"Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưatôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tên đề tài: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tên đề tài: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ
MINH
Họ tên sinh viên: Lê Phan Cẩm Duyên
Mã số sinh viên: 1356070089 Lớp: Khoa Học Chính Trị II Giáo viên hướng dẫn: Ts Đào Tuấn Hậu
Thành phố Hồ Chí Minh 2015
MỤC LỤC
Trang 31.1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh
8
1.2. Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước của Hồ
18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH
32
2.2. Yêu nước là thương dân, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của
nhân dân và luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân
49
Trang 4"Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưatôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".
Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong việc sánglập và rèn luyện Đảng ta, trong công cuộc lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám vàhai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước ViệtNam, tập hợp lực lượng đoàn kết toàn dân tộc, với quyết tâm sắt đá “thà hy sinh
Trang 5tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơnđộc lập tự do”.Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước,nhưng công lao chính của Người là đã nâng Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lêntầm cao mới khi những vấn đề mới của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam
và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi.Chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắctrong tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là hành trang của Người khi đi tìm đường cứunước
Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng của chủnghĩa yêu nước Việt Nam, là nét đặc sắc và biểu tượng cao đẹp nhất của chủnghĩa yêu nước Việt Nam Trên thực tế, nó đã gắn bó chặt chẽ với tiến trình đấutranh giải phóng đất nước và là một nhân tố tạo nên những chiến thắng trongcông cuộc giành độc lập trước kia cũng như trong công cuộc chấn hưng đấtnước, trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay Chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh là di sản tư tưởng, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc
ta
Ngày nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều đổi thay Vấn đềđặt ra là chủ nghĩa yêu nước có vị trí thế nào trong tình hình mới? Và làm thếnào để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêunước Hồ Chí Minh để hội nhập và phát triển đất nước thành công trong xu thếtoàn cầu hoá? Khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần được xây dựng trên sự đồngthuận toàn xã hội với mục tiêu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh Đó là bước phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Namtrên tầm cao mới Phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là cơ sở vững chắc, là
bệ đỡ để Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá vàhội nhập quốc tế
Trang 6Vì vậy, việc nghiên cứu để nắm rõ chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh
là việc quan trọng, rất cần thiết cho xã hội ngày nay
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ chíMinh, đặc biệt có các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước của Người.Đây là một thành quả đáng tự hào về sự lao động nghiêm túc, không mệt mỏicủa các nhà nghiên cứu trong và ngòa nước Trong đó có các công trình nghiêncứu ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến đề tài như:
- Bùi Đình Phong (2008), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thời kỳ mởcửa, hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B08 – 02, Hà Nội Côngtrình khoa học gồm hai chương, chương I: “Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”,chương II: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa,hội nhập quốc tế” Tác giả đã làm rõ một số khái niệm như tình cảm yêu nước,chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa yêu nước HồChí Minh v.v ; hệ thống hoá nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyềnthống Việt Nam; phân tích nội dung cơ bản và vai trò của chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh; phân tích cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcthương mại quốc tế; làm rõ nội dung trong việc phát huy chủ nghĩa yêu nước HồChí Minh trong thời kỳ mở của hội nhập quốc tế
- Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách được trình bày trên cơ sở luận án tiến sĩcủa tác giả Kết cấu của sách gồm 3 chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiêncứu chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh
- Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủnghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
- TS Nguyễn Quốc Phẩm, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Trang 7- Ths Nguyễn Xuân Tùng, Nhớ về Ngày sinh của Bác: Chủ nghĩa yêunước chân chính phải gắn với khát vọng công lý và lòng nhân ái giữa con người(Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp)
- Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Với sáu chương sách, tác giả đi từ nghiên cứuchủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thờiđại Hồ Chí Minh Nội dung chủ nghĩa yêu nước được tác giả lý giải, phân tíchcác nội dung về lao động, bảo vệ Tổ quốc, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩaquốc tế
-PGS TS Lê Văn Tích, Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh tronghội nhập và phát triển bền vững (Báo Ðiện tử Ðảng Cộng sản Việt Nam)
- Phạm Văn Đồng (1993),Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trênđường dân giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nghiên cứu tưtưởng và con người với công cuộc đổi mới Tác phẩm đã khẳng định: Hồ ChíMinh là một nhà yêu nước, đồng thời là một chiến sỹ cộng sản, từ đó để nói tớithông điệp của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Những kết quả nghiên cứu của tác giả trên là nguồn tư liệu quý giá để tôitham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài luận văn củamình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Có được cái nhìn khách quan và cụ thể hơn về tư tưởng yêu nước của HồChí Minh, từ đó hiểu rõ hơn về con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh nóichung và lòng yêu nước của Người nói riêng Đồng thời, khơi dậy lòng yêu nước
và lòng tự hào dân tộc
Làm rõ được quá trình hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng yêunước của Hồ Chí Minh cũng như đánh giá được vị trí và vai trò của nó đối vớichủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Trang 8Tiếp cận cơ sở lí luận: quan điểm thế giới quan và phương pháp luận.Phương pháp nghiên cứu: phép biện chứng duy vật kết hợp so sánh, đốichiếu.
Minh
Về mặt lí luận: Áp dụng tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh vào các hoạtđộng thực tiễn, góp phần định hướng vai trò của bản thân, nâng cao năng lực tưduy lí luận, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện chính trị, làmtài liệu cho các nghiên cứu sau này
Về mặt thực tiễn: phản ánh được thực trang của việc thưc hiện tư tưởngyêu nước Hồ Chí Minh
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được kếtcấu 2 chương và 5 tiết
Trang 9dân phong kiến Người được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thếgiới có nhiều biến động lớn.
Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trướccuộc xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhậnnền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam Cho đến cuối thế kỉ XX,các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “ Cần vương” do các sĩ phu, vănthân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thờitrước các nhiệm vụ lịch sử Các cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến cho xãhội nước ta có sự biến chuyển và phân hoá, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tưsản và tư sản bắt đầu xuất hiện Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranhgiải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn Cóthể kể ra các mâu thuẫn chính sau:1,2
- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp
- Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ,lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôiphục độc lập của Phan Bội Châu; chủ trương "ỷ Pháp cầu tiến bộ" bằng cáchchấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyệngiải phóng của Phan Châu Trinh; khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiếncủa Hoàng Hoa Thám; khởi nghĩa theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sảncủa Nguyễn Thái Học)
Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực
1 Tư tưởng Triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Vũ Minh Tâm, Tạp chí Triết học.
2 Bài 2: Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình 6 bài lý luận chính trị, Đại học Tôn Đức Thắng
Trang 10của hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc.3,4
Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đếnNgười ngay từ thời niên thiếu Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêunước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặcngoại xâm.Cha là Nguyễn Sinh Sắc- một nhà nho giàu lòng yêu nước, thươngdân, lao động cần cù, giàu ý chí vượt qua khó khăn Những phẩm chất cao quý
đó của người cha, đặc biệt là chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn trong mọi cảicách chính trị xã hội đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đối với việc hình thành tưtưởng và nhân cách của Hồ Chí Minh sau này Thân mẫu của Người là HoàngThị Loan-một phụ nữ nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người, chịuđựng mọi gian khổ, khó khăn, vì chồng, vì con Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng ThịLoan chính là những người đặt nền móng đầu tiên, tạo nên nền tảng vững chắccho việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
Trong khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới,việc cứu nước như trong đêm tối “ không có đường ra” thì lịch sử thế giới tronggiai đoạn này cũng đang có những chuyển biến to lớn
Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độcquyền đã xác lập quyền thống trị chúng trên phạm vi toàn thế giới Chủ nghĩa đếquốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa Các nước đế quốc sâu
xé, tranh giành nhau các thuộc địa, chúng hợp sức để nô lệ, bóc lột các dân tộcthuộc địa
Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của cácnước thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ
3Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Chính trị Quốc gia, năm 1994, tr.12
4 Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921 – 1930), PGS, TS.Phạm Xanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Trang 11Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sựbóc lột tư bản chủ nghĩa Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiệnthêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giaicấp tư sản
Các phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, Nó không chỉdừng lại từng nước riêng lẻ mà đã liên kết chặt chẽ với các nước khác Cuộc đấutranh đó gắn chặt với cuộc đấu tranh của giai cấp Từ cuộc đấu tranh sôi nổi củacông nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đếnmột cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là cách mạng Tháng MườiNga năm1917 Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm thức tỉnh các dân tộcchâu Á Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chínhquyền Xôviết, mở ra một thời kì mới trong lịch sử loài người Cuộc cách mạng
vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng cácdân tộc bị áp bức, “ mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thờiđại giải phóng dân tộc” Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, nhiều dântộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được tự do, được hưởng quyền dân tộc
tự quyết, hình thành nên các quốc gia độc lập và dẫn đến sự ra đời của Liên bangCộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922) Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga,với sự ra đời của quốc tế cộng sản (tháng 3-1919), phong trào công nhân trongcác nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở cácnước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộcđấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
1.1.1.2.Các tiền đề tư tưởng, lí luận.
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trịtruyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề
tư tưởng, lí luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa yêu
Trang 12nước Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kếthừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc Đó là:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữnước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú,bền vững Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêunước…tạo động lực mạnh mẽ của đất nước Cho đến nay, mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêunước
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nênsức mạnh Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành củadân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặcbiệt không cực đoan, cố chấp Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cáiđẹp của dân tộc khác
- Tinh thần nhân nghĩa, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn
- Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tấtthắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, giankhổ
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu
tố sau đây: tri thức, đạo đức, cái đẹp
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài,ham học hỏi, khiêm tốn mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làmgiàu cho văn hoá Việt Nam
Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý,thiêng liêng nhất, là cội nguồn sáng tạo của trí tuệ Việt Nam, cũng là chuẩn mựcđạo đức cơ bản của dân tộc, là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa
Trang 13truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kì lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho
sự trường tồn và phát triển của dân tộc
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thànhquyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấutranh giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi,tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây
Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hánhọc, Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong các học thuyếttriết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử…Mặt khác, Hồ Chí Minhsinh ra trong một gia đình nho giáo nên Người đã tiếp thu những mặt tích cựccủa Nho giáo Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời,
đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tuthân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học Người dẫnlời của V.I.Lênin: “ Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái đượcnhững hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”
Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tưtưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân…;
là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thầnbình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chốnglười biếng; là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, vớinước, tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dântộc… Người tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì Người thấytrong đó những điều kiện thích hợp với điều kiện của nước ta, đó là dân tộc độclập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu
tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ
Trang 14Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tácphẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rútxo, Môngtetxkiơ Người tiếp thu cácgiá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp,các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyênngôn độc lập ở Mỹ năm 1776
Nói tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trítuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa chọnlọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới,vận dụng và phát triển.
Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất
tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là cơ sở hình thành thể giới quan và phương pháp luậnkhoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc đã có bướcphát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một người chiến sĩ cộng sảnlỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Trên cơ sở của lý luận chủ nghĩaMác-Lênin, người đã tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những tinhhoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình Ngườikhẳng định: “ Chủ nghĩa Mác- Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng
và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kì, không những là cáikim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợicuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”
Bản lĩnh trí tuệ đã nâng cao khả năng tư duy độc lập và sáng tạo ở Ngườikhi vận dụng những nguyên lý cách mạng của thời đại vào hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể của Việt Nam Quá trình đó cũng diễn ra một cách chân thành và giản dị.người cắt nghĩa trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác-Lênin Ngườiviết: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ cách mạng tháng Mười chỉ là theo cảm tính tựnhiên… tôi yêu kính Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóngđồng bào mình…”
Trang 15Chủ nghiã Mác-Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh, là nền tảng, bộ phận hữu cơ, cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh.Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin.Nhờ thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ vàchuyển hoá những nhân tố tích cực tiến bộ của truyền thống dân tộc và trí tuệthời đại để tạo nên hệ thống tư tưởng riêng của mình, tìm ra con đường giảiphóng dân tộc: “Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưngvận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay mà chúngtôi đã chiến đấu và giành thắng lợi to lớn”
1.1.2. Nhân tố chủ quan.
Những năm tháng hoạt động trong nước và buôn ba khắp thế giới, Hồ ChíMinh đã không ngừng học tập, nghiên cứu làm tăng phong phú thêm sự hiểu biếtcủa mình, đồng thời hình thành được những cở sở quan trọng để tạo dựng nênnhững thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của người
Với con mắt quan sát tinh tế mà người đã nhận thức được sự thay đổi củadân tộc và thời đại, đấy là điều mà nhiều nhà cách mạng cùng thời không nhận rađược Người khám phá ra các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cáccuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận,đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn,nhờ vào con đường nhận thức chân lí như vậy mà lý luận của Hồ Chí Minh manggiá trị khách quan, cách mạng và khoa học
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh còn chịu sự tác động sâu sắccủa thực tiễn dân tộc và thời đại mà người đã sống và hoạt động Chính quá trìnhhoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ở trong nước và khi còn bôn ba khắp thếgiới để học tập, nghiên cứu và hoạt động đã làm cho Người hiểu biết sâu sắc vềdân tộc và thời đại, tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân
Trang 16tộc và nhân loại Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năngtrí tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh
Đạo đức, tài năng của Hồ Chí Minh là đạo đức, tài năng của một bậc đạitrí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn Ở những thời điểm thenchốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một nhà tư tưởng lớn, Hồ ChíMinh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử: năm 1945, khithời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy TrườngSơn cũng phải giành cho được độc lập" Vào giữa những nǎm 60, lợi dụng khókhăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêmtrọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam vàtăng cường cho không quân, hải quân ném bom, bắn phá dữ dội miền bắc, nhằmphá hủy hoàn toàn Việt Nam Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm
và khí phách của toàn Đảng, toàn dân: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giảiphóng miền nam cho kỳ được!" Thật hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trongnhững giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiênnghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy
Phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh cũng được biểu hiện ở bản lĩnhkiên định, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọichủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luônluôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc"
Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗiđau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thìthành nỗi đau khổ của tôi" Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dânlao động toàn thế giới Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với nhữngngười chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượnghiếm có Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta,nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở
Trang 17chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biếtrằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước"
Người khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phươngpháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra
lí luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệthống quan điểm, lý luận toàn diện, sâu sắc và toàn diện về cách mạng Việt Nam,kiên trì chân lí và định ra các quyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạngđến thắng lợi
Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập
để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chânchính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nướcthương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh phúccủa đồng bào
Khi nói về năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, có thể nói:
"Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dântộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vì hoà bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội sự đóng góp quan trọng về nhiều mặtcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật làkết tinh của truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam vànhững tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộctrong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sựhiểu biết lẫn nhau."(theo UNESCO )
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt
Trang 18tế Qua đây người có nhiều nhận thức quan trọng, Người phân biệt rõ bạn và kẻthù dân tộc: người lao động là bạn, bọn thực dân chính là kẻ thù Người đánh giárằng tư sản không triệt để thì nhân dân vẫn khổ cực.
Để thực hiện hoài bão của mình, anh Nguyễn đã đi và sống ở nhiều nướcthuộc châu Âu, châu Á, châu Phi, Châu Mỹ, tận mắt chứng kiến cuộc sống bị bóclột, bị đàn áp của nhân dân các nước thuộc địa và cũng đã trực tiếp tìm hiểu đờisống của nhân dân lao động các nước tư bản Người rút ra kết luận: “trên đời nàychỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và chỉ có mộtmối tình hữu ái - tình hữu ái vô sản là thật mà thôi.”
Năm 1911, Bác sang Pháp, sau đó sang Anh, Mỹ Năm 1913, Người từ
Mỹ quay lại Anh tham gia công đoàn thuỷ thủ Anh Năm 1917, Người từ Anh lạisang Pháp vào lúc nổ ra cách mạng Tháng Mười Nga Năm 1919, Nguyễn ÁiQuốc gia nhập Đảng xã hội Pháp Tháng 8/1919, Bác gửi bản yêu sách của nhândân An-nam đến hội nghị Véc-xay Mặc dù không được chấp nhận nhưng Ngườicho rằng giải phóng dân tộc thuộc địa phải dựa vào chính năng lực, sự nổ lựcphấn đấu của nhân dân, không thể trông đợi vào lời hứa của những bọn thực dân.Tên gọi Nguyễn Ái Quốc và nội dung bản yêu sách đã gây ra tiếng vang lớn
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đọc bản sơ thảo lần thứnhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và Người đãtìm thấy con đường cứu nước đúng đắn bước đầu bước chuyển về mặt tư tưởngNgười tin theo Lênin Luận cương là những lời giải đáp thuyết phục những câuhỏi mình đang nung nấu, tìm tòi Sau này nhớ lại cảm tưởng khi đọc Luậncương, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mìnhtrong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡiđồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là conđường giải phóng chúng ta””5 Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con
5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10, trang 127.
Trang 19đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con dường cách mạng vô sản, con đườngcủa Lênin.
Ngày 30 tháng 12 năm 1920, tại Đại hội XVIII Đảng xã hội Pháp thảoluận vấn đề gia nhập Quốc tế III, Hồ Chí Minh biểu quyết tán thành Đảng CộngSản Pháp, trở thành người cộng sản
Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt bậc về thế giới quan của Người,
từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc đến giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chiến sĩchống thực dân trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam Giai đoạn này Hồ ChíMinh đã:
- Tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới:cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ,tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga
- Tiếp xúc với Luận cương của V.I Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìmthấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc
- Đứng hẳn về Quốc tế thứ II, tham gia Đảng Cộng Sản Pháp
Đây là thời kỳ, từ một thanh niên Việt Nam yêu nước Người trở thànhngười cộng sản Việt Nam đầu tiên Đây là bước nhảy vọt lớn trong nhận thứccủa Người, một sự chuyển biến về chất, kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêunước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minhkhẳng định rằng: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đườngnào khác con đường cách mạng vô sản".6,7
năm 1921 đến năm 1930.
Thời kỳ này Hồ Chí Minh có những hoạt động rất tích cực và đầy hiệu quả
cả trên bình diện thực tiễn và lý luận
Từ năm 1921 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động với cương vịTrưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộngsản Pháp; tham dự Đại hội I, II của đảng này, phê bình Đảng chưa quan tâm
6 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh Nhà xuất bản chính trị quốc gia Tái bản lần thứ hai, 2006, trang 16-21
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.9, tr 314.
Trang 20đúng mức đến vấn đề thuộc địa; Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bảnbáo Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, mục đích củabáo là đấu tranh “giải phóng con người” Tư tưởng về giải phóng con người xuấthiện từ rất sớm và sâu sắc ở Nguyễn Ái Quốc.
Giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1924, Người sang Liện Xô tham dự Hộinghị Quốc tế nông dân, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt củanhân dân Liên Xô Năm 1924, Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản vàcác Đại hội Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ Thờigian ở Liên Xô tuy ngắn nhưng những thành tựu về kinh tế - xã hội trên đất nướcnày đã để lại trong Người những ấn tượng sâu sắc
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu thực hiện một số nhiệm
vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân giao phó
Khoảng giữa 1925, Người sáng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanhniên”, ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạngViệt Nam Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bảntại Pa-ri Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh” Tháng2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắntắt”, “Điều lệ vắn tắt” và “Chương trình vắn tắt” của Đảng
Những tác phẩm lý luận chủ yếu của Người thời kỳ này như Báo cáoTrung kỳ, Nam kỳ và Bắc kỳ; Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Káchmệnh; Cương lĩnh đầu tiên của Đảng;…đã đánh dấu sự hình thành cơ bản chủnghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh Có thể tóm tắt nội dung chính của những quanđiểm lớn, độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạngViệt Nam như sau:
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đườngcách mạng vô sản
Trang 21- Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mậtthiết với nhau Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.
- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”, đánhđuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do
- Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp lựclượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay sai Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tập hợp, giác ngộ vàtừng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, bằng hình thức và khẩuhiệu thích hợp
- Cách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức quầnchúng đấu tranh Đảng có vững cách mạng mới thành công…
Những quan điểm, tư tưởng cách mạng trên đây của Hồ Chí Minh trongnhững năm 20 của thế kỷ XX được giới thiệu trong các tác phẩm của Người,cùng các tài liệu mác-xít khác, theo những đường dây bí mật được truyền vềtrong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo một xung lực mới, mộtchất men kích thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới
của thời đại.
tiến tới giành thắng lợi đầu tiên cho cách mạng Việt Nam.
Đây là thời kì thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởngchủ nghĩa yêu nước nói riêng về cả phương diện lý luận và thưc tiễn Khẳng địnhquan niệm của Người về cách mạng Việt Nam là đúng đắn
Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng sản
bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả khuynh” Khuynh hướng này trực tiếpảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam
Trên cơ sở xác định chính xác con đường đi của cách mạng Việt Nam,bằng con đường riêng của mình, Người không lên tiếng phản đối những quy
Trang 22chụp của Quốc Tế Cộng Sản, của nhiều đồng chí trong Đảng để giữ vững lậptrường, quan điểm của mình
Đến Đại hội VI (7/1935), Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng
“tả khuynh” trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng mặt trận dântộc thống nhất vì hoà bình, chống chủ nghĩa phát-xít
Ở Việt Nam, sau quá trình thực hành cách mạng, cọ xát với vấn đề phânhoá kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh, đồng thời dựa trên quan điểm chuyểnhướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản, năm 1936, Đảng đề ra chính sách mới,phê phán những biểu hiện “tả khuynh”, cô độc, biệt phái trước đây; thực tế là trởlại với Chính cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc Sự chuyển hướng
đó tiếp tục thể hiện trong hai Hội nghị Trung ương VII (11/1939), VIII (5/1941)
đã khẳng định chủ trương chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơnhết, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất là hoàn toàn sáng suốt
Năm 1939, nghị quyết Hội nghị Trung ương khẳng định rõ: “Đứng trênlập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi nhân dân làm tối cao, tất cả các vấn
dề của cuộc cách mạng, cả vấn đề về điền địa cũng nhằm vô mục đích ấy mà giảiquyết.”
Sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trước yêu cầu mới của tìnhhình, tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cáchmạng Việt Nam Tháng 5 năm 1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương VIIIlịch sử Những tư tưởng và đường lối chiến lược đưa ra và thông qua trong Hộinghị này có nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóngdân tộc ở nước ta, dẫn đến thắng lợi trực tiếp của cách mạng tháng Tám năm1945
Các tác phẩm, các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn ÁiQuốc soạn thảo, là sự kế thừa và kết tinh những quan điểm lý luận mà Nguyễn
Ái Quốc đã nêu lên trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ và Đườngcách mệnh Với sự ra đời của các tác phẩm này, đường lối và phương pháp,
Trang 23chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam - nhất là của cách mạng giảiphóng dân tộc, tính chất và nguyên tắc tổ chức Đảng - đội tiền phong của giaicấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và từng bước cụ thể hoá Đây thực
sự là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộquá trình cách mạng, nhất là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.Các tác phẩm này thể hiện tinh thần cách mạng triệt để và sáng tạo của Nguyễn
Ái Quốc khi kết hợp lý luận với thực tiễn, nhất là vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng giảiphóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản
-Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của 15 năm đấutranh liên tục của Đảng, là sự khảo nghiệm và thắng lợi đầu tiên tư tưởng Hồ ChíMinh về cách mạng Việt Nam Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọcbản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tuyênngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắnvới phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi,vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong cương lĩnh của Đảng năm
1930, nay trở thành hiện thực, đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta
Diễn biến của quá trình này đã phản ánh quy luật của cách mạng ViệtNam, giá trị và sức sống của tư tưởng về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh
1945 đến năm 1954.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lựclượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lầnnữa Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéoquân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt NamDân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội
Trang 24khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Tháng
12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếptục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược
Thực hiện Chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, ngày 07-10-1947, quânPháp tập trung gồm: bộ binh, lính dù và thủy quân tinh nhuệ ở Bắc Bộ tiến cônglên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để kết thúc chiến tranh và ápđặt sự thống trị thực dân như trước đây Trước tình hình đó, Trung ương Đảngchỉ đạo phải tổ chức chiến dịch phản công đập tan cuộc tiến công của quân Pháp.Phương châm Chiến dịch là: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, phương thức tácchiến là đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung đánh phục kích, tập kích, trên cả haitrục: đường thủy (Sông Lô) và đường bộ (Đường số 4, số 3) Dưới sự lãnh đạocủa Đảng, quân và dân ta đã bẻ gẫy hai gọng kìm tiến công của quân Pháp, khiếnchúng bị tổn thất nặng nề Thắng lợi ở Việt Bắc đánh dấu bước trưởng thành củalực lượng vũ trang ba thứ quân, để lại nhiều bài học kinh nghiệm bước đầu về sựphối hợp tác chiến giữa lực lượng du kích và bộ đội chủ lực với phương châmtiêu diệt địch để bảo vệ lực lượng của ta
Trong lúc tình hình thế giới có nhiều thay đổi có lợi cho ta, Đảng chủtrương chớp thời cơ đánh địch mở thông tuyến hành lang biên giới Việt Nam -Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trước hết là nhân dânTrung Quốc Ngày 21-01-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng quyếtđịnh gấp rút chuẩn bị lực lượng, vật chất và tinh thần, chuyển mạnh sang tổngphản công Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giớinhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch, giải phóng đất đai, mởthông tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc và sang các nước xã hội chủnghĩa Chiến dịch Biên giới thắng lợi đã tạo ra bước ngoặt, ta chuyển từ chiếntranh du kích lên chính quy, giành quyền chủ động cả về chiến dịch, chiến lược
Trang 25trên chiến trường Đó là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt,nhạy bén của Đảng, sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân.
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị chủ trương mở chiến dịch tiêu diệt lớnquân địch ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm: đánh chắcthắng, nhằm kết thúc chiến tranh có lợi cho ta Đây là quyết định đúng đắn, sángtạo của Đảng ở giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Nếu như trước đây, ta chủtrương tránh nơi địch mạnh, đánh nơi địch tương đối yếu và sơ hở với hình thứctác chiến chủ yếu là đánh vận động, đánh công sự vững chắc, quy mô nhỏ, thìđến nay, Đảng quyết định tiến công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - chỗmạnh nhất, vững chắc nhất, nhưng mang tính chiến lược của cuộc chiến tranh.Đây là một quyết định táo bạo, dũng cảm “Đứng về ý nghĩa quyết chiến chiếnlược mà nói cũng như đứng về quy mô và hình thức của chiến dịch, cuộc tiếncông vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đánh dấu một biến chuyển mới,
một sự phát triển mới trong sự lãnh đạo đấu tranh vũ trang của Đảng ta cũng như
trong quá trình lớn mạnh của Quân đội ta”8
Sáng tạo và quyết tâm chiến lược của Đảng đã nhanh chóng biến thành ýchí và hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta Với khẩu hiệu “Tất cảcho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, quân và dân ta đã dồn sức người, sức củacho chiến dịch Do vậy, trong thời gian ngắn, mọi công tác chuẩn bị kể cả lựclượng, vật chất và tinh thần đã hoàn thành
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của chiến cuộc Đông Xuân 1953 –
1954 Chiến dịch đã diễn ra từ ngày 13-3 đến 07-5-1954; suốt 55 ngày đêm chiếnđấu liên tục, bộ đội ta đã thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng “Thà hysinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”,với khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” Chiến dịch đã làm phá sản
8 Điện Biên Phủ Hợp tuyển công trình khoa học, Nxb CTQG, H 2005, tr 46
Trang 26hoàn toàn Kế hoạch Na-va, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộcchúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, cam kết chấm dứt chiến tranh ở ĐôngDương.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược, nhờ
có những sáng tạo về đường lối của Đảng, quân và dân ta đã phát huy truyềnthống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc anh hùng, giành thắng lợivang dội Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng củaniềm tin và hy vọng của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ trên thế giới
Đây là giai đoạn chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh được bổ sung, pháttriển và hoàn thiện về hàng loạt các vấn đề cơ bản, giúp cho Đảng và nhân dân ta
có nhiều nhận thức mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vữnglãnh thổ ở nước ta
chống Mỹ ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
Trở lại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ ChíMinh nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng Hiệp nghị Giơ ne
vơ nǎm 1954 về Đông Dương; củng cố hoà bình, đấu tranh để thực hiện thốngnhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt; mở rộng
và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước
Nǎm 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng",trong đó Người nêu lên tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thànhtuyệt đối với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; rasức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng đặt lợi ích của Đảng, củanhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân
Trang 27dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh; gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủnghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng
và cải tiến công tác của mình và đồng chí mình tiến bộ
Về phần mình, lời nói đi đôi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn làgương sáng về thực hành đạo đức cách mạng Những kỷ vật của Người để lạiđược giới thiệu trong bảo tàng (như bộ quần áo gụ, đôi dép cao su v.v ) khôngchỉ nói về cuộc sống giản dị, đức khiêm tốn của một con người mà còn nói lênnhân cách của một vị lãnh tụ của nhân dân
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, tháng
9 nǎm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà" Đạihội đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Lao động Việt Nam
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III miền Bắcbước vào thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất Cùng với Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên toàn Đảng toàn dân vừa xâydựng, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát triển nền vǎn hoá dân tộc, vừa chǎm lođến đời sống hàng ngày của nhân dân
Người cổ vũ nhân dân miền Nam ruột thịt đang chiến dấu anh dũng để giảiphóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấnmạnh đến việc xây dựng con người mới, Người nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.”
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nhiệm vụ miền Bắc phải là nền tảng, là niềmtin đối với đồng bào miền Nam Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dânmiền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịch Hổ Chí Minh nói: "Hình ảnhmiền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi" Người mong muốn