Bây giờ thì nhà lá không còn nữa, người ta thay nó bằng những bức tường kiên cố với mấy cái hàng rào bao quanh rồi, ít qua lại thăm hỏi chuyện trò hơn, rồi với nhà ai cũng có cái TV nên
Trang 1Phải chăng con người đang dần trở nên vô cảm? - Phải.
“Robot càng ngày càng giống con người và ngược lại” – Vũ Đức Trí Thể
Tôi còn nhớ ngày còn nhỏ ở quê trong cái xóm mình, hễ mà nhà nào có nấu món gì ngon (xôi, chè, bánh,…) là sai con cháu trong nhà chạy đi cho bà con trong xóm chia nhau mà
ăn, kèm theo câu cửa miệng “Mẹ con mang cho dì ăn lấy thảo” Mặc dù tới giờ tôi cũng chưa hiểu hết chữ “thảo” ở đây nghĩa là gì, nhưng hễ nghe câu này là tôi nhớ ngay tới cái cảm giác của tình cảm xóm giềng yêu thương, chia sẻ nhau ngày xưa Người miền Tây còn nổi tiếng về
độ “chịa chơi”, sống không lo ngày mai đâu, khách đến nhà là mang hết lòng hết dạ ra thiết đãi (cả về vật chất lẫn tinh thần) Chung quy ra thì rất gần gũi và giúp đỡ che chở nhau, hễ nhà nào sửa sang, lợp lá lại (hồi xưa nhà làm bằng lá mà) hay làm lúa cần người phụ là anh em có mặt ngay rồi ngay sau đó là nhỏ to vài xị đế Tôi thì chuyên gia làm đại sứ cho ba sang nhà bác mời bác “qua nhà giúp ba khiêng cái tủ”, hễ mà nghe câu này là bác biết ngay ba tôi rủ bác sang nhậu, mà bị đặt làm màu vậy đó Mấy năm về tự nhiên thấy cái tình cảm láng giềng không còn như trước nữa Bây giờ thì nhà lá không còn nữa, người ta thay nó bằng những bức tường kiên cố với mấy cái hàng rào bao quanh rồi, ít qua lại thăm hỏi chuyện trò hơn, rồi với nhà ai cũng có cái TV nên dành hết thời gian cho nó rồi, đâu mà qua lại chi nhiều cho mệt Đến nỗi cái đường đi hàng xóm bao nhiêu năm vui vẻ đùng cái tự nhiên rào lại để sinh sự với nhau, chẳng biết để làm gì Tôi không muốn đổ thừa, nhưng rõ ràng cái thằng kinh tế là thủ phạm lấy đi những tình cảm quý giá thuở mà cả xóm ngồi chung bàn nhậu rượu đế, xem chung cái
TV, qua lại thoải mái mà không có bất cứ lằn ranh cách biệt nào
Đến đây thì xin ngừng lại một xíu để xem chúng ta định nghĩa thế nào về vô cảm, với tôi thì vô là không, cảm là cảm xúc, vô cảm là không có cảm xúc, là thờ ơ dửng dưng lạnh lùng với mọi cái đẹp xấu trong cuộc đời này, cái mà vô cảm quan tâm chỉ là quyền lợi cá nhân hoặc thỏa mãn một nhu cầu vị kỉ nào đó của mình Vậy thì tại sao lại nói chúng ta ngày càng
vô cảm?
Vì có một thực tế rằng chúng ta ngày càng cách xa nhau Đó không phải là cái xa cách của không gian hay địa lí mà cái xa cách này khó mà miêu tả cho rõ ràng được – sự xa cách bên trong Ngồi kế bên nhau mà tưởng chừng xa lắm, nói chuyện vài ba câu lại đâm ra chửi lộn, chúng ta không hiểu được nhau hay chính xác hơn chúng ta không-muốn-hiểu-nhau bởi
vì chúng ta quá bận rộn, thời gian làm ra tiền còn không đủ thì lấy đâu ra thời gian để mà trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ, nâng đỡ nhau mà đã không lắng nghe thì làm sao mà hiểu, càng không hiểu thì chúng ta lại càng xa nhau là vậy Nhiều khi người trẻ bọn mình cứ vanh vách, biết tuốt tuồn tuột, tất tần tật về đời tư đời công chuyện hang cùng ngỏ hẻm của mấy sao, của những người đâu đó bên xứ Hàn, xứ Tây mà chẳng hiểu gì về những khó khăn và nỗi khổ của cha mẹ, anh chị trong nhà mình, của bạn bè đang kề sát bên mình
Trang 2Bạn bè hay chỉ trích tại sao tôi lại hay có ác cảm với công nghệ và với kinh tế như vậy Thật ra thì không phải, chúng nó vô tri mà, chỉ buồn vì sao mà con người chúng ta bị cuốn vào
nó, lạm dụng nó hoặc bị chúng nó điều khiển ngược lại thôi Bởi vì chúng ta nhiều khi ngu muội hay nhầm lẫn giữa cái phương tiện (means) và mục đích (the ends) của đời mình, cứ lấy cái phương tiện làm mục đích và chà đạp trên cái mục đích để lấy cái phương tiện, nghịch lí là
ở chỗ đó Mục đích của sự tồn tại loài người là gì nếu không phải là để học hỏi, trải nghiệm và yêu thương lẫn nhau, là sống như một sinh vật màu nhiệm đầy hạnh phúc, tự do và bình an
Và rồi để đạt được cái mục đích đó thì người ta nghĩ là mình cần dùng tiền bạc và công nghệ thỏa mãn cho những cái đòi hỏi, nhu cần tiện nghi có-khi-là-dư-thừa của mình Vậy rồi cứ đánh đổi thời gian, công sức, sự tự do và hạnh phúc của mình trên con đường đạt lấy những phương tiện đó mà không biết mục đích cuối cùng của sở hữu phương tiện là để có hạnh phúc,
tự do và bình an – những thứ chúng ta đang có sẵn
Nghe thì có vẻ nhuốm màu sắc triết học nhưng thật sự đôi lúc chúng ta phải dừng lại
và nhìn lại những gì mình đang làm và đang theo đuổi, nhìn lại mục đích của mình để không khéo chúng ta lại trở nên vô cảm và làm phương hại đến những người thương và bản thân mình Không vô cảm sao được khi mà từ nhỏ trẻ em đã được giáo dục phải tranh hơn tranh thua từng con điểm, thứ bậc với anh em bạn bè mình thay vì yêu thương và đùm bọc để rồi học hành áp lực, căng thẳng, mệt mỏi đổi lấy vài ba lời khen của các đấng phụ huynh và mọi người trong xã hội Những con điểm, những lời khen chê, phán xét, áp đặt, định kiến và mong mỏi vô lý của người lớn đã được đổ dồn vào những đứa trẻ vốn “rất có cảm xúc” để rồi trở nên chai lì như mình Thẳng thắn mà nói thì cái mà chúng ta gọi là trường học và giáo dục phần lớn là cố để đồng hóa và tạo ra những con rô bốt phục vụ cho mục đích chính trị hay kinh tế
Trang 3mà thôi Có ai dạy các em cách thương yêu nhau không, thương yêu cũng chưa đủ mà phải thương yêu đúng cách Có ai dạy các em cách sống một cuộc sống hạnh phúc và tự do cho chính mình và mang những điều ấy đến cho người khác không hay là chỉ nhồi vào các em những giáo điều và bó buộc các em vào đấy, làm các em không đủ thời gian để suy nghĩ và vun vén cho bản thân mình nữa thì huống gì hiến tặng đến người khác Có ai dạy các em cách lắng nghe để chia sẻ và mang đi nỗi khổ niềm đau, hiến tặng niềm vui cho người khác không hay là chỉ cho các em thấy điều ngược lại Xem đấy, chúng ta đã làm gì với các em mà mong mỏi, kì vọng các em phải trở nên tốt hơn, biết rung cảm trước những cái đẹp và căm phẫn trước những điều xấu Mà một khi các em càng ngày càng vô cảm thì chứng tỏ con người và xã hội này đang ngày một vô cảm, bởi vì các em chính là xã hội, là tương lai của con người
Còn công nghệ, hãy xem chúng ta đã làm gì với sự tiến bộ của cái “văn minh nhân loại” này Bạn dùng smartphone hay smartphone đang dùng bạn? Những cuộc đi chơi bạn bè, gia đình thay vì quây quần chia sẻ nhau thì bây giờ lại kể cho toàn friends facebook nghe chuyện mình đang làm gì, ở đâu, cứ chũi mũi vào cái màn hình miết Chẳng vô cảm thì là gì? Cũng chính cái cách sống ảo ảo mơ mơ đó mà người ta sẵn sàng vào “ném đá”, chọi gạch nhau không thương tiếc – thay vì phải giúp đỡ hoặc khuyên nhủ Cộng với chuyện thông tin tràn lan quá,
mà toàn rác không khiến não bộ con người cũng trở nên mu mì, đầy ấp những thứ tiêu cực, thấy ai cũng xấu, cái gì cũng dở, riết vô cảm luôn
Nó là vậy đó, biết làm sao được, lịch sử và xã hội có con đường riêng của nó, mình không thể bắt cái gì cũng theo ý của mình được Nên vô cảm thì vô cảm thôi, nó là mặt trái của cuộc sống hối hả và sự xâm chiếm của kinh tế vào ngày càng nhiều các mặt của đời sống (thậm chí đang chiếm luôn đạo đức), tôi không đủ sức để thay đổi những gì đang diễn ra nhưng tôi tin chúng ta có đủ khả năng để góp phần cho sự thay đổi đó "Một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể gây nên cơn bão tại Texas", nhà khí tượng học Edward Norton Lorenz
đã từng phát biểu như thế, vì vậy bằng cách ít nói về những thứ tiêu cực, ít quan tâm những chuyện ảo tưởng xa vời và tập trung năng lượng cho từng cuộc gặp gỡ, tôi tin chúng ta sẽ tạo dựng lại được một xã hội có tình có nghĩa, có sự quan tâm và cảm thông, hoặc ít nhất chúng
ta cũng không làm cho chính mình và các thế hệ sau phải thừa hưởng cái bệnh vô cảm cùng với quá nhiều hậu quả do cách sống và sinh hoạt của chúng ta để lại