Viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập ở lứa tuổi học sinh hiện nay.. Viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập ở
Trang 1SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
(ĐỀ CHÍNH THỨC) Khóa ngày: 04 -7- 2012
Môn: NGỮ VĂN
Họ tên : Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SBD: (Đề có 01 trang, gồm 03 câu) MÃ ĐỀ :268
(Thí sinh ghi mã đề vào sau chữ “Bài làm” của tờ giấy thi)
Câu 1 (2,0 điểm)
a Chép theo trí nhớ khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
b Xác định từ láy trong khổ thơ vừa chép.
Câu 2 (3,0 điểm).
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập
ở lứa tuổi học sinh hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long- Ngữ văn 9, tập 1).
Hết
Trang 2
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn: NGỮ VĂN
Họ tên : Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SBD: (Đề có 01 trang, gồm 03 câu) MÃ ĐỀ :303
(Thí sinh ghi mã đề vào sau chữ “Bài làm” của tờ giấy thi)
Câu 1 (2,0 điểm)
a Chép theo trí nhớ khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật.
b Xác định từ láy trong khổ thơ vừa chép.
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập
ở lứa tuổi học sinh hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long- Ngữ văn 9, tập 1).
Hết
Trang 3
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
(ĐỀ CHÍNH THỨC) Khóa ngày: 04 -7- 2012
Môn: NGỮ VĂN
Họ tên : Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SBD: (Đề có 01 trang, gồm 03 câu) MÃ ĐỀ :468
(Thí sinh ghi mã đề vào sau chữ “Bài làm” của tờ giấy thi)
Câu 1 (2,0 điểm)
a Chép theo trí nhớ khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
b Xác định từ láy trong khổ thơ vừa chép.
Câu 2 (3,0 điểm).
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập
ở lứa tuổi học sinh hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long- Ngữ văn 9, tập 1).
Hết
Trang 4
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn: NGỮ VĂN
Họ tên : Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SBD: (Đề có 01 trang, gồm 03 câu) MÃ ĐỀ :505
(Thí sinh ghi mã đề vào sau chữ “Bài làm” của tờ giấy thi)
Câu 1 (2,0 điểm)
a Chép theo trí nhớ khổ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật.
b Xác định từ láy trong khổ thơ vừa chép.
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập
ở lứa tuổi học sinh hiện nay.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn
Thành Long- Ngữ văn 9, tập 1).
Hết
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
Trang 5HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
(Gồm 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn
- Nếu học sinh nêu thêm ý ngoài đáp án nhưng hợp lí và trình bày đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng thì được xem xét và cho điểm hợp lí, miễn là tổng điểm của câu không vượt quá mức qui định
- Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75; )
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1
(2,0 điểm)
Mã đề: 268 và 468
a Chép theo trí nhớ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Học sinh chép chính xác mỗi dòng thơ cho 0.25 điểm Sai trên 04 lỗi chính
tả (cả khổ thơ) trừ 0.25 điểm)
1,0
Mã đề: 303 và 505
a Chép theo trí nhớ:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Học sinh chép chính xác mỗi dòng thơ cho 0.25 điểm Sai trên 04 lỗi chính
tả (cả khổ thơ) trừ 0.25 điểm Những trường hợp học sinh không sử dụng
dấu câu, không bị trừ điểm)
1,0
Câu 2
(3.0 điểm)
a Yªu cÇu vÒ kĩ năng:
- Học sinh biết cách trình bày bài văn nghÞ luËn xã hội
- Diễn đạt tốt, có sự sáng tạo, làm nổi bật luận đề
b Yªu cÇu vÒ néi dung:
- Giải thích được khái niệm tự lập: bản thân tự làm những việc của mình,
không nhờ vả, phụ thuộc, ỷ lại vào người khác 0,25
- Bàn luận về tính tự lập:
+ Biểu hiện: trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày 0,5
+ Vai trò của tự lập: rèn luyện ý chí, nghị lực; phát huy tính sáng tạo;
Trang 6+ Tự lập không có nghĩa là phủ nhận vai trò của gia đình, nhà trường 0,5
+ Phê phán thói ỷ lại, phụ thuộc vào người khác 0,5
Câu 3
(5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
truyện
- Bố cục rõ ba phần; hệ thống ý sáng tỏ, mạch lạc
- Diễn đạt chính xác, trôi chảy; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
b Yêu cầu về nội dung :
Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí
- Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970
của tác giả
- Truyện viết về những con người bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên
làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao
0,5
2.Hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật
- Hoàn cảnh sống đặc biệt: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, giữa
cỏ cây và mây núi Sa Pa, đối mặt với sự cô đơn, hiu quạnh
- Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh
thần trách nhiệm cao
1,0
3.Phẩm chất và tính cách.
- Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức sâu sắc về công việc (anh
thấy thật hạnh phúc khi biết những công việc thầm lặng của mình có ích
cho cuộc sống; anh suy nghĩ: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao
gọi là một mình được[ ] Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó
đi, cháu buồn đến chết mất )
1,0
- Sống lạc quan, biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động (trồng
- Cởi mở, chân thành, biết quí trọng tình cảm (tình thân của anh với bác lái
xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách
- Khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh
(từ chối khi được vẽ chân dung, giới thiệu những người khác đáng cảm
* Nhận xét đánh giá nhân vật:
Anh thanh niên mang vẻ đẹp bình dị của người lao động bình thường,
những con người sống có lí tưởng, có ý nghĩa vì mục đích chân chính, lặng
lẽ làm việc và lo nghĩ [ ] cho đất nước.
0,5
4 Vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Xây dựng tình huống truyện độc đáo (cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi của
các nhân vật); miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn (bác lái xe, ông họa sĩ,
cô kĩ sư); kết hợp tự sự, trữ tình với bình luận 0,5
Trang 7SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
(Ngữ văn 9 – tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 93, 94)
a Tìm hai từ đồng nghĩa với từ tưởng Có thể thay thế các từ tìm được với từ
tưởng không? Vì sao?
b Nêu và phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong đoạn thơ.
Câu 2 (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng
khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời…
Nhưng, “chiếc lá cuối cùng vẫn còn” làm cho Giôn-xi tự thấy mình “thật là
một con bé hư…Muốn chết là một tội” Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ
vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát “khỏi nguy hiểm” của bệnh tật.
Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người.
Câu 3 (10,0 điểm)
Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của
Nguyễn Minh Châu Từ đó, nêu ý kiến của em về cách để nhà văn đối thoại thành công với bạn đọc qua một tác phẩm văn học.
Hết
Đề chính thức
Trang 8Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Trang 9SỞ GD&ĐT NGHỆ
AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ Văn
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)
-I YÊU CẦU CHUNG:
1) Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tố chất của một học sinh giỏi: kiến thức văn học vững chắc, sâu rộng; năng lực cảm thụ văn chương tinh tế, sâu sắc; kỹ năng làm bài tốt; diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có giọng điệu riêng
2) Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm chủ yếu Trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất định ra các ý chi tiết và các thang điểm khác Với những bài làm sáng tạo so với đáp án, nếu lập luận thuyết phục, giám khảo nên cân nhắc, trân trọng
3) Giám khảo nên đánh giá bài làm trong tính tổng thể ở từng câu
và cả bài, không đếm ý cho điểm một cách máy móc, nhằm đánh giá học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng
4) Tổng điểm toàn bài là 20, chiết điểm 0,5
II NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ:
1
a
b
4,0
- Những từ đồng nghĩa với từ tưởng: nhớ, mơ, mong, nghĩ.
(học sinh chỉ cần nêu đúng 2 từ)
- Tưởng nghĩa là nhớ mong, mơ màng, đang nghĩ tới, đang
hình dung rất rõ hình ảnh người yêu nơi phương xa của Thúy
Kiều Từ tưởng vừa bộc lộ cảm xúc, vừa miêu tả hoạt động
của tư duy, nghĩa của từ tưởng bao gồm nghĩa của các từ
trên cộng lại Vì thế, không thể thay thế từ tưởng bằng các từ
ấy
2,0
- Thành ngữ được sử dụng: rày trông mai chờ, bên trời góc
bể.
- Giá trị sử dụng:
+ Vẽ ra chiều dài dằng dặc của thời gian và khoảng cách
không gian xa xôi, cách trở
+ Gợi hình ảnh Kim Trọng nơi quê nhà đang mỏi mòn
2,0
Trang 10ngóng trông Thúy Kiều.
+ Bộc lộ niềm cảm thương xen lẫn sự day dứt của Thúy
Kiều đối với Kim Trọng và nỗi xót xa cho mối tình của mình
+ Thể hiện tấm lòng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Du
2 Yêu cầu chung:
* Hiểu được yêu cầu của đề ra Tạo lập được một văn bản
nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn
trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng Trình bày đúng
chính tả và ngữ pháp
* Trên cơ sở nắm bắt được nội dung tác phẩm Chiếc lá cuối
cùng, hình tượng nhân vật Giôn-xi và hiểu biết về kiến thức
xã hội, thí sinh cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
6,0
a
b
c
Vài nét về nhân vật Giôn-xi:
- Hoàn cảnh sống: Nghèo khổ, bệnh tật
- Trạng thái tinh thần: Từ yếu đuối, buông xuôi và đầu hàng
số phận, mất hết nghị lực sống đến chỗ biết quý trọng sự
sống của mình, khao khát sáng tạo và chiến thắng bệnh tật
Nghị lực sống, tình yêu cuộc sống đã trỗi dậy trong Giôn-xi
1,0
Bàn luận về vấn đề:
- Nghị lực sống là năng lực tinh thần mạnh mẽ, không chịu lùi
bước trước khó khăn, thử thách; luôn lạc quan, tin tưởng vào
cuộc sống…
- Đây là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết: tiếp sức cho
ước mơ hoài bão của con người; mở ra những hành động tích
cực vượt lên những trắc trở, những cám dỗ trong cuộc sống;
giúp con người gặt hái thành công Thiếu nghị lực, dễ chán
nản, bi quan…khiến con người thường gặp thất bại, bị mọi
người xung quanh coi thường, thương hại
- Nghị lực sống có được không chỉ dựa vào nội lực cá nhân
mà còn được tiếp sức bởi sự sẻ chia, tình yêu thương của
cộng đồng
Liên hệ cuộc sống và rút ra bài học:
- Ý thức vai trò quan trọng của nghị lực sống, biết cách rèn
luyện và duy trì ý chí, tinh thần mạnh mẽ
- Biết yêu thương, cảm thông và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc
đời, nghị lực sống cho những người xung quanh
- Biểu dương những tấm gương tiêu biểu cho nghị lực sống
mạnh mẽ và phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược…
5,0
1,0
Trang 11* Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học Hiểu đúng
yêu cầu đề ra và chủ động trong kiến thức Khuyến khích
những thí sinh biết khái quát vấn đề trên cơ sở lí luận văn
học
* Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần đạt một số ý sau:
10,0
a Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề 1,0
b Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhĩ:
Nhĩ là một nhân vật tư tưởng nhưng được nhà văn xây
dựng chân thực và sống động
- Đặt nhân vật trong một chuỗi tình huống nghịch lí liên kết
với nhau rất logic, có giá trị tự nhận thức, từ đó đi sâu thể
hiện thế giới nội tâm
- Tập trung miêu tả những cảm xúc, suy nghĩ tinh tế và sâu
sắc của Nhĩ về nhiều phương diện (thiên nhiên, vợ con,
những người hàng xóm và cuộc đời cũng như khao khát của
bản thân), trên nhiều góc độ (quá khứ, hiện tại)
- Ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật: giọng trầm tư, suy
ngẫm của một người từng trải cùng với giọng xúc động,
đượm buồn và ân hận, xót xa của một người nhìn vào hiện tại
và quá khứ của mình ở thời điểm sắp phải từ giã cuộc đời
- Các chi tiết, hình ảnh khắc họa số phận và tâm trạng nhân
vật chan chứa xúc động mà lắng đọng suy tư; giản dị, cụ thể
mà giàu tính biểu tượng
6,0
c Đánh giá:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc đã giúp nhà văn
dựng lên cụ thể chân dung nhân vật với số phận đáng
thương, tâm hồn tinh tế và sâu sắc, có những thức nhận tuy
muộn màng nhưng đáng quý Vì thế, là nhân vật luận đề
nhưng Nhĩ không trở thành cái loa phát ngôn cho nhà văn
- Thông qua nhân vật Nhĩ, nhà văn đã gửi gắm một cách tự
nhiên và khéo léo những triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc về
con người và cuộc đời
- Thể hiện được tài năng và phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975
1,0
d Cách đối thoại của nhà văn với người đọc qua tác phẩm văn
học:
2,0
- Nhà văn đối thoại với người đọc thông qua hình tượng nghệ
thuật Hình tượng được xây dựng càng sống động thì cuộc đối
thoại càng thành công, tư tưởng chủ đề của tác phẩm không
lộ liễu và khô khan mà được chuyển hóa vào người đọc càng
tự nhiên, thấm thía
Trang 12- Vì vậy, xây dựng hình tượng là quá trình lao động nghệ thuật rất công phu, đòi hỏi tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ