Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
324,11 KB
Nội dung
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ. Mặc khác, do lớp học quá đông, diện tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nên các cô giáo thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ ở trường mầm non” nhằmgóp phần phát huy tính tích cực vận động của trẻ một cách có hiệu quả hơn. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học. Trong đó giáo dục thể chất là mục tiêu quan trọng, yêu cầu cuối cấp mầm non trẻ phải đạt các mục tiêu của chương trình: trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Bên cạnh đó, trẻ mầm non " Học mà chơi - chơi mà học". Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Nếu bạn quan tâm lo lắng đến sức khỏe của trẻ, muốn trẻ lớn lên một cách mạnh mẽ, hãy chú ý đến sự tích cực vận động của trẻ. Sự trì trệ, ít vận động kéo dài sẽ nhanh chóng làm suy yếu cơ thể trẻ. Trẻ hoạt động rất tích cực, luôn ở trong trạng thái vận động, luôn chân, luôn tay không ngồi yên. Điều này làm cho trẻ phát triển nhanh, tốt về thể lực, trí tuệ…Vì vậy, người lớn không nên bắt trẻ ngồi yên, cũng như không hạn chế, cấm đoán trẻ vận động, hoạt động. Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Các nhà khoa học đã ước tính rằng, một đứa trẻ tuổi mầm non có khả năng di chuyển, chạy và nhảy khoảng 23km trong ngày. Do đó, nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự phát triển cơ thể bình thường của trẻ. Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non. III/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Trẻ trường mầm non Hoa Mai đa số là trẻ nhập cư, cha mẹ ở nhà trọ, nên không có không gian để vui chơi, trẻ cũng không có đủ thời gian cần thiết để hít thở không khí trong lành trong môi trường thiên nhiên. Qua thực tiễn nghiên cứu và trao đổi với hơn 100 cha mẹ học sinh và điều tra tâm sinh lý của học sinh trong trường, kết quả là: hàng ngày, trẻ thường ngồi hàng giờ trước tivi, hay chơi trò chơi trên máy vi tính. Thỉnh thoảng, vào một thời điểm cố định, trẻ được chở đi thăm một nhóm bạn bè, người thân nào đó. Vì thế rất ít khi có được những trò chơi tự phát của riêng trẻ, những quan hệ giao tiếp khi chơi với các bạn đồng lứa…hậu quả không tránh khỏi là: nhiều trẻ trước tuổi đến trường đã có tư thế lệch lạc, béo phì, rối loạn trong hoạt động phối hợp và kém phát triển tri giác. Mỗi trò chơi vận động giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Chơi bóng giúp luyện tập chân tay, tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Trò chơi leo trèo giúp phát triển khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động còn cho trẻ biết được mức độ dẻo dai, sức chịu đựng của mình. Chúng ta biết rằng tất cả trẻ đều yêu thích vận động: chúng muốn chạy nhảy, nô đùa, nhào lộn, leo trèo, đi thăng bằng trên những khúc gỗ tròn…Những hoạt động đó làm cho trẻ cảm thấy thỏa mãn và kích thích sự phát triển sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, thực tế không đáp ứng được điểu đó. Trường mầm non Hoa Mai với hơn 13 năm hoạt động, trường đã nhiều năm liền đạt Tập thể Lao động xuất sắc. Trường có diện tích sân chơi rộng rãi với cây xanh thoáng mát, cơ sở vật chất khá đầy đủ rất thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. Trong năm học vừa qua, trường đã đầu tư thêm một số đồ dùng đồ chơi, đầu tư sân chơi rộng rãi, cao ráo, sạch sẽ giúp các bé thoải mái vui chơi. Bên cạnh đó, giáo viên, công nhân viên trong trường đa số là lực lượng trẻ yêu nghề, nhiệt tình, năng động. Trường đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm, nhà trường dành một khoản kinh phí tương đối tốt để đầu tư cho việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc vui chơi của trẻ. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh rất chặt chẽ, được phụ huynh ủng hộ, tham gia nhiệt tình. Nhìn chung, trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất. Chúng cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, và vì vậy sẽ luôn tự tin. Sự nhanh nhẹn giúp trẻ có được lòng tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi, và điều này càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình. Hãy cố gắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy cho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”. IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ: Mỗi ngày trẻ đến trường, phần lớn thời gian trong ngày trẻ đều ở trường với cô giáo và bạn. Vì thế trường lớp phải là nơi trẻ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc và an toàn. Trẻ cần những giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp trẻ, không phân biệt thành phần xuất thân cũng như đặc điểm cá nhân của trẻ. Sau đây là một số biện pháp tôi thực hiện và chỉ đạo giáo viên của mình tăng cường phát triển tính tích cực vận động cho trẻ: Trước tiên, tôi triển khai nội dung phát triển vận động cho trẻ đến toàn thể giáo viên. Đối với trẻ ở cuối tuổi nhà trẻ thì nội dung quan trọng là phát triển các nhóm cơ và hô hấp; các vận động cơ bản: lẫy, bò, trườn, đi, chạy, ném, bắt; phát triển các cử động bàn tay, ngón tay. Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là tập vận động các nhóm cơ và hệ hô hấp; tập các vận động cơ bản; các cử động bàn tay, ngón tay phát triển hoàn thiện, khéo léo và biết lợi ích của việc luyện tập đối với sức khỏe. Sau đó tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ. Đối với hoạt động học: Việc dạy trẻ những kĩ năng vận động, hình thành và phát triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, nội dung của chương trình thể dục: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động. Đối với hoạt động chơi: Sắp xếp khoảng không gian an toàn cho trẻ vận động, kích thích hoạt động tự vận động của trẻ, quan tâm giáo dục cá biệt đối với trẻ hoặc khuyến khích trẻ tự vận động, tạo tình huống để trẻ có thể ôn luyện các vận động đã được luyện tập trong tiết học (đối với trẻ nhà trẻ). Tạo điều kiện cho trẻ tự luyện tập những bài tập, trò chơi mà trẻ yêu thích, việc áp dụng phương pháp giáo dục cá biệt cho trẻ, tập luyện thêm năng khiếu về thể dục thể thao cho trẻ (đối với trẻ mẫu giáo). Việc lựa chọn các phương tiện phát triển vận động cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên là phương tiện vệ sinh, chế độ vệ sinh trong luyện tập cho trẻ tại các nhóm lớp: vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục. Vệ sinh thiết bị, dụng cụ thể dục cũng phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, thẩm mĩ. Tận dụng các phương tiện thiên nhiên như: ánh sáng mặt trời, không khí và nước cho trẻ tập luyện. Quan tâm đầu tư các bài tập thể dục, trò chơi vận động…, đầu tư phòng thể chất, sân chơi an toàn cho trẻ chơi. Có các loại đồ chơi cần thiết cho trẻ phát triển vận động như: cầu trượt, thang leo, bập bênh, ống chui, cổng, vòng, gậy, ghế thể dục, bục gỗ, cột ném bóng… Dụng cụ thể thao tự chế: cầu, bao cát, dây, nơ…, một số đồ dùng đan, tết, bện, cài khuy, buộc dây, cắt, dán, tô màu… Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non, giáo viên có thể áp dụng những biện pháp khác nhau một cách sáng tạo như: Xây dựng môi trường kích thích trẻ hứng thú tích cực vận động, sử dụng biện pháp trò chơi trong hoạt động phát triển vận động, tổ chức đa dạng các hình thức thi đua nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân, tổ chức hoạt động lễ hội thể dục, thể thao, thi đấu… 1. Biện pháp xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận động của trẻ: Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả? Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có thể tận dụng hành lang để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném vòng vào cổ chai. Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy… Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Khoảng đất phía dưới đồ chơi phải mềm để đở cho trẻ khi ngã. Những đồ chơi để trẻ leo trèo: Thang leo hình chữ A, thang leo hình chữ A bằng dây thừng, dây thừng thắt nút. Ngoài ra tận dụng các lốp xe để trẻ có thể bò chui hoặc làm xích đu. 2. Biện pháp trò chơi: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giáo viên mầm non phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn. Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố chất vận động. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi. Hoạt động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những kĩ năng vận động khác nhau như chạy, nhảy, bò…trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi, sẽ kích thích thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn. Biện pháp này tiến hành dưới hai dạng: - Đưa yếu tố chơi vào bài tập. Ví dụ: “Trườn sấp” giống như các chú bộ đội, “vươn thở” cho trẻ bắt chước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, “bò” như chuột, nhảy qua rảnh nước, nhảy như thỏ. - Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập. Ví dụ trò chơi “đuổi bắt” vận động chạy, “chuông reo ở đâu?” rèn luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ. 3. Biện pháp thi đua: Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện. Biện pháp thi đua tiến hành dưới hai dạng: Thi đua cá nhân: Chọn các cháu ngang sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu. Lúc đầu, giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện đúng bài tập: “ai bò đúng”, “ai ném đúng”, sau đó đòi hỏi cao hơn. Ví dụ: “thi xem ai bật giỏi”, “thi xem ai chạy nhanh tới cờ”, “thi xem ai bật nhanh qua vòng”. Thi đua đồng đội: Phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt đầu cuộc thi, nên cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi. Sau khi chơi xong, giáo viên là người phân xử thắng thua một cách khách quan, thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ. Chú ý: Khi sử dụng biện pháp thi đua, cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và trạng thái của trẻ. Cần lưu ý đến thời gian mà trẻ vận động và tham gia thi đấu, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp. 4. Biện pháp tổ chức ngày hội ngày lễ: Trẻ được thực hiện các vận động theo một trình tự đã được sắp xếp. Trong ngày hội này, tất cả các trẻ đều được tham gia thể dục, thể thao một cách tích cực, hào hứng sôi nổi, qua đó thúc đẩy các hoạt động tập thể, tạo không khí náo nức cho trẻ vì trẻ được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” của lớp mình cho các bạn xem. Trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn tự tin hơn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ, phấn khởi, óc thẩm mỹ về cái đẹp khi vận động của các “vận động viên tí hon”. Công tác tuyên truyền đến phụ huynh cũng vô cùng quan trọng. Tổ chức hướng dẫn nội dung đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên mô và đường email. Triển khai nội dung tới các bậc phụ huynh trường thông qua trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền. Tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng để phối hợp với nhà trường trong việchình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn, những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tổ chức cho trẻ phát triển vận động dưới nhiều hình thức phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với trẻ mầm non, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi tham gia hoạt động và hấp dẫn thu hút trẻ tham gia. Sưu tầm và sáng tác trò chơi vận động phù hợp với trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động dưới các hình thức: chơi tự do, thi bé khéo tay, Hội khỏe Bé mầm non… Điều quan trọng phải nhớ là, tuổi mầm non không chỉ cần quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, đây là thời điểm đặt nền móng cho sức khỏe lâu dài sau này của con người. Một số trò chơi nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ: Những trò chơi dưới đây đã được tôi sưu tầm và áp dụng tại trường để mang lại niềm vui và sự phát triển toàn diện cho trẻ và giảm gánh nặng công việc cho giáo viên mầm non. Đây là những trò chơi kết hợp phát triển được nhiều kỹ năng và tố chất của trẻ trong một lần chơi. Có thể tổ chức những trò chơi này trong nhà hay ngoài trời, cũng như cho bất kỳ độ tuổi nào trong khoảng từ 3 đến 6 tuổi. - Trò chơi “Mèo đuổi chuột” Cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ lên cao làm thành hang. Một trẻ làm Mèo, một trẻ làm Chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ làm Chuột chạy trước và trẻ làm Mèo đuổi theo. Chuột chạy vào hang nào thì Mèo phải chạy vào hang đó. Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ ở hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang. - Trò chơi “Chim đổi lồng” Cho 2 trẻ cầm tay nhau đứng làm bẫy, các bẫy chuột rãi đều gần nhau. Các trẻ còn lại làm chuột. Các chú Chuột bò quanh và chui [...]... huynh về tầm quan trọng của việc tăng cường phát triển vận động nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ VII/ KẾT LUẬN: Qua một năm tổ chức tăng cường tính tích cực vận động cho trẻ, trường tôi đạt trẻ khỏe mạnh, trẻ tăng cân đều, tình trạng dư cân béo phì của trường giảm rõ rệt, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm không còn, trẻ đến trường chuyên cần hơn Tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh,... chức hoạt động phát triển vận động của trẻ ở trường mầm non hiệu quả: Giáo viên phải đảm bảo làm mẫu đúng khi dạy trẻ các kĩ năng vận động và các biện pháp thực hiện vận động khác nhau Giáo viên cần phải chú ý theo dõi để trẻ không tự tiện sử dụng đồ dùng và dụng cụ trong quá trình hoạt động Không để trẻ vào phòng thể dục hay ở ngoài sân luyện tập mà không có giáo viên theo dõi việc vào, ra của trẻ Khi... điểm thích hợp để trẻ tích cực vận động là buổi sáng Khi tổ chức vận động cho trẻ giáo viên cần chú ý quan sát trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ, nếu thấy trẻ mệt phải ngưng ngay và tuyệt đối không cho trẻ vận động quá sức Lượng vận động trong giờ thể dục không nên quá tải, nên dừng trước khi trẻ mệt, ra mồ hôi nhiều, nhịp thở nhanh - Phải sưu tầm, thiết kế một ngân hàng trò chơi vận động mới để áp dụng... vận động của trẻ mọi lúc mọi nơi Cần quan tâm đến hứng thú và sở thích riêng của trẻ để lựa chọn biện pháp tác động hiệu quả - Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phụ thuộc nhiều vào nhận thức của giáo viên Giáo viên phải là người hiểu trẻ, có tình yêu nghề, yêu trẻ và thích khám phá, có kiến thức có năng lực sư phạm, biết tạo ra môi trường hoạt động tích cực, tạo ra những tình huống hấp dẫn, động. .. dạy kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mầm non là tiết thể dục (hoạt động phát triển vận động) Trong trường mầm non hoạt động này cần phải được tổ chức dưới 3 lần trong tuần Trong mỗi hoạt động phát triển vận động đều giải quyết các nhiệm vụ chăm sóc, rèn luyện sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực và giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí cho trẻ Sau đây là một số yêu cầu cần... Cho trẻ xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu bật lên chạy đến sọt đựng bóng lấy một quả bóng, nhảy cao ném bóng vào rổ, chạy nhanh về xếp cuối hàng Yêu cầu trẻ trước bật được nửa ô thì trẻ sau bắt đầu xuất phát không chờ hiệu lệnh của cô Một số yêu cầu tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non Một trong những hình thức quan trọng của việc... khuyến khích trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động phát triển vận động Để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy thể dục, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo mật độ vận động cho trẻ V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động và tôi nhận thấy đa số cháu trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ... lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe - Về phía giáo viên: + Nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ của lớp Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận. .. hứng thú tích cực vận động Qua đó giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không áp đặt trẻ - Để trẻ tham gia trò chơi vận động nhiều lần mà không nhàm chán giáo viên cần lưu ý: Tăng dần độ khó của các trò chơi (về yêu cầu, luật chơi, hành động chơi…) đồng thời có thể khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các trò chơi mới - Trong khi trẻ tham gia thực hiện vận động tránh để trẻ chờ đợi... non chúng ta: "Nghề giáo là nghề cao quý trên mọi nghề cao quý" và giáo viên mầm non, tuy không phải là mẹ của trẻ nhưng chứa chan tình mẹ Vì yêu trẻ mà yêu nghề và đứng vững với nghề Tăng cường tính tích cực vận động và tổ chức tốt hoạt động này cho trẻ là chúng ta đã thực hiện một phần lời hứa với ngành giáo dục, với sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai tự tin, năng động cho đất nước Bình Tân, ngày . buộc trẻ “ngồi im”. IV/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ: Mỗi ngày trẻ đến trường, phần lớn thời gian trong ngày trẻ đều ở trường với cô giáo và bạn. Vì thế trường. cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ. TÀI: Tính tích cực vận động của trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động