1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong giảng dạy lịch sử 10

31 508 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 423,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nói về tầm quan trọng của việc nắm vững lịch sử, qua đó giáo dục niềm tự hào về lịch sử dân tộc, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, chất lượng dạy học của môn Lịch sử chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này là chậm đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.” Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh (HS) tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn Lịch sử chính là việc giúp HS biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Đặc thù học tập của môn Lịch sử là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng… bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực Khi học lịch sử thì yêu cầu các em nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác và đầy đủ, vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú cho các em, làm cho các em cảm thấy nặng nề, gò ép và nhàm chán. Trong thực tế, lịch sử là môn học có kiến thức liên môn, song có lẽ có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều nhất là mối quan hệ giữa lịch sử và văn học. Tài liệu văn học nói chung và thơ văn nói riêng ở nước ta có khả năng biểu hiện nội dung lịch sử rất sâu sắc, nó không chỉ có giá trị như những tài liệu lịch sử, mà còn phản ánh được bản chất của từng sự kiện lịch sử cụ thể. Nếu như văn học thường mô tả những sự kiện bằng hình tượng thì lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con số, sự kiện cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của HS. Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, nội dung truyền đạt và phương pháp của giáo viên (GV) là yếu tố hết sức cần thiết. Để cho bài giảng lịch sử không phải rơi vào tình trạng “khô, khó, khổ”, người GV lịch sử phải linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong dạy học, trong đó sử dụng các câu chuyện và các tài liệu văn thơ là một trong những phương pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng bài giảng. Thông qua những câu chuyện lịch sử, những tài liệu thơ văn sinh động có liên quan đến nhân vật, địa danh hay sự kiện sẽ có tác dụng giúp HS hứng thú hơn, có thể ghi nhớ sâu hơn những sự kiện lịch sử, những nhân vật, mốc thời gian, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, HS có thể hiểu rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, có thể dễ dàng lĩnh hội các kiến thức lịch sử, các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Trên cơ sở đó, giáo dục, bồi dưỡng cho HS những tư tưởng, tình cảm đúng đắn (tự hào, gìn giữ, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết khâm phục, kính trọng những anh hùng dân tộc, người có công với tổ quốc ) và hình thành nhân cách cho HS. Trong đề tài này, tôi nghiên cứu việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thơ văn trong giảng dạy bài 14 (Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam), bài 15 (Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) và bài 16 (Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)- (Tiếp theo)) chương trình Lịch sử lớp 10 và coi đó là nguồn cung cấp thông tin tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 10C5, 10C6 Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Lớp 10C5 là lớp thực nghiệm và lớp 10C6 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế. Kết quả của thực nghiệm cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS: Lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.40; điểm kiểm tra đầu ra của lớp lớp đối chứng có giá trị trung bình là 5.86. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0.0001< 0.05; nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Mức độ ảnh hưởng là 0.81 cho thấy có tác động có ảnh hưởng lớn đối với nhóm thực nghiệm. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thơ văn trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập lịch sử cho HS lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trung Trực. 2. GIỚI THIỆU Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học. “Những câu chuyện lịch sử mang lại giá trị vô cùng to lớn bởi đó là những bài học làm người, hình thành nhân cách sống”. Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử kết hợp với thơ văn không chỉ tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS nắm vững bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn góp phần giáo dục, bồi dưỡng cho HS những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Một số công trình nghiên cứu liên quan: Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - “Sử dụng tài liệu văn học dân gian phục vụ giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam trong trường phổ thông ” của tác giả Đặng Hoàng Sang - Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp. - “Giải pháp hữu ích tăng cường hứng thú cho HS thông qua kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THCS”, tác giả Tạ Văn Tuấn, Trường trung học cơ sở Đinh Trang Hòa. - “Sử dụng tài liệu thành văn nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn (1919 – 1945” của Nguyễn Hải Yến. - “Sử dụng thơ văn để tạo hứng thú cho HS trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT” của Nguyễn Thị Thúy. - “Phương pháp kể chuyện nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn (1946 – 1954)” của Mai Thị Ngọc Lệ. - “Sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử” của Ngô Thị Hòa. Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ nghiên cứu một mảng của vấn đề, hoặc là sử dụng phương pháp kể chuyện hoặc là sử dụng tài liệu thơ văn trong dạy học lịch sử ở trường THPT, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học lịch sử lớp 10. 2.1. Hiện trạng Nội dung kiến thức chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường THPT còn quá nặng, bài giảng thiên về lý thuyết khô khan, HS khó nắm vững, dẫn đến chán nãn không thích thú học môn Lịch sử. Quan niệm của xã hội, gia đình và đặc biệt là của HS đối với bộ môn Lịch sử còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí xem thường hoặc học cho xong. Việc dạy và học lịch sử ở bậc phổ thông hiện nay dường như chỉ chú tâm vào học thuộc bài là chính, hay còn gọi là “học vẹt”. Ở mỗi lớp học, trình độ không đồng đều, HS cá biệt ngày càng nhiều ở trường, lớp làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của GV. Thực tế trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10, các câu chuyện và các bài thơ văn đã được lồng ghép vào nội dung một số bài học. Nhưng do nội dung và thời lượng chương trình nên số lượng các câu chuyện và các bài thơ văn được đưa vào chương trình còn hạn chế. Nhiều GV hiện nay đã sử dụng các câu chuyện kết hợp văn thơ trong dạy học lịch sử, nhưng trong quá trình giảng dạy và tích hợp câu chuyện với văn thơ chưa có hệ thống và chưa hiệu quả. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước khi tác động, khi giảng dạy GV đã cố gắng sử dụng các câu chuyện và tài liệu thơ văn vào bài giảng. Tuy nhiên, hầu hết các GV đều bám vào các câu chuyện và thơ văn trong sách giáo khoa mà ít liên hệ, mở rộng đối với các câu chuyện và thơ văn bên ngoài, vì vậy chưa tạo được hứng thú học tập cho HS. Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2.2. Nguyên nhân - GV ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu. - Phương pháp dạy học sử dụng trong môn Lịch sử chưa phát huy được tính tích cực của HS, chưa tạo được sự hứng thú của HS. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử, không được trình bày một cách cụ thể, sinh động. - Việc giảng dạy được xem là “lối dạy truyền thống” (thầy đọc, trò chép, nói lại những điều trong sách giáo khoa, học sinh chỉ ghi nhớ, học thuộc mà không hiểu nên chóng quên…) đã ăn sâu vào suy nghĩ, thói quen trong cách dạy và học của GV và HS, chi phối việc chỉ đạo dạy học, việc tổ chức kiểm tra, thi cử. - Tư tưởng xem nhẹ bộ môn chính, phụ. - Việc tích cực chủ động tìm tòi tài liệu lịch sử ở HS còn hạn chế. 2.3. Giải pháp thay thế GV sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thơ văn trong giảng dạy lịch sử nhằm đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như phát triển các năng lực của HS. Qua phương pháp này giúp HS hứng thú hơn khi học lịch sử, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho HS. 2.4. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học có làm nâng cao kết quả học tập của HS lớp 10C5 Trường THPT Nguyễn Trung Trực hay không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học có làm nâng cao kết quả học tập của hs lớp 10C5 Trường THPT Nguyễn Trung Trực. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu + GV: Nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục HS, giảng dạy môn Lịch sử tại trường THPT Nguyễn Trung Trực trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu. + HS: Hai lớp chọn: Lớp 10C5 và lớp 10C6 có nhiều điểm tương đồng nhau về trình độ HS, số lượng, giới tính và độ tuổi. Bảng 1. Tổng số và giới tính của HS lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực Tổng số HS Nam Nữ Lớp 10c5 40 21 19 Lớp 10c6 40 20 20 Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 4 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3.2.Thiết kế nghiên cứu Chọn hai lớp: Lớp 10C5 là lớp thực nghiệm, lớp 10C6 là lớp đối chứng. * Kiểm tra trước tác động: Tôi dùng kết quả bài kiểm tra học kì I để xác định các nhóm tương đương. Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Lớp đối chứng (10c6) Lớp thực nghiệm (10c5) Điểm trung bình 5.62 5.74 Giá trị p của T-test 0.799 + Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động. + P = 0.799> 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương. * Kiểm tra sau tác động: Tôi dùng bài kiểm tra giữa học kì II theo phân phối chương trình để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa hai lớp sau khi tác động. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-tes độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu a. Cách thức tiến hành - Lớp đối chứng (10C6): GV thiết kế giáo án và giảng dạy bình thường (không sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong giảng dạy). - Lớp thực nghiệm (10C5): GV thiết kế giáo án và giảng dạy sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong giảng dạy bài 14 (Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam), bài 15 (Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) và bài 16 (Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)-(Tiếp theo)) chương trình Lịch sử lớp 10, cụ thể là lớp 10C5 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực. Trong quá trình giảng dạy, GV lựa chọn một số câu chuyện và các bài thơ văn phù hợp với nội dung bài học để giảng dạy. GV dẫn các câu chuyện và các bài thơ văn vào bài giảng theo dạng nhập đề (chuẩn bị cho HS tiếp thu bài mới), giới thiệu Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 5 Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (Lớp 10C5) O1 Dạy học có sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn. O3 Đối chứng (Lớp 10C6) O2 Dạy học bình thường (Không sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn). O4 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vấn đề (khắc sâu kiến thức trọng tâm) và kết luận (tóm tắt những tư tưởng chính, rút ra kết luận, khái quát hóa) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS ghi nhớ tốt những sự kiện lịch sử, những nhân vật, mốc thời gian, qua đó hiểu rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở đó giáo dục, bồi dưỡng cho HS những tư tưởng, tình cảm đúng đắn. b. Thời gian thực hiện: Thời gian của quá trình nghiên cứu khoảng đầu tháng 11 năm 2014 và đến cuối tháng 2 năm 2015 (theo kế hoạch dạy và học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan). 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì I (môn Lịch sử) do giáo viên trong tổ thống nhất ra đề. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài 14, bài 15 và bài 16 Lịch sử 10. Dạng câu hỏi kiểm tra là tự luận. Sau khi dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết và chấm bài theo đáp án đã xây dựng (nội dung được trình bày ở phần phụ lục). Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 6 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Trình bày kết quả Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Lớp thực nghiệm (10C5) Lớp đối chứng (10C6) Điểm trung bình 7.40 5.86 Độ lệch chuẩn 1.49 1.90 Giá trị p của T-test 0.0001 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.81 4.2. Phân tích dữ liệu Trước khi thực hiện giải pháp 2 lớp 10c5 và 10c6 có kết quả học tập là tương đương nhau. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P = 0.0001<0.05, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.81. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là lớn. Giả thiết của đề tài việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập của hs lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trung Trực đã được kiểm chứng. Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 7 Lớp đối chứng (10C6) Lớp thực nghiệm (10C5) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 4.3. Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình = 7.40, kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là điểm trung bình = 5.86. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 1.54. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.81. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình sau tác động của 2 lớp là P = 0.0001< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 lớp không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động. * Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học lịch sử ở bậc THPT là một giải pháp rất tốt để nâng cao kết quả học tập của HS, nhưng để sử dụng phương pháp này có hiệu quả người GV cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức; biết khai thác các nguồn thông tin, tài liệu; biết chọn lọc tư liệu để đưa vào tiết dạy sao cho có hiệu quả nhất. Một vấn đề cần lưu ý khác là khi sử dụng phương pháp này yêu cầu GV phải có giọng nói diễn cảm nếu không kiến thức đưa vào nhiều khi sẽ phản tác dụng vì giọng của GV khiến HS mất hứng thú. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong giảng dạy lịch sử 10 Trường THPT Nguyễn Trung Trực đã góp phần nâng cao kết quả học tập của HS. Qua giảng dạy, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi sử dụng các câu chuyện, kiến thức thơ văn vào việc giảng dạy lịch sử sẽ gây hứng thú cho HS trong việc tiếp thu bài. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi GV kể chuyện hay đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng sâu sắc và lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Tuy nhiên, trong chương trình lịch sử 10 không phải trong bài giảng nào GV cũng sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn, nó chỉ được sử dụng khi đảm bảo tính cần thiết và hiệu quả cần đạt. 5.2. Khuyến nghị * Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm xây dựng và tiến tới sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, cần chỉ đạo cho thư viện nhà trường Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 8 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tăng cường sưu tầm, tập hợp các loại sách, tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu dạy và học Lịch sử của GV và HS. Cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV lịch sử tổ chức các cuộc thi, các trò chơi lịch sử, các chuyến tham quan di tích lịch sử, bảo tàng… * Đối với GV: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, chịu khó đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm tài liệu, sắp xếp thành hệ thống theo từng tiết học, từng chương, từng phần phù hợp với nội dung và kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. GV cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình dạy học như sưu tầm tại liệu trước ở nhà theo định hướng của GV. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là GV giảng dạy bộ môn Lịch sử có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học để tạo hứng thú cho HS nhằm nâng cao kết quả bộ môn. Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 9 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Nxb Đại học Sư phạm. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Lịch sử cấp trung học phổ thông, Hà Nội. 3. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục. 4. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Ngọc Cơ (Chủ biên), Nguyễn Anh Dũng, Trịnh Đình Tùng, Trần Thị Vinh (2006), Lịch sử 10, sách giáo viên, Nxb Giáo dục. 5. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), Lương Ninh, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nghiêm Đình Vỳ (2013), Lịch sử 10, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Nguyễn Thành (Chủ biên), Phùng Đức Thắng, Đặng Văn Thái (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Khắc Thuần (2003), Việt sử giai thoại, tập 1, Nxb Giáo dục. 8. Trịnh Tùng (1999), Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Giáo dục. 9. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục. 10.Việt Nam sử ca – sách điện tử. 11.Mạng internet: vi.wikipedia.org, www.sugia.vn, baigiang.violet.vn, hotrodayhoc.com, vinhphuc.edu.vn … Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 10 [...]... phạm ứng dụng PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN KẾT HỢP THƠ VĂN TRONG DẠY HỌC BÀI 14, BÀI 15 VÀ BÀI 16 LỊCH SỬ 10 Sau đây là việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học lịch sử ở bài 14, bài 15 và bài 16 trong chương trình Lịch sử lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực mà bản thân tôi đã thực hiện: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Mục 1 Quốc gia Văn Lang... ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2014-2015 1 Tên đề tài: “Nâng cao kết quả học tập môn Lịch sử 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực bằng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn Trình STT Họ và tên Cơ quan độ công tác chuyên môn 1 Nguyễn Công Thuận 3 Họ tên người đánh giá: THPT Nguyễn Trung Trực Thạc sỹ Môn học phụ trách Nhiệm vụ trong nhóm nghiên cứu Lịch sử 3.1 Đơn vị công tác: 3.2 Đơn vị công tác:... lợi dụng thiên thời, địa lợi, nhân hoà Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 100 0 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương bắc thống trị, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta Trên đây là một số ví dụ cụ thể về sử dụng các câu chuyện và tài liệu văn thơ trong giờ dạy lịch sử ở một số bài học mà bản thân tôi đã tổng kết và thực hiện khi dạy. .. Hay có thể sử dụng đoạn thơ trong “Thiên Nam ngữ lục” để nói về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” Khi giảng về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân, GV có thể trích đoạn thơ trong Lịch sử nước ta” để đánh giá sự kiện lịch sử: “Anh hùng thay ông Lý Bôn Tài kiêm văn võ, sức... liên hệ những câu chuyện truyền thuyết như: Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh dày, những câu chuyện này đã cơ bản phản ánh được “cái thần” của sự kiện, của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể Ví dụ, khi cung cấp cho HS nội dung: công cụ sản xuất bằng đồng thau đã trở nên phổ biến và bước đầu sử dụng công cụ bằng sắt, GV tóm tắt ngắn gọn nội dung truyền thuyết Thánh Gióng và sử dụng chi tiết Thánh... Thừa Thiên Huế) Sau đó GV kết luận: Cuối thế kỉ XV, Chăm pa suy thoái và trở thành một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam Người thực hiện: Nguyễn Công Thuận 12 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bài 15: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)” Mục 1 Chế độ cai trị GV sử dụng đoạn thơ trong “Việt Nam sử ca” để HS hiểu được chế... khi dạy lịch sử khối lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực nhằm tạo hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả bài học Từ những câu chuyện, đoạn thơ, bài ca nội dung kiến thức, hình ảnh nhân vật sẽ được toát lên một cách sinh động, sẽ đi theo năm tháng cùng với các em về các sự kiện, các cuộc khởi nghĩa, mà HS không cần phải học thuộc lòng cứng nhắc ở trong sách giáo khoa.Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng. .. biểu của văn hoá Campuchia và Lào thời phong kiến? Điều gì thể hiện tính sáng tạo trong nền văn hoá của hai quốc gia này? *Văn Hoá Campuchia: + Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn (chữ Khơme cổ - thế kỉ VII) + Văn học: văn học dân gian và văn học viết + Kiến trúc và điêu khắc: đặc sắc và độc đáo, gắn chặt với tôn giáo: Ăng-co Vát (Hin đu giáo) và Ăng-co Thom (Phật giáo) *Văn hóa Lào:... khoa học sư phạm ứng dụng quyền tự chủ - Thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc ĐỀ 2 TT Hướng dẫn chấm Câu Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở nào? Hãy 1 trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc * Cơ sở hình thành nhà nước: - Kinh tế: + Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt + Nông... lũy khói hương xông, Bốn phương Mai Đế lừng uy đức, Đường đi cống vải từ đây dứt, Dân nước đời đời hưởng phúc chung” Mục 2 Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, GV sử dụng đoạn thơ trong “Đại Nam quốc sử diễn ca” để giúp HS nắm được nguyên nhân bùng nổ, kẻ thù, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Từ đó, thấy được khí phách anh hùng của phụ nữ Việt Nam trong buổi đầu đấu tranh . ứng dụng PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN KẾT HỢP THƠ VĂN TRONG DẠY HỌC BÀI 14, BÀI 15 VÀ BÀI 16 LỊCH SỬ 10 Sau đây là việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy học lịch. là sử dụng phương pháp kể chuyện hoặc là sử dụng tài liệu thơ văn trong dạy học lịch sử ở trường THPT, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong. việc dạy học có sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là lớn. Giả thiết của đề tài việc sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp thơ văn trong dạy

Ngày đăng: 10/06/2015, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w