- Có 3 dạng đột biến gen đột biến điểm cơ bản : Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.. Cơ chế: - Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN các bazơ nitơ tồn tại dạng thường v
Trang 1Phần năm DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN
I YÊU CẦU CỦA CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
Về kiến thức: Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
II NỘI DUNG:
1 Theo chương trình chuẩn:
a Khái niệm và các dạng đột biến gen:
Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen Đột biến gen thường liên quan tới
một cặp nuclêôtit hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
Đặc điểm:
- Những biến đổi này liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm hoặc một số cặp nucleotit
- Tần số đột biến trong tự nhiên 10-6 - 10-4
- Ở tất cả các loài sinh vật điều có thể xảy ra hiện tượng đột biến gen
- Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân: cường độ, liều lượng và đặc điểm cấu trúc của gen
Thể đột biến: Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình Ví dụ: Người bị
bệnh bạch tạng là đồng hợp tử đột biến gen lặn
- Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản : Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit
b Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen: Đây là nội dung trọng tâm của bài GV nên tập trung vào cơ chế phát sinh đột biến gen
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại …), tác nhân
sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào
- Cơ chế phát sinh :
+ Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo
Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen
+ Ví dụ về cơ chế phát sinh đột biến do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN (G – X → A – T),
do tác động của tác nhân hoá học như 5 – BU (A – T → G – X)
- Hậu quả :
với một thể đột biến Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường Một số đột biến tạo ra cơ thể có sức sống tốt hơn và có khả năng chống chịu, một
số là trung tính
+ Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại
(Đối với HS khá, giỏi, có thể yêu cầu HS nêu hậu quả của các dạng đột biến gen đến sản phẩm tổng hợp (mARN, prôtêin) và xem xét dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn ?)
- Ý nghĩa : Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá
2 Theo chương trình nâng cao:
a Phân loại đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo.
b Cơ chế:
- Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN các bazơ nitơ tồn tại dạng thường và dạng hiếm, dạng hiếm có vị trí liên kết hidro thay đổi làm chúng kết cặp không đúng trong tái bản dẫn đến phát sinh đột biến gen
Trang 2- Tác nhân hóa học như:
+ 5 - brôm uraxin gây thay thế A-T bằng G-X (5-BU)
+ Chất acridin có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit trên ADN Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit Ngược lại, nếu andridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến thêm một cặp nu
c Hậu quả và vai trò:
- Hậu quả:
+ Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc → Biến đổi trong dãy nuclêôtit của mARN → Biến đổi trong dãy axit amin của chuỗi pôlipeptit tương ứng → Có thể làm thay đổi cấu trúc prôtêin → Có thể biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó trên một hoặc một số ít cá thể của quần thể
+ Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein nên nhiều đột biến là có hại, làm giảm sức sống của cơ thể, tuy nhiên có những đột biến gen không có lợi cũng không có hại (đột biến trung tính), một số ít trường hợp có lợi
+ Đột biến thay thế có thể làm thay đổi axit amin ở vị trí bị đột biến.
+ Đột biến mất hoặc thêm có thể làm thay đổi bộ 3 mã hoá từ vị trí bị đột biến → có thể làm thay đổi các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng từ vị trí bị đột biến.
- Vai trò : Làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến
hóa và tạo nguồn nguyên liệu tốt phục vụ cho con người
d Biểu hiện:
Cơ chế biểu hiện : Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế nhân đôi của ADN Đột biến có thể phát sinh trong giảm phân (đột biến giao tử), phát sinh ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi), phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào xôma (đột biến xôma).
- Đột biến giao tử:
+ Phát sinh trong quá trình giảm phân, tạo các giao tử đột biến, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử.
+ Đột biến là gen trội sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến.
+ Đột biến là gen lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện kiểu hình ở thế hệ đầu tiên Qua quá trình giao phối, gen lặn sẽ phát tán trong quần thể và biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp lặn.
- Đột biến tiền phôi: xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2-8 phôi bào sẽ
truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
- Đột biến xôma: xảy ra trong nguyên phân ở một TB sinh dưỡng sẽ được nhân lên thành mô, biểu
hiện kiểu hình ở một phần cơ thể, không di truyền qua sinh sản hữu tính
III CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1 MỨC ĐỘ BIẾT:
Câu 1: Đột biến là gì?
A Hiện tượng tái tổ hợp di truyền
B Những biến đổi có khả năng di truyền trong thông tin di truyền
C Phiên mã sai mã di truyền
D Biến đổi thường, nhưng không phải luôn có lợi cho sự phát triển của cá thể mang nó
Câu 2: Đột biến gen là
A Sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen
B Sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen
C Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy
ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN
D Những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN
Câu 3: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A Đã biểu hiện ra kiểu hình C Gen hay đột biến nhiễm sắc thể
Câu 4: Tần số đột biến trung bình của từng gen:
A 10-8 – 10-6 B 10-6 – 10-4 C 10-7 – 10-5 D 10-5 – 10-3
Câu 5: Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình
Trang 3A Giảm phân B Phân cắt tiền phôi C.Nguyên phân D Thụ tinh.
Câu 6: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến
Câu 7: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
B Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
C Sức đề kháng của từng cơ thể
D Điều kiện sống của sinh vật
Câu 8: Đột biến gen trội biểu hiện
A Kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử C Ngay ở cơ thể mang đột biến
B Kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử D Ở phần lớn cơ thể
Câu 9: Đột biến thành gen lặn biểu hiện
A Kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử C Ngay ở cơ thể mang đột biến
B Kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử D Ở phần lớn cơ thể
Câu 10: Điều không đúng về đột biến gen
A Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B Đột biến gen có thể có lợi hoắc có hại hoặc trung tính
C Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú
D Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
Câu 11: Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là
A Đột biến xôma B Đột biến tiền phôi C Đột biến giao tử D Đột biến lặn
Câu 12: Nguyên nhân gây đột biến gen do
A Sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường
B Sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường
C Sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường
D Tác nhân vật lí, tác nhân hoá học
Câu 13: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A 2 phân tử timin trên cùng đoạn ADN gắn nối với nhau B Đột biến A-TG-X
C Đột biến G-X A-T D Sự sai hỏng ngẫu nhiên
Câu 14: Khi xử lý ADN bằng chất acidin, nếu acidin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến
C Thay thế một cặp nuclêôtit D Đảo vị trí một cặp nuclêôtit
Câu 15: Khi xử lý ADN bằng chất acidin, nếu acidin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến
A Mất một cặp nuclêôtit B Thêm một cặp nuclêôtit
C Thay thế một cặp nuclêôtit D Đảo vị trí một cặp nuclêôtit
Câu 16: Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây:
C 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau D Đột biến A-TG-X
Câu 17: Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào sau đây?
A A-T → G-X B T-A → G-X C G-X → A-T D G-X → T-A
Câu 18: Đột biến điểm là đột biến:
A Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể B Liên quan đến một cặp nu- trên gen
C Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen D Ít gây hậu quả nghiêm trọng
Câu 19 : Đột biến gen là :
A Sự biến đổi tạo ra những alen mới B Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới
C Sự biến đổi một hay một số cặp nu trong gen D Sự biến đổi một cặp nu trong gen
Câu 20 Xử lí ADN bằng chất acridin có thể gây biến đổi gì ?
C Làm thay cặp nu này bằng cặp nu khác D Làm thêm hoặc mất một cặp nu
Câu 21 : Đột biến nhân tạo có những đặc điểm gì ?
A Tần số thấp, định hướng, xảy ra nhanh B Tần số thấp, định hướng, xảy ra chậm
C Tần số cao, định hướng, xảy ra nhanh D Tần số cao, định hướng, xảy ra chậm
Câu 22 : Đột biến có thể di truyền qua sinh sản hữu tính là :
Trang 4A Đột biến tiền phôi; đột biến giao tử B Đột biến giao tử.
C Đột biến xôma; đột biến giao tử D Đột biến tiền phôi; đột biến giao tử; đột biến xôma
2 MỨC ĐỘ HIỂU:
Câu 1: Đột biến gen có thể xảy ra ở đâu?
A Trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
B Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng
C Trong giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
D Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
Câu 2: « Tiền đột biến là » :
A Đột biến xảy ra trước khi có tác nhân gây đột biến
B Đột biến mới chỉ xảy ra trên một mạch nào đó của gen
C Đột biến mới chỉ xảy ra trên một gen nào đó của ADN
D Đột biến mới chỉ gây biến đổi một cặp nu nào đó của gen
Câu 3: Đột biến đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit trong gen :
A Gây biến đổi ít nhất tới một bộ ba C Gây biến đổi ít nhất tới 2 bộ ba
B Không gây ảnh hưởng D Thay đổi toàn bộ cấu trúc của gen
Câu 4: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là:
A Mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit
B Mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
C Thay thế 1 cặp nuclêôtit hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit
D Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
Câu 5: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A Mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên
B Mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc
C Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit
D Thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác
Câu 6: Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
A Đầu gen B Giữa gen C 2/3 gen D Cuối gen
Câu 7: Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí
A Đầu gen B Giữa gen C 2/3 gen D Cuối gen
Câu 8: Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen
A Làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu
B Có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu
C Tách thành hai gen mới bằng nhau
D Có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu
Câu 9: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen
A Làm cho gen có chiều dài không đổi
B Có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu
C Làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu
D Có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu
Câu 10: Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit trong gen
A Có thể làm cho gen có chiều dài không đổi, làm cho gen trở nên ngắn hoặc dài hơn so với gen ban đầu
B Có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu
C Tách thành hai gen mới
D Thay đổi toàn bộ cấu trúc gen
Câu 11: Đột biến đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit trong gen
A Gây biến đổi ít nhất tới một bộ ba B Gây biến đổi ít nhất tới 2 bộ ba
C Không gây ảnh hưởng D Thay đổi toàn bộ cấu trúc của gen
Câu 12: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ:
A Tăng 1 B Tăng 2 C Giảm 1 D Giảm 2
Câu 13: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ:
Trang 5A Tăng 1 B Tăng 2 C Giảm 1 D Giảm 2.
Câu 14: Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hy đrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến:
A Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit B Đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại
C Đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit D.Thay thế cặp nuclêôtit
Câu 15: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:
A Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen
B Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin
C Làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin
D Gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ
Câu 16: Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì
A Làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn
B Tổng đột biến trong quần thể có số lượng lớn nhất
C Đột biến không gây hậu quả nghiêm trọng
D Là những đột biến nhỏ
2 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG:
a Vận dụng mức độ thấp:
Câu 1: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau về axit amin thứ 80 Gen cấu trúc đã bị đột biến dạng:
A Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác hoặc đảo vị trí ở bộ ba thứ 80
B Đảo vị trí cặp nuclêôtit ở vị trí 80
C Thêm 1 cặp nuclêôtit vào vị trí 80
D Mất cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80
Câu 2: Dạng đột biến thay thế nếu xảy ra trong một bộ ba từ bộ 3 mã hoá thứ nhất đến bộ 3 mã hoá cuối cùng trước mã kết thúc có thể:
A Làm thay đổi toàn bộ axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp
B Không hoặc làm thay đổi 1 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp
C Làm thay đổi 2 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp
D Làm thay đổi một số axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp
Câu 3: Có loại đột biến gen thay thế cặp nuclêôtit nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch pôlypéptit do gen đó chỉ huy tổng hợp vì:
A Liên quan tới 1 cặp nuclêôtit
B Đó là đột biến vô nghĩa không làm thay đổi bộ ba
C Đó là đột biến trung tính
D Do bộ ba mã mới mã hóa cùng loại aa ban đầu
Câu 4: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là:
A Mất 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit
B Mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
C Thay thế 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit
D Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô
Câu 5: Một gen có 3000 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 10,11,12 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp:
A Mất một axitamin C Thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi
B Thay thế một axitamin khác D Thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin
Câu 6: Một gen có 1500 nuclêôtit đã xảy ra đột biến cặp nuclêôtit thứ 10 (A- T) chuyển thành cặp (G- X) trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp:
A Mất một axitamin C Thay đổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi
B Thay thế một axitamin khác D Thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin
Câu 7: Một đột biến điểm xảy ra và không làm thay đổi chiều dài của gen Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp sẽ thay đổi thế nào so với gen ban đầu ?
A Mất hoặc thêm 1 axitamin C Thay đổi toàn bộ các axitamin kể từ điểm bị đột biến tương ứng
Trang 6B Thay đổi 1 axitamin D Không thay đổi hoặc làm thay đổi 1 axitamin
Câu 8: Nếu 1 gen sau đột biến, số liên kết H và số lượng từng loại nu của gen không thay đổi thì có thể xảy ra dạng đột biến nào sau đây?
A Mất 1 cặp nu B Thêm 1 cặp nu
C Đảo cặp nu D.Thay cặp nu này bằng cặp nu khác không cùng loại
b Vận dụng mức độ cao:
Câu 1: Một prôtêin bình thường có 398 axitamin Prôtêin đó bị biến đổi do có axitamin thứ 15 bị thay thế bằng một axitamin mới Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là:
A Thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15
B Đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15
C Mất nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15
D Thay thế hoặc đảo vị trí nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axitamin thứ 15
Câu 2: Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp:
A Mất một axitamin
B Thay thế một axitamin khác
C Mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới
D Thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi
Câu 3: Xét cùng một gen, trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?
A Mất một cặp nu ở vị trí số 15 B Thêm một cặp nu ở vị trí số 6
C Thay một cặp nu ở vị trí số 3 D Thay một cặp nu ở vị trí số 30
Câu 4: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2Angstron và mất 8 liên kết hiđrô Khi 2 gen đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là :
C A=T=7 ; G=X=14 D A=T=14 ; G=X=7
Câu 5: Một gen có 1200 nu và có 30% A Gen bị đột biến mất 1 đoạn Đoạn mất đi chứa 20 A và có
G = 3/2 A Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
Câu 7: Một gen dài 0,306 micromet, trên một mạch của gen có 100 A và 250 T Gen đó bị đột biến mất 1 cặp G – X thì số liên kết H của gen sau đột biến là:
Câu 8: Một gen có 225 A và 525 G nhân đôi 3 lần đã tạo ra số gen con chứa tất cả 1800A và 4201G Dạng đột biến đã xảy ra trong quá trình nhân đôi của gen là:
A Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X B.Thay một cặp G – X bằng 1 cặp A – T
Câu 9 Gen có khối lượng 450000 đvC và có 1900 liên kết H Gen bị đột biến thêm 1 cặp A – T Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là:
A A = T = 5265, G = X = 6000 B A = T = 5250, G = X = 6015
C A = T = 5250, G = X = 6000 D A = T = 5265, G = X = 6015
Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 10 đến câu 14:
Phân tử ARNm được tổng hợp từ một gen bị đột biến có 301 G, 150 U, 450A, 600X Biết trước khi đột biến, gen dài 0,51 micromet và có A/G = 2/3
Câu 10: Số lượng từng loại nu của gen trước đột biến là:
Câu 11: Dạng đột biến xảy ra ở gen nói trên là trường hợp nào trong các trường hợp sau:
C.Thay 1 cặp a – T bằng 1 cặp G – X D Mất 1 cặp A – T
Câu 12: Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp nếu gen sau đột biến tự nhân đôi 2 lần:
A A = T = 1803, G = X = 2700 B A = T = 1800, G = X = 2703
Trang 7C A = T = 1803, G = X = 2697 D A = T = 1797, G = X = 2697
Câu 13: Số liên kết H của gen sau đột biến:
Câu 14: Tổng số ribonu môi trường cung cấp nếu gen sau đột biến sao mã 5 lần là:
Câu 15: Một gen bị đột biến dưới hình thức mất một số cặp nu, sau đột biến chiều dài của gen giảm 27,2 A o Xác định số cặp nu bị mất