Bảng 2.6 : Phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Doanh thu thuần(VNĐ)
124.805.356.450 160.719.713.288 149.766.427.740 35.914.356.838 28,78 -10.953.285.548 -6,82
2 LN trước lãi vay và thuế
(VNĐ) 2.278.710.689 1.265.589.942 2.759.265.026 -1.013.120.747 -44,46 1.493.675.084 118,02 3 Lợi nhuận trước
thuế(VNĐ) 826.521.969 1.070.237.611 997.299.339 243.715.642 29,49 -72.938.272 -6,82 4 Lợi nhuận ròng (VNĐ) 619.891.477 802.678.208 747.974.504 182.786.731 29,49 -54.703.704 -6,82 5 VKD bình quân (VNĐ) 110.954.732.782 101.353.148.035 94.563.316.952 -9.601.584.748 -8,65 -6.789.831.083 -6,70 6 VCSH bình quân (VNĐ) 15.312.946.974 16.020.461.215 17.406.964.335 707.514.241 4,62 1.386.503.120 8,65 7 Hiệu suất sử dụng VKD 1,125 1,586 1,584 40,98 -0,12 8 ROA 0,006 0,008 0,008 41,75 -0,12 9 ROAe 0,021 0,012 0,029 -39,20 133,68 10 ROE 0,040 0,050 0,043 23,77 -14,24
Qua bảng phân tích tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn ta nhận thấy
Bảng 2.6.1 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu Doanh thu thuần
(VNĐ) VKD bình quân (VNĐ) Hiệu suất sử dụng vốn Năm 2010 124.805.356.450 110.954.732.782 1,125 Năm 2011 160.719.713.288 101.353.148.035 1,586 Năm 2012 149.766.427.740 94.563.316.952 1,584 So sánh 2011/2010 Số tiền (VNĐ) 35.914.356.838 -9.601.584.748 Tỷ lệ (%) 28,78 -8,65 40,98 So sánh 2012/2011 Số tiền (VNĐ) -10.953.285.548 -6.789.831.083 Tỷ lệ (%) -6,82 -6,70 -0,12
(Nguồn báo cáo tài chính 2010, 2011, 2012- Phòng tài chính kế toán)
- Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp có biến động qua từng năm. Năm 2010 một đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra thu về được 1,125 đồng doanh thu, năm 2011thu được 1,586 đồng doanh thu tăng 40,94 % so với năm 2010. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang có chuyển biến tích cực trong việc sử dụng vốn hiệu quả. Nguyên nhân là do doanh thu của năm 2011 tăng so với năm 2010 là 35.914.356.838 VNĐ tức tăng 28,78% trong khi đó VKD bình quân có xu hướng giảm và năm 2011 giảm -9.601.584.748 VNĐ tức giảm 8,65%. Đến năm 2012 nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giảm đôi chút, một đồng VKD bỏ ra công ty thu được 1,584 đồng doanh thu , giảm 0,12% so với năm 2011, sở dĩ như vậy là do doanh thu của công ty năm 2012 có giảm đi, giảm 10.953.285.548 VNĐ tức 7,31%, trong khi đó VKD bình quân của công ty giảm 6.789.831.083 VNĐ hay 6,70 % thấp hơn so với mức giảm của doanh thu. Với tình hình như trên công ty cần triển khai tốt hơn các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới.
Chỉ tiêu Doanh thu thuần (VNĐ) Lợi nhuận ST (VNĐ) ROA Năm 2010 124.805.356.450 619.891.477 0,006 Năm 2011 160.719.713.288 802.678.208 0,008 Năm 2012 149.766.427.740 747.974.504 0,008 Số tiền (VNĐ) 35.914.356.838 182.786.731 Tỷ lệ (%) 28,78 29,49 41,75 So sánh 2012/2011 Số tiền (VNĐ) -10.953.285.548 -54.703.704 Tỷ lệ (%) -6,82 -6,82 -0,12
(Nguồn báo cáo tài chính 2010, 2011, 2012- Phòng tài chính kế toán)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh có chuyển biến qua các năm, cụ thể như sau: năm 2010 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra công ty thu được 0.006 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 thu được 0.008 đồng LN, tăng 41,75 % so với 2010. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận VKD là 0.008 giữu nguyên so với 2011. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng VKD bình quân nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng lợi nhuận của công ty có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp dù DT công ty đạt được là khá cao, nguyên nhân ở đây chính là chi phí mà công ty bỏ ra lớn đặc biệt là khoản chi phí tài chính mặt khác do bất ổn trên thị trường cũng như trong ngành xây dựng trong thời gian vừa qua ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được của công ty.
Bảng 2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu VCSH bình quân
(VNĐ)
Lợi nhuận ST
Năm 2010 15.312.946.974 619.891.477 0,04 Năm 2011 16.020.461.215 802.678.208 0,05 Năm 2012 17.406.964.335 747.974.504 0,043 So sánh 2011/2010 Số tiền (VNĐ) 707.514.241 182.786.731 Tỷ lệ (%) 4,62 29,49 23,77 So sánh 2012/2011 Số tiền (VNĐ) 1.386.503.120 -54.703.704 Tỷ lệ (%) 8,65 -6,82 -14,24
(Nguồn báo cáo tài chính 2010, 2011, 2012- Phòng tài chính kế toán)
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty biến đổi như sau: năm 2010 một đồng VCSH cho thu về 0,040 đồng lợi nhuận, năm 2011 là 0.050 đồng lợi nhuận và đến năm 2012 thu về 0,043 đồng lợi nhuận. Hệ số này có biến động giữa các năm, cụ thể năm 2011 chỉ số này tăng 23,77% so với 2011 và năm 2012 lại giảm 14,24% so với năm 2011. Sở dĩ như vậy là do năm 2011 tốc độ tăng của lợi nhuận là 29,49% so với 2010 cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân 4,62%. Và năm 2012 lợi nhuận ròng giảm trong khi vốn chủ sở hữu lại tăng lên. Nhìn chung chỉ tiêu này của công ty vẫn ở mức thấp.
Bảng 2.6.4 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Chỉ tiêu VKD bình quân
(VNĐ)
LN trước lãi vay
Năm 2011 101.353.148.035 1.265.589.942 0,012 Năm 2012 94.563.316.952 2.759.265.026 0,029 So sánh 2011/2010 Số tiền (VNĐ) -9.601.584.748 -1.013.120.747 Tỷ lệ (%) -8,65 -44,46 -39,20 So sánh 2012/2011 Số tiền (VNĐ) -6.789.831.083 1.493.675.084 Tỷ lệ (%) -6,70 118,02 133,68
(Nguồn báo cáo tài chính 2010, 2011, 2012- Phòng tài chính kế toán)
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế cuả công ty giảm trong năm 2011 và tăng trong năm 2012. Năm 2010 con số này là 0.021, sang năm 2011 giảm mạnh chỉ còn 0,012 giảm 39,20% so với 2010, tới năm 2012 có tăng lên 0,029 tức tăng 133,68% so với 2011. Nhưng phải nhìn nhận rằng chi phí tài chính mà công ty bỏ ra là rất lớn, lợi nhuận thu được không cao, hiệu quả sử dụng vốn của công ty là thấp.
Qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khá thấp. Nguyên nhân của sự kém hiệu quả trên là do:
- Cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thực sự hợp lý, vốn nợ chiếm tỷ trong cao nên công ty khó khăn trong công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, thị trường tài chính trong thời gian vừa qua có sự biến đổi phức tạp, lãi suất ở mức cao làm cho chi phí huy động vốn tăng lên dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Việc quản lý, sử dụng vốn lưu động và TSCĐ của công ty chưa tốt. Thể hiện ở chỗ tỷ trọng hàng tồn kho cao, TSCĐ sử dụng chưa hết công suất… vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần 2.2.2 và 2.2.3.
Hiệu quả sử dụng VKD tổng hợp là các chỉ tiêu đánh giá ở mức độ khái quát tình hình sử dụng vốn của DN, để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn là tốt hay không từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm không ngừng năng cao hiệu quả sử dụng vốn ta đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận của vốn kinh doanh là vốn cố định và vốn lưu động.
2.2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH xây dựng Trường Thọ
Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Doanh thu thuần (VNĐ) 124.805.356.450 160.719.713.288 149.766.427.740 35.914.356.838 28,78 -10.953.285.548 -7,31
3 Lợi nhuận thực hiện (VNĐ) 826.521.969 1.070.237.611 997.299.339 243.715.642 29,49 -72.938.272 -7,31
4 Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 619.891.477 802.678.208 747.974.504 182.786.731 29,49 -54.703.704 -7,31
5 VCĐ bình quân (VNĐ) 27.119.240.272 22.921.650.796 18.316.986.053 -4.197.589.476 -15,48 -4.604.664.743 -25,14
7 Hiệu suất sử dụng VCĐ 4,602 7,012 8,176 52,36 14,24
8 Hàm lượng VCĐ 0,217 0,143 0,122 -34,37 -16,61
9 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 0,023 0,035 0,041 53,20 14,24
- Vốn cố định là một bộ phần quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của công ty. Quy mô vốn quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của DN.Trong cơ cấu vốn của công ty vốn cố định chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đóng vai trò không nhỏ trong việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vốn cố định của công ty giảm qua các năm. Năm 2010 VCĐ bình quân của công ty 27.119.240.272 VNĐ, đến năm 2011 VCĐ của công ty giảm so vơi 2010 chỉ còn 22.921.650.796 VNĐ, giảm 4.197.589.476 VNĐ hay 15,48%. Và đến năm 2012 thì vốn cố định lại tiếp tục giảm, cụ thể là giảm -4.604.664.743 VNĐ tức 25,14% so với 2011. Nguyên nhân là do TSCĐ của công ty đã cũ và công ty chưa chú trọng đến công tác mua sắm, thay mới trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: Năm 2010 cứ một đồng vốn cố định công ty bỏ ra thu về được 4,602 đồng doanh thu, năm 2011 tăng lên là 7,012 đồng và đến năm 2012 là 8,176 đồng. Kết quả như vậy là do trong năm 2011 doanh thu tăng trong khi vốn cố định lại giảm, đến năm 2012 tuy doanh thu có giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu thấp hơn tốc độ giảm của vốn cố định cụ thể làm doanh thu giảm 7,31% trong khi đó vốn cố định bình quân giảm 25,14% dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định có tăng lên. Nguyên nhân ở đây là do tài sản cố định của công ty sử dụng trong kì giảm trong khi doanh thu thuần có xu hướng tăng lên dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng giữa các năm.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCĐ của công ty tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 một đồng vốn cố định công ty bỏ ra thu được 0.023 đồng LN, năm 2011 là 0,035 đồng LN và năm 2012 là 0,041 đồng LN. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng 52,20% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,24 % so với 2011. Có được kết quả như vậy là do tốc tăng ( giảm) khác nhau giữa lợi nhuận và VCĐ. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty khá tốt.
- Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Nó cho biết để tạo ra một đồng doanh thu công ty cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hệ số này cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch
chuẩn bị VCĐ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.Ta nhận thấy chỉ tiêu cũng có biến động giữa các năm. Chỉ tiêu này lần lượt qua các năm như sau: 0,217; 0,143; 0,122. Như vậy, chỉ tiêu này có xu hướng giảm đi. điều nay chứng tỏ công ty cũng đang đàn cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định của mình.
Như vậy, nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty có tăng lên giữa các năm nhưng vẫnở mức thấp. Do đó công ty cần đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả của vốn cố định.