1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

huong dan hs cach ghi bai

8 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT VĨNH HÒA ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH TỰ GHI BÀI MÔN SINH KHỐI THCS Tổ: Lý – Hóa –Sinh I. LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: Môn sinh học là một môn học khoa học thực nghiệm, gắn liền với trực quan sinh động diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Đặc thù của bộ môn sinh học là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển của thực vật( sinh học 6), tìm hiểu về hoạt động sống của động vật( sinh học 7), hiểu về cấu tạo cơ thể người từ đó biết cách vệ sinh rền luyện thân thể ( sinh học 8) hay tầm quan trọng của hiện tượng di truyền, biến dị trong chọn giống, các vấn đề “nóng” như ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí,…được biết thông qua môn sinh học 9. Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn này phải nói là rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách giáo khoa, báo chí, internet…học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa tự mình chọn lọc được hệ thống thông tin hoàn chỉnh vào việc ghi nhận kiến thức tại lớp nên vai trò hướng dẫn của giáo viên rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động để tự ghi chép nội dung bài học mà không cần giáo viên phải đọc từng câu, từng chữ theo kiểu đọc – chép như trước đây. Theo bản thân tôi, đổi mới phương pháp giúp học sinh tự ghi bài trong môn sinh học cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua cách tự ghi chép bài học có tính khoa học còn rèn thêm cho học sinh các phẩm chất cơ bản như tính tích cực, chủ động sáng tạo và hành động hợp lý. Trên đây là các lý do xác đáng mà bản thân tôi thực hiện chuyên đề. II. TÌNH HÌNH CHUNG 1.Thuận lợi: Thiết bị dạy học môn sinh học rất đa dạng phong phú: tranh, mô hình, mẫu vật, băng hình…hỗ trợ tích cực cho việc khai thác kiến thức học sinh tại lớp. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ: nhà trường trang bị được 2 phòng có máy chiếu/ 16 lớp học, 1 máy tính xách tay và cũng có một số giáo viên tự mua máy tính xách tay để phục vụ giảng dạy. Thư viện nhà trường có nhiều sách tham khảo tạo điều kiện tốt cho các em học tập và nghiên cứu thêm ngoài giờ lên lớp. Phần lớn giáo viên trực tiếp giảng dạy đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và bồi dưỡng sư phạm, có năng lực và nhiệt tình trong công tác. Học sinh đến lớp đa phần đều trang bị đầy đủ sách giáo khoa để học. Đối tượng nghiên cứu dễ tìm, như thực vật, động vật…gần gũi với học sinh. 2. Khó khăn: Một số tranh ảnh đã cũ, lỗi thời không còn phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới nên khi dung áp dụng trên lớp không mang tính chính xác và học sinh thiếu hẳn sự tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Một số giáo viên khi dạy còn chú trọng nhiều đến lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, mà quên rằng chính các em mới là chủ thể của quá trinh nhận thức nên đã có không ít trường hợp dạy học theo kiểu đọc chép áp đặt, không phát huy được năng lực tư duy độc lập của học sinh. Lâu ngày với cách học này sẽ hình thành thói quen “ ăn sẵn”, nhồi nhét những gì người thầy cung cấp. Hình thành cho người học có bản tính ỷ lại vào người dạy, lười suy nghĩ và không tích cực vào các hoạt đông trong giờ học. Bên cạnh cũng có những giáo viên giảng dạy nhiệt tình nhưng chưa tìm ra cách thức tối ưu nào giúp học sinh tự ghi nội dung bài học trên lớp có hiệu quả như người dạy mong muốn. Hiện nay trong nhiều trường học bắt gặp nhiều trường hợp và phổ biến ở nhiều môn về tình trạng giáo viên sử dụng soạn giảng bằng powerpoit trình chiếu chữ thay thế cho viết bảng. Học sinh phải chép nhiều hơn là tư duy suy nghĩ trong giờ học có ứng dụng công nghệ thong tin, do đó các em ít hứng thú hơn và sau giờ học thường thấy các em mệt mỏi hơn là một tiết học bình thường. Nhiều học sinh đến lớp đều không chuẩn bị trước bài học ở nhà gây không ít khó khăn cho quá trình dạy và học. Do đó khả năng tư duy cũng chậm hơn so với các em có tham khảo nội dung trước ở nhà. III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Để việc dạy và học thật sự có hiệu quả, bài dạy không rơi vào tình trạng đọc chép bản thân tôi tự đề ra một số biện pháp như sau: 1.Về phía giáo viên: Muốn học sinh thực hiện được yêu cầu, GV phải vạch được cho mình một kế hoạch cụ thể trong bài giảng, cụ thể thông qua các bước như sau: Xác định trọng tâm bài học. Đây là công việc cần thiết vì giúp quá trình dạy học diễn ra thuận lợi, đúng trọng điểm không chệch hướng và phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng mà môn học cần đạt được trong cấp học. VD: Trọng tâm kiến thức bài 30. Thụ phấn ( sinh 6) là tìm hiểu khái niệm thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học phù hợp nội dung bài giảng sẽ trở thành phương tiện truyền tải thông tin hiệu quả, đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Ngoài ra, đồ dùng dạy học có thể thay thế được một bài diễn giải dài dòng, tiết kiệm được thời gian và sức lực cho GV đứng lớp; đồng thời giúp học sinh hình tượng và hệ thống vấn đề cụ thể, nhanh chóng rõ rang. VD: GV đưa ra một bức tranh về cây 1 lá mầm có đầy đủ về rễ, thân, lá, hạt với cây 2 lá mầm để các em tự so sánh mà không cần phải nói nhiều. Sử dụng powerpoit thay thế tranh ảnh, mô hình hay bảng phụ cần chú trọng đến hiệu quả cần đạt trong giờ học, tránh việc học sinh phải suy nghĩ nhiều – trả lời nhiều mà việc ghi bài lại hạn chế, thường thì tiết học đó tích cực nhưng kết quả sau giờ học thì các em không ghi được bài. Và áp dụng dạy học như vậy thì muốn rèn kỹ năng tự ghi nhận bài học tại lớp thật là khó khăn. Do đó sử dụng powerpoit chỉ mang tính hỗ trợ tích cực trong bài giảng và GV phải có kỹ thuật dạy học phù hợp cho bài dạy đó nhằm sử dụng đúng và có hiệu quả khi ta áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Xây dựng hệ thống câu hỏi và tình huống có vấn đề hợp lý. Qúa trình dạy học diễn ra chủ yếu dựa trên các câu hỏi. Câu hỏi là nền tảng xây dựng nên ngôi nhà kiến thức. Câu hỏi ngắn gọn gắn liền với thực tế được đặt ra đúng lúc, vừa sức sẽ giúp học sinh dễ hiểu và giải quyết nhanh, hợp lý. Chú ý khi xây dựng câu hỏi mang tính dẫn dắt tìm hiểu bài mới (câu hỏi khai thác kiến thức của học sinh) và câu hỏi tổng kết một hoạt động phải được hoạch định rõ ràng và hợp lý, tránh học sinh ghi bài lang man không có tính chọn lọc. Tổng kết các câu trả lời đúng với yêu cầu sao cho ngắn ngọn, đầy đủ, cô đọng và mang tính đúc kết. GV mời học sinh nhắc lại song song với quá trình tự ghi bài. Như vậy vừa giúp các em ôn bài tại chỗ vừa hệ thống hóa kiến thức. Tuyên dương, khen thưởng những học sinh tích cực, trả lời hay nhằm động viên tinh thần và gây không khí học tập sôi nổi, sinh động. Nêu những nhiệm vụ học sinh cần làm để chuẩn bị cho tiết học kế tiếp. Hoạt động chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh có tác dụng tích cực vào việc tiếp thu bài tại lớp. VD: Khi dạy bài 35. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (sinh 6) nếu học sinh không làm thí nghiệm trước ở nhà thì khó để hiểu bài và khó chấp nhận kết quả mà GV đưa ra nên bài dạy không mang tính chính xác, học sinh sẽ thiếu tin tưởng vào khoa học. Khi phân công nhiệm vụ cho học sinh cần phải vừa sức( hoạt động cá nhân), cân đối theo nhóm hay theo tổ tránh quá khả năng làm việc của các em vì các em phải học nhiều môn trong ngày, đồng nghĩa là cần chuẩn bị nhiều nhiệm vụ song song, do đó dễ làm các em bị khủng hoảng, sợ hãi khi đến tiết học mà GV luôn yêu cầu quá nhiều vể phía người học. *Một số điểm mà GV cần lưu ý: Trong giảng dạy GV cần phải nổ lực học hỏi, trau dồi phương pháp giảng dạy đặc trưng bộ môn, kỹ năng sư phạm. Sử dụng tốt các dụng cụ, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, phải có sự sâu sát với đối tượng, dạy học phù hợp với đối tượng. Giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt cần khơi gợi dẫn dắt, đặt vấn đề, định hướng. Tổ chức cho HS hoạt động tự tiếp nhận tri thức, thông hiểu và vận dụng kiến thức. Diễn đạt của GV cần rõ ràng dễ hiểu, sinh động, có tính hệ thống. Ghi bảng tóm lược xúc tích có thể theo hình thức sơ đồ, dàn ý. Tránh lạm dụng powerpoit trong bài giảng, có thể dùng phấn gạch đầu dòng trên bảng cho câu trả lời đúng của học sinh- giúp học sinh định hướng nội dung để tự ghi bài. Tạo điều kiện thuận lợi cho HS nhận xét tinh thần học tập của bản thân và các bạn. Học sinh có thể tuyên dương hoặc phê bình tinh thần làm việc của các thành viên khác. Đây là cách để các em tự đánh giá và nhìn nhận lại mình. Sau mỗi hoạt động dạy học GV phải có sự kiểm tra khách quan về cách tự ghi bài của các em, nhất là đối với các em khối 6. Từ đó có cách hỗ trợ, phụ đạo thêm cho các em học yếu trong lớp. 2. Về phía học sinh: Trên lớp thay vì học sinh chỉ việc chép bài, nghe giảng, thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, chỉ quen ăn sẵn chứ không chịu tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, không có khả năng sáng tạo, khơng thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống theo u cầu bộ mơn thì các em cần phải thực hiện các u cầu sau: Chuẩn bị bài học trước khi đến lớp: Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trả lời câu hỏi, sưu tầm tranh ảnh, xem bài cũ. Gạch dưới, ghi chú những vấn đề chưa rõ, cần giải quyết. Những thơng tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau có thể mâu thuẫn, chưa phù hợp thực tế nên học sinh có thể ghi chú để giải quyết ngay tại lớp. Nhờ đó các em nắm được bài học tốt hơn, sâu sắc hơn. Đây cũng là cách thể hiện sự tìm tòi nghiên cứu nghiêm túc của mình. Mà điều này khơng phải ai cũng giống nhau. Hoạt động này vừa hình thành kỹ năng chọn lọc kiến thức cho học sinh vừa hình thành kỹ năng khái qt hóa vấn đề trong nội dung bài học trên lớp. Việc làm trên cũng có tác dụng hỗ trợ tích cực cho GV khi có những câu hỏi khó làm GV phải giật mình cũng như sự phản biện cho thấy sự tìm tòi nghiêm túc của người học, dù ít hay nhiều cũng có thơng tin hai chiều của q trình dạy- học làm cho tiết học thêm sinh động hơn và GV được dịp thể hiện năng lực quản lý tiết dạy của mình. Tập trung cao độ : mắt quan sát, tai lắng nghe, suy nghĩ tích cực, tham gia trả lời câu hỏi, có thể giải quyết độc lập hoặc theo nhóm các vấn đề do thầy cơ và các bạn đưa ra. Đây là cách để học sinh có thể tự rút tỉa kiến thức và ghi chép một cách chọn lọc nhất. Ghi nhận nội dung bài học : khơng nên đi theo lối cũ là GV đọc cho HS chép mà chỉ hướng dẫn tổng kết từng phần thơng qua các hoạt động trên lớp. HS phải được hướng dẫn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nhìn trực quan, nghe hiểu tự ghi chép trên cơ sở sơ đồ bài học, dàn ý của GV. Vì thế các em phải quan sát lắng nghe, suy nghĩ ghi nhận ngay từng phần của bài học theo phương châm “Mắt thấy- Tai nghe – Tay ghi bài học”. *Sau đây tơi xin trình bày một số hoạt động mà bản thân đã thực hiện thành cơng về việc hướng dẫn học sinh cách tự ghi bài trên lớp học. DẠNG BÀI có THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Tuần: 21- Tiết:42 §35. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Thông qua thí nghiệm, HS phát hiện ra các điều kiện cho hạt nảy mầm. Giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành. Kỹ năng báo cáo trước lớp, 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, bảo vệ mơi trường. II. Phương pháp : Báo cáo kết quả thí nghiệm, Trực quan- tìm tòi, vấn đáp,… III. Đồ Dùng Dạy Học: - HS làm thí nghiệm trước ở nhà. Cốc 1: chỉ có hạt đỗ Cốc 2: hạt đỗ ngập trong nước Cốc 3: hạt đỗ nằm trên miếng bơng ẫm Cốc 4: điều kiện thí nghiệm giống cốc 3 nhưng để trong tủ lạnh hoặc thùng xốp nước đá. - Kẻ bảng tường trình theo mẫu SGK tr113 vào vỡ. IV. Hoạt Động Dạy Học: HĐ- MT Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Ghi bảng HĐ1 : Thí nghiệ m về những điều kiện cần cho nảy mầm 1. Ổn đònh lớp : Kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm bài cũ : Khơng kiểm tra 3.Mở bài: - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm 1. - Gọi các tổ báo cáo kết quả, GV ghi lên bảng. - GV yêu cầu HS + Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và không nảy mầm được? + Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? -Hãy trình bày kết quả cốc 4 thí nghiệm? -Tại sao cốc 4 khơng nảy mầm được? Vậy hạt muốn nảy mầm cần - HS: +Cốc 1: khơng nảy mầm +Cốc 2: khơng nảy mầm +Cốc 3: nảy mầm - Chú ý phân biệt được hạt nảy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước. - HS thảo luận trong nhóm để tìm ra câu trả lời yêu cầu nêu được; hạt không nảy mầm vì -cốc 1: thiếu nước - cốc 2: thiếu không khí -cốc 3: đủ nước và khơng khí + Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí -cốc 4: khơng nảy mầm -vì nhiệt độ q lạnh -Trả lời 1.Thí nghiệm phải có những điều kiện nào? -Gọi HS khác nhận xét -Chốt lại, u cầu HS nhắc lại Khẳng định: đây là điều kiện bên ngồi cần cho hạt nảy mầm.(đk đủ) -Nhìn vào cốc thứ 3, cho biết có phải 100% các hạt đỗ đều nảy mầm khơng? Em có thể giải thích tại sao nó khơng nảy mầm được khơng? -Ngoài 3 điều kiện trên sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc yếu tố nào? - Vậy theo em hạt muốn nảy mầm cần phải có các điều kiện cần và đủ là gì? -Kiểm tra cách ghi bài của HS, nhận xét. -Nhận xét lẫn nhau -Lắng nghe, ghi nhận bài học -Lắng nghe -có vài hạt khơng nảy mầm. -Hạt bị sâu, phơi khơng còn, bị mối mọt -Chất lượng hạt giống phải tốt. (điều kiện bên trong = đk cần) -Đọc nội dung ghi bài Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. Ngồi ra: Chất lượng hạt phải tốt Hoạt Động 2 : Vận Dụng Kiến Thức Vào Sản Xuất - GV yêu cầu HS nghiên cứu, tìm cơ sở khoa học của từng biện pháp = hoạt động nhóm 5 / . - GV cho HS các nhóm trao đổi thống nhất cơ sở khoa học của mỗi biện pháp. -Đưa ra đáp án - Học sinh đọc nội dung W thảo luận theo từng nhóm nội dung (chú ý vận dụng các điều kiện nảy mầm của hạt) - Thông qua thảo luận, rút ra được cơ sở khoa học của từng biện pháp. Bảng phụ: gieo hạt bò mưa to, ngập lúng, tháo nước để thoáng khí. + Phải bảo quản tốt hạt giống, vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được. + Làm đất tơi xốp, đủ khôngû khí hạt nảy mầm tốt. + Phủ rơm khi trời rét 2.ƯNG DỤNG -Phải bảo quản tốt hạt giống - Làm đất tơi xốp trước khi -u cầu -Kiểm tra cách ghi bài của HS *GDMT: cần bảo vệ mơi trường đất, nước…tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hạt nảy mầm tốt giữ nhiệt độ thích hợp. -Sửa sai, ghi nhận bài học gieo hạt. -Trời rét phải rủ rơm rạ cho cây 4. Kiểm Tra Đánh Giá: - GV cho HS trả lời câu hỏi tại lớp, HS nào trả lời tốt, GV cho điểm. - GV hỏi: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? ( HS gộp tập và SGK lại) 5. Dặn Dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em cần biết” - Ôn lại kiến thức các chương II, chương III. DẠNG BÀI HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM Tuần 18 – Tiết 36 Bài 30. THỤ PHẤN HĐ-MT HĐGV HĐHS GHI BẢNG I-Hiện tượng thụ phấn /n đònh: (1 phút) 2/Kiểm tra bái củ:(4ph) -Gv trả bài thi học kì I và nhận xét. Mở bài:(1ph) -Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng quá trình thụ phấn. Vậy thụ phấn là gì? -Treo tranh H 30.1, -Quan sát nhị và nhụy MT: Nắm được khái niệm về thụ phấn. hướng dẫn HS quan sát -Hãy nêu cấu tạo của nhị và nhụy? + Trong H 30.1 em thấy có hiện tượng gì? Kết luận: Đấy là hiện tượng thụ phấn. Vậy thụ phấn là gì? -Gọi HS nhận xét lẫn nhau Chốt lại: -Kiểm tra sự ghi bài của HS hoa -Trả lời + Bao phấn giải phóng hạt phấn, hạt phấn rơi lên đầu nhụy. - Lắng nghe -Trả lời -Nhận xét -Lắng nghe, tự ghi bài Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. IV. TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ Nhìn chung sau khi thực hiện chun đề đã tác động tích cực trong việc nhận thức về cách tự ghi bài của HS mà qua nhiều năm tơi đã cơng tác tại trường. Phần lớn các em lên các khối lớp 7,8,9 đã biết tự thu nhận thơng tin và chọn lựa nội dung để ghi chép bài học trên lớp có hiệu quả và tơi thiết nghĩ bước đầu mình đã thực hiện thành cơng. Trên đây là các giải pháp mà tổ chúng tơi đã thống nhất và sẽ thực hiện. Rất mong sự đóng góp chân thành và nhiệt tình của cấp lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp để chun đề ngày càng hồn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Vĩnh Hòa, ngày 17 tháng 01 năm 2011 Người thực hiện TRƯƠNG THANH THÚY . thức và ghi chép một cách chọn lọc nhất. Ghi nhận nội dung bài học : khơng nên đi theo lối cũ là GV đọc cho HS chép mà chỉ hướng dẫn tổng kết từng phần thơng qua các hoạt động trên lớp. HS phải. sinh cách tự ghi bài trên lớp học. DẠNG BÀI có THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Tuần: 21- Tiết:42 §35. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Thông qua thí nghiệm, HS phát hiện. Ghi bảng HĐ1 : Thí nghiệ m về những điều kiện cần cho nảy mầm 1. Ổn đònh lớp : Kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm bài cũ : Khơng kiểm tra 3.Mở bài: - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm

Ngày đăng: 11/06/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w