1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhận thức và việc ra quyết định cá nhân

15 5,4K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 205,64 KB

Nội dung

- 36 - CHƯƠNG 4 : NHẬN THỨC VÀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN · Mục tiêu : ü Nêu rõ khái niệm và tầm quan trọng của nhận thức đối với hành vi cá nhân bên cạnh trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân. ü Giới thiệu lý thuyết, những cách tắt gọn và sai sót chính trong quá trình phán xét người khác. ü Hiểu rõ cách thức cá nhân ra quyết đònh như thế nào và làm thế nào để nâng cao hiệu quả ra quyết đònh cá nhân trong tổ chức. · Số tiết dự kiến 4 tiết lý thuyết · Kiến thức cốt lõi cần nắm vững : khái niệm và tầm quan trọng của nhận thức, những nhân tố ảnh hưởng và học thuyết trong nhân thức bên cạnh đề cập đến việc phán xét người khác. Từ đó tìm hiểu quá trình ra quyết đònh và nâng cao hiệu quả quá trình đó ở cấp độ cá nhân trong tổ chức · Phương pháp dạy và học : giảng lý thuyết trên lớp · Tài liệu : tài liệu chính, chương 5 I NHẬN THỨC Bất kỳ một cuộc thảo luận nào về nhận thức đều bắt đầu với một thực tế là cách mà chúng ta nhìn thế giới không nhất thiết là giống với thế giới khách quan. Con người có xu hướng nhìn thế giới như con người muốn nhận thức về nó. Điều này có nghóa chúng ta không thấy thế giới khách quan mà là chúng ta diễn đạt cái mà chúng ta nhận thức về thế giới đó và gọi nó là thực tế. Khi sự bóp méo là thấp - điều đó có nghóa là chúng ta không chỉ nhìn thấy một sự việc mà còn là cơ sở của những diễn đạt của chúng ta là giống nhau. 1. Khái niệm và tầm quan trọng của nhận thức Nhận thức dược xem là quá trình trong đó cá nhân tổ chức và diễn đạt những ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường của họ. Tuy nhiên, như đã trình bày, cái mà một người nhận thức có thể là khác biệt rất lớn đối với thế giới khách quan. Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 37 - Nhận thức là quan trọng trong việc nghiên cứu hành vi. Một cách đơn giản là vì hành vi của con người dựa trên nhận thức về thế giới của họ, không phải thế giới tự nó. Thế giới được nhận thức là thế giới quan trọng về mặt hành vi. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức Chúng ta sẽ giải thích thế nào với một sự thật là những cá nhân có thể nhìn cùng một vật song nhận thức của họ về vật đó là rất khác nhau. Có nhiều nhân tố xác đònh và đôi khi bóp méo nhận thức. Các nhân tố này có thể trú ngụ trong người nhận thức, đối tượng nhận thức, và tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra. a.Người nhận thức Khi con người nhìn một đối tượng và diễn đạt cái mà anh ta thấy, sự diễn đạt đó bò ảnh hưởng mạnh bởi những đặc tính cá nhân của người đó. Những đặc tính cá nhân ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức là thái độ, động cơ, lợi ích, kiến thức, kinh nghiệm quá khứ, và những mong đợi của con người. b.Đối tượng nhận thức Những đặc tính của đối tượng nhận thức chi phối đến đều được nhận thức. Một người hay ồn ào dường như được chú ý trong nhóm nhiều hơn là những người khác. Cử chỉ, giọng nói, dáng dấp, và những đặc điểm khác của đối tượng nhận thức sẽ hình thành cách mà con người thấy nó. Do đối tượng không được nhìn một cách cô lập, quan hệ của đối tượng với nền của nó ảnh hưởng tới nhận thức. Cách mà con người nhìn là phụ thuộc vào cách mà con người phân chia các hình ảnh, hình dáng từ nền của nó. Con người có xu hướng nhóm những cái giống nhau hoặc tương tự nhau thành một nhóm. Mức độ tương tự càng lớn, càng dễ có khả năng là con người sẽ hướng tới nhận thức nó như là một nhóm. Những đối tượng là gần với nhau sẽ có xu hướng được nhận thức thành cùng một đám hơn là từng phần riêng biệt. Do đặc điểm này, con người thường nhóm những sự kiện, hoặc đối tượng không có liên quan với nhau thành một nhóm. Ví dụ, người lao động trong cùng một đơn vò thường được xem là một nhóm. Nếu trong đơn vò có hai người đột nhiên xin chuyển công tác chúng ta có xu hướng nhìn họ là có những điểm giống nhau trong khi thực chất họ rất khác nhau. Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 38 - c.Tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra Bối cảnh trong đó con người nhìn các đối tượng hoặc sự kiện là quan trọng. Những yếu tố của môi trường ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức của chúng ta. Bạn sẽ không chú ý đến một cô gái trang điểm đậm, mặc váy rất ngắn tại một sàn nhảy, song vẫn cô gái đó với trang phục đó ở lớp học thì sẽ tạo ra một sự chú ý đặc biệt bởi bạn. Trong trường hợp này, người nhận thức và đối tượng nhận thức là không đổi song nhận thức là rất khác nhau. 3. Nhận thức về con người : phán quyết về người khác a.Lý thuyết quy kết Phần lớn nghiên cứu về nhận thức trong Hành vi tổ chức được tập trung vào nhận thức về ocn người. Nhận thức của chúng ta về con người là khác với nhận thức về đồ vật vì chúng ta thực hiện sự quy kết (suy diễn) về hoạt động của con người - điều mà chúng ta không thực hiện với đồ vật. Đồ vật phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên, chúng không có niềm tin, động cơ hay dự đònh. Nếu có sự bất đồng trong nhận thức đồ vật, con người có thể đi đến thống nhất bằng việc đo lường. Nhưng nhận thức về con người phức tạp hơn, khi chúng ta quan sát con người chúng ta cố gắng giải thích tại sao họ lại cư xử theo những cách nào đó. Vì thế, nhận thức và phán quyết của chúng ta về các hành động của con người sẽ bò ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các giả thiết mà chúng ta đưa ra về tình trạng bên trong của con người. Lý thuyết quy kết được đưa ra để phát triển những giải thích về việc chúng ta phán quyết con người một cách khác nhau như thế nào là dựa trên các ý nghóa mà chúng ta quy cho hành vi nào đó. Một cách cơ bản, thuyết quy kết cho rằng : khi chúng ta quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta cố gắng xác đònh nguyên nhân của hành vi của họ là từ bên ngoài hay bên trong. Tuy nhiên, sự xác đònh đó phụ thuộc vào ba nhân tố : Sự riêng biệt, Sự nhất trí, và Sự nhất quán. Trước hết, cần làm rõ sự khác biệt giữa nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Những hành vi có nguyên nhân bên trong là những hành vi mà cá nhân có thể kiểm soát. Những hành vi có nguyên nhân bên ngoài được xem như là kết quả của các áp lực từ bên ngoài, con người bò ép buộc, bò đẩy vào các ứng xử bởi tình huống. Ví dụ, nếu một người đi làm trễ ta cho trong việc đó họ thức khuya nên dậy muộn - điều này có nghóa ta quy cho hành vi đó có nguyên nhân bên trong. Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 39 - Nhưng nếu ta cho rằng anh ta đi trễ là do kẹt xe - nghóa là ta quy cho nguyên nhân bên ngoài. Con người có xu thế cho rằng hành vi của những người khác là có nguyên nhân bên trong, trong khi giải thích các hành vi của mình thì cho rằng hành vi của mình có là do được quy đònh bởi các nhân tố bên ngoài. Tất nhiên, điều này chỉ là sự khái quát hóa, do đó sự khác biệt trong sự quy kết còn phụ thuộc vào cách mà chúng ta diễn đạt sự riêng biệt, sự nhất trí, và sự nhất quán. Sự riêng biệt đề cập tới việc liệu một cá nhân có các hành vi khác nhau hay không trong những tình huống khác nhau. Chúng ta muốn biết hành vi của cá nhân là thường xuyên hay không thường xuyên. Nếu là không thường xuyên ta dường như quy cho nguyên nhân của các hành vi là từ bên ngoài. Nếu hành vi không phải là cá biệt nó có thể được phán quyết là do các yếu tố từ bên trong. Nếu tất cả mọi người trong những tình huống tương tự như nhau phản ứng theo những cách giống nhau ta nói hành vi thể hiện sự nhất trí. Hành vi của một người đi trễ sẽ phù hợp với tiêu thức này khi tất cả những người khác có cùng quãng đường như anh ta cùng đi trễ. Từ quan điểm quy kết, nếu hành vi thể hiện sự nhất trí cao nó sẽ được quy cho là do các nguyên nhân bên ngoài, nếu sự nhất trí là thấp hành vi sẽ được quy cho là có nguyên nhân bên trong. Một người quan sát sẽ tìm kiếm một sự nhất quán trong các hoạt động của con người : Liệu một người có những phản ứng giống nhau trong mọi thời điểm ? Hành vi có sự nhất quán cao nó sẽ được quy cho là có nguyên nhân bên trong, hành vi có sự nhất quán thấp nó được quy cho là có nguyên nhân bên ngoài. Ví dụ, nếu hai người cùng đi trễ, một người ta thấy họ luôn luôn đi trễ ta nói hành vi của người này là có nguyên nhân bên trong, trong khi người kia ta thấy đã lâu không đi trễ ta quy cho việc tới trễ của họ là có nguyên nhân bên ngoài. Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 40 - Thuyết quy kết trở nên phù hợp khi chúng ta quan tâm tới việc con người phán quyết về những người khác thế nào. Những sự quy kết ảnh hưởng tới cách chúng ta diễn đạt và phán quyết hành vi của con người mà chúng ta thấy. Thuyết quy kết là quan trọng bởi vì những sự diễn đạt các hành động của một cá nhân sẽ góp phần vào phản ứng của cá nhân đó đối với các hành động và các dạng hành động chính là cơ sở để dự đoán các sự kiện tương lai. Chúng ta tìm kiếm các ý nghóa trong hành vi của những người khác. Nhưng thật không may là những lý do tại sao con người làm là rất phức tạp. Chúng ta cố gắng qui kết nguyên nhân, chúng ta dừng sự quy kết của chúng ta trên sự đơn giản hoá về cái mà ta thấy. Năng lực trí tuệ của con người là bò giới hạn, vì vậy con người giảm các quan sát vào các nguyên nhân đơn giản. Điều này dẫn đến sự lệch lạc sự phán quyết của chúng ta về những người khác trong tổ chức. b.Lỗi và sai lệch trong việc phán xét Nhận thức và diễn đạt những điều người khác làm là những việc khó khăn. Vì thế, các cá nhân khi thực hiện những nhận thức thường bò sai lầm dẫn tới việc méo mó trong đánh giá. Sự hiểu biết về những nhược điểm này là có ích khi nó có thể dẫn tới những sự bóp méo lớn. Đó là các lỗi quy kết cơ bản như sau : · Xu hướng hạ thấp các yếu tố bên ngoài và đề cao sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong khi nhận xét hành vi của cá nhân. Hành vi cá nhân Tính riêng biệt Sự nhất qn S ự li ên ứng Bên ngồi Bên trong Bên ngồi Bên trong Bên ngồi Bên trong Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 41 - · Xu hướng cá nhân sẽ quy kết các thành công của họ do yếu tố bên trong trong khi đó đổ thừa những thất bại do yếu tố bên ngoài. c.Lối tắt khi phán xét về người khác Mặc dù việc đáng giá chung về người khác là việc làm rất khó khăn do đó trên thực tế, các cá nhân thường sử dụng những lối tắt để đáng giá. Có những đường tắt rất có giá trò – chúng cho phép chúng ta nhanh chóng có những nhận thức chính xác và cung cấp những dữ liệu có giá trò cho việc đưa ra dự đoán. Tuy nhiên cần chú ý những lỗi quy kết bên trên để né tránh những méo mó trong đánh giá. Sau đây chúng ta đi vào xem xét một số lối tắt chủ yếu : Bất kỳ đặc tính nào làm cho con người, đối tượng hoặc sự kiện nổi bật sẽ làm tăng khả năng nó sẽ được nhận thức. Điều này là do chúng ta không thể tiếp nhận tất cả những điều mà ta thấy, chỉ có một số tín hiệu được chú ý. Điều này cho phép giải thích tại sao bạn lại dễ dàng nhận ra chiếc xe của bạn trong một bãi giữ xe, hoặc tại sao rất nhiều người cùng làm việc như nhau nhưng thủ trưởng chỉ thấy một số trong đó là làm việc. Độ chọn lọc · Họ phân và lựa chọn đối tượng được nhận thức thành những mẫu dựa vào lợi ích, quá trình, kinh nghiệm và thái độ người quan sát. Khi con người không thể thấy hết được mọi thứ diễn ra quanh họ, họ thường thực hiện sự nhận thức có chọn lựa. Nhận thức có chọn lựa trở thành thiếu sót trong phán quyết người khác khi chúng ta không thể nhận thức được tất cả những điều mà ta quan sát (nhìn mà không thấy), chúng ta thực hiện nó theo từng nhóm nhỏ nhưng các nhóm nhỏ này lại không được chọn ngẫu nhiên (không phải là đại diện) mà là được chọn trên cơ sở lợi ích, kiến thức, kinh nghiệm và thái độ của người quan sát. Nhận thức có chọn lựa cho phép ta hiểu nhanh về đối tượng nhưng với rủi ro của việc đưa ra bức tranh không phù hợp càng lớn. Do chúng ta chỉ thấy điều mà ta muốn thấy và chúng ta có thể sẽ rút ra những kết luận nhưng không được bảo đảm tính chất khách quan từ những tình huống phức tạp. Sự tương đồng giả đònh · Dễ dàng phán quyết về người khác nếu ta cho rằng họ giống ta Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 42 - Giả sử về sự giống nhau nghóa là nếu bạn muốn thách thức và trách nhiệm trong công việc của bạn, bạn sẽ nghó rằng người khác cũng muốn vậy. Điều này làm phán quyết của ta không chính xác. Nếu một người đánh giá tính cách của một người khác là giống với anh ta, anh ta sẽ bóp méo tính cách của người khác trong việc làm cho nó giống tính cách của anh ta. Khi diều này xảy ra, những quan sát và đánh giá về người khác sẽ như anh ta thấy chứ không phải như người khác thấy. Trong thực tế, khi khi những người giả sử về sự giống nhau sẽ nhận thức những người khác trên cơ sở cái họ thích, cái giống họ chứ không phải bởi hành vi được quan sát. Sự rập khuôn · Đánh giá một ai đó dựa vào nhận thức của chúng ta về nhóm mà người đó là thành viên. Khi bạn phán quyết ai đó trên cơ sớ nhận thức về nhóm mà họ ở trong đó, bạn đang gặp thiếu sót được gọi là stereotyping. Khi chúng ta nói đàn ông là xông xáo, tham vọng, và phóng khoáng, phụ nữ là thuỳ mò, dòu dàng, nhạy cảm và bẽn lẽn chúng ta đang mắc sai lầm stereotyping. Stereotyping cho phép chúng ta duy trì sự nhất quán, nó làm cho chúng ta trở nên dễ dàng hơn trong việc giải quyết với một số lượng lớn các tín hiệu song điều này có thể sẽ mang lại sự sai lầm khi chúng ta sử dụng nó không phù hợp. Ví dụ bạn thường nghe "những người làm kế toán là chặt chẽ", "những người có gia đình là những người lao động ổn đònh", "những người lớn tuổi là ngại đổi mới" Rõ ràng các câu nói này thể hiện stereotyping, nếu con người mong đợi những nhận thức này thì đó là những cái họ sẽ thấy chứ không phải là điều thể hiện thực tế hay không. Tác động hào quang · Khi kết luận ấn tượng chung về một người hoặc sự kiện đều dựa trên một đặc tính nổi trội duy nhất. Khi chúng ta kết luận ấn tượng chung về một người dựa trên một đặc tính như thông minh, đẹp trai, nhạy cảm, hoặc dễ mến thì halo effect đang hoạt động. Điều này thường xảy ra khi sinh viên đánh giá thầy cô giáo. Sinh viên có thể chỉ sử dụng một phẩm chất cá nhân như là nhiệt tình trong việc đánh giá. Vì thế, một thầy giáo thông minh, hiểu biết, có trình độ chuyên môn cao, nhưng ít nói, điềm tónh và phong cách của ông ta không thể hiện một sự xông xáo sẽ được sinh viên đánh giá thấp. Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 43 - Trong các tổ chức, halo effect là quan trọng trong việc hiểu biết hành vi của một cá nhân, đặc biệt khi sự lượng giá hoặc phán quyết diễn ra. Một ứng viên mặc váy ngắn, trang điềm đậm, diêm dúa có thể được xem như một người thiếu các năng lực quản lý, và chuyên môn bởi người phỏng vấn. Trong đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, halo effect tạo ra sự bóp méo do việc đánh giá bò thiên vò bởi một phẩm chất riêng lẻ. Sự tương phản · Dễ dàng phán quyết về người khác nếu ta so sánh họ với nhóm tương phản hoàn toàn Khi chúng ta xem xét thành tích cũng như lỗi lầm của các cá nhân, luôn xảy ra tình trạng so sánh giữa hai cực trái ngược nhằm tăng sự nhận thức về mức độ cũng như kết quả hành động xảy ra trong suy nghó của chủ thể. c.Các ứng dụng cụ thể trong tổ chức Con người trong các tổ chức luôn luôn phán quyết về người khác. Các nhà quản lý phải biết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người dưới quyền. Chúng ta lượng giá mức độ nỗ lực mà người lao động đang bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ. Khi một người gia nhập một tổ chức, anh ta ngay lập tức được đánh giá bởi các thành viên của tổ chức đó. Những phán quyết này rõ ràng có những kết cục quan trọng đối với sự hoạt dộng và phát triển của tổ chức. · Sự thiên vò trong nhận thực tác động lên độ chính xác của việc nhận xét phỏng vấn ứng viên (ấn tượng ban đầu). Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quyết đònh ai sẽ được tuyển lựa, ai sẽ bò từ chối là phỏng vấn tuyển lựa. Các nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra ràng 90% các công ty sử dụng phỏng vấn để tuyển lựa tức là có rất ít người được tuyển mà không qua phỏng vấn. Song những người phỏng vấn thực hiện sự phán quyết nhận thức mà sự phán quyết này thường không phù hợp. Hơn nữa, sự nhất trí giữa những người phỏng vấn thường rất thấp, tức là những người phỏng vấn khác nhau nhìn thấy những điểm khác nhau ở cùng một ứng viên và từ đó đưa đến những kết luận khác nhau về ứng viên. Các nhà phỏng vấn thường có những ấn tượng ban đấu và những ấn tượng này chi phối rất mạnh đến các phán quyết. Nếu các thông tin tiêu cực được thể hiện sớm Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 44 - trong một cuộc phỏng vấn, nó có xu hướng trở nên ảnh hưởng mạnh hơn so với cùng thông tin đó nhưng được thể hiện chậm hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra phần lớn các quyết đònh của người phỏng vấn thường thay đổi rất ít sau bốn hoặc năm phút đầu tiên của một cuộc phỏng vấn. Kết quả là thông tin nhận được sớm trong một cuộc phỏng vấn có trọng lượng hơn so với thông tin nhận được sau đó, và "một ứng viên tốt" có nhiều khả năng được khẳng đònh bởi việc không thể hiện các đặc tính không phù hợp hơn là thể hiện các đặc tính phù hợp. Người mà bạn nghó là ứng viên tốt là khác với người mà tôi nghó. Do các cuộc phỏng vấn thường có cấu trúc ít nhất quán và người phỏng vấn là khác nhau về những điều mà họ quan tâm về một ứng viên tốt. Vì thế, những phán quyết về một ứng viên có thể có những khác biệt lớn. Nếu phỏng vấn tuyển lựa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết đònh tuyển lựa - và thường là như thế - bạn phải nhận dạng các nhân tố nhận thức ảnh hưởng tới người dược tuyển và chất lượng của lực lượng lao động của tổ chức. · Tự dự đoán : Sự thực hiện của nhân viên cao hay thấp bò tác động bởi sự nhận thực về mong đợi của nhà lãnh đạo về khả năng nhân viên. Một vấn đề nhận thức có liên quan đến việc tuyển lựa nhân viên là vấn đề của những mong đợi không thực tế. Qua quá trình phỏng vấn, các ứng viên đạt được lòng mong đợi về tổ chức và về công việc cụ thể mà ứng viên theo đuổi. Những mong đợi không thực tế sẽ được củng cố và phát triển nếu các ứng viên chỉ nhận được các thông tin tích cực về công việc. Những thông tin này dẫn tới các nhận thức không phù hợp từ đó dẫn tới dễ thuyên chuyển công tác. Vì vậy, xem xét đánh giá công việc một cách thực tế làm giảm tỷ lệ thuyên chuyển. Xem xét đánh giá công việc một cách thực tế bao gồm cả những thông tin tích cực và tiêu cực về công việc. Người lao động được xem xét đánh giá công việc một cách thực tế sẽ có những mong đợi thực tế về công việc mà họ sẽ thực hiện, và được chuẩn bò tốt hơn cho thích ứng với công việc - diều này dẫn tới tỷ lệ thuyên chuyển không mong đợi thấp hơn ở những người lao động mới. · Đánh giá phụ thuộc nhiều vào quá trình nhận thức. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người lao động là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nhận thức. Tương lai của một người lao động gắn chặt với việc đánh giá Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - 45 - này tiếp tục hợp đồng, tăng lương, thăng tiến là kết quả của những kết cục hoạt động trong quá khứ. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thể hiện một sự đánh giá về công việc của một người lao động. Điều này có thể là khách quan (dựa vào doanh số năng suất ), song phần lớn công việc dược lượng giá một cách chủ quan. Đánh giá chủ quan là dễ thực hiện hơn, nó cho phép nhà quản trò đánh giá những công việc không thể đánh giá một cách khách quan (không thể lượng hoá). Đánh giá chủ quan tức là người lượng giá hình thành những ấn tượng chung về công việc của một người lao động. Khi nhà quản trò đánh giá chủ quan thì những điều mà họ cho là những đặc tính và hành vi tốt sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc danh giá kết cục. · Đánh giá sự nổ lực mang tính chủ quan phụ thuộc bởi sự bóp méo và thiên vò nhận thức. Tương lai của một người lao động còn phụ thuộc rát mạnh vào mức độ nỗ lực của họ. Nhà quản trò không chỉ xem xét bạn thực hiện nhiệm vụ thế nào, mà còn xem xét bạn chăm chỉ, tích cực, nỗ lực ra sao. Đánh giá về nỗ lực của cá nhân là một sự phán quyết chủ quan bò ảnh hưởng bởi sự bóp méo và thiên vò nhận thức. Một diều dễ nhận thảy là nhiều người lao động bò cho nghỉ việc là do không nỗ lực, không cố gắng, hoặc vô kỷ luật, và rất ít người bò cho nghỉ việc là do thiếu năng lực. Vì vậy, đánh giá về nỗ lực sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến tương lai của người lao động trong tổ chức. . Một sự phán quyết quan trọng nữa là đánh giá về sự trung thành với tổ chức. Trong rất nhiều tổ chức, nếu một người lao động được nói rằng họ đang tìm cơ hội làm việc ở nơi khác thì người này được xem là không trung thành và mọi cơ hội thăng tiến coi như chấm dứt. Điều này không bàn về tổ chức là đúng hay không trong việc đòi hỏi sự trung thành, nhưng các nhà quản trò thường đánh giá về lòng trung thành và việc làm này mang tính phán quyết rất cao. Cái gì được xem là trung thành và cái gì được xem là không trung thành. Việc một người lao động thắc mắc một quyết đònh của thủ trưởng là trưng thành hay không trung thành ? Khi đánh giá sự trung thành chúng ta phải nhận ra là chúng ta một lần nữa thực hiện sự nhận thức về con người. II RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN 1. Mối quan hệ giữa nhận thức và việc ra quyết đònh cá nhân Các cá nhân trong tổ chức luôn thực hiện việc ra quyết đònh. Các quản trò gia cấp cao xác đònh những mục tiêu của tổ chức, những sản phẩm hoặc dòch vụ sẽ cung Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn [...]... ûat utư øn h yk o g? Con ânt áp t ïc ph ïc t å c ư n õah yk o g? u h û r ơ g a h ân ù e ie u u o h ùc ư a h ân Vấn đề Sự khơng nhất qn giữa vụ việc ở hiện tại và tình trạng mong muốn ở tương lai Sự nhận thức của người quyết định Quyết định sự chọn lựa được quyết định từ những chọn lựa Kết quả Vì t e v äc r q y átđ hc ù n a l ø m ätph ànq a to g c ûah øn v to g t å h á, ie a u e òn a h ân a o a u n r ïn . : NHẬN THỨC VÀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN · Mục tiêu : ü Nêu rõ khái niệm và tầm quan trọng của nhận thức đối với hành vi cá nhân bên cạnh trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức. về con người. II RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN 1. Mối quan hệ giữa nhận thức và việc ra quyết đònh cá nhân Các cá nhân trong tổ chức luôn thực hiện việc ra quyết đònh. Các quản trò gia cấp cao xác. và đôi khi bóp méo nhận thức. Các nhân tố này có thể trú ngụ trong người nhận thức, đối tượng nhận thức, và tình huống trong đó quá trình nhận thức diễn ra. a.Người nhận thức Khi con người

Ngày đăng: 10/06/2015, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w