1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng một số phương pháp để học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng môn địa lí

30 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 314 KB

Nội dung

Đối với môn Địa lí, một môn học đòi hỏi học sinh phải có các kĩ năng cơ bản như kĩ năng sử dụng Atlat địa lí, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ, v.v.. Trong đ

Trang 1

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong dạy học, muốn đạt được hiệu quả cao, cùng với việc truyền thụ kiếnthức người giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản củamôn học Đối với môn Địa lí, một môn học đòi hỏi học sinh phải có các kĩ năng

cơ bản như kĩ năng sử dụng Atlat địa lí, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kĩ năng vẽ

và nhận xét biểu đồ, v.v Trong chương trình Địa lý ở phổ thông, từ Trung học

cơ sở đến Trung học phổ thông (THPT) các bài thực hành rèn luyện kĩ năng đềuxuất hiện sau một chương hoặc một số bài (thường là sau 3 đến 4 tiết lí thuyết)

Trong các kì thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh vào các trường đại học,cao đẳng, bài thực hành là một phần bắt buộc phải có nhằm kiểm tra kĩ năng địa

lí của học sinh Số điểm trung bình của phần này là 3/10 điểm (30% số điểm toànbài thi)

Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh là một trong những nộidung quan trọng mà mỗi giáo viên địa lí phải thực hiện thường xuyên trong quátrình dạy học và ôn luyện cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượngdạy học Địa lí Việt Nam trong chương trình địa lí lớp 12 THPT, giúp các em đạtđược kết quả cao trong các kì thi Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh vào các trườngđại học, cao đẳng

Là một giáo viên dạy học ở trường THPT miền núi, điều kiện học tập củahọc sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinh thuộcdiện hộ nghèo khá cao nhưng các em rất chăm học Mặc dù đã có nhiều cố gắng,nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá,giỏi trong các kì thi TNPT và thi đại học, cao đẳng còn thấp, điều đó đã làm chotôi luôn trăn trở Tôi luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm tối

đa ở phần thực hành địa lí để kết quả bài thi cao hơn? Vì vậy, những năm gầnđây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm

Trang 2

được cách ôn luyện phù hợp, học sinh biết cách và thích làm các bài thực hànhnên kết quả đã được nâng lên Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong hai nămhọc (năm học 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011) và tiếp tục thực hiện trongnăm học 2011 – 2012 kết quả thi thử tốt nghiệp THPT đã được nâng lên đáng kể(tỉ lệ hoạc sinh đạt điểm trung bình trở lên là 98%, trong đó học sinh đạt điểmkhá, giỏi là 60%.

Từ kinh nghiệm thực tiễn của ba năm ôn thi tốt nghiệp cho học sionh lớp

12 THPT, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm ôn thi của củamình, đó là:

“ Áp dụng một số phương pháp để học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ

thi đại học, cao đẳng môn địa lí”

Trang 3

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- CƠ SỞ LÍ LUẬN

Mục tiêu chung của môn Địa lí trong toàn cấp học ở THPT là nhằm hoànthiện học vấn phổ thông cho học sinh, phát triển tư duy lô gic, tạo điều kiện chohọc sinh tiếp tục học lên ở các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lí lớp 12 THPT là tiếp tục hoàn thiệnkiến thức của HS về Địa lí Việt Nam; tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năngđịa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho HS, đó là tư duy tổng hợp, gắnvới lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất Trong

đó có các kĩ năng cần thiết như kĩ năng khái thác bản đồ, Atlat, kĩ năng phân tíchbảng số liệu thống kê, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ… Chính vì vậy, trongchương trình địa lí ở THPT phần thực hành được đưa vào nhằm rèn luyện kĩnăng Địa lí cho học sinh, giúp các em hiểu bài dễ hơn và đạt kết quả cao hơntrong học tập

Để đạt được các mục tiêu của môn học, trong dạy học người giáo viên cầnphải tìm ra được phương pháp phù hợp với đối tượng HS, vận dụng linh hoạt cácphương háp đó Việc xác định được phương pháp dạy học phù hợp là một trongnhững giải pháp tốt nhất để người giáo viên nâng cao chất lượng và hiệu quảtrong quá trình dạy học

II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong các kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) phần kiểm tra kĩnăng thường chiếm khoảng từ 40 đến 50% số điểm toàn bài và thi tuyển sinh vàoĐại học, Cao đẳng phần thực hành thường chiếm 30% số điểm của bài thi

Trên thực tế mặc dù trong chương trình Địa lí ở phổ thông thường là saumột chương hoặc một số bài đều có bài tập thực hành về nhận xét bảng số liệu,

vẽ và nhận xét biểu đồ thế nhưng phần này ít được chú ý rèn luyện do nhiều

Trang 4

nguyên nhân Vì thế, khi thi các em học sinh thường không làm được hoặc làmsai so với yêu cầu của đề nên không có điểm phần kĩ năng, kết quả thấp Họcsinh ở trường THPT miền núi như trường chúng tôi cũng nằm trong tình trạngchung đó.

Như vậy, để học sinh lớp 12 THPT đạt được kết quả cao trong các kì thi,thì vấn đề quan trọng nhất là giáo viên phải tìm ra được phương pháp phù hợp

để rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh

III- CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Các giải pháp

1 1 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện

Chương trình địa lí lớp 12, liên quan tới thi tốt nghiệp THPT và thi đạihọc Nghiên cứu nội dung các bài thực hành về nhận xét bảng liệu và vẽ biểu đồtrong sách giáo khoa (SGK) Địa lí lớp 12 (cơ bản), trong tài liệu hướng dẫn ônthi tốt nghiệp THPT năm học 2011 – 2012; tình hình học sinh các lớp 12 đượctrực tiếp giảng dạy về tinh thần học tập, chất lượng học tập ; nghiện cứu các tàiliệu có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh lớp 12

Giới hạn trong các phương pháp dạy học sinh nắm chắc các kĩ năng và khảnăng vận dụng các kĩ năng: Khai thác Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng vẽ biểu đồ,

kĩ năng khai thác bảng số liệu, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích nhữngvấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế -xã hội

Tôi chọn các lớp 12 Cơ bản mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm, đó

là các lớp: 12CA3, 12CA4, 12C11, 12C12

1.2 Xác định mục tiêu cần đạt

Mục tiêu chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, mụctiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh về kiếnthưc, kĩ năng

Trang 5

Để xác định được mục tiêu, cần phải nắm vững mục tiêu của cấp học, mônhọc, bài học về kiến thức và kĩ năng Giáo viên đọc kĩ nội dung của bài thựchành và cái đích cần đạt tới của các kĩ năng.

Trong nội dung ôn tập có rất nhiều bài thực hành, như trong khôn khổ đềtài này, tôi chỉ trình bày nội dung và phương pháp hướng dẫn, rèn luyện kĩ năngcho học sinh ở hai dạng bài thực hành, đó là:

Đối với việc phân tích bảng số liệu thống kê, HS cần rèn luyện các kĩ năng

đọc bảng số liệu – về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang

và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết;

Đối với việc vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã cho, HS cần rèn luyện kĩ năng

lựa chọn biểu đồ thích hợp, kĩ năng thể hiện các loại biểu đồ

Đối với kĩ năng phân tích biểu đồ, HS cần rèn luyện kĩ năng với các hình

thức khác nhau, như: phân tích biểu đồ rút ra nhận xét cần thiết; so sánh các biểu

đồ cùng loại với nhau, rút ra nhận xét; từ biểu đồ chuyển thành bảng số liệuthống kê; từ bảng số liệu thống kê vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét

1.3 Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản

Lựa chọn kiến thức cơ bản là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khithiết kế bài dạy Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu phải đảm bảo tính khoahọc và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thứcvững chắc và phát triển toàn diện

Trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập môn Địa lí, giáo viên khôngchỉ hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững những kiến thức - kĩ năng cơ bảntối thiểu (chuẩn kiến thức - kĩ năng địa lí) về lí thuyết của bộ môn, mà còn phảinhận thức được những kĩ năng địa lí học sinh cần có để ôn tập và làm tốt bàikiểm tra và bài thi địa lí Tuy nhiên đây là một vấn đề còn ít được giáo viên quantâm, một phần cũng do thời gian cho ôn tập không nhiều thường tập trung vàogiai đoạn từ sau khi đã thông báo môn thi tốt nghiệp Vậy nên, khi ôn tập ngoài

Trang 6

rèn luyện kĩ năng sử dụng và khai thác Atlat địa lí Việt Nam, giáo viên cần tậptrung rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: Kĩ năng chọn và vẽ các dạng biểu

đồ thích hợp; Kĩ năng phân tích, khai thác thông tin từ các bảng số liệu để rút ranhững nhận xét cần thiết về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam theoyêu cầu của đề thi

Trong đề tài này, tôi xác định cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơbản về phân tích bảng số liệu thống kê, vẽ và nhận xét biểu đồ Cụ thể như sau:

Đối với việc phân tích bảng số liệu thống kê – gồm các kĩ năng

- Xác định yêu cầu của câu hỏi, bài tập (mục đích làm việc với bảng số liệu)

- Xác định các tiêu chí cần nhận xét

- Tính toán, so sánh các số liệu; Nhận xét, giải thích

Đối với việc vẽ biểu đồ từ bảng số liệu đã ch, đó là

- Xác định loại biểu đồ thích hợp

- Tính toán (xử lí số liệu)

- Thể hiện biểu đồ

Đối với kĩ năng phân tích biểu đồ

- Xác định mục đích làm việc (đó chính là yêu cầu của câu hỏi)

- Xác định đối tượng, đại lượng thể hiện (đơn vị tính)

- Xác định nội dung cần nhận xét

1.4 Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học

Trên cơ sở nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp

để đạt hiệu quả cao trong dạy học Phương tiện dạy học được xem là “điểm tựa”cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các

em đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thànhbiểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiếnthức hơn

Trang 7

Để rèn luyện các kĩ năng thực hành nói trên, trong việc ôn luyện giáo viên

cần phải chuẩn bị các biểu đồ mẫu, các bảng số liệu (trong tài liệu hướng dẫn ôn tập); học sinh cần phải có: tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT; Các dụng

cụ cần thiết: thước kẻ, bút chì, com pa, máy tính

Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học,

vì nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học Việc xácđịnh phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, giai đoạn nhậnthức, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy

học Phương pháp chủ yếu được sử dụng để dạy thực hành là: Đàm thoại, thực

hành, trực quan

2 Các biện pháp tổ chức thực hiện

Việc rèn luyện các kĩ năng địa lí nêu trên, được thưc hiện trong các tiết ôntập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về thực hành và đồng thời rèn luyện kĩnăng thực hành Quá trình thực hiện lần lượt là:

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về thực hành: những công thức (cách tính) cầnthiết và vận dụng công thức để xử lí số liệu trong phần vẽ biểu đồ và nhận xétbảng số liệu; các loại biểu đồ cơ bản

- Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, giải thích nguyên nhân và phân tíchbảng số liệu rút ra nhận xét

2.1 Ôn tập phần lí thuyết cơ bản về kĩ năng thực hành địa lí

2.1.1 Một số công thức tính toán trong Địa lí

Trang 8

Trước hết, để học sinh có thể thực hiện được phần xử lí số liệu trong cácbài thực hành nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ, giáo viên tổng hợp một sốcông thức thường dùng để tính toán sau đó cho học sinh thực hành (thực hiện ởphần nhận xét bảng số liệu và vẽ biểu đồ) trong tài liệu Hướng dẫn ôn thi Tốtnghiệp THPT (Tài liệu ôn thi tốt nghiệp) Bao gồm các công thức ở bảng sau:

MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ

Tg : Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên;

S : Tỉ suất sinh thô; T: Tỉ suất tử thô

Trang 9

- Tỉ suất gia tăng dân số tính bằng phần trăm (%) nhưng tỉ suất sinh và tỉ suất tửtính bằng phần nghìn ( ) nên phải đổi từ phần nghin ra phần trăm bằng cáchchia kết quả (hiệu tìm được) cho 10.

- Đổi đơn vị:

1tấn = 10 tạ = 1000kg Nếu đổi tấn ra tạ thì sau khi chia , lấy kết quả chia được

nhân với 10, nếu đổi tấn ra kg thì nhân với 1000.

2.1.2 Phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê Giải thích nguyên nhân

Trong học tập và thi tốt nghiệp THPT thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởibiết dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin địa lí là một trong những kĩ năng quantrọng trong học tập và nghiên cứu địa lí Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệuthống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức củangười học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác địnhkiến thức địa lí

* Các bước tiến hành nhận xét

Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàngngang và cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết Để học sinh có thể nhận xétđúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng dẫn học sinh khi phân tíchbảng số liệu, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

- Xác định yêu cầu của câu hỏi trong đề bài , bài tập để xác định mục đích làmviệc với bảng số liệu

- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, xác định rõ các tiêu chí cầnnhận xét

- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí:

+ Nhận xét sự thay đổi của đối tượng địa lí theo thời gian thì so sánh số liệu củacác mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ

tự , các mốc có tính đột biến

Trang 10

+ Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các đối tượng địa lí của các lãnh thổlớn với nhau, các lãnh thổ nhỏ với nhau và ngược lại.

- Khi nhận xét cơ cấu mà số liệu trong bảng là các số các số liệu tuyệt đối (ví dụ:Triệu tấn, tỉkw/h , triệu người, v.v) mà đề lại yêu cầu nhận xét cơ cấu thì phảitính cơ cấu (tính tỉ lệ %)

- Khi trình bày nhận xét phải theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đếnriêng, từ cao xuống thấp, …bám sát yêu cầu của câu hỏi và kết quả xử lí số liệu.Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục

2.1.3 Vẽ và nhận xét biểu đồ Giải thích nguyên

Phần kiểm tra kĩ năng biểu đồ của học sinh trong kì thi tốt nghiệp THPTgồm có các yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ, dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học

để giải thích nguyên nhân của các hiện tượng địa lí Vì vậy, giáo viên cần ôn lạinhững nội dung về kiến thức và kĩ năng cơ bản của các loại biểu đồ, bao gồm: ýnghĩa của biểu đồ, những căn cứ để xác định biểu đồ, những yêu cầu cần đạt vànhững điểm cần chú ý khi vẽ biểu đồ

Kĩ năng quan trọng nhất đối với phần biểu đồ là kĩ năng xác định biểu đồ

thích hợp theo yêu cầu của đề bài Nếu như xác định sai biểu đồ thì học sinh sẽ

mất điểm phần này và bài thi không thể đạt điểm cao Để lựa chọn đúng biểu đồ

căn cứ quan trọng là dựa vào yêu cầu của đề bài và ý nghĩa của biểu đồ Tiếp

đến là học sinh phải nắm chắc các kĩ thuật thể hiện, các yêu cầu đối với từng loạibiểu đồ

Trang 11

Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, để học sinh yếu cũng có thể xác địnhđúng và vẽ được biểu đồ đảm bảo các yêu cầu, cần ôn lại những kiến thức cơ bản

về biểu đồ (cách xác định và các yêu cầu cần đạt và một số điểm cần chú ý khi

vẽ đối với mỗi loại biểu đồ) sau đó mới thực hành vẽ biểu đồ

Để học sinh dễ nhớ, giáo viên tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cơ bản về biểu

đồ ở bảng sau:

Loại

biểu đồ

Căn cứ xác định(yêu cầu của đề)

Yêu cầu cần đạt Chú ý

Biều đồ

cột

- Thể hiện tốt nhất tìnhhình phát triển, sốlượng, khối lượng, sosánh độ lớn;

- Thể hiện cơ cấu bằng

số liệu tuyệt đối

- Lấy tỉ lệ cân đối giữatrục đứng và trụcngang

- Các cột có chiều rộngbằng nhau, chiều caotương ứng với số liệu

- Vẽ hai đối tượng

có số liệu khôngcùng đơn vị thì vẽhai trục đứng

Biểu đồ

đường

Thể hiện tốt nhất tốc độphát triển, chỉ số pháttriển, sự gia tăng, tốc độtăng,…

- Đúng tỉ lệ, sạch, đẹp,cân đối giữa hai trục;

- Khoảng cách các nămtrên biểu đồ tương ứngvới khoảng cách nămtrong bảng số liệu;

- Vẽ xuất phát từtrục đứng;

- Nếu vẽ haiđường khôngcùng đơn vị thì vẽhai trục đứng;

- Thể hiện sự giatăng thì số liệuphải tính bằngđơn vị %

Biểu đồ

tròn

Vẽ biểu đồ thể hiện tốtnhất quy mô và cơ cấuhoặc sự chuyển dịch (sự

- Các hình vẽ trên cùngmột trục ngang;

- Nếu thể hiện thời gian

- Đơn vị phải làphần trăm (%)

- Bắt đầu vẽ từ

Trang 12

thay đổi) cơ cấu, sốlượng hình tròn cần vẽ

từ 1 đến 3 hình

thì các hình tròn phảixếp theo thứ tự thờigian như trong bảng sốliệu

Khoảng cách các nămtrên biểu đồ phải tươngứng với khoảng cáchnăm trong bảng số liệu

- Đơn vị phải làphần trăm (%)

- Biểu đồ miền là

một hình chữ nhậtnằm ngang

- Đảm bảo các yêu cầucủa biểu đồ cột và biểu

đồ đường

+ Điểm xuất phát đểvẽ-theo biểu đồ cột

+ Khoảng cách nămtương ứng khoảng cáchnăm trong bảng số liệu

- Có hai trụcđứng;

- Nếu bảng số liệu

có hai đối tượngđịa lí cần thểhiện, trong đómột đối tượng lạiđược chia ra 2hoặc 3 thành phầnthì đối tượng đó

vẽ cột chồng

Yêu cầu chung đổi với biểu đồ:

- Biểu đồ cần phải ghi đầy đủ: tên biểu đồ, tên trục (đối với biểu đồ cột vàđường), tên hình tròn (đối với biểu đồ tròn có từ hai hình trở lên), số liệu trênbiểu đồ, chú giải (nếu thể hiện từ hai đối tượng trở lên)

- Đảm bảo chính xác, sạch, đẹp

Trang 13

2.2.Thực hành

Sau khi đã ôn lại phần lí thuyết cơ bản (nội dung của phần trên), giáo viêncho hoc sinh làm một số bài thực hành (nhận xét một bảng số liệu và mỗi loạibiểu đồ, làm một bài tập) để kiểm tra, uốn nắn cho các em và tiếp tục rèn luyệntrong cả quá trình ôn tập theo nội dung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT của

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.2.1.Thực hành nhận xét bảng số liệu

Một số ví dụ về thực hành nhận xét bảng số liệu:

Bài tập 1 (Bài 2, trang 13, Tài liệu Hướng dẫn ôn thi TN, năm học 2011-2012)

Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ NƠI CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: 0 C)

Địa điểm Tháng I Nhiệt độ trung bìnhTháng VII Cả năm

a) Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam

b) Giải thích nguyên nhân của sự thay đối đó

Hướng dẫn thực hiện:

Đối với phần nhận xét (a), Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai

bước:

Bước 1: Đọc bảng số liệu theo cột dọc (đọc nhiệt độ của các địa điểm từ Lạng

Sơn trở vào, theo từng tháng) và so sánh nhiệt độ trung bình trong các tháng,trung bình cả năm giữa các địa điểm

Trang 14

So sánh để tìm ra những điểm chung về nhiệt độ (cao hay thấp, thay đổitheo hướng tăng lên hay giảm đi, nhiệt độ chênh lệch giữa hai địa điểm đầu(Lạng Sơn) và cuối (TP Hồ Chí Minh) trong tháng như thế nào.

Bước 2 Nêu nhận xét:

Sau khi đọc và so sánh các số liệu, HS rút ra được những ý sau:

- Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênhlệch và tăng dần từ Bắc xuống Nam Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểmphía Bắc và phía Nam rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn (phía Bắc) nhiệt độ chỉ

130C còn TP Hồ Chí Minh (phía Nam) lên đến 25,80C (chênh nhau tới 12,80C

- Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch hơn, LạngSơn là 22,10C và TP Hồ Chí Minh 27,1 0C, chỉ chênh nhau 5oC

Đối với phần giải thích nguyên nhân (b)

Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học ở phần khí hậu:nhiệt độ là một trong những yếu tố biểu hiện cụ thể của khí hậu Các nhân tốhình thành khí hậu bao gồm: vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, hình dạng của lãnhthổ và các yếu tố khác (kiến thức địa lí lớp 10) Vận dụng vào thực tế Việt Nam,các nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là

do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc Nam,càng vào phía nam lượng bức xạ mặt trời càng tăng (do góc nhập xạ càng lớn)ngoài ra con do hướng núi…Từ việc phân tích như trên, học sinh trình bày đượcnguyên nhân sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam Đó là:

- Do tác động của các khối khí thổi vào nước ta:

+ Vào mùa đông (từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau) miền Bắc nước

ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (khối không khí lạnh từ phương bắcthổi xuống) nên có mùa đông lạnh, làm cho nhiệt độ thấp

+ Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) gió Tây Nam thổi vào nước ta, khốikhông khí ấm và ẩm, nên nhiệt độ từ Bắc xuống Nam gần như đồng nhất

Trang 15

- Do các nguyên nhân khác: số giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời có sự chênh lệch

từ Bắc xuống Nam…

Bài tập 2 (Bài 8, trang 45, TL hướng dẫn ôn thi TN, năm học 2011-2012)

Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009 (Đơn vị: Tỉ kWh)

a) Hãy tính sự gia tăng sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009

b) Nhận xét tốc độ tăng sản lượng điện nước ta, giai đoạn 1995 – 2009

Giáo viên hướng dẫn học sinh giải và kết quả như sau:

a) Tính gia tăng sản lượng điện

- Cách tính: Gia tăng sản lượng điện, năm 2000 = = 181,6%

Trong giai đoạn từ 1995 – 2009:

- Sản lượng điện nước ta tăng liên tục và tăng với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từnăm 2005

- Sản lượng điện năm 2009 đạt 80,6 tỉ Kwh gấp 5,5 lần năm 1995 (14,7 tỉ Kwh),tăng 448,3%

Bài tập 3 (Bài tập 8, trang 36, Tài liệu hướng dẫn ôn thi TN, 2011-2012)

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009

(nghìn ha)

6042 6765 7653 7452 7324 7400 7437,2

Ngày đăng: 08/06/2015, 22:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP VÀ THI THỬ CỦA HỌC SINH - Áp dụng một số phương pháp để học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng môn địa lí
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP VÀ THI THỬ CỦA HỌC SINH (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w