Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế
Luật pháp được ban hành với mục đích điều chỉnh mọi hành vi của xã hội theo một trật tự nhất định. Thực tiễn qua nhiều năm cho thấy muốn các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cần phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, đầy đủ, công bằng. Với những quy định của pháp luật hiện nay đối với các hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu hoàn chỉnh nhằm đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật. Ở nước ta hiện nay cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện luật doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, lấy ý kiến đóng góp từ các bộ ngành các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để có bộ luật được hoàn chỉnh, đồng thời bổ sung một số luật còn thiếu cho hoạt động doanh nghiệp như luật kế toán, luật chống độc quyền.
Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, điều đó tạo ra cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp phải có vốn để đổi mới công nghệ và nâng cao chết lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Giải pháp về vốn là vấn đề đầu tiên đặt ra. Trước đây trong giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế, việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh chủ yêu theo
hoạt động. Ngày nay, vốn ngân sách chỉ đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia. Đối với vốn lưu động của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư tối đa 30% định mức còn 70% các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tín dụng. Việc chuyển hình thức từ đầu tư trực tiếp sang gián tiếp là chủ yếu đã có tác dụng tích cực làm cho doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, đến thu hồi vốn. Tuy vậy, cơ chế chính sách quản lý vốn của Nhà nước hiện nay còn nhiều hạn chế như: doanh nghiệp thì thiếu vốn, ngân hàng thì đọng vốn, vốn của Nhà nước vị thất thoát, sử dụng còn kém hiệu quả… Chính vì vậy, muốn doanh nghiệp thực sự sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý, cụ thể là:
Chính sách đầu tư cho hoạt động kinh doanh phải đúng đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Chính sách đầu tư cần phải đúng hướng vào những ngành có lợi thế xuất khẩu, có mũi nhọn. Đồng thời, chính sách đầu tư phải đảm bảo bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp.
Về phương thức đầu tư, trong giai đoạn tới cần tăng cường đầu tư gián tiếp hơn nữa. Việc đầu tư trực tiếp chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp cần được ưu tiên và cũng chỉ đầu tư ở mức tối thiểu.
Cơ chế quản lý vốn đầu tư cần được đổi mới cơ bản. Vốn được giao cho người quản lý và điều hành doanh nghiệp, sử dụng quản lý, bảo toàn và phát triển. Việc sử dụng vốn như thế nào là do người quản lý điều hành doanh nghiệp tự quyết định phải có trách nhiệm bảo toàn, sử dụng đúng mục đích trên cơ sở phù hợp với pháp luật.
Xử lý kiên quyết, kịp thời những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán.
Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp
Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn, tạo sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo sự ỷ lại.
Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của doanh nghiệp, điều này góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp.
Các giải pháp khác
Khuyến khích, tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết để thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến. Đồng thời khuyến khích những ngành có liên quan phát triển để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm.
Xây dựng và hoàn thiện thị trường vốn. Sự hình thành và phát triển thị trường vốn là một yêu cầu cần thiết cho nền kinh tế thị trường.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng nên phân loại doanh nghiệp ra thành từng nhóm khách để có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với mỗi doanh nghiệp. Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong nước.
KẾT LUẬN
Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện thiếu vốn để phát triển kinh tế như hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Trường Thọ” là rất cần thiết.
Đề tài đã thực hiện nghiên cứu được các nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Khảo sát thực trạng tinh hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong ba năm 2010-2012 nhằm phát hiện những yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
- Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Trường Thọ.
Thông qua những vấn đề mà chuyên đề nghiên cứu, em rất mong rằng chuyên đề có thể đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH xây dựng Trường Thọ.
Do hạn chế về mặt thời gian,phạm vi nghiên cứu và trình độ nên bài chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi cao.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Dương Thúy Hà, Ban lãnh đạo và các cô (chú), anh (chị) trong công ty TNHH xây dựng Trường Thọ đã giúp em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS Lưu Thị Hương - Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Đại học Kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản Thống kê năm 2003
2. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm - Giáo trình tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản tài chính năm 2008.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên - Giáo trình quản trị tài chính - Nhà xuất bản thông kê năm 2011..
4. GS.TS Ngô Thế Chi - Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính năm 2008.
5. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính” – Nhà xuất bản tài chính
6.Chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản tài chính
7. Các báo cáo tài chính năm 2010 – 2012 của công ty TNHH xây dựng Trường Thọ 8. Hồ sơ dự thầu của công ty TNHH xây dựng Trường Thọ
9.Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-– Lê nin II - Nhà xuất bản chính trị quốc gia