1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận môn quản trị học: Quản trị, quản lý theo văn hóa

6 282 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ THEO VĂN HÓA Để quản lý tổ chức, quản lý con người, đưa tổ chức phát triển phải dựa trên yếu tố văn hóa và hướng tới giá trị văn hóa. I. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tuy nhiên một trong những khái niệm được biết đến nhiều nhất là khái niệm của UNESCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân". II. Những đại diện cơ bản 1. William Ouchi Giáo sư trường đại học California, bang Losangeles Mỹ. Ông đã nghiên cứu sự phát triển thần kỳ ở Nhật Bản những năm 1970 và đưa ra thuyết Z về quản lý theo văn hóa. 2. Perter và Waterman Các ông là những nhân viên cấp cao của công ty tư vấn về quản lý Măc-kin-xi. Sau khi nghiên cứu các công ty thành công bậc nhất ở nước Mỹ các ông đã rút ra phương pháp quản lý các yếu tố vật chất và tinh thần ( yếu tố văn hóa ) của một tổ chức. Và cho rằng bất kỳ một tổ chức nào muốn thành công cũng phải quản lý tốt các yếu tố này III. Những đặc trưng cơ bản Quản trị - quản lý theo văn hóa chính là việc quản lý các yếu tố của văn hóa: Vật chất và tinh thần. 1. Quản trị - quản lý các yếu tố vật chất Các yếu tố vật chất của một tổ chức bao gồm: Thông tin, kết cấu hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ của tổ chức, các giá trị vật chất mà tổ chức đạt được, phần cứng công nghệ, những tấm gương điển hình, … Những yếu tố trên có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành bộ khung của tổ chức.  Kết cấu hạ tầng: Bao gồm các trang thiết bị phục vụ cho quá trình lao động ( máy móc, an toàn lao động, …). Điều kiện ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Cách bố trí trang thiết bị, cơ sở vật chất. Xây dựng chỗ ở, dịch vụ khác cho người lao động. Chính vì vậy mà trong việc quản lý kết cấu hạ tầng nhà quản lý cần đảm bảo cung cấp các yếu tố trên một cách tốt nhất, làm cho người lao động thấy thoải mái như đang ở chính ngồi nhà của mình. Từ đó đạo điều kiện tốt nhất để học có thể hoàn thành công việc được giao.  Các sản phẩm dịch vụ của tổ chức: Đây chính là các sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức công ty cung cấp ra thị trường. Để nhận biết tổ chức này có văn hóa riêng hay không thì các khách hàng chỉ có thể nhận biết được bằng việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của tổ chức, công ty đó. Người tiêu dùng sẽ thấy được các sản phẩm dịch vụ đó có đáp ứng được các nhu cầu của họ hay không, có thấy được nét riêng biệt để phân biệt với các sản phẩm dịch vụ của các tổ chức khác hay không. Từ đó đánh giá nhận xét tổ chức có văn hóa hay không có.  Các giá trị vật chất mà tổ chức đạt được: Sau quá trình hoạt động kinh doanh thì các tổ chức đạt được rất nhiều thành quả. Một trong nhưng thành quả quan trọng đó là giá trị vật chất, là những cái mới mà bản thân tổ chức đó tạo ra mà không tổ chức nào khác có được, là thành quả của quá trình lao động, sáng tạo và làm việc của các thành viên trong tổ chức. Ví dụ: dòng sản phẩm iphone của Apple là một sản phẩm đặc trưng mang văn hóa riêng biệt của hãng, là nét cá tính riêng, niềm tự hào của tổ chức….  Nhưng tấm gương điển hình: Các tổ chức công ty quản trị- quản lý theo văn hóa đều phải đưa ra những tấm gương tốt để tất cả mọi người trong tổ chức lấy đó mà học tập phấn đấu. Coi đây là mẫu người lý tưởng trong công việc và đời sống. Ngoài ra, từ những tấm gương điển hình này, mọi người lao động sẽ thấy được những chính sách, các chế độ đãi ngộ, chính sách thăng tiến của công ty. Và thấy rằng: Tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau 2. Quản trị - quản lý các yếu tố tinh thần Các yếu tố tinh thần của một tổ chức bao gồm: niềm tin, tín ngưỡng, quan điểm, nguyên tắc hoạt động, giá trị cốt lõi, phong cách lối sống, truyền thống, sự phát triển của phần mềm công nghệ, học hỏi, …  Niềm tin, tín ngưỡng: Các nhà quản lý có vai trò như những nhà truyền giáo ở công ty, tổ chức. Họ có trách nhiệm làm cho mọi người tin vào mục đích của công ty ( hướng vào người lao động- chính là bản thân họ), tin vào những người lãnh đạo, chấp hành, phục vụ người lãnh đạo. Và đồng thời phải tạo cho người lao động tin rằng việc họ được giao là đúng, họ có trách nhiệm với những điều đó. Và rất quan trọng đó là họ cảm thấy tự hào về công ty, tổ chức. Một ví dụ như ở Nhật Bản: Khi đất nước họ còn có chiến tranh, mọi người lính nói riêng và người dân nói chung họ đều được những người lãnh đạo truyền thụ những niềm tin và tín ngưỡng. Cụ thể họ tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, tin vào những người lãnh đạo của họ, niềm tự hào dân tộc. Chính nhờ đó mà họ đã cống hiến, hi sinh hết mình vì đất nước.  Nguyên tắc hoạt động: Là những quy định, cách thức duy trì và phát triển riêng của mỗi tổ chức thể hiện qua: - Các cơ chế của tổ chức đó (các qui tắc, quy chế, điều lệ… riêng) - Sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên. - Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức. - Sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó. - Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột. - Các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có  Giá trị cốt lõi: Chính là sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Người quản lý có nhiệm vụ truyền đạt niềm tin cho nhân viên của mình tin vào sứ mệnh của tổ chức và tin tưởng vào sự lớn mạnh của tổ chức trong tầm nhìn tương nhìn tương lai.  Phong cách lối sống: Đối vối người lãnh đạo thì cần có niềm tin vào người lao động của mình, họ phải hiểu những cái mà người lao động muốn, tạo điều kiện tốt nhất cho họ làm việc. Ngoài ra trong quá trình phân công công việc nên chỉ bảo tận tình để tránh các sai sót, hiểu lầm. Đối với người lao động thì phải tận tâm với nghề, cố gắng hết sức vì mục tiêu chung của tổ chức. Cùng hợp tác với những người lao động khác để đạt được kết quả cao trong công việc. Đồng thời không được đố kỵ ghen ghét lẫn nhau.  Truyền thống của tổ chức: Là những thành quả trong quá khứ mà tổ chức đó đạt được đã trở thành niềm tự hào lâu dài và nó chính là một trong những nét văn hóa của công ty. Nhưng trong môi trường biến đổi không ngừng như hiện nay thì có nhiều yếu tố của truyền thống đã và sẽ không còn phù hợp. Từ đó, nhà quản lý phải biết loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển chung của tổ chức và đồng thời phát huy những nét đẹp mà tổ chức mình đã gây dựng từ trước  Sự phát triển của phần mềm công nghệ: Là những kết quả, thành công đạt được nhờ sự phát huy sức sáng tạo của của các thành viên trong tổ chức. Chính nhờ sức sáng tạo này mà tổ chức công ty sẽ có những bước tiến mới, lợi thế cạnh tranh và đồng thời tạo ra sự khác biệt trong các sản phẩmdịch vụ, hàng hóa. … so với các đối thủ .  Học hỏi: Là quá trình tiếp tiếp thu những nét văn hóa của các tổ chức công ty khác và đồng thời lực chọn những yếu tố phù hợp với những điều kiện của tổ chức công ty mình mà học tập để hoàn thiện tổ chức hơn Nhận xét: - Bất kỳ tổ chức, chủ thể kinh tế nào cũng phải xây dựng được nền văn hóa mạnh đậm đà bản sắc - Văn hóa của một thực thể mang tính đơn nhất - Văn hóa là đông lực phát triển, là công cụ quản trị nên các nhà quản trị có trách nhiệm quản lý sự phát triển của nền văn hóa IV. Những điểm ưu điểm và nhược điểm khi theo thuyết quản trị - quản lý theo văn hóa Ưu điểm:  Có cơ hội phát triển toàn diện, thích nghi tốt với môi trường biến đổi như hiện nay.  Phát huy tốt sức sáng tạo của người lao động và của chính bản thân mình  Thu phục được lòng trung thành, sự tin tưởng của mọi người trong tổ chức Nhược điểm:  Dễ tạo sức ỳ cho bản thần và người lao động  Quyết định chịu nhiều tác động của yếu tố tình cảm  Tốn nhiều thời gian ra quyết định vì đây là các quyết định tập thể. Nhiều trường hợp đòi hỏi phải có quyết định nhanh thì sẽ làm mất cơ hội, gây tổn thất cho tổ chức.  Sẽ khó xử phạt, quy trách nhiệm cho một ai cụ thể. . QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ THEO VĂN HÓA Để quản lý tổ chức, quản lý con người, đưa tổ chức phát triển phải dựa trên yếu tố văn hóa và hướng tới giá trị văn hóa. I. Khái niệm văn hóa Văn hóa là. tố này III. Những đặc trưng cơ bản Quản trị - quản lý theo văn hóa chính là việc quản lý các yếu tố của văn hóa: Vật chất và tinh thần. 1. Quản trị - quản lý các yếu tố vật chất Các yếu tố vật. dựng được nền văn hóa mạnh đậm đà bản sắc - Văn hóa của một thực thể mang tính đơn nhất - Văn hóa là đông lực phát triển, là công cụ quản trị nên các nhà quản trị có trách nhiệm quản lý sự phát

Ngày đăng: 08/06/2015, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w