quản lý rõ ràng, phân bố các loại chất thải về các nơi tiếp nhận phù hợp. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHCN, TẬP 10, SỐ 07 2007 Trang 37 Tại các khu công nghiệp và khu chế xuất , hằng ngày các cơ sở sản xuất phát sinh ra 3 loại chất thải. Chất thải nguy hại sẽ được Công ty Môi trường Đô thị, các Công ty Dịch vụ Công ích đảm nhiệm thu gom. Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất gồm có chất thải công nghiệp không nguy hại (gọi tắt là CTCN) và CTCN nguy hại (gọi tắt là CTNH). CTCN được chia làm 2 phần: •CTCN có thể tái sinh tái chế và CTCN không tái sinh. CTCN có thể tái sinh tái chế một phần có thể trao đổi trực tiếp với các nhà máy có nhu cầu trong chính KCN đó, phần còn lại sẽ thông qua các đơn vị thu mua phế liệu cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu hoặc các đơn vị tái chế nằm ngoài KCN. •CTCN không thể tái sinh tái chế được thu gom tập trung về trạm trung chuyển của KCN – KCX. Tại đây chất thải một lần nữa được phân loại, lưu giữ trong những điều kiện đạt tiêu chuẩn, thời gian lưu trữ không quá 30 ngày cho đến khi được vận chuyển về các khu xử lý. CTNH được phân loại tại nhà máy, sau đó được đưa về trạm trung chuyển của KCN – KCX.Các thùng chứa, bao bì đựng CTNH, nơi lưu trữ và các nguyên tắc khác về việc lưu trữ CTNH sẽ được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định an toàn đối với CTNH, và quyết định 155 của chính phủ. Từ trạm trung chuyển, CTNH sẽ được đưa về khu liên hợp xử lý, nơi có đầy đủ các chức năng xử lý CTNH. Đề xuất mô hình trạm trung chuyển tại từng KCN.Xác định công suất tiếp nhận CTCNCTNH của các trạm trung chuyển qua các giai đoạn Mỗi trạm trung chuyển ở các KCN – KCX sẽ chỉ tiếp nhận phần CTCN không tái sinh tái chế và CTNH phát sinh từ các nhà máy.CTNH TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHCN,TẬP 10,SỐ 072007,Trang 39Sử dụng ít xe lớn thay vì dùng nhiều xe nhỏ để giảm chi phí nhân công, chi phí bảo trì… Xe 10 12 tấn thích hợp di chuyển các loại đường lớn, đường quốc lộ, và cũng có thể đi được trong các đường lộ băng qua các quận huyện, và các cầu lớn như cầu Tân Thuận, cầu Sài Gòn. Việc vạch tuyến cũng đã chọn những đường phù hợp cho việc vận chuyển. Với số lượng rác công nghiệp phát sinh hiện tại, việc chọn xe 10 – 12 T là thích hợp vì có thể lưu trữ chất thải ở trạm trung chuyển của KCN khoảng 2 –14 ngày cho đầy tải và vận chuyển đi. Xe vận chuyển phải đảm bảo các tiêu chí:•Thiết kế đạt tiêu chuẩn chất lượng • Thùng chứa rác kín, không bay mùi hay rơi vãi dọc đường • Xe có thiết kế dễ dàng cho việc bảo trì, sửa chữa • Phù hợp với tuyến đường vận chuyển. Đối với CTNH, phương tiện vận chuyển sẽ là các xe chuyên dùng. Đối với CTNH ở đây, thì không phải là chất nguy hại nguyên chất, mà chỉ là các vật liệu dính sót hóa chất, hoặc các loại hóa chất thừa thành cặn, không có giá trị sử dụng, nên chắc chắn hoạt tính không còn cao. Vì thế, có thể chọn loại xe có thùng chứa nhiều ngăn, mỗi loại CTNH được để ở một ngăn khác nhau không tiếp xúc nhau. Xe chuyên dụng có thùng chứa nhiều ngăn. Quy hoạch tuyến vận chuyển CTCNCTNH cho các KCN – KCX của TP HCM .Phân bố CTCNCTNH của các KCNKCX về các khu xử lý thích hợp Tác giả đề xuất phân chia 2 nhóm như sau:Quản lý hệ thống thu gom vận chuyển CTCNCTNH với sự hổ trợ của phần mềm GIS đối với toàn hệ thống thu gom vận chuy CTCNCTNH đến khu xử lý, cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối trượng có liên quan và các cơ quan có thẩm quyền để công tác quản lý được chặt chẽ và có hiệu quả. Với sự phức tạp của hệ thống, các dữ liệu, thông tin địa lý có thể được xây dựng vận hành và quản lý rất hiệu quả dựa vào GIS, với các chức năng hữu ích: kết nối các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính với nhau, giải các bài tóan phân tích mạng, giúp việc theo dõi thông tin, truy xuất dữ liệu được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật thông tin và theo dõi được rõ ràng toàn bộ hệ thống.1.6 Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải Trung Tâm Thông Tin KHCN TP Hải Phòng:Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng. Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam gồm: tái chế chất thải, đốt chất thải, chôn lấp chất thải rắn, chế biến thành phân hữu cơ.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một tăng cao kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất... Trong đó nổi lên là sự ảnh hưởng của chất thải rắn. Chất thải rắn không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà nó còn gây mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường văn hoá – xã hội – kinh tế. Chính vì vậy, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn luôn được quan tâm hàng đầu.Một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng tại Việt Nam. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay tập trung vào: 1.6.1. Thiêu hủy . Phương pháp này chi phí cao, thông thường từ 2030 USDtấn nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 23 ngày, diện tích sử dụng chỉ bằng 16 diện tích làm phân hữu cơ có cùng công suất.Chi phí cao nên chỉ có các nước phát triển áp dụng, ở các nước đang phát triển nên áp dụng phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất độc hại như: Chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp...Sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt rác. Có thể xử lý được nhiều loại rác đặc biệt là chất thải lâm sàng. Phương pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và khối lượng rác, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh trong rác. Phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng tương đối tốn kém.Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải. Tại TP. Hồ Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấnngày. Phương pháp đốt chất thải còn được dùng để xử lí chất thải cao su công suất 2,5tấn ngày ở Đồng Nai.1.6.2. Chôn lấp hợp vệ sinh.Phương pháp này chi phí rẻ nhất, bình quân ở các khu vực Đông Nam Á là 12 USDtấn phương pháp này thường phù hợp với các nước đang phát triển.Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rẻ nhưng chỉ nên thực hiện khi các nhà chức trách quản lý về môi trường cho phép và phải có điều kiện tự nhiên phù hợp như diện tích rộng, đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm nguồn nước ngầm, xa khu dân cư v.v.Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương pháp phổ biến nhất theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh,trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi trấn.1.6.3. Ủ phân compostPhương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn này tuỳ vào điều kiện của mỗi quốc gia có thể áp dụng những công nghệ khác nhau cho phù hợp. Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân compost: Phương pháp này chi phí thông thường từ 810 USDtấn. Thành phẩm thu được dùng để phục vụ cho nông nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị nhiễm hoá chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng. Thành phần này được đánh giá cao ở các nước phát triển.Nhược điểm của phương pháp này là: Quá trình xử lý kéo dài, bình thường là từ 23 tháng, tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn công xuất xử lý 100.000 tấn chất thảinăm cần có diện tích là 6ha.Nếu chúng ta biết tận dụng nó và biến nó thành một sản phẩm mới để phục vụ cho đời sống của mình mà đặc biệt là sử dụng rác thải hữu cơ để làm phân Compost sẽ giúp cho môi trường giảm thiểu được lượng rác thải, hạn chế được lượng phân hóa học trên cách đồng và giúp con người giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Với xu hướng xử lý rác thải thân thiện với môi trường thì mô hình sản xuất phân compost từ rác thải nhà bếp với quy mô hộ gia đình là một trong những biện pháp không những giúp giảm thiểu được tổng lượng rác thải mà còn tạo cho người dân chúng ta bắt đầu tiếp xúc với việc nghiên cứu khoa học. Sản xuất ra lượng phân compost phục vụ trong nông nghiệp của từng địa phương .Các giải pháp kỹ thuật trong công nghệ ủ compost hiện đại đều hướng tới mục tiêu kiểm soát tối ưu các điều kiện môi trường cùng với khả năng vận hành thuận tiện. Kích thước nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thời gian ủ phân compost.Việc làm giảm kích thước nguyên liệu sẽ góp phần làm gia tăng tốc độ phân hủy. Đối với nguyên liệu thô kích thước tối ưu là từ 58cm. Chi phí cho các loại hình công nghệ xử lí ở các quốc gia khác nhau được thể hiện: Công nghệ xử líChi phí xử líQuốc giathu nhập thấp370USDNgườinămQuốc gia thu nhập tb 2400USDNgườinămQuốc giathu nhập cao22000USDNgườinămChôn lấp hở0,5 – 2,0 USDtấn1,0 3,0 USDtấn5,0 10 USDtấnChôn lấp có kiểm soát3,0 10 USDtấn8,0 15 USDtấn20 – 50 USDtấnỦ sinh học5 20 USDtấn10 40 USDtấn20 60 USDtấnĐốt40 60 USDtấn30 80 USDtấn20 100 USDtấn Nguồn: Thu Trang Các kỹ thuật khác: Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo... để tạo ra các sản phẩm như tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế,...Hiện trạng quản lí rác thải2.2.2. Lý thức của người dân địa phươngThực tế các hộ dân sống trong địa bàn Bình Thủy cho thấy có 100% các hộ đã từng ít nhất 1 lần được tuyên truyền giáo dục về kiến thức bảo vệ môi trường thông qua các tờ bướm, tờ rơi, tập huấn và nhiều phương tiện truyền thông khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dân khu vực còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cao,vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi ra lề đường, xuống sông rãnh,...Công tác quản lí rác tại nhà chưa được quan tâm thực hiện, người dân vẫn còn suy nghĩ quản lí rác thải là chuyện ủa nhà nước, của công ty thu gom.Những hộ dân sống ven sông rạch vẫn còn thói quen ném rác xuống sông, làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường nước. 2.2.2.2 Chính sách và pháp luật của Nhà Nước Cơ quan chịu trách nhiệm quản lí chất thãi rắn là phòng quản lí đô thị quận Bình Thủy. Cơ quan này có trách nhiệm điều tra, giám sát tất cả các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lí rác trên toàn địa bàn. Tuy nhiên hiện tại lực lượng nhân sự còn mỏng, một người kiêm nhiều công việc nên không thể quản lí triệt để từng vấn đề phát sinh. Cơ quan được thuê để thu gom, vận chuyển rác thải tại quận Bình Thủy là công ty Công trình đô thị. Có các chức năng sau: + Quản lí một s61 nhiệm vụ có liên quan đến môi trường, trong đó có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp.+ Thi công các công trình công cộng và vật tư chuyên ngành.Hiện tại, có khoảng 35 công nhân trực tiếp tham gia thu gom và vận chuyển rác.Hoạt động tài chính của công ty công trình đô thị:Thu phí vệ sinh: do công ty Cong trình đô thị trực tiếp thu phí, theo mức qui định của UBND quận.Các hộ gia đình với mức thu bình quân 15.000 đhộthángCác cơ sở sản xuất kinh doanh thu theo qui mô, lượng rác, thành phần.III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ THU HỒI RÁC 3.1 Quan điểm, quản lý và xử lý rácRác phải được thu gom, vận chuyển và xử lý một cách triệt để, ưu tiên việc phân loại rác tại nguồn nhằm giảm lượng rác phải thu gom và xử lí.Chú trọng việc áp dụng những công nghệ xử lí mới với muc đích an toàn và tiết kiệm.Khắc phục nhanh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. 3.2. Đề xuất mô hình phân loại rác thải rắn 3.2.1 Đối với rác thải sinh hoạtĐối với chất thải rắn sinh hoạt, tùy điều kiện cụ thể mà các địa phương có thể áp dụng các công nghệ như chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân compost, tái chế hoặc đốt.Đề xuất mô hình phân loại rác thải sinh hoạt đô thị Đề xuất mô hình phân loại rác thải công nghiệp: Đề xuất mô hình phân loại rác thải từ xây dựng: Đề xuất mô hình phân loại rác thải từ y tế:Phân loại và thu gom, xử lý giống như rác sinnh hoạt đô thịChú thích:() là loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả kinh tế không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân hủy và thu hồi năng lượng. Còn phần cho sau khi đốt đem đi chôn lấp hoặc có thể chon lấp trực tiếp.(1) Cố định và đóng rắn: là công nghệ được sử dụng đốt chất thải nguy hại từ công nghiệp và y tế trước khi chôn lấp, trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn tạo thành thể rắn bao vây lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật liệu, để ngăn cản sự rò rỉ và hạn chế mức cao nhất sự thẩm thấu của chất thải. (2) Khử ấm: là một khâu quan trọng trong xử lý chất thải rắn, đặc biệt khử ẩm bao giờ cũng trước công nghệ đốt. Khử ẩm có tác dụng giảm thỉa chất thải rắn. 3.2.2 Đề xuất mô hình thu gom thác thải rắn Thu gom : Có rất nhiều biện pháp thu gom rác vì tính chất rất phức tạp và khó khăn ở đô thị, ta có thể tham khảo một số biện pháp thu gom tại các khu dân cư.Các phương pháp thu gom rác tại khu dân cưPhương pháp 1Các chủ hộ có nhiệm vụ mang thùng rác của hộ ra vệ đường đổ vào xe thu gom và mang thùng không trở về chỗ cũ. Việc này đòi hỏi cao của chủ hộ. Đây là phương pháp rẻ tiền nhưng mất mỹ quan và vệ sinh do rác rơi vãi.Phương pháp 2Từng khu phố có một đội vệ sinh riêng, họ được phép vào nhà để lấy thùng rác chuyển cho đội thu gom và sau đó đem thùng không đặt vào vị trí cũ. Phương pháp này hợp vệ sinh và mỹ quan hơn tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều nhân công, do đó chi phí cao hơn.Phương pháp 3Tương tự như phương pháp 2 nhưng ngoại trừ việc đem thùng không về vị trí cũ cho chủ hộ.Phương pháp 4Sử dụng các bô rác công cộng được đặt ở các khu vực thuận tiện, phù hợp với mỹ quan để chứa rác cảu một số hộ nhất định. Các chủ hộ có nhiệm vụ đem rác đổ vào để nhân viên thu gom di chuyển. Phương án này thuận lợi cho viecj thu gom rác ở các địa phương phức tạp nhưng đòi hỏi sự hợp tác và ý thức cao của các chủ hộ. Nếu quăn lý tốt thì rất mỹ quan và vệ sinh.Phân loại thu gom theo cách vận chuyển Phương pháp aThùng chứa rác của các chủ hộ được đưa lên xe chuyên dùng chở đến bãi rác, ở đó rác trong thùng sẽ được nhân công đổ ra. Thùng không sẽ được đưa về vị trí cũ hoặc một nơi nào đó.Phương pháp bCác thùng rác được giữ lại tại chỗ của nó ngoại trừ dịch chuyển một khoảng ngắn để đổ rác vào các xe chuyên dùng cho thu gom3.2.3 Đề xuất mô hình vận chuyển rác thải rắnTùy theo đặc điểm từng nơi mà chúng ta có những quy trình thu gom, vận chuyển khác nhau. Sau đây các quy trình vận chuyển rác đã và đang áp dụng tại Việt Nam.Quy trình 1Quy trình 2Quy trình 3Quy trình 4Quy trình 5è Sau khi đề xuất mô hình phân loại và vận chuyển ta đưa ra sơ đồ tổng hợp 3.2.2 Đối với rác thải rắn ở TP. Cần Thơ (quận Bình Thủy) 3.2.2.1.Hoạt động thu hồi rác thải ở quận bình thuỷQuản lý chất thải rắn liên quan dến các vấn đề như quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Hệ thống quản lý chất thải rắn có thể được xem như là một bộ phận chuyên môn liên quan đến nguồn phát sinh lưu trữ và phân loại tại nguồn thu gom, phân loại, tế chế, vận chuyển và xữ lý hợp lý.Quản lý chất thải rắn công nghiệp được thực hiện theo thứ bậc ưu tiênnhư sau:oTránh thải bỏ. oGiảm thiểu rác thải. oTái sử dụng. Tái chế. oTái tạo năng lượng. oXử lý và Thải bỏ an toàn.Thu gom: các nhà máy, xí nghiệp phải có biện pháp thu gom triệt dể chất thải rắn sinh ra trong sản xuât và phải có dụng cụ bảo quản phù hợp, phụ thuộc tính chất vật lý và hoá học của chất thải, nhằm hạn chế ảnh hưởng của chúng đối với môi trường xung quanh. Số lượng và thể tích của dụng cụ bảo quản phải được tính theo thời gian lưu trữ.Vận chuyển: việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp phải được tổ chức chặt chẽ với sự giám sát của các quan bảo vệ môi trường và sự đảm bảo của cơ quan vận chuyển nhằm hạn chế ảnh hưởng đối với môi trường trên đường vận chuyển. Chu kỳ vận chuyển sẽ được quy hoạch bởi đơn vị vận chuyển để tối thiểu hoá chi phí và đồng thời không gây cản trở cho sản xuất Lưu trữ:chất thải rắn công nghiệp phải được lưu trữ ở nơi cách ly, tránh khả năng phát tán vào môi trường do mưa thó hoặc thẩm thấu. Chất được phân loại và lưu trữ nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tái sử dụng hoặc tiêu huỷ tiếp theo. Các đơn vị thu gom vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn công nghiệp đều phải có giấy phép hoạt động và được giám sát bởi các cơ quan lý môi trường.Tái chế chất thải công nghiệp: Đối với các loại bao bì, thùng chứa các hóa chất nguy hại, sau khi sử dụng được xử lý sạch sẽ ngay tại một số nhà máy có hệ thống xử lý nước thải hoặc giao cho đơn vị xử lý vệ sinh sạch sẽ, sau đó được dập lại hoặc cắt nhỏ, chuyển sang mục đích sử dụng khác nhằm tránh trường hợp thất thoát ra thị trường tiêu thụ, xử dụng vào mục đích chứa, đựng nước uống, hoặc thực phẩm. Việc quản lý chất thải này nếu không được kiểm soát chặt chẽ, để thất thoát ra thị trường bên ngoài và được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, thì khả năng gây nhiễm độc mãn tính cho người và động vật là điều không thể tránh khỏi. Xỉ cho, bùn thải từ quá trình sản xuất không ngoài khuôn viên của chính cơ sở sản xuất.IV. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên phạm vi ĐBSCL4.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinhCăn cứ vào hiện trạng quản lí rác của quận Bình Thủy, dự báo sự phát sinh và ô nhiễm rác, qui hoạch phát triển đô thị trong tương laiĐến năm 2015: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 4.600 tấnngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 4.260 tấnngày; chất thải rắn công nghiệp: 300 tấnngày và chất thải rắn y tế: 40 tấnngày.Đến năm 2020: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 7.550 tấnngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 6.500 tấnngày; chất thải rắn công nghiệp: 1000 tấnngày và chất thải rắn y tế: 50 tấnngày.Đối với rác thải y tế : 100% rác y tế được thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lí đúng qui định. Tất cả bệnh viện đều được trag bị lò đốt hợp thiêu hủy.Đối với rác thải công nghiệp, xây dựng. : 100% được thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lí đúng qui định .ưu tiên giảm thải tại nguồn.Đối với rác thải Nông nghiệp: ưu tiên tận dụng, tái sử dụng 80% phế phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho nông dân vả tạo ra nhiều sản phẩm có lợi cho xã hộiĐối với rác thải sinh hoạt: khuyến khích 100% hộ dân phân loại rác tại nguồn thành 2 loại: phế liệu và rác không thu hồi được.Thu gom, vận chyển rác sinh hoạt qua hệ thống dịch vụ công cộng 90%100% lượng rác được thu gom sẽ được xử lí và cuối cùng sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh.4.2 Xây dựng các giải pháp cải tiến trong quản lí rác cho quận Bình Thủy4.2.1Những quan điểm cần thống nhất+ Bảo vệ môi trường nói chung, quản lí rác nói riêng được xem là sự nghiệp của toàn dân. Đây là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong dường lối, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp, các ngành góp phần thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước.+ Quản lí rác tại quận Bình Thủy phải được trên nền tảng khung pháp lí đồng bộ trong cả nước. Bên cạnh luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật, cần thiết phải xây dựng các văn bản pháp qui riêng về quản lí rác phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.+Bên cạnh các luật cần có những chính sách quản lí về kinh tế thích hợp.+Các tổ chức cá nhân tạo ra rác phải có trách nhiệm và nghĩa vụ+Tất cả mọi người, mọi rồ chức trong xã hội cần được thường xuyên thông tin giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. 4.2.2 Giải pháp vềchính sách4.2.2.1 chính sách pháp luậtCông cụ về chính sách pháp luật có liên quan đến công tác quản lí rác bao gồm:Luật bảo vệ môi trường 2005, quy định về hoạt dộng bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.Quy chế về quản lí chất thải y tế, ban hành kèm theo các qui chuẩn nhu QCVN 01:2009BYT, QCVN 02: 2009BYT, QCVN 01: 2008Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng, thông tư 26 2011TTBTNMT qui định một số chi tiết củ nghị định số 292011NDCP ngày 18 thãng nam 2011 của chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trừơng, cam kết bảo vệ mội trường. TCXDVN 261:2001 tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp CTR, TCXVDN 320:2004 tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại.4.2.2.2 Chính sách đầu tư nâng cao trang thiêt bị và phương tiện.+ Lập chương trình bảo trì và bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện để nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng.+ Nâng cấp các trang thiết bị + Tiếp tục cải tiến công tác quản lí các phương tiện đang hoạt động + Mua sắm các phương tiện, phương tiện mới, chú trọng các thiết bị tự động hóa, có hệ thống nâng đa năng và thùng ép rác phía sau.4.2.2.3 Giải pháp kinh tế Ở Việt Nam, việc sử dụng những công cụ kinh tế bao gồm các chính sách khuyến khích dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lí ô nhiễm, bảo vệ môi trường.Hiện nay, ở quận Bình thủy công cụ quản lí chủ yếu là thu vệ sinh phí.Đồng thời khuyến khích các cơ sở tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lí ô nhiễm và bảo vệ môi trường teo các qui định trong nghị định số 101998NDCP ngày 23111998 của chính phủ.4.2.2.4 Giải pháp cải tiến kĩ thuật xử lí Tất cả các phế phẩm nông nghiệp sẽ được tận dụng tái chế sử dụng. Các chai lọ, bao bì thuốc BVTV sẽ được chôn lấp hoặc thiêu hủy. Tất cả lượng rác sinh hoạt do dân cư trong địa bàn quận và khách vãng lai thải ra, sau khi phân lạo, tái sử dụng phế liệu sẽ được hu gom và chôn lấp.Phương án kĩ thuật đề xuất Xây dựng hệ thống nhà máy phân loại rác tại các tạm trung chuyển, lượng rác có khả năng phân hủy sinh học sẽ được ủ phân compost, phần không hoặc khó phân hủy sẽ được chuyển đi chôn lấp hợp vê sinh tại bãi rác Tân Long Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang.Với những mục tiêu cơ bản sau:+ Hoàn thiện công tác xử lí rác của quân đạt tiêu chuẩn.+Giải quyết hiện trạng xử lí mang tính chất tạm thời+ Cải thiện trạng môi trường của quận và tình trạng lượng rác thải mang chôn lấp ngày càng tăng.+ Xử lí triệt để lượng rác sinh hoạt của quận.V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKẾT LUẬNCông tác quản lí CTR trên địa bàn quận Bình Thủy hiện nay đã phần nào đi vào nề nếp, đáp ứng được phần lớn nhu cầu về quản lí hiện tại. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của quận trong tương lai thì cần phải từng bước nâng cao, cải tiến qui trình, kĩ thuật để đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Bên cạnh mặt làm được vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục triệt để tánh gây ô nhiễm trên địa bàn.Phòng quản lí đô thị và công ty công trình đô thị kết hợp giám sát, quản lí và đã phát huy hiệu quả tích cực trong những năm qua. KIẾN NGHỊĐể nâng cao hiệu quả quản lí CTR nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng trên địa bàn quận Bình Thủy: Đối với phòng quản lí đô thị quận:Cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm về mặt nhân sự, đây là một yếu tố quan trọng để thực hiện những mục đích như:+ Phối hợp tốt với công ty công trình đô thị trong công tác kiểm tra, giám sát việc thu gom củacông nhân.+ Đi sâu vào chuyên môn của từng bộ phận giải quyế thực trạng hiện nay + Đẩy nhanh được tiến độ phất triển hệ thống quản lí trên địa bàn quận.+ Có lực lượng để tăng cường công tác quản lí đi vào chiều sâu., tránh lãng phí.Đối với công ty công công trình đô thị:+ Tăng cường lực lượng và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom và vận chuyển.+ Xây dựng các tuyến đường kinh tế nhằm giảm chi phí vận chuyển+ Đẩy mạnh khâu giám sát + Đi sâu tìm hiểu cuộc sống tâm tư của công nhân từ đó hỗ trợ nhằm giúp anh em công nhân làm việc tốt hơn.+ Xem xét hổ trợ tiền xăng cho công nhân+ Cải tiến công tác thu phí vệ sinh và điều chỉnh mứ giá hợp lí.+ Đẩy mạnh công tác phân loại rác.Đối với cộng đồng :Tất cả mọi người phải có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi mình sinh sống và không vứt rác bừa bãi, mội hảnh động nhỏ của chúng ta sẽ góp phần công sức bảo vệ trái đất xanh cho hiện tại và thế hệ mai sau.VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO1)TLTK(http:www.vietnamplus.vndongbangsongcuulongnolucxulyracthai59371.vnp2) Lê Hoàng Việt ,năm 2013.Giáo trình quản lý và xử lí chất thải rắn.3)Lê Văn Khoa. Giáo trình con người và môi trường. 4)Công ty Công trình đô thị tp Cần Thơ, 2010, kết quả phân tích thành phần rác thải.5)Phòng quản lí đô thị quận Bình Thủy , tp Cần Thơ, báo cáo kết quả thu gom rác giai đoạn 20042010.
BÁO CÁO MÔN THƯƠNG MẠI & MÔI TRƯỜNG __***__ GVHD: Nguyễn Thúy Hằng NHÓM 7 SÁNG THỨ 6 Thành Viên Nhóm: Nguyễn Thúy Quyên B1207403 Vũ Thị Thanh Thảo B1207411 Nguyễn Thị Ánh Thu B1207416 Lê Kim Tiến B1207421 Nguyễn Quốc Hậu B1207358 Nguyễn Thị Huyền Trân B1207428 I. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc của rác thải Định nghĩa: “ chất thải rắn (rác) là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt động của con người và động vật. Đó là các dạng vật liệu hay hang hóa không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sỡ hữu nó nữa nên bị bỏ lại”( Lê Hoàng Việt,(2005) -Giáo trình quản trí , xử lí chất thải rắn). Rác được sản sinh ra từ các nguồn như: khu vực dân cư, khu thương mại, đô thị, kkhu công nghệ, các khu công cộng, khu xử lý và các khu sản xuất nông nghiệp. Bảng 1. Nguồn và các loại rác tiêu biểu Nguồn Các hoạt động và khu vực liên quan đến việc sản xuất sinh ra rác Các thành phần của rác Khu dân cư Các hộ gia đình Thức ăn thừa, rác, tro và các loại rác Kkhu thương mại Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, xưởng in,sữa chữa ô tô, y tế,… Thức ăn thừa, rác, tro, chất thải do quá trình phá dõ và xây dựng và các loại khác( đôi khi có cả các chất thải độc hại) Đô thị Kết hợp cả 2 thành phần trên Kết hợp cả 2 thành phần trên Khu công nghệ Xây dựng, dệt, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, lọc dầu, hóa chất, khai thác mỏ, điện Thức ăn thừa, rác, tro, chất thải do quá trinh phá dỡ và xây dựng và các loại khác( đôi khi có cả các chaat5s độc hại) Khu công cộng Đường phố, khu vui chơi, bãi biển, công viên,… Rác và các loại khác Khu xử lý Nước, nước thải và các qui trình xử lý khác Các chất thải sau xử lý thường là bùn Khu sản xuất nông nghiệp Ruộng vườn, chăn nuôi Phụ phế phẩm nông nghiệp, rác, các chất thải độc hại 1.2 Thành phần của rác thải 1.2.1 Thành phần vật lý: Người ta thường lấy mẫu từ một xe rác, trôn đều, chia làm bốn phần bằng nhau, lấy một phần trộn đều, sau đó lại chia làm bốn phần băng nhau…. Cho tới khi nào trộng lượng của ¼ mẫu khoảng 200I.b thì người ta phân loại, đem cân để xác định trọng lượng của các thành phần và lập bảng sau: Bảng 2. Thành phần vật lí rác thải Thành phần % theo trọng lượng Khoảng biển thiên Giá trị tiêu biểu Thức ăn thừa 6-26 15 Giấy 25-45 40 Carton 3-15 4 Nhựa 2-8 3 Vải 0-4 2 Cao su 0-2 0.5 Da 0-2 0.5 Lá và cánh cây 0-20 12 Gỗ 1-4 2 Thủy tinh 4-16 8 Lon thiếc 2-8 6 Các kim loại khác sắt 0-1 1 Sắt 1-4 2 Bụi, tro, gạch,… 0-10 4 Thành phần và khối lượng rác sẽ biên thiên theo địa điểm, thời gian, địa điểm kinh tế và nhiều nhân tố khác. Do đó, để quản lý hoặc thiết kế hệ thống xử lý phải tiến hành thu thập số liệu tại hiện trường và phải có số lượng và có mẫu đủ lớn để đảm bảo tính chính xác. 1.2.2 Thành phần hóa học: * Các phân tích gần đúng - Ẩm độ( 105 0 C trong 1giờ) - Chất hữu cơ bay hơi( 550 0 C) - Tro (Phần còn lại sau quá trình đốt) - Carbon cố định( phần Carbon còn lại sau khi đốt) * Phân tích các thành phần C, H, O, N, S và tro * Phân tich nhiệt trị Bảng 3. Thành phần hóa học của các chất đốt được trong rác Thành phần C H O N S Tro Thức ăn thừa 48.0 6.4 37.6 2.6 0.4 5.0 Giấy 43.5 6.0 44.0 0.3 0.2 6.0 Carton 44.0 5.9 44.0 0.3 0.2 5.0 Nhựa 60.0 7.2 22.8 - - 10,0 Vải 55.0 6.6 31.2 4.6 0.15 2.5 Cao su 78.0 10.0 - 2.0 - 10.0 Da 60.0 8.0 11.6 10.0 0.4 10.0 Gỗ 47.8 6.0 38.0 3.4 0.3 4.5 Lá cành cây 49.5 6.0 42.7 0.2 0.1 1.5 Tro, bụi,gạch, 26.3 3.0 2.0 0.5 0.2 68.0 1.2.3 Thành phần sinh học Ngoài nhựa, cao su, da, các thành phần hữu cơ của rác đô thị có thể phân loại như sau: 1. Các chất có thể hòa tan trong nước: đường, tinh bột, amino acid và nhiều loại axit hữu cơ khác. 2. Hemicelulose và các hợp chất tạo thành từ đường 6 cacbon 3. Cellulose và các hợp chất tạo thành từ đường 6 cacbon 4. Chất béo, dầu, sáp (ester của rượu và acid béo chuỗi dài) 5. Lignin và các chất cao phân tử có chứa nhân thơm và nhóm methoxyl (-OCH3) tính chất hóa học chính xác của nó vẫn chưa được tìm hiều hết, các chất này hiện diện trong các giấy in và giấy bồi 6. Lignocellulose là sự kết hợp của lignin và cenllulose 7. Protein là sự kết hợp của các chuỗi amino acid è Các thành phần hữu cỏ này liên quan đến một điểm sinh học của rác đò là khả năng có thể phân hủy theo con đường sinh học (biodegradability). Các thành phần này có thể phân hủy bởi các vi sinh vật để tạo ra các chất khí và các hợp chất hưu cơ và vô cơ tương đối trơ. Việc tạo nên mùi và sự sinh sản của ruồi liên quan đến các chất hữu cơ dễ thối rữa trong rác. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo rác - Điều kiện địa lý : chủ yếu là khí hậu ảnh hưởng đến lượng rác cũng như phương pháp thu gom. Ví dụ như những khu vực ấm áp thời vụ trồng trọt kéo dài hơn do đó lá cây thải bỏ từ các vườn nhiều hơn về số lượng kéo dài hơn - Mùa vụ trồng trọt trong nă m: ví dụ như số lượng và thành phần sẽ biến động tùy theo mùa vụ của rau cải và trái cây - Tần số các lần thu gom: tần số các lần thu gom càng cao thi số lượng rác thu gom được cũng nhiều. Điều này không có nghĩa là rác được sản sinh ra nhiêu hơn mà là do nếu tần số thu gom thấp các thùng rá gia đình không ddur lớn do đó họ phải trở lại giấy báo, carton trong các nhà kho hay nhà xe. Trong kkhi đó nếu tần số thu gom cao họ thường có khuynh hướng bỏ đi. - Việc sử dụng máy nghiền thức ăn thừa: làm giảm lượng rác( đặc biệt là các thành phần dễ thối rữa) do thức ăn thừa được nghiền và thải vào nước theo đương cống rãnh. - Đặc điểm của cộng đồng: lượng lá và cành cây kiểng thường thu được ở khu vực người giàu nhiều hơn của khu vực người nghèo. -Thái độ của cộng đồng: việc thay đổi tập quán sinh hoạt dựa trên cơ sở tự nguyện nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho toàn xã hội trong vấn đề quản lý chất thải rắn. - Việc tiết kiệm và tái chế: nếu được khuyến khích và áp dụng ở một khu vực nào đó sẽ làm giảm đáng kể lượng rác. -Luật pháp: là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khối lượng và thành phần của racs. Ví dụ như các qui định về tái sử dụng các bao bì, chai nước giải khát. 1.4 Ảnh hưởng của rác 1.4.1 Tác hại đến môi trường nước Chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, song, hồ, ao, gây ô nhiễm môi trường môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thong, giảm diên tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. CTR hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú nhưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt sinh vật suy thoái. CTR phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. 1.4.2 Tác hại đến môi trường đất Rác thải chứa các kim loại nặng, hoặc một số rác thải khi thải vào môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp. - Mưa axit làm giảm độ Ph của đất - Đất bị ô nhiếm có thể bị cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng - Bụi chứa nhiều kim loại nặng( như chì, kẽm,…) sẽ lắng xuống đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 1.4.3 Tác hại đến môi trường không khí CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và cacc vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4_63,8% ; CO2_33,6% và một số chất khi khác). Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong CTR: amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, hydro sunful có mùi trứng thối, sunful hữu cơ có mùi bắp cải thối rữa, mecaptan hôi nồng, amin mùi cá ương, piamin mùi thịt thối, clo hôi nồng, phenol mùi ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xủ lý CTR bằng biên pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Ngoài ra phát sinh các khí CO2, oxit Nito, dioxin là các chất rất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 1.4.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Người dân sống gần bái rác không hợp vệ sinh có tỉ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẵn những nơi khác. Các kim loại nặng tích lũy trong nông sản, thực phẩm, mô tế bào động vật, nguồn nước gây nên các bệnh nguy hiểm như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh, ung thư,…. 1.5. Các phương thức quản lý và xử lý rác thải 1.5.1. Hoạt động quản lý rác tại nguồn Con số thống kê của UBND tỉnh Bình Dương, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh thải ra khoảng 900 - 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt (bình quân 1 người/ngày thải ra khoảng 0,56 - 0,62kg CTR). -Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các khu đô thị, các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính… Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đều là chất hữu cơ dễ phân hủy, còn lại là các loại chất thải khó phân hủy như túi nylon, bao bì đựng thuốc, hóa chất, chai, lọ thủy tinh, kim loại Trong khi đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tái chế chỉ đạt 90 - 100 tấn/ngày (chiếm 10%). Phần lớn lượng rác thải sinh hoạt được người dân thu gom, bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, không xác định được các thành phần nguy hại, tác động trực tiếp môi trường xung quanh. -Ngoài ra, các khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh cũng thải ra môi trường một lượng lớn chất thải nguy hại. Mỗi ngày, lượng chất thải rắn công nghiệp thải ra bình quân khoảng 7.700 tấn/ ngày, trong đó có 290 tấn chất thải rắn nguy hại.Đa phần lượng chất thải công nghiệp không nguy hại đã được thu gom, tái chế khoảng 5.390 tấn/ngày (chiếm 70%), còn lại là lượng chất thải nguy hại khoảng 87 tấn/ngày (chiếm 30%). Hầu hết các hoạt động này còn nhiều bất cập, do các cơ sở thu gom và tái chế tự liên hệ để thu mua chất thỉa rắn công nghiệp, không được cấp phép đăng ký kinh doanh phế liệu nên rất khó quản lý. -Các cơ sở y tế, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 1.250kg/ngày chất thải rắn, trong đó các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và các đơn vị y tế trực thuộc phát sinh khoảng 1.108kg/ngày; các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng mạch tư nhân phát sinh khoảng 47kg/ngày; các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế phát sinh khoảng 96kg/ngày. Lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đạt 97%. Tuy vậy, công tác xử lý chất thải y tế cũng gặp khó khăn do các lò đốt để xử lý chất thải rắn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện lớn, hầu hết đã xuống cấp và lạc hậu, việc vận hành mang tính cầm chừng, thậm chí có nơi còn đóng cửa, ngừng hoạt động lò đốt. Riêng các trạm y tế xã, phường, thị trấn chưa có hệ thống xử lý rác thải. Mặt khác, các phương tiện thu gom chất thải y tế nói chung, chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại, từ các bệnh viện, cơ sở y tế tới nơi xử lý, không có các trang thiết bị che chắn, an toàn. Ngoài ra, lượng nước thải y tế rất lớn, không được xử lý triệt để, xả thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. -Khó cũng phải đạt mục tiêu: với mục tiêu đến năm 2020 sẽ phân loại tại nguồn 80% khối lượng chất thải rắn; thu gom và xử lý đạt 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng; 95% tổng lượng chất thỉa rắn công nghiệp được thu gom và xử lý, trong đó 80% được tái chế, tái sử dụng; 100% tổng lượng chta61 thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn môi trường… Theo đó, mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” đã được nhân rộng và mang lại hiệu quả đáng kể. Các tổ đã tiến hành giám sát đôn đốc các hộ gia đình giữ gìn vệ sinh chung, tổ chức thu gom rác thải đúng nơi quy định; xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động và bảng quy ước bảo vệ môi trường đặt nơi công cộng để mọi người cùng thực hiện. Vận động người dân đóng góp kinh phí thuê các tổ thu gom rác thường xuyên trên địa bàn, tránh tình trạng rác thải tồn đọng, làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, phổ biến cho các hộ chăn nuôi kiến thức vệ sinh chuồng trại, thực hiện làm hầm biogas, hạn chế chất thải ra sông rạch; phân công các thành viên trong tổ thường xuyên nhắc nhở giáo dục các hộ dân trên các tuyến đường tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; cung cấp nguồn tin của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, phát hiện và trực tiếp giữ người xả rác bừa bãi giao cho chính quyền xử lý; trang bị các thùng chứa rác công cộng tại các tuyến đường trên địa bàn. 1.5.2. Thu gom vận chuyển và trung chuyển rác. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN,Vol 10,No.07–2007,Trang 36 Hệ thống thu gom vận chuyển này mang tính khả thi cao, được nghiên cứu thiết kế dựa trên cơ sở khoa học, đúng pháp quy, và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, nhằm thu gom tách biệt và triệt để các loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại ở các khu công nghiệp,khu chế xuất, vận chuyển theo lộ trình thích hợp về các khu xử lý đã được quy hoạch, để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại , phù hợp với chiến lược quản lý chất thải công nghiệp của thành phố trong những năm tới. Trên cơ sở đó, nội dung bài báo gồm các vấn đề chính yếu sau: - Xác định phương án cho toàn hệ thống thu gom vận chuyển chất thãi công nghiêp, chất thải nguy hại từ các khu cong nghiêp . khu chế xuất về các khu xử lý - Xây dựng mô hình trạm trung chuyển tại các khu công nghiêp , khu chế xuất , đây cũng được coi là một phần quan trọng thiết yếu trong toàn hệ thống thu gom vận chuyển chất thải - Xác định tuyến đường vận chuyển thích hợp để vận chuyển chất thải công nghiệp,chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp ,khu chế xuất đến các khu xử lý - Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp Để hệ thống hoá lại hoạt động thu gom vận chuyển chất thải công nghiệp,chất thải nguy hai từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, tác giả đề xuất một hệ thống hoàn chỉnh đảm bảo tiêu chí: đầy đủ các thành phần tham gia một cách hợp lý, khoa học, có thể kiểm soát quản lý rõ ràng, phân bố các loại chất thải về các nơi tiếp nhận phù hợp. -TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 07 - 2007 Trang 37 Tại các khu công nghiệp và khu chế xuất , hằng ngày các cơ sở sản xuất phát sinh ra 3 loại chất thải. Chất thải nguy hại sẽ được Công ty Môi trường Đô thị, các Công ty Dịch vụ Công ích đảm nhiệm thu gom. Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất gồm có chất thải công nghiệp không nguy hại (gọi tắt là CTCN) và CTCN nguy hại (gọi tắt là CTNH). CTCN được chia làm 2 phần: • CTCN có thể tái sinh tái chế và CTCN không tái sinh. CTCN có thể tái sinh tái chế một phần có thể trao đổi trực tiếp với các nhà máy có nhu cầu trong chính KCN đó, phần còn lại sẽ thông qua các đơn vị thu mua phế liệu cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu hoặc các đơn vị tái chế nằm ngoài KCN. • CTCN không thể tái sinh tái chế được thu gom tập trung về trạm trung chuyển của KCN – KCX. Tại đây chất thải một lần nữa được phân loại, lưu giữ trong những điều kiện đạt tiêu chuẩn, thời gian lưu trữ không quá 30 ngày cho đến khi được vận chuyển về các khu xử lý. CTNH được phân loại tại nhà máy, sau đó được đưa về trạm trung chuyển của KCN – KCX. Các thùng chứa, bao bì đựng CTNH, nơi lưu trữ và các nguyên tắc khác về việc lưu trữ CTNH sẽ được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định an toàn đối với CTNH, và quyết định 155 của chính phủ. Từ trạm trung chuyển, CTNH sẽ được đưa về khu liên hợp xử lý, nơi có đầy đủ các chức năng xử lý CTNH. Đề xuất mô hình trạm trung chuyển tại từng KCN.Xác định công suất tiếp nhận CTCN/CTNH của các trạm trung chuyển qua các giai đoạn Mỗi trạm trung chuyển ở các KCN – KCX sẽ chỉ tiếp nhận phần CTCN không tái sinh tái chế và CTNH phát sinh từ các nhà máy. -CTNH TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN,TẬP 10,SỐ 07-2007,Trang 39 Sử dụng ít xe lớn thay vì dùng nhiều xe nhỏ để giảm chi phí nhân công, chi phí bảo trì… Xe 10 -12 tấn thích hợp di chuyển các loại đường lớn, đường quốc lộ, và cũng có thể đi được trong các đường lộ băng qua các quận huyện, và các cầu lớn như cầu Tân Thuận, cầu Sài Gòn. Việc vạch tuyến cũng đã chọn những đường phù hợp cho việc vận chuyển. Với số lượng rác công nghiệp phát sinh hiện tại, việc chọn xe 10 – 12 T là thích hợp vì có thể lưu trữ chất thải ở trạm trung chuyển của KCN khoảng 2 –14 ngày cho đầy tải và vận chuyển đi. Xe vận chuyển phải đảm bảo các tiêu chí: • Thiết kế đạt tiêu chuẩn chất lượng • Thùng chứa rác kín, không bay mùi hay rơi vãi dọc đường • Xe có thiết kế dễ dàng cho việc bảo trì, sửa chữa • Phù hợp với tuyến đường vận chuyển. Đối với CTNH, phương tiện vận chuyển sẽ là các xe chuyên dùng. Đối với CTNH ở đây, thì không phải là chất nguy hại nguyên chất, mà chỉ là các vật liệu dính sót hóa chất, hoặc các loại hóa chất thừa thành cặn, không có giá trị sử dụng, nên chắc chắn hoạt tính không còn cao. Vì thế, có thể chọn loại xe có thùng chứa nhiều ngăn, mỗi loại CTNH được để ở một ngăn khác nhau không tiếp xúc nhau. Xe chuyên dụng có thùng chứa nhiều ngăn. Quy hoạch tuyến vận chuyển CTCN/CTNH cho các KCN – KCX của TP HCM .Phân bố CTCN/CTNH của các KCN-KCX về các khu xử lý thích hợp Tác giả đề xuất phân chia 2 nhóm như sau: Quản lý hệ thống thu gom vận chuyển CTCN/CTNH với sự hổ trợ của phần mềm GIS đối với toàn hệ thống thu gom vận chuy CTCN/CTNH đến khu xử lý, cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối trượng có liên quan và các cơ quan có thẩm quyền để công tác quản lý được chặt chẽ và có hiệu quả. Với sự phức tạp của hệ thống, các dữ liệu, thông tin địa lý có thể được xây dựng vận hành và quản lý rất hiệu quả dựa vào GIS, với các chức năng hữu ích: kết nối các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính với nhau, giải các bài tóan phân tích mạng, giúp việc theo dõi thông tin, truy xuất dữ liệu được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật thông tin và theo dõi được rõ ràng toàn bộ hệ thống. 1.6 Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải Trung Tâm Thông Tin KH&CN TP Hải Phòng: Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng. Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam gồm: tái chế chất thải, đốt chất thải, chôn lấp chất thải rắn, chế biến thành phân hữu cơ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một tăng cao kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất Trong đó nổi lên là sự ảnh hưởng của chất thải rắn. Chất thải rắn không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà nó còn gây mất vẻ mỹ quan, ảnh hưởng gián tiếp tới môi trường văn hoá – xã hội – kinh tế. Chính vì vậy, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn luôn được quan tâm hàng đầu. Một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng tại Việt Nam. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay tập trung vào: 1.6.1. Thiêu hủy . -Phương pháp này chi phí cao, thông thường từ 20-30 USD/tấn nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 2-3 ngày, diện tích sử dụng chỉ bằng 1/6 diện tích làm phân hữu cơ có cùng công suất. Chi phí cao nên chỉ có các nước phát triển áp dụng, ở các nước đang phát triển nên áp dụng phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất độc hại như: Chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp Sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt rác. Có thể xử lý được nhiều loại rác đặc biệt là chất thải lâm sàng. Phương pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và khối lượng rác, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh trong rác. Phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng tương đối tốn kém. Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải. Tại TP. Hồ Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày. Phương pháp đốt chất thải còn được dùng để xử lí chất thải cao su công suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai. 1.6.2. Chôn lấp hợp vệ sinh. -Phương pháp này chi phí rẻ nhất, bình quân ở các khu vực Đông Nam Á là 1- 2 USD/tấn phương pháp này thường phù hợp với các nước đang phát triển. Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rẻ nhưng chỉ nên thực hiện khi các nhà chức trách quản lý về môi trường cho phép và phải có điều kiện tự nhiên phù hợp như diện tích rộng, đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm nguồn nước ngầm, xa khu dân cư v.v. Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương pháp phổ biến nhất theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh,trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi trấn. 1.6.3. Ủ phân compost -Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn này tuỳ vào điều kiện của mỗi quốc gia có thể áp dụng những công nghệ khác nhau cho phù hợp. - Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân compost: Phương pháp này chi phí thông thường từ 8-10 USD/tấn. Thành phẩm thu được dùng để phục vụ cho nông nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị nhiễm hoá chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng. Thành phần này được đánh giá cao ở các nước phát triển. -Nhược điểm của phương pháp này là: Quá trình xử lý kéo dài, bình thường là từ 2-3 tháng, tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn công xuất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6ha. Nếu chúng ta biết tận dụng nó và biến nó thành một sản phẩm mới để phục vụ cho đời sống của mình mà đặc biệt là sử dụng rác thải hữu cơ để làm phân Compost sẽ giúp cho môi trường giảm thiểu được lượng rác thải, hạn chế được lượng phân hóa học trên cách đồng và giúp con người giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Với xu hướng xử lý rác thải thân thiện với môi trường thì mô hình sản xuất phân compost từ rác thải nhà bếp với quy mô hộ gia đình là một trong những biện pháp không những giúp giảm thiểu được tổng lượng rác thải mà còn tạo cho người dân chúng ta bắt đầu tiếp xúc với việc nghiên cứu khoa học. Sản xuất ra lượng phân compost phục vụ trong nông nghiệp của từng địa phương . Các giải pháp kỹ thuật trong công nghệ ủ compost hiện đại đều hướng tới mục tiêu kiểm soát tối ưu các điều kiện môi trường cùng với khả năng vận hành thuận tiện. Kích thước nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thời gian ủ phân compost.Việc làm giảm kích thước nguyên liệu sẽ góp phần làm gia tăng tốc độ phân hủy. Đối với nguyên liệu thô kích thước tối ưu là từ 5-8cm. Chi phí cho các loại hình công nghệ xử lí ở các quốc gia khác nhau được thể hiện: Công nghệ xử lí Chi phí xử lí Quốc gia thu nhập thấp 370USD/Người/năm Quốc gia thu nhập tb 2400USD /Người/năm Quốc gia thu nhập cao 22000USD/Người/năm Chôn lấp hở 0,5 – 2,0 USD/tấn 1,0 - 3,0 USD/tấn 5,0 - 10 USD/tấn Chôn 3,0 - 10 USD/tấn 8,0 - 15 USD/tấn 20 – 50 USD/tấn lấp có kiểm soát Ủ sinh học 5 -20 USD/tấn 10 - 40 USD/tấn 20 - 60 USD/tấn Đốt 40 - 60 USD/tấn 30 - 80 USD/tấn 20 - 100 USD/tấn Nguồn: Thu Trang - Các kỹ thuật khác: Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo để tạo ra các sản phẩm như tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế, II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THỦY 2.1.1 Vị trí địa lí Bình Thủy là một quận của thành phố Cần Thơ. Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp quận Ninh Kiều; Bắc giáp quận Ô Môn. Theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1 năm 2004 của chính phủ, quận Bình Thủy được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các phường Bình Thủy, An Thới, Trà Nóc và các xã Long Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông (thuộc tỉnh Cần Thơ cũ). 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình: Quận bình Thủy tạo thành do phù sa ven sông nên mật độ cao giảm dần từ bờ sông đi vào, độ cao trung bình là 3m. Thành phần đất chủ yếu là phù sa, bị cắt xẻ bởi nhiều hệ thống mạng lưới sông rạch. Dân số và mật độ dân số: Theo điều tra dân số năm 2010 tổng dân số trên địa bàn quận là 117.452 người. Tỉ lệ gia tăng hàng năm 3,4%, mật độ bình quân 1.970 người /km 2 , mật độ đông nhất là 3.801 người/km 2 ở phường An Thới và thấp nhất là 810 người/km 2 ở các phường như Long Tuyền, Long Hòa và Thới An Đông. Dân số trong độ tuổi lao động: 74.447 người chiếm 63,4% dân số. 2.1.3 Đặc điểm kinh tế Khu vực công nghiệp: gồm có 665 cơ sở hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thủy sản đông lạnh các loại, xây xát gạo, nước đá, may quần áo, thuốc thú y, cột bê tông, nhôm gia dụng. Khu vực dịch vụ tập trung tại các tuyến giao thông lớn và các chợ trên địa bàn, chủ yếu là các hoạt động buôn bán, chăm sóc sức khỏe, du lịch. 2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CTR TẠI QUẬN BÌNH THỦY 2.2.1 Thực trạng rác thải và thu gom rác 2.2.1.1 Thực trạng rác thải Nguồn thải: Rác thải sinh hoạt chiếm khối lượng lớn trong tổng lượng rác sinh ra tại quận Bình thủy, chủ yếu từ các nguồn sau: +Những hộ dân trong ku vực nội thị, nông thôn và khách vãng lai. +8 chợ lớn và nhỏ trên phạm vi địa bàn quận, từ các trung tâm bách hóa, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng sửa chữa, các hộ buôn bán lẻ nằm trong các khu vực chợ hoặc xen kẽ trong các khu dân cư +Trên 100 cơ quan, công sở ban ngành của quận và các phường, 55 trường học. +Các đường phố trong nội thị, công viên +Bệnh viện, trạm xá, phòng khám [...]... đó chất thải rắn sinh hoạt: 4.260 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 300 tấn/ngày và chất thải rắn y tế: 40 tấn/ngày Đến năm 2020: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 7.550 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt: 6.500 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp: 1000 tấn/ngày và chất thải rắn y tế: 50 tấn/ngày Đối với rác thải y tế : 100% rác y tế được thu gom, phân loại, vận chuyển và xử. .. rác thải rắn ở TP Cần Thơ (quận Bình Thủy) 3.2.2.1.Hoạt động thu hồi rác thải ở quận bình thuỷ Quản lý chất thải rắn liên quan dến các vấn đề như quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật Hệ thống quản lý chất thải rắn có thể được xem như là một bộ phận chuyên môn liên quan đến nguồn phát sinh lưu trữ và phân loại tại nguồn thu gom, phân loại, tế chế, vận chuyển và xữ lý hợp lý Quản. .. Quản lý chất thải rắn công nghiệp được thực hiện theo thứ bậc ưu tiên như sau: o Tránh thải bỏ o Giảm thiểu rác thải o Tái sử dụng Tái chế o Tái tạo năng lượng o Xử lý và Thải bỏ an toàn Thu gom: các nhà máy, xí nghiệp phải có biện pháp thu gom triệt dể chất thải rắn sinh ra trong sản xuât và phải có dụng cụ bảo quản phù hợp, phụ thuộc tính chất vật lý và hoá học của chất thải, nhằm hạn chế ảnh hưởng... (1) Cố định và đóng rắn: là công nghệ được sử dụng đốt chất thải nguy hại từ công nghiệp và y tế trước khi chôn lấp, trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn tạo thành thể rắn bao vây lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật liệu, để ngăn cản sự rò rỉ và hạn chế mức cao nhất sự thẩm thấu của chất thải (2) Khử ấm: là một khâu quan trọng trong xử lý chất thải rắn, đặc biệt khử ẩm... khỏi Xỉ cho, bùn thải từ quá trình sản xuất không ngoài khuôn viên của chính cơ sở sản xuất IV Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên phạm vi ĐBSCL 4.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh Căn cứ vào hiện trạng quản lí rác của quận Bình Thủy, dự báo sự phát sinh và ô nhiễm rác, qui hoạch phát triển đô thị trong tương lai Đến năm 2015: tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh... bao bì, thùng chứa các hóa chất nguy hại, sau khi sử dụng được xử lý sạch sẽ ngay tại một số nhà máy có hệ thống xử lý nước thải hoặc giao cho đơn vị xử lý vệ sinh sạch sẽ, sau đó được dập lại hoặc cắt nhỏ, chuyển sang mục đích sử dụng khác nhằm tránh trường hợp thất thoát ra thị trường tiêu thụ, xử dụng vào mục đích chứa, đựng nước uống, hoặc thực phẩm Việc quản lý chất thải này nếu không được kiểm... thiện công tác xử lí rác của quân đạt tiêu chuẩn +Giải quyết hiện trạng xử lí mang tính chất tạm thời + Cải thiện trạng môi trường của quận và tình trạng lượng rác thải mang chôn lấp ngày càng tăng + Xử lí triệt để lượng rác sinh hoạt của quận V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Công tác quản lí CTR trên địa bàn quận Bình Thủy hiện nay đã phần nào đi vào nề nếp, đáp ứng được phần lớn nhu cầu về quản lí hiện... xuất Lưu trữ :chất thải rắn công nghiệp phải được lưu trữ ở nơi cách ly, tránh khả năng phát tán vào môi trường do mưa thó hoặc thẩm thấu Chất được phân loại và lưu trữ nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tái sử dụng hoặc tiêu huỷ tiếp theo Các đơn vị thu gom vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn công nghiệp đều phải có giấy phép hoạt động và được giám sát bởi các cơ quan lý môi trường Tái chế chất thải công nghiệp:... sở chuyên tái chế trong và ngoài Quận Một số hoạt động tái chế, sử dụng phế liệu do các cơ sở kinh doanh phế liệu, cơ sở kinh doanh phế liệu , các cơ sở sản xuất và người thu gom tại quận Bình Thủy được tóm tắt ở bảng dưới: Bảng 2.4 hoạt đông tái chế, sử dụng phế liệu của các cơ sở Loại phế liệu Túi nylon Nhựa dẻo, cứng Khâu sơ chế Làm sạch Phân loại, làm sạch Đối tượng sử dụng Cơ sở sản xuất Cơ sở... qui định của UBND quận Các hộ gia đình với mức thu bình quân 15.000 đ/hộ/tháng Các cơ sở sản xuất kinh doanh thu theo qui mô, lượng rác, thành phần III ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ THU HỒI RÁC 3.1 Quan điểm, quản lý và xử lý rác Rác phải được thu gom, vận chuyển và xử lý một cách triệt để, ưu tiên việc phân loại rác tại nguồn nhằm giảm lượng rác phải thu gom và xử lí Chú trọng . Nhóm: Nguyễn Thúy Quyên B1207403 Vũ Thị Thanh Thảo B1207 411 Nguyễn Thị Ánh Thu B1207 416 Lê Kim Tiến B12074 21 Nguyễn Quốc Hậu B1207358 Nguyễn Thị Huyền Trân B1207428 I. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. 1 Nguồn gốc của. năm (%) 2005 21. 782 59,677 - 2006 22.090 60,520 1, 4 2007 23 .10 5 64 ,18 0 1, 6 2008 24.863 68 ,11 8 7,6 2009 27.065 74 ,15 1 8,86 2 010 28 .14 0 77,096 3,97 Nguồn: Công ty Công trình đô thị, 2 010 . + Lượng. 60.0 7.2 22.8 - - 10 ,0 Vải 55.0 6.6 31. 2 4.6 0 .15 2.5 Cao su 78.0 10 .0 - 2.0 - 10 .0 Da 60.0 8.0 11 .6 10 .0 0.4 10 .0 Gỗ 47.8 6.0 38.0 3.4 0.3 4.5 Lá cành cây 49.5 6.0 42.7 0.2 0 .1 1.5 Tro, bụi,gạch,