Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
296 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 1 QTDND Giao Lâm Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Giao Lâm 2 QTDNDTW Qũy Tín Dụng Nhân Dân Trung Ương 3 TCKT Tổ chức kinh tế 4 TCTD Tổ chức tín dụng 5 VTG Vốn tiền gửi 6 KKH Không kỳ hạn SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn tiền gửi của QTDND Giao Lâm Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền gửi của QTDND Giao Lâm Bảng 2.3: Chi phí trả lãi tiền gửi của QTDND Giao Lâm Bảng 2.4: Mối quan hệ cân đối giữa vốn tiền gửi huy động trên tổng dư nợ cho vay của QTDND Giao Lâm DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của QTDND Giao Lâm SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên địa bàn thị trấn Quất Lâm hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 75% dân số và hơn 70% lao động xã hội tập trung ở địa bàn nông thôn. Để phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng Ngân hàng đã được đổi mới đồng bộ và hữu hiệu. Một trong những chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín dụng ở khu vực nông thôn là: “Chủ trương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nói chung và quỹ tín dụng cơ sở nói riêng đã khai thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy tình trạng khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn và cho vay tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân vừa trực tiếp góp phần khắc phục tình hình thực tế trên, vừa góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên điạ bàn thị trấn Quất Lâm càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm làm khóa luận tốt nghiệp của mình 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nội dung cơ bản về huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm, ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi của QTDND cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của thị trấn - Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi của QTDND cơ sở một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của QTDND Giao Lâm và thực trạng của quỹ dựa trên các yếu tố: quy mô, cơ cấu, chi phí vốn tiền gửi và mối quan hệ cân đối giữa vốn tiền gửi huy động trên tổng dư nợ cho vay vốn tiền gửi thông qua phân tích cụ thể các số liệu của quỹ trong 3 năm 2011 – 2013 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi Qũy Tín Dụng Nhân Dân SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng Giao Lâm thuộc địa bàn thị trấn Quất Lâm - Giao Thủy - Nam Định 4. phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về hoạt động của QTDND Giao Lâm. Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn thu thập thêm thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại quỹ 5. Kết cấu khóa luận Sau thời gian thực tập ở QTDND Giao Lâm, được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc, ban lãnh đạo, nhân viên trong QTDND và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ts Nguyễn Thu Thủy để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài phần mở đầu, kết luận bài viết gồm có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN GIAO LÂM 1.1. Tổng quan về nguồn vốn và các hình thức huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Qũy tín dụng nhân dân và các hoạt động cơ bản của quỹ tín dụng nhân dân + Qũy tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác, do các thành viên trong địa bàn tình nguyện thành lập và hoạt động.ở Việt Nam, theo quy định của nghị định 48/2001/NĐ - CP ngày 13/08/2001 của Chính phủ, QTDND có mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Nội dung của nghị định 48/2001/NĐ-CP nêu rõ: “QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND cơ sở là phải đảm bảo bủ đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển” + Các hoạt động cơ bản của quỹ tín dụng nhân dân Thứ nhất, huy động vốn: QTDND cơ sở được huy động vốn góp của thành viên gồm vốn cổ phần xác lập và cổ phần thường xuyên. Đặc điểm của nguồn vốn này là chỉ huy động của thành viên. Đối với nguồn vốn huy động tiết kiệm, QTDND cơ sở được nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và người ngoài thành viên kể cả cá nhân và tổ chức kinh tế kể cả trong địa bàn và ngoài địa bàn. - Thứ hai, cho vay : Hoạt động cho vay theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn về vốn giữa QTDND cơ sở với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi. - Thứ ba, chăm sóc thành viên: Khác với các tổ chức tín dụng khác, QTDND Giao Lâm ra đời là do thành viên tự nguyện góp vốn và gia nhập, họ vừa là chủ vừa là khách hàng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nên giữa QTDND Giao Lâm với thành viên có mối quan hệ rất khăng khít với nhau SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng 1.1.2. Nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân Bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong đó nguồn vốn huy động từ bên ngoài là chủ yếu và quan trọng bởi nguồn vốn này tạo ra lợi nhuận cho quỹ tín dụng. Xét về bản chất nguồn vốn của quỹ tín dụng nhân dân chính là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế được quỹ tập trung lại tiến hành các hoạt động kinh doanh: cho vay, bảo lãnh, cho thuê qua đó làm tăng nhanh chu trình luân chuyển vốn Vốn của quỹ tín dụng bao gồm: - Vốn chủ sở hữu - Vốn huy động từ bên ngoài Mỗi loại vốn đều có vai trò và tính chất riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động và đều có tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân 1.1.3.Các hình thức huy động vốn của QTDND Giao Lâm Nguồn vốn đối với QTDND là đặc biệt quan trọng, nó quyết định và chi phối các mặt hoạt động của QTDND . Vì vậy các QTDND cơ sở luôn tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên. Cơ cấu nguồn vốn như sau: Nguồn vốn nhận tiền gửi: Quỹ nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khác - Nguồn vốn huy động tiết kiệm: Đây là một trong những nguồn vốn chủ lực của QTDND, thường chiếm tỉ lệ cao nhất so với các loại nguồn vốn khác bao gồm: + Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền gửi có kỳ hạn - Nguồn vốn huy động khác: QTDND cơ sở là thành viên của QTDND Trung ương, ngoài những quyền lợi và nghĩa vụ khác thì QTDND được QTDND Trung ương điều hoà vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh bao gồm các nguồn vốn như sau: + Vốn đảm bảo thanh toán: có nghĩa là nguồn vốn cho QTDND vay để chi trả cho khách hàng rút tiền gửi đột xuất trước hạn mà bản thân QTDND tại thời điểm đó chưa có đủ nguồn để chi trả. SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 7 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng + Nguồn vốn dự án: Thông qua QTDND Trung ương làm đầu mối, QTDND cơ sở tham gia vay vốn các dự án trong nước và nước ngoài. + Nguồn vốn thoả thuận: là nguồn vốn QTDND nhận vốn điều hoà từ QTDND Trung ương về cho thành viên vay để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, nhất là hổ trợ trong giai đoạn mùa vụ của thành viên. + Ngoài các nguồn vốn trên thì QTDND còn huy động các nguồn vốn khác như: nhận vốn tài trợ, vốn làm dịch vụ uỷ thác đầu tư của các pháp nhân, thể nhân trong nước và nước ngoài 1.2. Huy động vốn tiền gủi của quỹ tín dụng nhân dân 1.2.1. Đặc điểm huy động vốn tiền gửi + Quy mô Quy mô huy động vốn tiền gửi là khối lượng vốn tiền gửi mà QTDND huy động được trong một khoảng thời gian nhất định. Trong tổng nguồn vốn của quỹ thì quy mô vốn huy động so với các nguồn khác là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. Quy mô huy động vốn tiền gửi là một trong những thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi. Việc ước lượng quy mô nguồn vốn tiền gửi giúp quỹ chủ động và có cơ sở để ra các quyết định về quy mô cho vay, đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều đó cho thấy quỹ đã thành công khi thu hút được nhiều khách hàng, tin tưởng và gửi tiền vào QTDND Giao Lâm + Thời hạn Được sử dụng thể hiện khả năng huy động các nguồn vốn với các thời hạn khác nhau với mức lãi suất khác nhau tương ứng sao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý. Qũy đạt được cơ cấu về thời hạn mong muốn để đáp ứng tối đa các nhu cầu sử dụng vốn, tránh tình trạng thừa vốn ngắn hạn, thiếu vốn trung dài hạn + Tính ổn định của nguồn vốn tiền gửi Là cơ cấu nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn: sụ biến đổi về cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh của quỹ. Vì vậy xu hướng biến đổi cơ SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 8 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng cấu huy động vốn tiền gửi phải đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong tương lai như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn 1.2.2. Các hình thức huy động vốn tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân Huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào QTDND trên cơ sở có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc người rút tiền chỉ được rút tiền khi đến hạn thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế để thu hút khách hàng gửi loại tiền này, Qũy sẽ cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn ( nếu số tiền lớn khách hàng có sự thông báo trước cho QTDND trước một vài ngày) trong tường hợp này người gửi tiền chỉ được hưởng lãi suất thấp Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền đang chờ thanh toán, không phải là khoản tiền để dành nên khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Thông thường khách hàng gửi loại tiền này sẽ không được trả lãi hoặc trả mức lãi suất thấp Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền mặt sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yều cầu mà không cần thông báo trước vào bất kỳ một ngày làm việc nào của quỹ tín dụng nhân dân. 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân + Quy mô trưởng nguồn vốn tiền gửi Quy mô trưởng nguồn vốn năm N Quy mô nguồn Quy mô nguồn - vốn TG năm N vốn TG năm N-1 = *100% Quy mô nguồn vốn TG năm N-1 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi của Quỹ . Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ quy mô, khối lượng vốn tiền gửi của quỹ năm này được mở rộng hơn so với năm trước, tương ứng với kết quả là số phần trăm vượt SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Tài chính – Ngân hàng bậc của năm này so với năm trước. Việc mở rộng quy mô huy động vốn tiền gửi một cách liên tục cộng với tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi ngày càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động của quỹ ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn tiền gửi của quỹ đang được cải thiện và nâng cao. + Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi Vốn loại tiền gửi Tỷ trọng loại vốn tiền gửi = * 100% Tổng vốn tiền gửi Ý nghĩa: Cơ cấu vốn tiền gửi là tỷ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng nguồn VTG. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ giữa các loại vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi, nguồn vốn tiền gửi loại nào nhiều nhất, nguồn vốn tiền gửi loại nào ít nhất. Từ đó, thấy sự phù hợp cân đối giữa các loại nguồn vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi hay chưa, quỹ định hướng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tương ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn VTG tương ứng. Ngoài ra, cơ cấu này còn chịu tác động bởi mục đích gửi tiền của khách hàng, tình hình kinh tế, khả năng chống đỡ rủi ro của quỹ. Cơ cấu nguồn VTG cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn tiền gửi ngắn hạn so với trung và dài hạn + Chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng chi phí Chi phí huy động vốn tiền gửi là những khoản chi phí quỹ phải bỏ ra để thực hiện việc huy động VTG của quỹ. Chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ trọng các khoản mục chi phí. Quản lý chi phí vốn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của quỹ tín dụng nhân dân, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập ròng của quỹ tín dụn nhân dân Chi phí huy động vốn tiền gửi Tỷ suất chi phí huy động VTG = * 100% bình quân Tổng vốn tiền gửi huy động Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá chi phí mà quỹ phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn tiền gửi so với tổng chi phí hoạt động. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động huy động vốn tiền gửi của quỹ càng hiệu quả SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 10 [...]... của tiền gửi Nếu quy định của QTDNDTW về lãi suất hợp lý, phù hợp với diễn biến thị trường sẽ góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện huy động vốn tiền gửi và cho vay của QTDND Giao Lâm cạnh tranh lành mạnh 2.2.2 Phân tích kết quả huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm + Quy mô nguồn vốn tiền gửi Quy mô vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của QTDND. .. tác huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn huy động tiết kiệm tại chỗ Đây là nguồn vốn chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của QTDND Giao Lâm Hai là : Quy mô vốn tiền gửi ngày càng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua là khá cao, doanh số vốn huy động tiền gửi ngày càng tăng với năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động. .. vốn tiền gửi huy động được với hoạt động tín dụng, đầu tư + Nếu hệ số này > 1 phản ánh nguồn vốn tiền gửi thừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của QTDND + Nếu hệ số này < 1 phản ánh nguồn vốn tiền gửi không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của QTDND + Nếu hệ số này = 1 phản ánh nguồn vốn tiền gửi vừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của QTDND 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn. .. dụng làm mục tiêu hành động cho mỗi cá nhân 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm 3.2.1 Nâng cao tính chủ động trong công tác huy động vốn tiền gửi để phát triển nguồn vốn Do việc thiếu linh hoạt trong công tác huy động vốn tiền gửi sẽ khiến cho quỹ bỏ lỡ những cơ hội rất lớn trong việc tìm kiếm khách hàng Về phía khách hàng, nếu được quỹ chủ động đặt mối quan hệ,... tác huy động vốn tại QTDND Giao Lâm trên địa bàn Xác định tạo vốn là nền tảng bảo đảm hoạt động của QTDND phát triển, nên huy động vốn tiền gửi là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các bước tiếp theo trong quá trình thực hiện cho vay Trong những năm qua QTDND trên địa bàn đã rất quan tâm đến công tác huy động vốn, đặc biệt chú trọng đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn. .. khách hàng gửi tiền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ + Mối quan hệ cân đối giữa vốn TG huy động trên tổng dư nợ cho vay Nếu QTDND Giao Lâm huy động được vốn tiền gửi nhiều mà sử dụng ít sẽ dẫn tới sự dư thừa, ứ đọng vốn Ngược lại, nếu quỹ sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động thì sẽ dẫn tới nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản Bởi vậy, mối quan hệ cân đối giữa huy động VTG và... được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM, TCTD khác Nhận thức được điều này QTDND Giao Lâm nỗ lực tập trung và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của quỹ nên trong giai đoạn 2011-2013 hoạt động huy động vốn tiền gửi đã có nhiều chuyển biến rõ nét Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm năm 2011 - 2013 Đơn... mặt chi phí huy động vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trung dài hạn thấp hơn so với tiền gửi ngắn hạn và việc duy trì loại hình tiền gửi này thu hút được nhiều khách hàng tham gia + Chi phí huy động vốn tiền gửi Trong chi phí tổng nguồn vốn huy động thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn SVTH: Nguyễn Thị Quyên Lớp: K8CT2 Khóa luận tốt nghiệp 24 Khoa: Tài chính – Ngân hàng huy động là một yếu... tiền gửi CP lãi TG 13,93% 12,27% 11,63% - Năm 2013/2012 Tỷ trọng 80,79% 59,23% Giá trị 22.747 2.337 Tỷ trọng 47,43% 39,71% - - - bình quân ( nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND Giao Lâm năm 2011 2013) Trong đó: Chi phí trả lãi tiền gửi Chi phí lãi tiền gửi bình quân = *100% Tổng vốn tiền gửi huy động Dựa vào bảng trên ta thấy chi phí trả lãi tiền gửi bình quân trên mỗi đồng vốn tiền gửi. .. hạn Nhằm giúp quỹ đẩy mạnh công tác huy động vốn tiền gửi thì ngoài việc nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn truyền thống, quỹ cần chú trọng nghiên cứu, áp dụng phổ biến các sản phẩm, hình thức huy động tiền gửi có mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng thông qua các sản phẩm tiền gửi và dịch vụ quỹ Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn ngắn cần đặc biệt nâng . về huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm Chương 2: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm SVTH:. kết quả huy động vốn tiền gửi tại QTDND Giao Lâm + Quy mô nguồn vốn tiền gửi Quy mô vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của QTDND Giao Lâm. . BIỂU Bảng 2.1: Quy mô huy động vốn tiền gửi của QTDND Giao Lâm Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền gửi của QTDND Giao Lâm Bảng 2.3: Chi phí trả lãi tiền gửi của QTDND Giao Lâm Bảng 2.4: Mối