Trường CĐSP Bình Định Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tổ Tâm lý giáo dục Độc lập - Tự do – Hạnh phúc HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN THI HẾT HỌC PHẦN Học phần: Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm. Số tiết: 60 tiết ( 4đvht ). Dành cho lớp: TĐ9A,B; TT9A,B; KN4. Cấu trúc đề: Gồm 8 câu ( 4 câu 1 điểm và 4 câu 1,5 điểm). NỘI DUNG CÂU HỎI Chương 1: Khái quát về TLH lứa tuổi & TLH sư phạm Câu 1 (1,0đ): Anh (chị) hãy nêu đối tượng của Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm? Câu 2 (1,0đ): Theo anh (chị) Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm có ý nghĩa như thế nào đối với người giáo viên? Câu 3 (1,5đ): Anh (chị) hãy nêu các phương pháp nghiên cứu của TLH lứa tuổi & TLH sư phạm? Câu 4 (1,0đ):Trong các phương pháp nghiên cứu Tâm lý, phương pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao? Chương 2: Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em Câu 5 (1,5đ): Anh (chị) hãy nêu các điều kiện phát triển tâm lý trẻ em? Câu 6 (1,0đ): Trong các điều kiện phát triển tâm lý trẻ em, điều kiện nào là quan trọng nhất ? Tại sao? Câu 7 (1,5đ): Sinh thời Bác Hồ nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu thơ trên của Bác? Câu 8 (1,0đ):Anh (chị) hãy nêu các giai đoạn phát triển tâm lý? Chương 3: Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS. Câu 9 (1,0đ): Anh (chị) hãy nêu những đặc điểm nổi bật về giải phẫu sinh lý của học sinh trung học cơ sở? *Câu 10 (1,5đ): Từ hiểu biết về giải phẫu sinh lý của học sinh Trung học cơ sở, trong công tác giáo dục anh(chị) cần lưu ý điều gì? Câu 11 (1,5đ): Anh (chị) hãy giải thích vì sao nói: Tuổi học sinh Trung học cơ sở được coi là lứa tuổi khó khăn nhất trong công tác giáo dục so với các lứa tuổi khác? Câu 12 (1,5đ): Tại sao nói giao tiếp với bạn bè là hoạt động chủ đạo của học sinh Trung học cơ sở? Câu 13 (1,5đ): Theo anh (chị) trong quan hệ giao tiếp với học sinh Trung học cơ sở người lớn cần chú ý những vấn đề gì? Lấy ví dụ minh họa? 1 Câu 14 (1,5đ): Học sinh Trung học cơ sở cớ những đặc điểm nổi bật nào về ý thức và tự ý thức? Câu 15 (1,5đ): Anh (chị) hãy nêu những đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của học sinh Trung học cơ sở? Là giáo viên anh (chị) cần làm gì để giáo dục tình cảm lành mạnh cho các em? Chương 4: Tâm lý học dạy học Câu 16 (1,0đ): Anh ( chị) hiểu như thế nào là hoạt động dạy ? Câu 17 (1,5đ): Anh ( chị) hiểu như thế nào về hoạt động học và hoạt động dạy? Câu 18 (1,0đ): Tại sao nói hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau? *Câu 19 (1,5đ): Theo anh ( chị) việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có vai trò như thế nào trong sự phát triển tâm lý của trẻ? Câu 20 (1,5đ): Hãy cho biết kỹ năng, kỹ xảo học tập là gì? Làm thế nào để hình thành kỹ năng, kỹ xảo học tập cho học sinh? Câu 21 (1,5đ): Anh (chị) hiểu thế nào là sự phát triển trí tuệ? Để phát triển trí tuệ cho học sinh cần dựa vào những chỉ số nào? Câu 22 (1,0đ): Để dạy cho học sinh lĩnh hội khái niệm vững chắc anh (chị) phải làm gì? Chương 5: Tâm lý học giáo dục Câu 23 (1,0đ): Anh (chị)hiếu thế nào là hành vi đạo đức? Câu 24 (1,5đ): Để đánh giá một hành vi đạo đức, theo anh (chị) cần phải dựa vào những tiêu chuẩn nào? Câu 25 (1,5đ): Gia đình có vai trò như thế nào trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh? Câu 26 (1,5đ): Anh (chị) hãy nêu vai trò của tập thể lớp đối với việc giáo dục đạo đức học sinh? Câu 27 (1,0đ): Tự giáo dục là gì? Để tự giáo dục bản thân, học sinh cần có những điều kiện nào? Câu 28 (1,0,5đ): Anh chị quan niệm như thế nào là học sinh chưa ngoan? *Câu 29 (1,5đ): Trong lớp chủ nhiệm của anh (chị) có những học sinh chưa ngoan, anh(chị) phải làm gì để giáo dục những học sinh đó? Chương 6: Tâm lý học nhân cách người thầy giáo Câu 30 (1,5đ): Anh (chị) hãy cho biết lao động sư phạm của người thầy giáo có những đặc điểm nào? Theo anh (chị) tại sao người thầy giáo cần phải thường xuyên trau dồi nhân cách của mình? *Câu 31 (1,5đ): Theo anh (chị) trong thời đại ngày nay người thầy giáo cần có những phẩm chất nhân cách nào? Câu 32 (1,0đ): Hãy nêu hướng phấn đấu của anh (chị) để trở thành người giáo viên tốt? 2 Lưu ý: những câu đánh dấu * đầu câu là những câu nâng cao. Tài liệu tham khảo: 1. Gt Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm Nguyễn Kế Hào (chủ biên) NXB ĐHSP. 2004. 2. Gt Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm Lê Văn Hồng.NXB Giáo dục 1999. Quy Nhơn, ngày 09/5/2010 GVBM Nguyễn Thị Mỹ 3 Trường CĐSP Bình Định Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tổ Tâm lý giáo dục Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Học phần: Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm. Số tiết: 60 tiết ( 4đvht ). Dành cho lớp: TĐ7 Cấu trúc đề: Gồm 4 câu ( 4 câu 2,5 điểm). ĐỀ 1 Câu 1 (2,5điểm): Theo chị Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm có ý nghĩa như thế nào đối với người giáo viên? Câu 2 (2,5đ): Từ hiểu biết về giải phẫu sinh lý của học sinh Trung học cơ sở, trong công tác giáo dục chị cần lưu ý điều gì? Câu 3 (2,5đ): Theo chị trong thời đại ngày nay người thầy giáo cần có những phẩm chất nhân cách nào? Câu 4 (2,5đ): Để dạy cho học sinh lĩnh hội khái niệm vững chắc chị phải làm gì? ĐỀ 2 Câu 1 (2,5đ): Trong các điều kiện phát triển tâm lý trẻ em, điều kiện nào là quan trọng nhất ? Tại sao? Câu 2 (2,5đ): Theo chị trong quan hệ giao tiếp với học sinh Trung học cơ sở người lớn cần chú ý những vấn đề gì? Lấy ví dụ minh họa? Câu 3 (2,5đ): Gia đình có vai trò như thế nào trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh? Câu 4 (2,5đ): Hãy nêu hướng phấn đấu của chị để trở thành người giáo viên tốt? ĐỀ 3 Câu 1 (2,5đ): Chị hãy giải thích vì sao nói: Tuổi học sinh Trung học cơ sở được coi là lứa tuổi khó khăn nhất trong công tác giáo dục so với các lứa tuổi khác? Câu 2 (2,5đ): Sinh thời Bác Hồ nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chị hiểu như thế nào về câu thơ trên của Bác? Câu 3 (2,5đ): Theo chị việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có vai trò như thế nào trong sự phát triển tâm lý của trẻ? Câu 4 (2,5đ): Chị hãy cho biết lao động sư phạm của người thầy giáo có những đặc điểm nào? Theo chị tại sao người thầy giáo cần phải thường xuyên trau dồi nhân cách của mình? Quy Nhơn, ngày 09/5/2010 GVBM Nguyễn Thị Mỹ 4 . điểm và 4 câu 1,5 điểm). NỘI DUNG CÂU HỎI Chương 1: Khái quát về TLH lứa tuổi & TLH sư phạm Câu 1 (1,0đ): Anh (chị) hãy nêu đối tượng của Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm? Câu. (chị) Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm có ý nghĩa như thế nào đối với người giáo viên? Câu 3 (1,5đ): Anh (chị) hãy nêu các phương pháp nghiên cứu của TLH lứa tuổi & TLH sư phạm? . cao. Tài liệu tham khảo: 1. Gt Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm Nguyễn Kế Hào (chủ biên) NXB ĐHSP. 2004. 2. Gt Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm Lê Văn Hồng.NXB Giáo dục