SKKN huong dan HS su dung atlat trong day dia li 12

17 790 1
SKKN huong dan HS su dung atlat trong day dia li 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ***** TÊN SÁNG KIẾN : HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 12 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI LỚP 12 NHẬN XÉT CHUNG: ĐIỂM THỐNG NHẤT Bằng số: Bằng chữ: Giám khảo số 1: Giám khảo số 2: NĂM HỌC 2008-2009 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 12 MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2008-2009 PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I - Cơ sở lý luận Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai trò nhất định, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tế của con người. Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.… Riêng ở trường THPT, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh. II - Cơ sở thực tiễn Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat … Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương pháp giảng dạy mới. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hình…giúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao. Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp. Có học sinh khi đi thi học sinh giỏi huyện rất loay hoay không biết sử dụng Atlat như thế nào để tìm ra các số liệu dùng cho bài làm, trong khi các tư liệu đó đã có sẵn trong Atlat. Đối với học sinh lớp 12 các em đã sử dụng Atlat để học tập Địa lí từ cấp II, vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách thành thạo là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn. PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH I - TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12. 1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2006 có thể khái quát như sau: a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số. b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch. c/ Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng Bắc Trung Bộ. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Vùng Tây Nguyên Vùng Đông Nam Bộ. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. * Trong mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và biểu đồ GDP so với cả nước. * Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố: - Yếu tố tự nhiên : Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh vật… - Yếu tố kinh tế, xã hội : Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. * Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện: - Hình thể của cả nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau. - Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồ biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp… - Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá… 2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam : + Do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc giảng dạy môn Địa lí 9 đạt hiệu quả: - Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kỹ năng sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện để phục vụ cho nội dung bài giảng. Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong phú, mang đặc trưng của bộ môn. - Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8; lớp 9 và cả các lớp của THPT. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau. Đối với học sinh lớp 12, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlát phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học. Trong chương trình Địa lí lớp 12 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy khi giảng dạy Địa lí lớp 12 ta nên tích cực rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat là rất cần thiết để các em vận dụng lâu dài sau này. II – PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH : 1 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội. Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về mầu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên yêu cầu các em thuộc càng nhiều ký hiệu càng dễ học tập. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc : - Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ. - Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. - Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và xã hội theo từng nội dung của bài học. 2- Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư. Thí dụ: a- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 12 (dạy bài 16) học sinh rút ra nhận xét : + Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị. + Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc. b- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 11 của Atlat (dạy từ bài 16-17 SGK) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: + Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên). + Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức được : Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1921 có khoảng 15,8 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người). + Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng. + Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp. 3- Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển kinh tế của các ngành kinh tế nước ta. (trang 6, 7, 8, 13, 14 và 15). a/ Thí dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta. + Bản đồ trang 8 (Dạy bài 21): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu: Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miền Duyên hải Trung Bộ để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà fê, cao su, hồ tiêu… Đồng thời phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó có thể tìm hiểu tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều đầm hồ. + Bản đồ trang 7 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượng mưa, nhiệt độ) phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ nước ta. + Bản đồ trang 6: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản của nước ta để phát triển công nghiệp. + Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 13 (Dạy bài 21): Học sinh tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất, sự phân vùng nông nghiệp của nước ta. Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Tổng sản lượng 1990 61818 4969 8135 79922 1995 82307 5034 13524 100865 2000 112112 5902 21777 139791 Nhìn bảng số liệu học sinh có thể phát hiện được sự tăng trưởng của các ngành qua các năm đó. + Bản đồ trang 14 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện: - Ngành trồng trọt : Tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng cây lương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản đồ. Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, đỡ phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn. - Ngành chăn nuôi : Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng biểu đồ trang 14 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm tăng trưởng mạnh qua các năm 1990, 1995, 2000. b- Thí dụ 2: Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm nghiệp ( các loại rừng) và thuỷ sản của nước ta (Bài 14 - SGK Địa lí 12). Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các trang bản đồ, biểu đồ trang 15 (hoặc trang 21,22,23) của Atlat. Cụ thể là: +Tổng diện tích rừng nước ta, quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh trong cả nước (năm 2000). + Sự phát triển của ngành thuỷ sản: - Về sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm 1990, 1995, 2000. c- Thí dụ 3: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phân tổ chức lanh thổ công nghiệp ở nước ta (Bài 28 – SGK Địa lí 12 ). + Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 16 Atlat, cách thực hiện như sau: - Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong phần chú thích. - Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá công nghiệp nước ta như thế nào? + Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức được: - Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. - Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. + Phân tích bản đồ trang 17 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công nghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí luyện kim, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm… d-Thí dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta: + Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 18, 19, 20 học sinh nhận thức được sự phân bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân: - Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác. Giao thông đường bộ ngày càng phát triển. Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hoá cao. Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển. - Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được số người kinh doanh, hàng hoá bán lẻ qua các năm …), ngoại thương (Cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu giữa công nghiệp – nông nghiệp – thuỷ sản và tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu so với xuất khẩu). - Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia, vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch từ năm 1990 đến năm 2000. Cơ cấu khách du lịch quốc tế với Việt Nam năm 1996, năm 2000. Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, di sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống… + Phân tích bản đồ trang 21– biểu đồ học sinh nắm được: - Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc. - Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành khu công nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên. - Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng và giải thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. * Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu một số kiến thức về kinh tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn. Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú, trên cơ sở đã mã hoá các thông tin bằng ký hiệu, mầu sắc, kích thước làm cho học sinh say mê học môn Địa lí hơn. 4- Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các Vùng kinh tế nước ta. Trong chương trình Địa lí lớp 12 nội dung về kinh tế xã hội chia theo các vùng: Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 12 là nghiên cứu các vùng Kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau: - Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ trong Atlat xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp đâu? - Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi… - Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng. - Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng đó. Thí dụ: a/ Vùng Đồng bằng sông Hồng : + Xác định quy mô của vùng (Bản đồ trang 21) phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển Đông. + Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: - Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng. - Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu , đông. Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối . - Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 11Atlat) để nhận thức được : Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố không đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội . * Tóm lại đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh. b/Vùng Đồng bằng sông Cửu Long + Sử dụng trang 24 Atlat : Xác định quy mô, ranh giới của vùng : - Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông. + Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: - Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. - Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới cho ngành du lịch nước ta. - Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 8 Atlat học sinh rút ra nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như : soài, sầu riêng, dừa, măng cụt… - Dân cư trong vùng đứng thứ hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa cùng sinh sống và xây dựng inh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn thấp. * Tóm lại đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thế mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta. Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác dựa vào các trang bản đồ trong Atlat, như : c/ Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ + Phân tích các bản đồ trang 23, bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13, bản đồ “lâm ngư nghiệp” trang 15, bản đồ công nghiệp chung trang 16. Qua đó rút ra những đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng, phát triển về ngư nghiệp: nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, lâm nghiệp phát triển, chăn nuôi gia súc lớn . Thế mạnh về phát triển du lịch của vùng. d/ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ + Phân tích vị trí địa lí, các thế mạnh của vùng: Sử dụng bản đồ trang 21 Atlat để rút ra nhận xét về quy mô lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên, ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ của vùng. + Dùng bản đồ “khoáng sản” trang 6 Atlat để phát hiện thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. + Sử dụng bản đồ trang 21 Atlat để thấy rõ thế mạnh thuỷ điện của vùng rất lớn. + Phân tích các bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các trang bản đồ về khí hậu, đất đai để tìm hiểu sự phát triển của cây công nghiệp, cây dược liệu, rau màu, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới, chăn nuôi gia súc lớn của vùng. [...]... HỌC SINH LỚP 12 I – Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc giảng dạy và học tập môn Địa lí lớp 12 1 Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam 2 Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam II – Phương pháp tiến hành rèn luyện các kỹ năng cho học sinh : 1- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội 2- Khai thác bản đồ Atlat để rèn... nghiệm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat ở lớp 12A3, đối chiếu với lớp 12A4 là lớp chưa áp dụng chuyên đề này, qua các lần đã kiểm tra cùng một nội dung trong cùng thời gian Thí dụ đợt kiểm tra cuối học kỳ I vừa qua, do được thường xuyên luyện tập nên học sinh lớp 12A3 biết cách phân tích các trang bản đồ do đó kết quả đạt 2 lớp có khác nhau: LỚP 12A3 12A4 SỐ BÀI 40 40 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Khá... chứa đựng trong các trang bản đồ của Atlat Mỗi ước hiệu đều nói lên một kiến thức địa lí, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kỹ ngôn ngữ của bộ môn Địa lí mà các em cần ghi nhớ chính là các ký hiệu, ước hiệu này 5 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong Atlat để hỗ trợ cho nội dung của... sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng trong việc dạy và học môn Địa Lí Đối với học sinh THCS kỹ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập lozic trong học tập của học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích khai thác kiến thức qua các trang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ trong Atlat Học sinh nhận thức được các nội dung trong bản... dụng Atlat có hiệu quả hơn Trên đây là một số việc làm và những suy nghĩ về cách sử dụng Atlat của tôi để giúp học sinh học tập môn Địa lí lớp 12 bước đầu đã có hiệu quả, xin trình bày để tham khảo, có thể còn những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý để cùng nhau tìm ra phương pháp giảng dạy sử dụng Atlat mang lại hiệu quả cao hơn Tôi xin chân thành cám ơn ! TÀI LI U... học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư: 3- Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định về tình hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta 4- Phân tích bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế Việt Nam 5- Rèn luệ kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học III - Kết quả thực nghiệm IV - bài... thành Atlat còn cao so với học sinh ở vùng nông thôn, các em chưa mua đủ Atlat để học tập nên mỗi trường cần mua tối thiểu từ 10 – 15 quyển đưa vào thư viện, cho học sinh sử dụng trong việc hoạt động nhóm, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học 2 Các thầy cô giáo cần tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao 3 – Phòng Giáo dục nên tổ chức các chuyên đề về sử dụng Atlat. .. cho học sinh (Tác giả : Mai Xuân San - Nhà xuất bản Giáo dục) - Sách giáo khoa Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục) - Sách Giáo viên Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục) - Atlat Địa lí Việt nam (Nhà xuất bản Giáo dục) - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường phổ thông (Nhà xuất bản Giáo dục) - Các tài li u khác MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I - Cơ sở lý luận II - Cơ sở... dẫn học sinh phải yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù hợp với nội dung bài học? Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài? ` 2- Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là: - Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của Atlat - Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích - Phân tích các... sử dụng các trang bản đồ trong Atlat như: + Bản đồ trang 23 để xác định vị trí của vùng, cây công nghiệp nêu bật thế mạnh phát triển cây công nghiệp của vùng + Bản đồ trang16 (hình 37.2 SGK trang 171 lơp 12) phát hiện thế mạnh thuỷ điện của vùng e/ Vùng kinh tế Đông Nam Bộ + Phân tích vị trí lãnh thổ vùng trang 24 , phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng thì việc sử dụng Atlat là cần thiết và quan . cho bài làm, trong khi các tư li u đó đã có sẵn trong Atlat. Đối với học sinh lớp 12 các em đã sử dụng Atlat để học tập Địa lí từ cấp II, vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách. kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học. Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong Atlat để hỗ trợ cho nội dung của bài. a- Thí dụ. NĂNG CHO HỌC SINH LỚP 12 I – Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc giảng dạy và học tập môn Địa lí lớp 12. 1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam . 2. Tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt

Ngày đăng: 12/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I - Cơ sở lý luận

  • II – PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH :

  • IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan