Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
111,5 KB
Nội dung
THỂ LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I./ ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhằm tiến tới “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển mọi mặt trong đời sống xã hội. Trong đó việc tập luyện thể dục thể thao là một trong những vấn đề không kém phần quan trọng trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Cho nên ngành thể dục thể thao nói chung và thể dục thể chất nói riêng luôn luôn tiếp thu, bổ sung, đổi mới và ngày càng hoàn thiện để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hoàn thiện về thể chất để có thể phát triển một cách toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa kể cả về hình thái và chức năng thể lực. Vì thể lực cường tráng mới có khả năng thích ứng tốt nhất với điều kiện sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Trường THCS Vĩnh Mỹ A đang được sống trong điều kiện hiện vật chất lẫn tinh thần cao hơn hẳn so với cha ông thuở trước. Theo lẽ tự nhiên, khi cơ thể được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất, tinh thần được nâng cao sẽ là tiền đề tốt cho sự phát triển các tố chất thể lực cũng như sức khỏe con người. Tuy nhiên, qua nhiều năm theo dõi kết hợp với cân, đo, đong, đếm ở học sinh Lớp 9 trường THCS Vĩnh Mỹ A , tôi thấy khả năng của các em so với “ Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” (áp dụng cho học sinh THCS hiện nay) đang có chiều hướng chựng lại và giảm sút ở nhiều mức độ khác nhau. Nguyên nhân nào dẫn đến sự bất cập ở trên? Làm thế nào để giúp học sinh phát triển hài hòa giữa dáng vẻ bên ngoài và thể chất – sức khỏe trong khi điều kiện sống của các em ngày càng được đáp ứng tốt hơn? Đó là điều bản thân tôi luôn trăn trở và tìm hướng giải quyết. 1 II. NỘI DUNG Để đạt được mục đích trên, từ năm 2010 đến nay, tôi luôn ghi các kết quả kiểm tra ngẩu nhiên ở học sinh Lớp 9, lứa tuổi đủ 16 ở Trường THCS Vĩnh Mỹ A để cùng đồng nghiệp xem xét, từ đó từng bước đề ra hướng đi phù hợp trong chuyên môn của mình. 1. Số liệu thống kê: Bảng 1- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ: Mức Nội dung kiểm tra Nam Nữ Ghi chú Đạt 1- Chạy nhanh 80 m 2- Bật xa tại chỗ (cm) 3- Chạy 1000m nam, 500 m nữ ( Ph,s) 4- Chống đẩy nam 30’’; nữ 10’’ 12’’8 195cm 4’10 16 lần 14’’8 160cm 2’6” 4 lần Thay cho đẩy tạ Khá 1- Chạy nhanh 80 m (s) 2- Bật xa tại chỗ (cm) 3- Chạy 1000m nam; 500m nữ (Ph,s) 4- Chống đẩy nam 30’’; nữ 10’’ 12”2 205cm 3’55’’ 20 lần 14”00 170cm 2’00 16lần Thay cho đẩy tạ Giỏi 1- Chạy nhanh 80 m (s) 2- Bật xa tại chỗ (cm) 3- Chạy 1000m nam; 500m nữ (Ph,s) 4- Chống đẩy nam 30’’; nữ 10’’ 11’’6 215cm 3’45’’ 24 lần 13’’5 180cm 1’50’’ 8 lần Thay cho đẩy tạ 2 Bảng 2a: - KẾT QUẢ THU ĐƯỢC CỦA (NAM) QUA KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC: Năm học; số lượng; chiều cao, cân nặng TB Nội dung kiểm tra Mức tỉ lệ% Giỏi 5 Khá % Đạt % Chưa đạt % - 2010 -2011 -60 học sinh: - Cao TB: 1 m 53 Nặng TB:44,5 kg 1- Chạy 80 m 2- Bật xa 3- Chạy 1000 m 4- Chống đẩy 30” 20 (33,3) 25 (41,7) 28 (46,7) 21 (35) 30(50) 35 (58,3) 35 (58,3) 37 (61,7) 10 (16,7) 5 (8,3) 2 (3,3) 2 (3,3) 0 0 0 0 - 2011 - 2012 - 65 học sinh - Cao TB:1 m 53 - Nặng TB:46,5 kg 1- Chạy 80m… 2- Bật xa… 3- Chạy 1000 m 4- Chống đẩy 30” 18 (37,0) 24 (35,2) 15(23,1) 19 (29,2) 28 (46,3) 36 (48,1) 30 (46,1) 31 (47,7) 19 (16,7) 15 (16,7) 10 (15,4) 8 (12,3) 0 0 10(15,4) 7 (10,8) - 2012 - 2013 - 50 học sinh - Cao TB:1 m 54 - Nặng TB:46,2 kg 1- Chạy 80m 2- Bật xa 3- Chạy 1000 m 4- Chống đẩy 30” 8 (16) 7 (14) 5 (10) 8 (16) 22 (44) 25 (50) 20 (40) 25 (50) 12 (24) 12 (24) 15 (30) 15 (30) 8( 16) 6 (12) 10 (20) 2 (4) - 2013 – 2014 - 55 học sinh - Cao TB:1 m 56 -Nặng TB:46,5 kg 1- Chạy 80m 2- Bật xa 3- Chạy 1000 m 4- Chống đẩy 30” 10 (18,2) 7 (12,7) 4 (7,3) 8 (14,5) 20 (36,4) 23(4,2) 25 (45,5) 32 (58,2) 15 (27,3) 12 (21,8) 14 (25,5) 10 (18,2) 10(18,2) 13(23,6) 12(21,8) 05 (9,1) 3 Bảng 2b: - KẾT QUẢ THU ĐƯỢC CỦA (NỮ) QUA KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC: Năm học; số lượng; chiều cao, cân nặng TB Nội dung kiểm tra Mức tỉ lệ% Giỏi 5 Khá % Đạt % Chưa đạt % - 2010 -2011 -50 học sinh: - Cao TB: 1 m 52 Nặng TB:43 kg 1- Chạy 80 m 2- Bật xa tại chỗ 3- Chạy 500 m 4-Chống đẩy 10” 15 (30) 14 (28) 16 (32) 17 (34) 30 (60) 25 (50) 28 (56) 23 (46) 5 (10) 11 (22) 6 (12) 10 (20) 0 0 0 0 - 2011 - 2012 - 45 học sinh - Cao TB:1 m 53 - Nặng TB:46,5 kg 1- Chạy 80m 2- Bật xa tại chỗ 3- Chạy 500 m 4- Chống đẩy 10” 13 (28,9) 12 (26,7) 10 (22,2) 11 (24,4) 22 (48,9) 25 (55,6) 18 (40) 20 (44,4) 10 (22,2) 8 (17,8) 12 (26,7) 8 (17,8) 0 0 5(11,1) 6(13,3) - 2012 - 2013 - 23 học sinh - Cao TB:1 m 54 - Nặng TB:44 kg 1- Chạy 80m 2- Bật xa 5 tại chỗ 3- Chạy 500 m 4- Chống đẩy 10” 3 (13,0) 4 (17,4) 2 (8,7) 3 (13,0) 13 (56,5) 10 (22,2) 14 (60,9) 11 (24,4) 5 (21,7) 6 (26,1) 4 (17,4) 7 (30,4) 2(8,7) 3(13,0) 3(13,0) 2(8,7) - 2013 – 2014 - 50 học sinh - Cao TB:1 m 58 - Nặng TB:46 kg 1- Chạy 80m 2- Bật xa tại chỗ 3- Chạy 500 m 4- Chống đẩy 10” 8 (16) 7 (14) 5 (10) 6 (12) 20 (40) 25 (50) 23 (46) 21 (42) 10(20) 11 (22) 12 (24) 14 (28) 12(24) 7(14) 10(20) 9(18) * Phụ chú : - Cân đo cùng thời điểm buổi sáng, học sinh chưa ăn sáng. - TB chiều cao, cân nặng bằng TB cộng của tổng số học sinh kiểm tra. 2. Nhận xét: Qua hai bảng số liệu thu được của Nam và Nữ qua các năm ta thấy : - Chiều cao và cân nặng của nam và nữ vẫn duy trì hoặc tăng nhẹ qua các năm. - Tỷ lệ phần trăm học sinh kiểm trả đạt mức giỏi, khá ở cả 4 nội dung đều có chiều hướng chững lại và giảm sút, trong khi đó mức đạt và chưa đạt tăng lên. - Dao động của tố chất nhanh, bền (chạy 80m ; chạy 1000m nam, 500m nữ ) diễn ra nhanh hơn ở học sinh nam. 4 3. Nguyên nhân : Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là quy mô “gia đình ít con” cùng với sự quan tâm “ trên mức cần thiết” của nhiều phụ huynh vô tình đặt lên vai nhà trường phổ thông gánh nặng phải giải quyết về sự hài hòa giữu hình thái bên ngoài với sức khỏe, thể chất của con em họ. Sự chu đáo thái quá của các bậc phụ huynh làm cho sản phẩm ăn theo liên tục phát triển là mối lợi bất đến con em chúng ta. Sữa, chất dinh dưỡng liên tục được cải tiến về chất lượng, bổ sung nhiều DHA, vitamin, muối khoáng… nhằm trị biếng ăn, tăng cường chiều cao, trí thông minh… ở một mức độ nào đó đã cải thiện được hình hài dáng vóc cho con em chúng ta nhưng nó cũng làm cho không ít trẻ bị “suy dinh dưỡng ngược” suy dinh dưỡng thể phù ở Việt Nam hiện nay không còn là chuyện lạ. Sức khỏe, thể lực của học sinh vì thế mà bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt. Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là các loại hình vui chơi giải trí hiện tại không những làm mai một bản sắc và văn hóa dân tộc, mà còn bào mòn thể chất, sức khoẻ của con người nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Đã có không ít trường hợp gục ngã trên bàn phím bởi thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu vận động vì sự hấp dẫn của game online và các chò chơi điện tử khác ( báo tuổi trẻ ra ngày 20- 3-2007 đã đăng). Nguyên nhân thứ ba phải kể đến là sự “ đói vận động”. Vấn đề này thể hiện ở nhều khía cạnh : lượng học sinh ngày một đông trong khi không gian trương lớp không lập mở rộng( diện tích trường THCS Vĩnh Mỹ A gẩn 2300m 2 , không gian ngoài trường học ngày càng bị hẹp do tốc độ phát triển đô thi hóa; bản thân học sinh chưa ý thức tốt vấn đề tự rèn luyện (ít phải lao động chân tay ít vận động nên càng “đói vận động”). Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học bộ môn thể dục còn thiếu thốn, không đồng bộ cũng ảnh hưởng không tốt đến sự dạy học của giáo viên cũng như học sinh. 4. Hướng khắc phục giải quyết: Qua bảng số liệu thống kê (trang 3 và 4 của đề tài này), cũng như một số nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, thể lực của học sinh ở trên; 5 chúng ta thấy rằng: Sức khỏe của con người không phải có sẵn; nó cũng không hoàn toàn đúng và tỉ lệ thuận với chiều cao, cân nặng cũng như dáng vóc bên ngoài. Muốn có sức khỏe tốt, ngoài vấn đề ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh còn phải thường xuyên luyện tập TDTT một cách khoa học. Bác Hồ – vị lãnh tựu muôn vàn kính yêu của dân tột ta, lúc sinh thời vẫn coi việc luyện tập TDTT là một trong những công tác cách mạng. Trong “lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” năm 1946, Người viết: “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới… việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Người khuyên đồng bào ta muốn có sức khỏe tốt thì phải siêng năng luyện tập TDTT. Chính Bác “tự tôi ngày nào cũng tập” để làm gương cho mọi người. Trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là giáo viên dạy TDTT, tôi luân nghĩ rằng: thể lực chính là khâu đột phá để phát triển sức khỏe, tăng cường thể chất cho học sinh! Theo tôi, thể lực (bao gồm cả thể lực chung, thể lực chuyên môn) là khả năng, năng lực của cơ thể nhằm thực hiện và hoàn thành công việc, lượng vận động… cụ thể nào đó thể hiện ở sức nhanh, mạnh, bền bỉ, khéo léo phối hợp vận động. Phát triển tốt các tố chất thể lực ấy không những giúp học sinh cuối năm đạt “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” mà còn không ngừng tăng cường sức khỏe, thể lực, tạo tiền đề tốt cho các em đi sâu lĩnh hội về TDTT nếu có khả năng đồng thời góp phần vào nhiệm vụ chung của nhà trường trong việc phát triển con người toàn diện. Sau đây là một số việc bản thân đã và đang làm thấy có hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho học sinh. a. Phát triển sức nhanh: Sức nhanh (một trong những tố chất quan trọng nhất) là khả năng hoạt động với tốc độ cự hạn. Các hình thức biểu hiện sức nhanh gồm; - Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động - Tốc độ của động tác đơn - Tốc độ ban đầu của động tác - Tần số của động tác. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh gồm : - Độ linh hoạt của các quá trình thần kinh. 6 - Sức mạnh tốc độ. - Đàn tính có bắp và khả năng thả lỏng. - Trình độ kỹ thuật. - Sức mạnh ý chí. - Các cơ chế sinh hóa đảm bảo cho động tác mang tính chất tốc độ. Xuất phát từ những yếu tố trên, để phát triển sức nhanh tôi thường sử dụng các bài tập lập lại nhiều lần vời tốc độ nhanh gần bằng tốc độ cực hạn hoặc cố gắng nhanh hơn khả năng (chạy tăng tốc các đoạn ngắn 30m – 40m). Tập nâng cao tần số bước (chạy bước nhỏ theo nhịp vỗ tay tăng dần…), chạy xuống dốc cầu, thi đấu trước kiểm tra… nhằm tăng tính hưng phấn, kích thích khả năng thực hiện bài tập với tốc độ tối đa. Bên cạnh đó, khi tập phát triển sức mạnh, phát triển tốc độ, nếu chỉ sử dụng các bài tập đơn điệu kéo dài và không đề ra các yêu cầu cao đối với cơ thể, đối với sự phát triển thể lực và phẩm chất ý chí sẽ dẫn đến sự kìm hãm tốc độ (còn gọi là hiện tượng “Chặn tốc độ”). Để phá bỏ hiện tượng này về nguyên tắc cần phải thực hiện những động tác hết sức nhanh, trong các điều kiện dễ hơn bình thường. Có thể sử dụng những biện pháp sau: + Lập lại các động tác với tốc độ hết sức nhanh có tập trung cao độ ý chí và tâm lý. + Hướng các hành động vào đích cụ thể: Chạy theo vật dẫn, nhảy chạm vật chuẩn. + Thực hiện bài tập trong điều kiện khó khăn sau đó chuyển ngay vào điều kiện bình thường. + Tập luyện dưới hình thức thi đấu. Tập với mục đích tăng tần số động tác tới cực hạn: Chạy nâng cao đùi tại chỗ, chạy theo nhịp… Tóm lại: Để ngăn ngừa và xóa bỏ hiện tượng “chặn tốc độ” và tăng sức nhanh lên mức cao hơn cần phải tập theo nguyên tắc: + Tạo ra nền tảng chuyên môn (tăng sức mạnh đàn tính cơ bắp, tăng độ linh hoạt các khớp xương, tăng sức bền chuyên môn). + Thực hiện bài tập với tốc độ nhanh nhất trong điều kiện bình thường. + Tập xuyên suốt mỗi ngày từ thời kỳ đầu cho đến chuẩn bị thi. b. Phát triển sức mạnh: 7 Sức mạnh là một trong những yếu tố để đạt thành tích cao trong chạy ngắn, các môn nhảy và ném đẩy. Trong các môn ấy sức mạnh được thể trong khoảng thời gian ngắn với công suất lớn. Khả năng thể hiện sức mạnh phụ thuộc vào khả năng phối hợp thần kinh cơ, khả năng nỗ lực ý chí, số lượng cơ bắp tham gia. Các hình thức khác nhau của năng lực sức mạnh có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi tập luyện cho học sinh cần thiết phải lựa chọn bài tập cũng như phương pháp để đạt được định mức đề ra. Cần dành sự tập trung cho các nhóm cơ trực tiếp tham gia vào hoạt động của môn đã chọn. Để hoàn thành khả năng phối hợp thần kinh cơ trong các hoạt động đòi hỏi sức mạnh lớn, cần phải sử dụng các bài tập với sự nổ lực luôn thay đổi. Để phát triển kỹ năng thể hiện sức mạnh tối đa cần áp dụng các phương pháp gắng sức tối đa và lớn. Sức mạnh trong các hoạt động đa dạng gọi là sức mạnh chung; thường được tập luyện trong thời kỳ chuẩn bị chung. Để phát triển sức mạnh chung có thể sử dụng đa dạng các bài tập hoặc tổ hợp bài tập sức mạnh khác (bài tập khắc phục trọng lượng bản thân, trọng lượng phụ; bài tập khắc phục sức mạnh đối kháng cùng bạn tập, bài tập trên các thiết bị chuyên dùng…). Sức mạnh thể hiện phù hợp với các yêu cầu của môn học cụ thể gọi là sức mạnh chuyên môn. Sức mạnh chuyên môn được phát triển thông qua việc sử dụng các bài tập mang đặc điểm cấu trúc giống với môn TT đã chọn (có thể toàn bộ hoặc từng phần). Trong tập luyện, cần dành sự chú ý đặc biệt đến các bài tập có trọng lượng như: ném đẩy các dụng cụ nặng, các bài tập nhảy có mang theo một vật nặng trên vai hoặc ở chân (tạ, bao cát nhỏ, chì…) bời vì trong các bài tập như vậy, cấu trúc động tác ít bị thay đổi và sức mạnh được phát triển trong điều kiện gần giống với môn học của các em. Các bài tập phát triển sức mạnh được sử dụng nhiều trong thời kỳ chuẩn bị và giảm trong thời kỳ trước kiểm tra, thi đấu. Các bài tập chuyên môn chủ yếu mang đặc điểm sức mạnh vẫn được sử dụng trong thời kỳ kiểm tra, thi đấu. Những bài tập này sẽ có tác dụng duy trì sức mạnh đã đạt được (thậm chí trong nhiều trường hợp nó còn có tác dụng nâng cao). Các bài tập phát triển sức mạnh yêu cầu gắng sức và nổ lực lớn thường sử dụng gián đoạn trong tuần (đứng lên ngồi xuống trên 1 chân: tuần tập 3-4 buổi; 8 chạy nâng cao gối chạm tay, tuần tập 2-3 buổi; bước bục cao 40-50cm tuần tập 3-4 buổi. Nâng tạ, giật tạ 60-70% trọng lượng cơ thể ở nhà 3 buổi/ tuần). Các bài tập trong lượng nhẹ sử dụng tập hàng ngày (nắm bóng cao su nhỏ, tạ đôi…) c. Phát triển sức bền: Sức bền là khả năng khắc phục sự mệt mỏi nhằm hoạt động trong thời gian dài với cường độ nhất định và có hiệu quả. Người ta chia tố chất bền ra thành nhiều loại: sức bền chung, sức bền chuyên môn, sức mạnh bền, bền tĩnh lực, bền động lực, bền yếm khí, bền hiếu khí… trong khuôn khổ của đề tài này, tôi đề cập đến 2 yếu tố cơ bản đó là sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung là một thành phần của trình độ huấn luyện thể lực chung của vận động viên nói chung và học sinh nói chung. Nó được phát triển thông qua các bài tập thể lực chạy cự ly dài với cường độ điều hòa. Khi tập như vậy các cơ quan trong cơ thể được củng cố, khả năng làm việc của các cơ quan được cải thiện, nhất là đối với hệ tim – mạch và hô hấp; ngoài ra các cơ chân cũng được củng cố hơn (Đi bộ, chạy bộ được coi là “túc liệu pháp” rất tốt để rèn luyện sức khỏe. Bàn chân được kích thích, xoa bóp, cải thiện tuần hoàn huyết dịch. Nếu không thường xuyên đi bộ, chạy bộ, vận động thì các huyết dịch tuần hoàn sẽ kém, tế bào các đầu mút sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn đến chóng già, học sinh trường THCS Vĩnh Mỹ A nói riêng đa số tới trường bằng xe đạp, xe máy hoặc cha mẹ đưa rước; rất ít học sinh đi bộ (dù nhà cách trường vài trăm mét). Sức bền chuyên môn là một thành phần của trình độ tập luyện chuyên môn, nó được xác định thông qua mức độ tập luyện chuyên môn của tất cả các cơ quan và hệ thống, bởi mức độ khả năng thể lực và tâm lý phù hợp với môn học cụ thể của học sinh. Để phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly trung bình và dài cho học sinh thì việc nâng cao khả năng của cơ thể nhằm duy trì sự thăng bằng giữa cung và cầu về ôxy trong thời gian dài cũng như đấu tranh với sự mệt mỏi tăng lên do nợ ôxy đóng vai trò quan trọng. Muốn vậy, ngoài việc củng cố và hoàn thiện hoạt động của hệ thống tim – mạch, hô hấp còn cần cải thiện quá trình trao đỏi chất, làm tăng hệ số sử dụng ôxy. Khi tập phát triển sức bền, cần chú ý: - Thời gian tập kéo dài từ 30 phút trở lên. 9 - Cường độ tập luyện liên tục (nhịp tim từ 150 – 160 lần phút) và được tính theo công thức: Cường độ tập luyện = (Nhịp tim yên tĩnh + Nhịp tim tối đa) 60%. - Khi tập luyện cần phát triển chức năng hô hấp, phối hợp nhịp hô hấp với tần số động tác (thường 2-3 bước chạy hít vào, 2-3 bước chạy thở ra); chú ý thở sâu và kéo dài thời gian tập luyện. - Nghỉ giữa quảng hợp lý (từ 1 1,5 phút), không nên nghỉ quá 3-4 phút. Nghỉ giữa quảng không nên ngưng tập đột ngột mà nên chạy chậm kết hợp rũ ta chân và hít thở sâu để nhanh hồi phục và giữ được hưng phấn. d. Tập luyện phát triển độ mềm dẻo: Mềm dẻo được coi là tố chất rất cần thiết đối với học sinh vì nó giúp các em thực hiện được động tác với biên độ lớn. Độ mềm dẻo của học sinh phụ thuộc vào hình dạng khớp, độ linh hoạt của côt sống, tính đàn hồi của dây chằng, gân và cơ, trương lực của cơ. Độ mềm dẻo thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện bên ngoài khác nhau cũng như trạng thái của cơ thể học sinh. Ví như độ linh hoạt các khớp sẽ kém nhất sau khi ngủ và ăn, khi bị bệnh và mệt mỏi. Độ linh hoạt sẽ tăng lên sau khi khởi động, làm nóng cơ. Tình trạng của hệ thần kinh trung ương cũng có ảnh hưởng đến độ mềm dẻo. Để tăng sự đàn hồi của gân và cơ cần sử dụng các bài tập chủ động và thụ động được thực hiện với sự giúp đỡ của bạn tập cùng chiều cao, cân nặng. Các bài tập phát triển độ mềm dẻo có thể cho học sinh tự ở nhà trong khoảng 15-20 phút. Hợp lý nhất là nên sử dụng vào buổi tập thể dục sáng. Trong thời kỳ đầu cần dành nhiều thời gian hơn để phát triển độ mềm dẻo. Khi đã đạt được độ mềm dẻo ở mức cần thiết thì có thể huy trì mức đạt được bằng các bài tập mà không mấy khó khăn. Nếu ngừng tập các bài tập chuyên môn về mềm dẻo thì mức phát triển độ mèm dẻo có thể dần dần bị giảm sút và quay lại mức khởi điểm. (Các động tác phát triển độ mềm dẻo không nhiều, khoảng 5-6 động tác. Bản thân tự tập được các động tác đá lăng, ép ngang, dọc, gập duỗi người theo chân; các động tác từ khó hơn như uốn dẻo cần nhờ bạn tập giúp đỡ). đ. Phát triển sự khéo léo: 10 [...]... cũng như cách đánh giá hiện nay c a chúng ta cần phải được xem lại, bố trí buổi học riêng để không chiếm thời lượng chính kh a c a các môn học khác - Cơ sở vật chất c a trường học nói chung và môn thể dục nói riêng cần được trang bị hợp lý, đồng bộ, không gian dành cho môn thể dục cần rộng rãi, thoáng đảng, mát mẻ và nhất là nên tách biệt để không ảnh hưởng tới các giờ học c a môn khác - Chế độ đãi ngộ... sự giám sát c a thầy MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: - Muốn phát triển tốt thể lực, sức khỏe cho học sinh rất cần sự phối hợp chặt chẽ gi a nhà trường và xã hội Chúng ta phải biết nói “không” với những đòi hỏi thái quá c a lớp trẻ hiện nay và không nên làm thay những việc các em có thể làm được Có như vậy sự thiếu thốn vận động ở các em mới phần nào được cải thiện - Chương trình giảng dạy TDTT trong nhà trường phổ... khéo léo tốt thì có thể s a ch a được các tư thế hoặc động tác không đúng và thành tích có thể được cải thiện tốt hơn Để phát triển sự khéo léo cần tổ chức cho học sinh chơi các môn bóng Trong nhảy cao cần thay đổi xà (xa, gần) so với điểm giậm nhảy để học sinh làm quen với các tình huống khác nhau có thể xuất hiện trong kiểm tra, thi đấu Trong nhảy xa, nhảy cao, việc đặt chân giậm vào vị trí giậm nhảy... giản đến phức tạp Những động tác mới hoặc khó không nên đặt yêu cầu cao quá mà chỉ nên cho các em tập đúng các phần cơ bản c a động tác Khi s a 11 ch a sai sót cần tránh những biện pháp cứng nhắc mà phải d a trên khả năng, trình độ c a học sinh để nhắc nhở, hướng dẫn giúp các em s a ch a, tạo điều kiện cho các em tự s a ch a cho nhau và cho chính mình Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần động viên, khích... léo được thể hiện bởi mức cao c a sự phối hợp động tác Nó cần thiết cho các nhiệm vụ vận động xuất hiện bất ngờ, đòi hỏi phải nhanh chóng định hướng và thực hiện cấp bách Học sinh cần phát triển độ khéo léo đảm bảo an toàn cho bản thân khi bị ngã trong khi chạy hoặc nhảy… Trong quá trình tập luyện và kiểm tra, thi đấu, nhiều tác động bên ngoài có thể làm ảnh hưởng xấu đến kỹ thuật Nếu học sinh có khả... là điều rất quan trọng Vì vậy trong tập luyện cần thực hiện các lần nhảy với đà có độ dài khác nhau và cố gắng đặt chính xác chân giậm xuống vị trí giậm nhảy Trong các môn có thể tăng hay giảm trọng lượng c a dụng cụ cũng sẽ tạo điều kiện không những cho sức mạnh mà cả sự khéo léo phát triển III KẾT LUẬN: Muốn duy trì và nâng cao thể lực, sức khỏe cho học sinh, trước hết giáo viên cần quan sát, đo lường... đo lường (hướng dẫn cho học sinh cách đo lường để bản thân theo dõi được các chỉ số c a mình) so sánh, đối chiếu để tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển đó cũng như đ a ra được các biện pháp tập luyện phù hợp cho các em Trên thực tế, giờ học ở lớp giáo viên không thể một sớm một chiều làm được điều đó mà rất cần có sự hợp tác tự giác, tích cực từ ph a học sinh Điều giáo viên nên làm... cho giáo viên TDTT cần phải được cân nhắc và điều chỉnh cho phù hợp với biến động c a thị trường Từ sự yêu mến, nhiệt tình với nghề cùng với việc bản thân luôn luyện tập, trau dồi chuyên môn sẽ giúp chúng ta thành công trong quá trình hướng dẫn học sinh học môn TDTT, nhằm tăng cường sức khỏe, thể lực cho các em Kiến thức c a nhân loại là vô tận, sự hiểu biết c a bản thân chỉ như giọt nước trong lòng... được kết quả khả quan Tóm lại: Muốn có sức khỏe, thể lực tốt, cơ thể phát triển hài h a cân đối thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh, còn cần phải thường xuyên tập luyện TDTT Trong lĩnh vực tập luyện TDTT, người thầy phải có tâm, có tầm; học trò phải tự giác, tích cực và thật sự cầu tiến để hợp tác cùng thầy mới đem lại kết quả như mong muốn Hay nói cách khác: thầy và trò cùng thiết... nên làm đó là nắm chắc đối tượng học sinh – càng cụ thể càng tốt (về chiều cao, cân nặng, sở thích, thái độ khi tập TDTT, hoàn cảnh gia đình…) ngay từ đầu để ngoài giúp các em phát triển thể lực chung còn phải hướng cho các em các bài tập riêng phù hợp với sở trường, điều kiện hoàn cảnh bản thân Trong quá trình hướng dẫn tập luyện không được nóng vội, hoặc “đốt cháy giai đoạn” mà nên tập từ dễ đến khó, . THỂ LỰC C A HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I./ ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp h a – Hiện đại h a nhằm tiến tới “Dân. đánh giá hiện nay c a chúng ta cần phải được xem lại, bố trí buổi học riêng để không chiếm thời lượng chính kh a c a các môn học khác. - Cơ sở vật chất c a trường học nói chung và môn thể dục nói. lớn. Độ mềm dẻo c a học sinh phụ thuộc vào hình dạng khớp, độ linh hoạt c a côt sống, tính đàn hồi c a dây chằng, gân và cơ, trương lực c a cơ. Độ mềm dẻo thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện