TruyỆn dÂn gian ViỆt Nam nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông. CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết – tộc người Việt) GỢI Ý PHÂN TÍCH,BÌNH GIẢNG 1.Tìm hiểu bản kể - Chiến công diệt Ngư tinh,trong Từ điển văn học (tập 1-1983) có ghi một số chi tiết :”Lạc Long Quân ra bờ biển Đông,gặp một con cá lâu ngày thành tinh,sống trong một hang đá lớn.Cá thần hung dữ thường nổi sóng ngất trời nhấn chìm thuyền bè qua lại.Đầu cá to như một trái núi hình đầu chó,mình vươn dài như một con rắn khổng lồ,đuôi cá dựng thành vách. Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền lớn,rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc,nung cho thật đỏ,chèo thẳng đến hang cá thần lao khúc.Khúc đầu ném ra ngoài khơi thành Cẩu Đấu Sơn,mình cá trôi ra xứ Mạn cầu gọi là Cầu Đầu Thủy,còn khúc đuôi lột da phủ lên một hòn đảoở giữa biển,gọi là Bạch Long Vĩ.Thắng cuộc Lạc Long về sông Cái.Từ núi Tản đến sông Tô có con cáo chín đuôihung dữ hoành hành,thường hiện thành người trà trộn vào đám đông,dụ dỗ trai gái bắt về ăn thịt. Lạc Long Quân hóa phép làm mưa làm gió,sấm sét vây chặt Hồ Tinh.Giáo chiến ba ngày ba đêm liền, Lạc Long chém đứt đâu quái vật.nó hiện nguyên hình là con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân dâng nước sông Cái phá cửa hang ,nước xoáy thành vực sâu,tạo ra một cái đầm to gọi là đầm Xác Cáo,nay gọi là Tây Hồ. Lạc Long đi ngược lên niềm rừng đến đất Phong Châu.Ở đây có cây chiên đàn lâu năm hóa thành tinh,luôn luôn thay đổi dạng,người ta gọi là Mộc Tinh tức quỷ Xương Cuồng. Lạc Long đánh quỷ Xương Cuồng trăm ngày trăm đêm,cây long đá lở,nổi trống nổi chiêng mới hạ nổi ”(Trần Gia Linh soạn) -Về nữ tiên Âu Cơ,sách Người mẹ và phái đẹp(NXB Văn học,1990,trang 27) ghi:”Mẹ gặp Lạc Long Quân ở Động Lăng Sương(Vĩnh Phú),đẻ bọc trăm trứng ở vùng núi Nghĩa Lĩnh(còn gọi là núi Cổ Tích).Thấy phong cảnh vùng Hiền Lương tươi đẹp,Mẹ dừng chân đốn gỗ cho làm nhà.Mẹ gọi nước Ghềnh Hạc giội về.Mẹ gọi gió Chằm Lâm thổi ngược.Mẹ uống sông Cái chảy đằng trước,xếp núi non trùng điệp đằng sau.Mẹ bảo con cháu khơi Ngòi Vằn bên trái,khơi Ngòi lớn bên phải.Mẹ bảo dân đào Ao Muội và Móng Hội để thả cá.Mẹ dạy dân đắp gò trồng cây như Gò Cam,Gò Thị,Gò Sung,Gò Sở Chim chóc rủ nhau đến hót,hươu nai chạy nhảy.Mẹ tìm ra hạt lúa.Mùa xuân mẹ dạy dân cày bừa,mùa hạ mẹ dạy dân gặt hái Mẹ dạy dân dệt vải làm quần áo che thân.Hiền Lương trở thành một vùng giàu có,yên vui Dân gian sau này còn truyền cho nhau câu tục ngữ “ Nhất Việt Trì ,nhì Hiền Lương” (Trần Gia Linh soạn). Các bản kể có những chi tiết khác nhau nhưng đêu tập trung nói về nguồn gốc dân tộc,đất nước,công việc sáng tạo văn hóa và bảo vệ địa bàn dân cư thời kì bình minh của lịch sử đất nước. . lúa.Mùa xuân mẹ dạy dân cày bừa,mùa hạ mẹ dạy dân gặt hái Mẹ dạy dân dệt vải làm quần áo che thân.Hiền Lương trở thành một vùng giàu có,yên vui Dân gian sau này còn truyền cho nhau câu tục ngữ. phải.Mẹ bảo dân đào Ao Muội và Móng Hội để thả cá.Mẹ dạy dân đắp gò trồng cây như Gò Cam,Gò Thị,Gò Sung,Gò Sở Chim chóc rủ nhau đến hót,hươu nai chạy nhảy.Mẹ tìm ra hạt lúa.Mùa xuân mẹ dạy dân cày. TruyỆn dÂn gian ViỆt Nam nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông. CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết – tộc người