Đề thi thử sinh lần 1 năm 2014 chuyên Quảng Bình

6 819 3
Đề thi thử sinh lần 1 năm 2014 chuyên Quảng Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2014 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm có 6 trang; 60 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Ở 1 loài côn trùng có cặp NST giới tính XX và XY, khi lai giữa 1 cặp bố mẹ thu được F 1 biểu hiện ở giới đực 72 con cánh dài, gân lớn: 72 con cánh ngắn, gân bé: 8 con cánh dài, gân bé: 8 con cánh ngắn, gân lớn. Giới cái có 80 con cánh dài, gân lớn: 80 con cánh ngắn, gân lớn. Biết 2 cặp gen quy đinh 2 tính trạng trên là A, a và B, b. Cánh dài trội so với cánh ngắn. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Cả 2 cặp gen quy định 2 tính trạng trên đều nằm trên NST X không có ở Y. B. 2 tính trạng trên di truyền theo quy luật hoán vị gen. C. Con cái đem lai có hoán vị gen với tần số là 10%. D. Con đực đem lai tạo ra các loại giao tử: X AB = X ab = 45%, X Ab =X aB = 5% Câu 2: Ở ruồi giấm, cho con đực thân đen mắt trắng thần chủng lai với con cái thân xám mắt đỏ thuần chủng cho F 1 đồng loạt thân xám mắt đỏ. F 1 giao phối với nhau, F 2 có 50% con cái thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân đen mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực thân đen mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định. Phép lai này chịu sự chi phối của các qui luật 1-Di truyền trội lặn hoàn toàn 2-Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, di truyền chéo 3-Liên kết gen không hoàn toàn 4-Gen nằm trên nhiễm sắc thể Y, di truyền thẳng Phương án đúng là A. 1,2,4 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,3,4 Câu 3: Nhận định nào dưới đây là không đúng về vai trò của đột biến gen đối với tiến hóa? A. Tuy đột biến là có hại, nhưng phần lớn gen đột biến là lặn B. Qua giao phối các gen đột biến có thể đi vào các tổ hợp gen khác nhau C. Tính chất của gen đột biến không thay đổi theo tổ hợp gen D. Qua giao phối, gen lặn có thể trở thành thể đồng hợp và có thể biểu hiện Câu 4: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, cách li địa lí có vai trò quan trọng vì: A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện các đột biến theo nhiều hướng khác nhau. B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản. D. Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc. Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Khi ngủ đông, nhiệt độ cơ thể gấu Bắc cực vẫn được duy trì ổn định. B. Các loài thú, chim là động vật đẳng nhiệt. C. Động vật đẳng nhiệt ở vùng lạnh có kích thước bé hơn động vật cùng loài ở vùng nóng. D. Động vật đẳng nhiệt có cơ chế điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Câu 6: Ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai thì người ta sử dụng phương pháp nào ? A. Cho F 1 tự thụ phấn. B. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng. C. Cho F1 lai với cơ thể bố hoặc mẹ. D. Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F 1 . Câu 7: Bệnh mù màu đỏ- lục ở người gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định, bệnh bạch tạng được qui định bởi gen lặn khác nằm trên NST thường . Một cặp vợ chồng đều không mắc 2 bệnh trên . Người chồng có bố và mẹ đều bình thường, nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu, còn mẹ không mắc cả 2 bệnh, nhưng có em trai bị bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là Trang 1/6 - Mã đề thi 209 A. 1/24 B. 1/72 C. 1/12 D. 1/36 Câu 8: Theo vĩ độ địa lí, những loài rộng nhiệt phân bố ở vùng nào sau đây? A. Vùng cận cực. B. Vùng nhiệt đới xích đạo. C. Vùng ôn đới. D. Vùng cực. Câu 9: Ở một loài sinh vật, có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và XY. Một tinh trùng bình thường chứa trình tự các gen trên nhiễm sắc thể như sau: A B CD EF I H X m . Thể ba nhiễm kép của loài này chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể? A. 10 B. 16 C. 12 D. 14 Câu 10: Thành phần nào sau đây có vai trò di truyền chủ yếu trong sự di truyền qua tế bào chất ? A. Giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính X B. Tế bào chất của giao tử cái C. Giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính Y D. Tế bào chất của giao tử đực Câu 11: Vai trò của hiện tượng biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ là A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể đột ngột, vô hướng. B. làm phong phú vốn gen của quần thể, tăng tính đa dạng di truyền. C. hình thành đặc điểm thích nghi mới trên cơ thể sinh vật D. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen đột ngột theo 1 hướng. Câu 12: Hoá chất 5-BU thấm vào tế bào vi khuẩn đã gây ra đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở một gen nhưng cấu trúc của phân tử protein do gen này tổng hợp vẫn không bị thay đổi so với ban đầu nguyên nhân là vì A. gen có các đoạn intron. B. mã di truyền có tính đặc hiệu. C. mã di truyền có tính thoái hoá. D. gen có các đoạn exon. Câu 13: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, có một số tế bào có cặp NST Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường, ở đời con của phép lai AaBbDd x AabbDd sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến? A. 24 B. 16 C. 12 D. 18 Câu 14: Một gen của tế bào nhân thực được xen vào ADN của vi khuẩn. Vi khuẩn này tiến hành phiên mã gen này thành mARN và dịch mã thành prôtêin. Prôtêin này vô tác dụng so với prôtêin của tế bào nhân thực. Giải thích lí do là: A. mARN không được xử lý như trong tế bào nhân thực. B. Tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ sử dụng mã di truyền khác nhau. C. Các prôtêin ức chế đã can thiệp vào quá trình phiên mã và dịch mã. D. Vi khuẩn đã trải qua quá trình biến đổi vật chất di truyền. Câu 15: Chuỗi mARN trực tiếp tham gia dịch mã có độ dài 5100A 0 , trên chuỗi mARN này người ta xác định được mã 5’_AUG _3’ chiếm 2% trong tổng số mã di truyền của mARN. Có bao nhiêu axit amin metyonin tham gia vào chuỗi polipeptit thực hiện chức năng sinh học ? A. 10 B. 2 C. 9 D. 1 Câu 16: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ A. 9/64. B. 81/256. C. 27/64. D. 3/32. Câu 17: Cho một cây tự thụ phấn, đời F 1 thu được 43,75% cây cao: 56,25% cây thấp.Trong số những cây thân cao ở F 1, tỉ lệ cây thuần chủng là A. 3/7 B. 1/9 C. 1/4. D. 3/16 Câu 18: Một gen có 3600 liên kết hiđro, tỉ lệ A/G=3/2. Một đột biến xảy ra làm chiều dài của gen giảm 102 A 0 , biết rằng trong số các nucleotit bị mất có 13 adenin. Số lượng A và G của gen sau đột biến là A. 583 và 887 B. 566 và 874 C. 887 và 583 D. 874 và 566 Câu 19: Ở người, gen quy định máu A trội hoàn toàn so với gen quy định máu O. Bố mẹ đều có máu A với kiểu gen dị hợp sinh ra người con có máu A; Nếu người con này lớn lên kết hôn với người có máu O thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con có máu O là bao nhiêu phần trăm? A. 12,5% B. 33,3% C. 50% D. 25% Trang 2/6 - Mã đề thi 209 Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm KHÔNG phụ thuộc vào A. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. B. tốc độ sinh sản của loài và vòng đời của sinh vật. C. áp lực của chọn lọc tự nhiên. D. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. Câu 21: Tiến hành giao phấn hai cây cùng loài có kiểu gen AaBbDd và AabbDd. Tỷ lệ các cá thể đồng hợp về một cặp gen ở thế hệ sau là: A. 12,5% B. 37,5% C. 18,75% D. 25% Câu 22: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò A. tạo ra các tổ hợp gen thích nghi, làm tăng số cá thể có kiểu hình thích nghi. B. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi. D. sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể. Câu 23: Ở chuột, gen qui định kích thước đuôi do 1 gen có 2 alen (A và a) nằm trên NST thường qui định. Gen qui định màu lông do 3 alen( A,a, a1) nằm trên NST thường khác qui định và gen quy định màu mắt có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của NST X qui định. Số kiểu gen và số kiểu giao phối khác nhau tối đa trong quần thể chuột về 3 tính trạng trên theo thứ tự là A. 270 và 17496 B. 162 và 5832 C. 162 và 4876 D. 270 và 5832 Câu 24: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người. B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. C. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. D. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. Câu 25: Ở một loài động vật, khi cho giao phối một con cái với một con đực qua nhiều lần đẻ đã thu được tổng số 512 cá thể con có kiểu gen khác nhau. Khi phát sinh giao tử ở cái đã xẩy ra hoán vị gen tại một điểm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, ở đực không xẩy ra hoán vị gen. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài bằng bao nhiêu ? Biết rằng các NST trong các cặp tương đồng của đực và cái có nguồn gốc khác nhau. A. 2n = 10 B. 2n = 32 C. 2n = 16 D. 2n = 8 Câu 26: Đóng góp quan trọng của thuyết tiến hoá tổng hợp là gì ? A. Giải thích được đặc điểm thích nghi của sinh vật. B. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới. C. Làm sáng tỏ được cơ chế tiến hoá nhỏ. D. Tổng hợp được nhiều bằng chứng tiến hoá từ nhiều lĩnh vực. Câu 27: Một quần thể thực vật P có tỉ lệ các thể AA, Aa, aa lần lượt bằng 1 : 1,5 : 2,5. Trải qua 1 số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc trong quần thể đã có được 6400 cây, trong đó cây có hoa hồng bằng 240. Biết rằng hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng. Số cây có hoa đỏ và số cây có hoa trắng ở thời điểm nói trên là A. 3840 cây hoa đỏ và 2240 cây hoa trắng. B. 4040 cây hoa đỏ và 2120 cây hoa trắng. C. 2240 cây hoa đỏ và 3840 cây hoa trắng. D. 2120 cây hoa đỏ và 4040 cây hoa trắng. Câu 28: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên trái đất, kỷ nào sau đây xuất hiện cây có mạch và động vật di cư lên cạn? A. Kỷ Triat (tam điệp)thuộc đại trung sinh B. Kỷ Kreta (phấn trắng) thuộc đại trung sinh. C. Kỷ Đevon thuộc đại Cổ sinh D. Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh. Câu 29: Ở Một quần thể thực vật, xét gen A nằm trên NST thường có 3 alen là A 1 , A 2 , A 3 trong đó A 1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với A 2 và A 3 ; Alen A 2 quy định hoa màu vàng trội hoàn toàn so với A 3 ; Alen A 3 quy định hoa màu trắng. Quần thể đang cân bằng về di truyền, có tần số của các alen A 1 , A 2 , A 3 lần lượt là 0,3; 0,2; 0,5. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng ở trong quần thể này là A. 51: 24: 25. B. 3 : 2 : 5. C. 54 : 21 : 25. D. 9 : 4 : 25. Câu 30: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có 4 đoạn exon và 3 đoạn intron. Số nucleotit loại A và loại G trên các đoạn exon và intron lần lượt là exon 1 exon 2 exon 3 exon 4 intron 1 intron 2 intron 3 Trang 3/6 - Mã đề thi 209 số nu loại A 235 120 111 203 435 524 469 số nu loại G 211 156 98 198 400 558 500 Khi gen này phiên mã, dịch mã thì số axit amin môi trường cung cấp cho một phân tử protein thực hiện chức năng sinh học là: A. 221. B. 442. C. 443. D. 220. Câu 31: Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: ab AB dd ; tế bào thứ hai: aB AB Dd. Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế: A. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại. B. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra. C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra. D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra. Câu 32: Cá thể có kiểu gen gh GH X AB X ab , cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp gen gh GH liên kết hoàn toàn không phân ly trong giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể giới tính giảm phân bình thường thì số loại giao tử tối đa của cơ thể đó là: A. 12 B. 8 C. 16 D. 20 Câu 33: Ở các loài sinh vật sinh sản vô tính hoặc đơn tính sinh, rất khó xác định ranh giới giữa các loài thân thuộc, nguyên nhân do: A. giữa các cá thể không có quan hệ ràng buộc về sinh sản B. cấu trúc cơ thể đơn giản C. sự khác biệt về mặt di truyền giữa các loài không lớn D. các loài thường phân bố trên cùng một vùng địa lí- sinh thái Câu 34: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là A. 30%. B. 5,25%. C. 12,25%. D. 35%. Câu 35: Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây 1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. 2. Thay thế nhân tế bào. 3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng. 5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Phương án đúng là: A. 1,3,5. B. 3,4,5. C. 1,2,3. D. 2,4,5. Câu 36: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh, khi cho dòng hạt vàng thuần chủng giao phấn với dòng hạt xanh thì thu được F 1 , cho các cây F 1 tự thụ phấn được thế hệ F 2, F 2 tiếp tục tự thụ phấn thu được F 3 . Hãy xác định tỉ lệ màu sắc hạt của cây F 3 . A. 9 vàng : 7 xanh B. 3 vàng : 1 xanh C. 5 vàng : 3 xanh D. 4 vàng : 3 xanh Câu 37: Đặc điểm của việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây đột biến nhân tạo là A. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến B. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến. C. áp dụng được cả ở vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế. D. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng. Câu 38: Đặc điểm của sinh vật trong đại Nguyên sinh A. Tảo phân bố rộng. B. xuất hiện đầy đủ đại diện của động vật không xương sống. C. xuất hiện quyết trần, chưa có lá nhưng có thân rễ thô sơ. D. xuất hiện lưỡng cư. Trang 4/6 - Mã đề thi 209 Câu 39: Hai gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40cM, hai gen C và D cùng nằm trên 1 NST với tần số hoán vị gen là 20%. Ở đời con của phép lai aB Ab cd CD x aB Ab cd Cd , kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỷ lệ: A. 24,30%. B. 54,00%. C. 35,10%. D. 21,60%. Câu 40: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền xuất hiện đầu tiên là A. ARN. B. Protein. C. ADN. D. ADN và protein. II. PHẦN RIÊNG (10 câu) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần của phần riêng (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây KHÔNG đúng? A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng thay đổi tần số alen của quần thể. B. Hầu hết alen lặn là có hại nên chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chống lại alen trội. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. Câu 42: Ở cà chua, bộ NST 2n=24, có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể 3 nhiễm kép đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 50 B. 48 C. 52 D. 26 Câu 43: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Vật kí sinh – vật chủ. Câu 44: Quá trình nào sau đây diễn ra ở trên gen nhưng không bao giờ làm thay đổi cấu trúc của gen? A. Phiên mã. B. Dịch mã. C. Đột biến. D. Hoán vị gen. Câu 45: Trong một phép lai, nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, đồng thời cho tỉ lệ phân li kiểu hình giống nhau ở hai giới thì khẳng định A. gen quy định tính trạng nằm trên NST thường B. gen quy định tính trạng nằm ở tế bào chất. C. gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính. D. sự biểu hiện của gen phụ thuộc vào giới tính của cơ thể. Câu 46: Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. thông tin di truyền ở các loài đều giống nhau B. nguồn gốc thống nhất của sinh giới C. mã di truyền có tính đặc hiệu D. mã di truyền có tính thoái hóa Câu 47: Phương pháp nào sau đây KHÔNG tạo ra được giống mới? A. Nuôi cấy mô tế bào thành mô sẹo, mô sẹo phát triển thành cơ thể mới. B. Nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa để thành dòng thuần chủng. C. Xử lí tác nhân đột biến lên mẫu vật rồi chọn lọc và tạo giống thuần. D. Dung hợp tế bào trần tạo tế bào lai, nuôi cấy phát triển thành cơ thể mới. Câu 48: Cho các đặc điểm: (1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. (2) Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. (3) Được phát sinh trong quá trình phân bào. (4) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Loại biến dị làm có đủ 4 đặc điểm nêu trên là A. hoán vị gen. B. đột biến gen. C. đột biến nhễm sắc thể. D. thường biến. Câu 49: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường? A. Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi, B. Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận, C. Người bị hội chứng Đao có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, si đần, vô sinh,… D. Trẻ em bị bệnh phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường. Trang 5/6 - Mã đề thi 209 Câu 50: Một cơ thể có kiểu gen Aa bD Bd khi giảm phân xảy ra đột biến làm cho cặp Aa không phân li trong giảm phân I. Số loại giao tử tối đa của cơ thể đó là: A. 8. B. 4. C. 12 D. 16. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Một gen dài 408 nm và có 3100 liên kết hiđro, sau khi xử lí bằng 5_BU thành công thì số nucleotit từng loại của gen đột biến là A. A=T=500, G=X=700 B. A=T=499, G=X=701 C. A=T=501, G=X=699 D. A=T=701, G=X=499 Câu 52: Để xác định quan hệ huyết thống của hai người thì phải sử dụng phương pháp A. phả hệ. B. đồng sinh C. liệu pháp gen. D. sử dụng chỉ số ADN. Câu 53: Gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen, cả 2 gen đều nằm trên các NST thường khác nhau. Quần thể ngẫu phối có bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen trên? A. 12 B. 15 C. 18 D. 24 Câu 54: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG đúng với thuyết tiến hóa lớn? A. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Làm hình thành các nhóm phân loại trên loài C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài D. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ Câu 55: Cho một số hiện tượng sau : (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ? A. (2), (3) B. (3), (4) C. (1), (4) D. (1), (2) Câu 56: Bệnh loạn dưỡng cơ giả ưu trương là một bệnh di truyền gây nên sự teo cơ dần dần, thường biểu hiện ở con trai của những cặp bố mẹ bình thường và thường gây chết ở độ tuổi lên 10. Kết luận nào sau đây là KHÔNG đúng: A. Bệnh do gen đột biến lặn quy định. B. Nếu người mẹ có kiểu hình bình thường mang gen bệnh thì 50% số con trai sinh ra bị bệnh. C. Bệnh này thường hiếm gặp ở phụ nữ. D. bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính Y. Câu 57: Một phân tử AND nhân đôi k lần, số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là A. 2.2 k B. 2.2 k -1 C. 2(2 k -1) D. 2 k -1 Câu 58: Theo quan niệm của Đácuyn, kết quả chính của chọn lọc tự nhiên là A. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất B. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi C. sự hình thành đặc điểm thích nghi D. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi Câu 59: Khi nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền, điều nào sau đây KHÔNG đúng? A. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với các thể đồng hợp tương ứng. B. Trong sự đa hình cân bằng, thường có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. C. Quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định. D. Quần thể ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. Câu 60: Trong kĩ thuật cấy gen, việc đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là vi khuẩn nhằm A. để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp thông qua đánh giá khả năng tự nhân đôi của nó. B. làm tăng số lượng gen được ghép dựa vào tốc độ sinh sản rất nhanh của tế bào nhận. C. làm tăng hoạt tính của gen được ghép nhờ vào quá trình xúc tác của các enzim trong tế bào nhận. D. để phân tử ADN tái tổ hợp kết hợp với phân tử ADN của tế bào nhận. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 209 . ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2 014 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm có 6 trang; 60 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Số. đoạn exon và intron lần lượt là exon 1 exon 2 exon 3 exon 4 intron 1 intron 2 intron 3 Trang 3/6 - Mã đề thi 209 số nu loại A 235 12 0 11 1 203 435 524 469 số nu loại G 211 15 6 98 19 8 400 558 500 Khi. trai bị bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là Trang 1/ 6 - Mã đề thi 209 A. 1/ 24 B. 1/ 72 C. 1/ 12 D. 1/ 36 Câu 8: Theo vĩ độ địa lí, những loài rộng

Ngày đăng: 10/05/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan