1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn đọc DC cho HS lớp 4

10 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 91 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Phân môn tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng việt 4 gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học. Trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ( có 2 bài thơ ngắn được dạy trong cùng 1 tiết). Phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh, buổi đầu biết đọc diễn cảm. Phân môn tập đọc cũng góp phần đáng kể trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Những bài tập đọc là những bức tranh thu nhỏ nhiều màu sắc, hiện thực và sinh động. Tiếp thu môn học này sẽ khơi dậy ở các em niềm tự hào, lòng say mê, ước mơ góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Các em biết yêu quê hương, đất nước. Học hết lớp 4 học sinh cần đạt yêu cầu cơ bản: Đọc có biểu cảm đoạn văn, đoạn thơ. So với các lớp dưới, kĩ năng đọc diễn cảm đến lớp 4 mới được đề ra và chỉ ở mức độ ban đầu( đọc diễn cảm được một đoạn). Học sinh được thực hành từng bước để có thể đáp ứng yêu cầu cao hơn ở lớp 5 và các lớp trên. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng việt khẳng định sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Vậy làm thế nào để giờ tập đọc có hiệu quả, nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số? Đây là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở, hơn nữa thực tế đọc ở lớp vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đề ra. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu, thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh” II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Tầm quan trọng của môn tập đọc: Môn tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. 4 kĩ năng được hình thành qua 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hổ trợ lẫn nhau. 1 Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này. Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu của hình thức dạy tập đọc. Đối với học sinh đầu cấp thì đọc thành tiếng là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc. 2. Khái niệm đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật: đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt những suy nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. 3. Tầm quan trọng của việc luyện nói, đọc lưu loát. Việc đọc diễn cảm trong các giờ học văn giúp cho việc phân tích văn học trở nên sinh động và tính truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và hiểu nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn, tạo ra một sức hấp dẫn có tác dụng trong việc giảng dạy văn học đạt được kết quả toàn diện. Trong quá trình dạy Tiếng việt, việc đọc diễn cảm làm cho học sinh thấy rõ mặt âm thanh của ngôn ngữ, giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa ngữ điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ, năng lực nói cho học sinh. Việc đọc diễn cảm cũng góp phần hình thành thế giới quan của học sinh và phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ. Ở bậc tiểu học, người ta chú rèn luyện 4 kĩ năng cho học sinh trong quá trình học tiếng việt. Vì vậy, việc luyện nói, đọc diễn cảm cũng quan trọng và cần thiết đối với học sinh. Thông qua quá trình luyện tập chúng ta sẽ hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc và kĩ năng nói cho các em. III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A trường tiểu học Panang, xã Pa Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. 2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 2 - Phương pháp nghiên cứu tổng thể chương trình và nội dung phân môn tập đọc lớp 4. - Phương pháp phân tích kết quả điều tra trước khi nghiên cứu để so sánh, đối chứng. - Phương pháp luyện tập, thực hành. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ. - Phương pháp đọc mẫu. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Điều tra thực trạng: Sách giáo khoa lớp 4 mới với nội dung phương pháp, hướng dẫn . Mỗi tuần các em có 2 bài tập đọc được sắp xếp theo từng chủ điểm. Mỗi bài có thể là 1 tác phẩm hay đoạn trích của tác phẩm. Ngay từ đầu năm học, trong mỗi giờ tập đọc tôi đã chú đến kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh, coi đó là một yêu cầu cơ bản không thể thiếu khi nhận xét, đánh giá kĩ năng đọc của học sinh. Song qua thực tế giảng dạy và dự giờ của các lớp cùng khối những tuần đầu năm học, tôi thấy học sinh thực hiện phần luyện đọc diễn cảm chưa tốt. 2. Khảo sát chất lượng trước khi tiến hành: Khi dạy bài tập đọc “ Mẹ ốm”( Trang 9 Tiếng việt 4- tập 1), tôi đã khảo sát chất lượng đọc của học sinh, cụ thể như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 7,14 8 57,1 4 5 35,7 3. Nguyên nhân đọc sai của học sinh. a. Về phía học sinh: - Học sinh là dân tộc thiểu số khả năng nói tiếng phổ thông còn hạn chế. - Do các em đọc kéo dài giọng. - Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ. - Việc nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu, đoạn còn nhiều hạn chế. 3 - Do học sinh phát âm sai, lẫn lộn giữa âm đầu( s/x; d/gi ), thanh hỏi(?)/ thanh ngã(~). - Do học sinh ít nói tiếng phổ thông, dùng tiếng mẹ đẻ( Vân kiều) nhiều. b. Về phía giáo viên: - Hướng dẫn đọc một đoạn văn, đoạn thơ còn qua loa, chưa cụ thể. 4. Những biện pháp cụ thể: a. Trong giờ tập đọc: - Về luyện đọc đúng: + Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. + Để giúp học sinh luyện đọc đúng, giáo viên phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải trong khi đọc, chú y nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi y, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ sao cho thích hợp. - Về luyện đọc nhanh: + Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài, giáo viên đo tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài và dự tính sẽ đọc bài trong bao nhiêu phút, từ đó hướng dẫn học sinh cách đọc. - Về đọc diễn cảm: Kĩ năng đọc diễn cảm được luyện tập sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc( đọc đúng,rõ ràng, rành mạch,…), sau khi học sinh đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. khi dạy học sinh đọc diễn cảm, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt dược những yêu cầu trên theo mức độ từ thấp đến cao như sau: + Biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu( từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ chìa khóa làm nổi bật y chính. + Biết thể hiện ngữ điệu( sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ) phù hợp với từng loại câu( câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến). Ví dụ: Bài “Thắng biển”- Tiếng Việt 4- tập 2- trang 76, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thay đổi tốc độ theo từng đoạn: Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm rãi, những câu sau nhanh dần thể hiện sự đe dọa của cơn bão biển. Đoạn 2: Giọng gấp gáp căng thẳng gợi ra cảnh tượng biển cả giận dữ, điên cuồng tấn công con đê. 4 Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết liệt, sự dẻo dai y chí quyết thắng của những thanh niên xung kích. Câu kết giọng đọc khẳng định, tự hào. + Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật. + Biết đọc phân biệt lời của nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật( người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu). Ví dụ: Bài “Người ăn xin”- Tiếng Việt 4- tập 1- trang 30. Cậu bé: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. ( Giọng xót thương ông lão một cách chân thành) Ông lão: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. ( Giọng xúc động trầm ấm của người cao tuổi) Bài “Khuất phục tên cướp biển” – Tiếng Việt 4- tập 2- trang 66. Học sinh cần chú y đọc phân biệt lời tên cướp cục cằn, hung tợn, lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết đầy sức mạnh. + Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ…) Ví dụ: bài thơ “Mẹ ốm” – Tiếng Việt 4 – tập 1 trang 9. Khổ thơ 1, 2 giọng đọc trầm buồn; khổ thơ 4, 5 đọc giọng vui hơn. Một điều quan trọng giáo viên cần chú y là tư thế, tác phong của người đọc. Học sinh cần bình tỉnh, tự nhiên, giọng đọc có độ âm vang vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ. Sắc thái rạng rỡ, vui tươi hoặc trầm tư phù hợp với từng câu, đoạn trong bài sẽ góp phần tăng thêm cái hay cái đẹp cho tác phẩm. Ánh mắt không phải lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào sách mà đôi lúc nhìn vào người nghe, lôi cuốn sự chú y của mọi người. Để học sinh từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên cần đọc mẫu, giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, nghĩa của bài qua giọng đọc. Bên cạnh những điểm chung để thống nhất về cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm, giáo viên cho học sinh luyện tập “ tự bộc lộ” qua đó điều chỉnh, chỉ dẫn cách đọc cho học sinh, tránh phân tích qúa chi tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo cách giống hệt nhau. Để giúp học sinh đọc diễn cảm tốt, giáo viên cần: + Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn “ thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. + Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí, tìm đúng giọng đọc, từ ngữ cần nhấn giọng. GV chốt lại cách đọc, có thể ghi bảng hoặc sử dụng các băng giấy. Nếu HS thể hiện chưa đúng, chưa hay, GV yêu cầu em đó đọc lại. Tiếp theo có thể gọi HS khác đọc để củng cố. GV kết hợp với HS nhận xét, đánh giá ghi điểm từng em. 5 Ví dụ: Bài “Chợ Tết” - Tiếng Việt 4 - tập 2- trang 38. Có thể chia làm 4 đoạn( xem 4 dòng thơ là một đoạn) Đoạn 1: Tả cảnh đẹp của thiên nhiên khi có phiên chợ. GV cần hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc của đoạn này: Đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm( đỏ dần, ôm ấp, viền trắng, tưng bừng) Khi HS biết đọc diễn cảm toàn bài, GV tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm hoặc đọc thuộc lòng một đoạn tiêu biểu trong bài. Ví dụ: Bài “ Sầu riêng” – Tiếng Việt 4- tập 2 – trang 34. GV cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1 của bài với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi hương vị đặc biệt sức hấp dẫn của quả sầu riêng: Hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm, béo cái béo, ngọt, kì lạ. Hình thức tổ chức có thể theo cặp, nhóm 3, nhóm 4. HS tự chọ bạn đọc hay nhất nhóm mình để thi với các nhóm khác. + Giáo viên đọc mẫu diễn cảm nhằm minh họa, gợi y cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. + Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, tuyên dương hay uốn nắn. b. Ngoài giờ tập đọc: Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một bài thơ hay một câu chuyện ở báo hoặc truyện đọc để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ, kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những học sinh có giọng đọc hay, kể chuyện hấp dẫn. - Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài văn hay. - Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc diễn cảm. - Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn ra bạn có sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo. - Tôi cũng đã khuyến khích các em tự luyện đọc thêm ở nhà. V. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN: Khảo sát kết quả luyện đọc bài tập đọc: Sầu riêng- tuần 22- trang 34. Kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 1 7,14 4 28,5 7 7 50 2 14,28 VI. KẾT LUẬN: 1. Kết luận của việc tổ chức hoạt động: - Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. Tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy ở lớp mình trong năm học này. Tôi tự thấy kinh nghiệm này có thể áp dụng để rèn đọc diễn cảm cho học sinh nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc miền núi như ở địa phương mình. - Nhờ áp dụng các biện pháp luyện đọc và nhờ tính kiên trì, chịu khó, rèn luyện của học sinh nên chất lượng đọc của lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt. 2. Bài học kinh nghiệm: + Đối với giáo viên: - Phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của phân môn tập đọc. GV phải nắm vững mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy phân môn. - Để có kết quả học tập như mong muốn, mỗi giáo viên phải chủ động, sáng tạo, tìm tòi những biện pháp dạy học tốt nhất để nâng cao hiệu quả giờ dạy. - Luôn nâng cao y thức, nhận thức, trách nhiệm của người giáo viên, luôn có suy nghĩ “ Tất cả vì học sinh thân yêu”. - Giáo viên cần hiểu kĩ, nắm vững đối tượng học sinh trong lớp mình để có biện pháp cụ thể dẫn dắt các em. - Luôn là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. - Động viên kịp thời trước mỗi thành công hay nổ lực của học sinh. + Đối với nhà trường và các cấp quản lí giáo dục: - Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, đặc biệt là giáo viên miền núi như ở địa phương có đủ sách tham khảo, các trang thiết bị phục vụ cho môn học. VII. ĐỀ NGHỊ: 1. Đối với địa phương, phụ huynh: - Khắc phục cơ sở vật chất của các điểm trường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tới trường. - Làm tốt hơn việc tuyên truyền, vận động các em tích cực đến trường. - Phụ huynh quan tâm hơn đến việc học tập của các em. 7 2. Nhà trường: - Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi đọc diễn cảm cho học sinh. - Cần triển khai nhân rộng phong trào “ giáo án tốt, giờ học hay” môn Tiếng Việt cho giáo viên. Trên đây là những việc làm và suy nghĩ của bản thân tôi, vì vậy nó chỉ mang tính chủ quan cá nhân nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót, rất mong được lãnh đạo nhà trường và các đồng chí góp y, bổ sung để đề tài này có thể được áp dụng có hiệu quả. Hãy hi vọng vào tương lai gần, hãy bắt đầu từ hôm nay vì mục tiêu giáo dục con người toàn diện của giáo dục chúng ta! Xin chân thành cảm ơn! Đakarông, ngày25 tháng2 năm 2011 Người thực hiện đề tài: Lê Thị Hoàng Mai 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4- tập 1- NXB giáo dục 2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4- tập 2 - NXB giáo dục. 3. Sách giáo viên Tiếng Việt 4- tập 1 - NXB giáo dục. 4. Sách giáo viên Tiếng Việt 4- tập 2 - NXB giáo dục. 5. Sách thiết kế Tiếng Việt 4- tập 1- NXB Hà Nội. 6. Sách giáo viên Tiếng Việt 4- tập 2 - NXB giáo dục. 7. Phương pháp dạy học Tiếng Việt- NXB Hà Nội- 2000. 9 PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG 1 Đặt vấn đề 1 2 Cơ sở lí luận 1 3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 2 4 Nội dung nghiên cứu 3 5 Kết quả nghiên cứu 6 6 Kết luận 7 7 Đề nghị 7 8 Tài liệu tham khảo 9 9 Phụ lục 10 10 . sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. 4 kĩ năng được hình thành qua 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng. môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh, buổi đầu biết đọc diễn. bừng) Khi HS biết đọc diễn cảm toàn bài, GV tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm hoặc đọc thuộc lòng một đoạn tiêu biểu trong bài. Ví dụ: Bài “ Sầu riêng” – Tiếng Việt 4- tập 2 – trang 34. GV cho HS

Ngày đăng: 06/06/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w