Bồi dưỡng học sinh cảm thụ thơ lớp 9

5 209 0
Bồi dưỡng học sinh cảm thụ thơ lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CẢM THỤ TÁC PHẨM THƠ LỚP 9 ( Bài viết tham tham gia cho Nội san Giáo dục và khuyến học của Tỉnh Sóc Trăng) Người viết: Thị Hồng Vàng Chức vụ: P Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường PT DTNT Huyện Gò Quao Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng dạy và học Bộ GD & ĐT đã đề ra nhiều chủ trương, nhiều cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy và học nói chung cũng như chất lượng dạy và học ở các trường PTDTNT nói riêng. Mục tiêu giáo dục của trường nhà trường XHCN là giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người toàn diện. Môn Ngữ Văn là một môn khoa học xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.Đồng thời nó là một môn có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, quan tâm đến học sinh và biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một tiết dạy. Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, đã phát huy hiệu quả cho việc “Tạo tâm thế trong giờ học văn” trong việc gây hứng thú, kích thích tinh thần chủ động và năng lực sáng tạo, giúp các em không những yêu thích mà còn học khá, học tốt môn Văn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc. Hơn thế nữa môn Ngữ văn có yêu cầu về thành phẩm cao hơn so với bất kì một môn khoa học nào, học sinh không chỉ biết cách dùng từ, biết viết câu đúng ngữ pháp, biết tạo lập văn bản hoàn chỉnh… mà còn phải biết hình thành thói quen cảm thụ tác phẩm thơ. Bất cứ một giáo viên nào có tâm huyết với nghề đều tự đặt ra câu hỏi: “ Làm thế nào để dạy và học tốt môn văn?”. Từ xưa đến nay người ta vẫn nói “ Học văn thì dễ, dạy văn thì khó” và thực tế cũng chứng minh điều đó. Quả là việc dạy văn vô cùng khó, bởi vì dạy văn không chỉ là dạy đúng, đủ mà còn phải dạy hay, phải làm sao lôi cuốn được học sinh, làm cho học sinh hứng thú, say mê và thêm yêu văn thơ, đặc biệt là biết cách cảm thụ các tác phẩm thơ. Từ thực tế ấy, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để học sinh tích cực, chủ động cảm thụ tác phẩm thơ ở lớp 9. Việc dạy và học môn ngữ văn đã khó, đối với việc dạy cách cảm thụ thơ ở học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó hơn. Cảm thụ thơ có nghĩa là hiểu được nội dung tư tưởng của bài thơ thông qua những ngôn từ được tinh lọc, những biểu hiện phong phú của những cảm xúc trực tiếp, của những hình ảnh tập trung trong một cấu trúc mang những âm điệu, vần điệu nhất định. Là giáo viên công tác gần 8 năm, tôi luôn trăn trở và tìm mọi biện pháp để giúp các em cảm thụ thơ tốt hơn, để học sinh tích cực, chủ động hơn trong giờ phân tích thơ. Từ thực tế như trên, việc dạy và học môn ngữ văn ở các trường PTDTNT nói chung và trường PTDTNT Huyện Gò Quao nói riêng cũng gặp phải những thuận lợi và khó khăn nhất định. 1 Về thuận lợi, đa số học sinh là con em dân tộc Khmer nên các em không bất đồng về ngôn ngữ, các em đều rất ngoan và biết vâng lời, được học 2 buổi/ ngày có nhiều cơ hội tiếp xúc với giáo viên và bạn học, được hưởng học bổng và các chế độ hiện hành; đội ngũ giáo viên của trường trên 60% là giáo viên dân tộc nên rất am hiểu về đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt là giáo viên dạy môn ngữ văn ở trường 2/3 là người dân tộc Khmer, được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông và có trình độ chuẩn về chuyên môn cấp bậc học nhất định…Đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi để học sinh có tâm thế vững vàng, nghiêm túc khi cảm thụ tác phẩm thơ ở chương trình lớp 9 học kì I. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, học sinh dân tộc do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên việc cảm thụ thơ văn bằng tiếng việt gặp rất nhiều khó khăn, khả năng liên tưởng của các em còn hạn chế, vốn từ để diễn đạt những cảm nhận của học sinh lại ít, hơn nữa học sinh dân tộc thường hay nhút nhát, e ngại, sợ xuất hiện trước đám đông ít tự thể hiện mình…Về phía giáo viên, do áp lực về thời gian tiết học nên chưa dành nhiều thời gian để học sinh vừa học vừa trình bày cảm nhận về thơ, trong một số trường hợp giáo viên chưa thực sự say mê và thiếu nguồn cảm hứng khi hướng dẫn học sinh phân tích thơ. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ trình bày một số biện pháp đã được thực hiện ở chương trình ngữ văn 9 học kì I. Chương trình ngữ văn lớp 9 học kì I gồm bốn tác phẩm thơ: Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm), Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận), Bếp lửa ( Bằng Việt), Ánh trăng ( Nguyễn Duy). Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ngay từ đầu năm học 2010- 2011 tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp để học sinh tích cực, chủ động cảm thụ các tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9 học kì I như sau. Về phía giáo viên, trước tiên, ngoài sự chuẩn bị về nội dung và các phương tiện dạy học cần thiết còn phải có thói quen thu thập những tư liệu có liên quan. Đó có thể là hình ảnh, là những bài hát có liên quan, là những chiến công oanh liệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha anh, liên hệ kiến thức ở các bài thơ khác có liên quan… Và, giáo viên nên có những vốn hiểu biết cơ bản về nét văn hóa của dân tộc Khmer, hoặc những tác phẩm văn học Khmer dân gian ở Nam Bộ…Có như thế, giáo viên mới có được một tâm thế vững vàng, sự tự tin khi giảng về thơ. Khi chuẩn bị giảng bất kì một bài thơ nào, giáo viên đều phải hướng học sinh kết hợp với kiến thức của phần Tiếng Việt có liên quan để phân tích nghệ thuật thơ. Từ đó nắm được nội dung tư tưởng và cảm hứng của tác giả thông qua các phép tu từ, các phương tiện ngôn ngữ. Điều này vô cùng quan trọng đối với việc cảm thụ bài thơ. Chẳng hạn, khi phân tích bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận học sinh phải có sẵn vốn kiến thức về biện pháp nhân hóa, ẩn dụ… để cảm nhận nội dung của hai câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa 2 Mặt khác, ngay từ đầu giáo viên phải hình thành cho học sinh thói quen nắm được thể thơ trước khi phân tích. Vì thể thơ cũng là một trong những yếu tố làm nên linh hồn và mạch cảm xúc của bài thơ, bài thơ sâu lắng hay sôi nổi, hồn nhiên hay ẩn chứa nhiều cảm xúc đều được thể hiện qua thể thơ. Ngoài những nhân tố khách quan thì bản thân một giáo viên dạy văn phải có một chất giọng truyền cảm để gián tiếp thổi hồn thơ của chính tác giả vào tâm thức học sinh. Đôi khi cũng chính chất giọng này mà người giáo viên có thể trình bày một nhạc phẩm có liên quan đến bài thơ góp phần gây sự chú ý và lôi cuốn học sinh trong tiết học. Vừa qua, khi dạy bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu tôi đã mạnh dạn hát cho học sinh nghe bài hát “ Tình đồng chí” do nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc. Kết quả là tiết học ấy, học sinh rất sôi nổi phát biểu, hiểu bài rất nhanh, dễ thuộc thơ hơn và đến khi kiểm tra bài cũ học sinh cũng mạnh dạn hát lại bài hát ấy thay vì đọc thuộc lòng bài thơ như mọi khi. Chính những tiết học như thế này còn giúp học sinh tự tin hơn trong việc phát biểu cảm nhận của bản thân về bài thơ đã học, đây là yêu cầu cuối cùng về thành phẩm của tiết học văn nói chung và tiết phân tích bài thơ nói riêng. Một yêu cầu khá quan trọng đòi hỏi giáo viên ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cần phải có được đó là lòng kiên trì và sự tận tụy. Học sinh dân tộc sử dụng vốn từ tiếng Việt rất hạn chế, các em lại rất nhút nhác nên giáo viên phải hướng dẫn phân tích thật kĩ và tạo điều kiện thuận lợi các em tự tin phát biểu cảm nhận về bài thơ trước tập thể. Chẳng hạn, sau khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, giáo viên có thể đặt câu hỏi “ Em có suy nghĩ gì sau khi học bài thơ này?”, học sinh dựa theo nội dung bài trao đổi trong nhóm, sau đó lên bày tỏ suy nghĩ của bản thân trước tập thể lớp. Cuối cùng, giáo viên phải có sự động viên, khuyến khích, hoặc nhẹ nhàng uốn nắn trước những sai sót của các em. Mặt khác đối, với phần chú thích từ khó giáo viên phải hết sức coi trọng làm sao có thể truyền tải được nội dung thật rõ ràng đến với học sinh, khi cần thiết có thể dùng khẩu ngữ để diễn giải cho học sinh hiểu. Điều đặc biệt là học sinh dân tộc rất dễ bị tổn thương, hay tự ti, mặc cảm, song lại rất thích thể hiện mình, thích được tuyên dương, vì vậy giáo viên phải thật sự am hiểu tâm lí của các em để có thể tạo điều kiện cho các em chủ động, tự tin trong việc cảm thụ bài thơ. Một biện pháp hữu hiệu khác để học sinh tích cực, chủ động trong việc cảm thụ bài thơ là khâu kiểm tra bài cũ. Giáo viên đặt những câu hỏi nhằm giúp học sinh bày tỏ cảm nhận về nội dung tư tưởng hay mạch cảm xúc của bài thơ. Ví dụ, khi kiểm tra bài cũ bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, giáo viên yêu cầu học sinh hãy nêu cảm nhận của mình về một đoạn thơ mà em thích. Học sinh có thể tự do bày tỏ sự suy nghĩ cũng như hiểu biết của em về đoạn thơ ấy. Đặc biệt giáo viên không nên áp đặt học sinh, phải tạo điều kiện để các em bày tỏ suy nghĩ của bản thân về bài thơ, để mạch cảm xúc được liên tục, làm cho học sinh có tâm thế tự nhiên, thoải mái. Như chúng ta đều biết, hiện nay công tác giáo dục có nhiều đổi mới, với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, chính vì vậy giáo viên chỉ là người hướng dẫn mà bản thân học sinh phải biết cách nổ lực vươn lên, tích cực, chủ động trong việc cảm thụ bài thơ. 3 Về phía học sinh, trước tiên phải đọc bài thơ ở nhà, chuẩn bị bài thật kĩ theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước. Có như thế học sinh mới có ấn tượng ban đầu về bài thơ để chuẩn bị tìm hiểu bài tốt hơn. Đến lớp, học sinh sẽ đọc diễn cảm bài thơ, tiến hành phân tích, bày tỏ cảm nhận dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi học sinh có thể có một cách cảm thụ khác nhau, song tất cả phải thống nhất về nội dung tư tưởng, mạch cảm xúc của tác phẩm. Ngoài ra, tự bản thân học sinh phải thật sự có lòng đam mê nghệ thuật, yêu thơ văn, thường xuyên đọc sách, báo tìm tòi phát hiện những tri thức cần thiết bỗ trợ cho việc học văn, có thể học cách cảm thụ thơ ở mọi hoàn cảnh khác nhau cũng như Chu Quang Tiềm – một nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc đã nói “ Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện thế giới mới”. Muốn vậy, giáo viên phải vừa là một nhà giáo, vừa là một nhà tâm lí, một cố vấn… để hướng dẫn học sinh học tập một cách chủ động và sáng tạo. Một điều đặc biệt khác đối với học sinh dân tộc là thái độ hợp tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình cảm thụ tư tưởng của bài thơ. Sau những biện pháp nêu trên, kết quả cuối cùng học sinh phải biết cách diễn đạt khả năng cảm thụ của bản thân bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, cách dùng câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, có ngữ điệu phù hợp. Đây là một yêu cầu vô cùng khó khăn đối với học sinh dân tộc. Giáo viên phải rèn cho các em thường xuyên từ việc dùng từ, đặt câu, sau đó đến tạo lập văn bản hoàn chỉnh và luyện phát biểu trước tập thể…Điều này chỉ có thể thực hiện tốt thông qua sự kết hợp của ba phân môn Văn- Tiếng việt- Tập làm văn. Có được vốn kiến thức vững chắc của ba phân môn này, học sinh sẽ có tâm thế vững vàng tự tin hơn, từ đó các em sẽ tích cực, chủ động trong việc cảm thụ bài thơ. Suy cho cùng, muốn phát huy hiệu quả của tiết học cảm thụ thơ thì cả giáo viên và học sinh phải cùng chuẩn bị thật chu đáo, có vốn tư liệu cần thiết, cùng tạo ra bầu không khí thích hợp với nội dung bài… Tất cả những biện pháp nêu trên chỉ nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng vốn có của học sinh dân tộc Khmer để giúp các em tích cực, chủ động hơn trong việc cảm thụ tác phẩm thơ. Một điều đặc biệt giáo viên phải hết sức coi trọng, xem đây là tiền đề cho mọi biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng dạy học đối với học sinh dân tộc Khmer là phải am hiểu tâm lí học sinh, biết tác động đúng vào yếu điểm, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng sẽ dẫn đến thành công. Ngoài những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn văn, giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới của Bộ GD & ĐT. Đặc biệt hơn phải không ngừng học tập, lao động sáng tạo, đút kết kinh nghiệm từ thực tiễn để tìm ra nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác dạy học nói chung và bộ môn ngữ văn nói riêng. Hy vọng rằng một vài biện pháp như trên sẽ góp một phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học đối với học sinh dân tộc Khmer. 4 5 . tích cực, chủ động cảm thụ tác phẩm thơ ở lớp 9. Việc dạy và học môn ngữ văn đã khó, đối với việc dạy cách cảm thụ thơ ở học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó hơn. Cảm thụ thơ có nghĩa là hiểu. việc cảm thụ bài thơ. Một biện pháp hữu hiệu khác để học sinh tích cực, chủ động trong việc cảm thụ bài thơ là khâu kiểm tra bài cũ. Giáo viên đặt những câu hỏi nhằm giúp học sinh bày tỏ cảm. khác đối với học sinh dân tộc là thái độ hợp tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình cảm thụ tư tưởng của bài thơ. Sau những

Ngày đăng: 08/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan