Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người trong hoàng tộc còn lại ở Đan Mạch, một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan Mạch đã ưu ái Andersen khi ô
Trang 1Tiểu sử An-Dec-Xen (Đan Mạch):
Thời niên thiếu và con đường đến với văn
Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805
Cha của Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý tộc và theo như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông từng nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ Gia đình ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ về công việc Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người trong hoàng tộc còn lại
ở Đan Mạch, một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan Mạch đã ưu ái Andersen khi ông còn trẻ tuổi và đã trả các khoản tiền học phí cho ông Nhà văn Rolf Dorset khẳng định rằng diều đó cũng không chứng minh được đó là khoản thừa kế của Andersen
Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi
sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông
Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá Tại nơi này, một gã đồng nghiệp đã hạ nhục ông bằng cách cá rằng ông thực sự là con gái và buộc ông cởi quần ra để kiểm tra Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen (tiếng Đan Mạch: København) tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát
Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng Một người bạn đã khuyên ông làm thơ Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn
May mắn ông đã vô tình gặp được vua Frederick VI của Đan Mạch Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse Trước khi được nhận vào trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên của ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822 Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học được) và không thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường ở Helsingør cho tới năm
1827 Andersen sau này đã tả những năm tại Slagelse và Helsingør là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ tại nhà người thầy và vì các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn
[sửa] Sự nghiệp văn học
Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp
nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens
Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến thường tái diễn trong công việc của ông Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình dục và lãng mạn Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể
cho trẻ em tại Ý Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản
năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Vịt
con xấu xí"
Vào mùa xuân năm 1872, Andersen ngã khỏi giường và bị thương nghiêm trọng Ông không bao giờ bình phục được nhưng đã sống tới 4 tháng 8 năm 1875, chết dần trong yên lặng ở một ngôi nhà tên là Rolighed (có nghĩa là sự yên tĩnh), gần Copenhagen Thi thể của ông được mai táng ở Assistens Kirkegård ở khu Norrebro thuộc Copenhagen Vào thời điểm ông chết, ông đã là một nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng
Năm 2005, khắp thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh và những cống hiến của ông
Trang 2Tóm tắt truyện
Cô bé bán diêm
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Giao thừa năm ấy trời thật lạnh và tuyết rơi xối xả Trời đã xế chiều, trong bóng tối và giá lạnh, một em bé đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết rơi đầy trên mái tóc hoe vàng xõa ngang vai Đôi giày quá rộng vốn là của mẹ, một chiếc đã bị cuốn theo bánh cỗ xe song mã lướt nhanh khi em băng qua phố, chiếc kia thì một thằng bé lấy đi.
Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng tỏa ra Bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, nó chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân vẫn đóng băng vì lạnh, em chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa ấm áp sáng bừng như cây nến nhỏ, em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi sắt to với chân đế và tháp trang trí bằng đồng Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.
Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, bé nhìn thấy trong nhà là một bàn
ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt.
Bé bật một que diêm nữa, và thấy mình đang ngồi dưới cây thông Noel trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, em thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao Rồi một vì sao rơi xuống, "Ai đó đang từ giã cõi đời.", em bé nghĩ vì nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này.
Cô bé bật que diêm thứ tư, ánh sáng bỗng bao trùm, giữa vầng sáng, bà đang đứng đó, mỉm cười hiền hậu và
âu yếm "Bà ơi!", em khóc nấc lên, "Bà mang cháu đi cùng nhé! Cháu biết bà sẽ rời bỏ cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ" Em vội vàng cho cả gói diêm vào ngọn lửa, ánh sáng bừng lên còn hơn cả vầng dương và bà trông như chưa đẹp lão, cao
Trang 3lớn đến thế bao giờ Bà ôm em trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa dần mãi mặt đất, đến với Chúa, đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.
Rạng sáng hôm sau, người ta thấy cô bé đáng thương đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi Em đã chết cóng, tay vẫn nắm chặt những que diêm, một nhúm đã cháy tàn "Nó cố sưởi ấm cho mình.", mọi người nói mà không biết được những gì đẹp đẽ em đã nhìn thấy cũng như cõi thiên đàng mà em cùng đến với bà.
[sửa] Đặc điểm nghệ thuật
Câu chuyện chỉ có duy nhất một nhân vật, một em bé không có tên: em bé bán diêm Ba người trong gia đình
em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp Mẹ được nhắc đến thông qua đôi giày quá khổ, cha hiện diện trong nỗi sợ hãi khi cô bé bán diêm nghĩ đến việc phải về nhà khi chưa bán được xu nào và bà thì trong ảo ảnh của những que diêm cháy Với lối dẫn chuyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm trạng, lời độc thoại, lời đối thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp, câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu Xuyên suốt câu truyện là sự tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với khung cảnh rực rỡ, đầm ấm xung quanh trong buổi tối giao thừa, với ảo ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt Đỉnh điểm của câu truyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm giao thừa, một kết cục không giống như cổ tích truyền thống, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng và nụ cười của em khi lên cõi thiên đàng, giải thoát khỏi mọi khổ đau.
[sửa] Dị bản
Cô bé bán diêm có một số dị bản, một hoặc một số tình tiết khác với truyện xuất bản lần đầu năm 1848 :
• Cô bé bán diêm mồ côi cả cha lẫn mẹ
• Cả hai chiếc giày của em bị một cậu bé lấy mất
• Không nhắc đến cha và cô bé bán diêm không dám trở về nhà vì sợ làn roi của mẹ kế
• Cô bé bán diêm gặp mẹ thay vì bà khi đốt những que diêm
[sửa] Phóng tác
Đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa trên câu truyện cổ tích nổi tiếng này, ngoài một số tiểu thuyết , truyện ngắn phóng tác, những phim, nhạc phẩm đáng chú ý là:
[ sửa ] Phim
Trung thành với cốt truyện hoặc khác biệt không nhiều:
• Cô bé bán diêm (La Petite Marchande d'Allumettes), phim câm của Jean Renoir , Pháp , 1928
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl ); chủ nhiệm: Charles Mintz , đạo diễn Arthur Davis; do Hãng phim Columbia , Mỹ phát hành năm 1937 và được đề cử Giải Oscar cho thể loại phim hoạt hình ngắn cùng năm
• Hansu Kurushitan Anderusan no sekai (phát hành tại Mỹ với tiêu đề The World of Hans Christian
Andersen - Thế giới của Hans Christian Andersen) do hãng phim hoạt hình Toei, Nhật Bản hợp tác với
Mỹ sản xuất và phát hành năm 1971 , đoạn kết của phim là câu truyện về Cô bé bán diêm
Thay đổi, thậm chí thay đổi hẳn so với cốt truyện:
Trang 4• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim truyền hình Anh , Richard Bramall và Tom Robertson đạo diễn, phát hành năm 1974
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim video Mỹ , đạo diễn Mark Hoeger và Wally Broodbent, phát hành năm 1983
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim truyền hình Anh Richard Bramall và Tom Robertson đạo diễn, phát hành năm 1987
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim nhạc của Anh , đạo diễn Michael Custance, phát hành năm 1987
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim truyền hình Mỹ , Michael Lindsay-Hogg đạo diễn, phát hành năm 1987
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim hoạt hình Mỹ , Michael Sporn đạo diễn, phát hành năm
1991
• Sự hồi sinh của cô bé bán diêm (Sungnyangpali sonyeoui jaerim), phim nhựa Hàn Quốc , do Sun-Woo Jang đạo diễn, phát hành năm 2002 , bản tiếng Anh có tựa đề Resurrection of the Little Match Girl
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim nhựa Canada , James Ricker đạo diễn, phát hành năm
2004
• Cô bé bán diêm (H.C Andersens eventyrlige verden: Den lille pige med svovlstikkerne), phim hoạt hình Đan Mạch , đạo diễn Jørgen Bing nằm trong một sery phim hoạt hình dựa trên truyện cổ Andersen của ông, phát hành năm 2005
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim hoạt hình Mỹ , Roger Allers đạo diễn, phát hành năm
2006 và được đề cử Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất trong năm đó
[ sửa ] Nhạc
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), opera một hồi của nhà soạn nhạc Đan Mạch August Enna viết năm 1897
• Cô bé bán diêm ( Das Mädchen mit dem Schwefelhölzern ), opera của nhà soạn nhạc người Đức
Helmut Lachenmann, hoàn thành năm 1996
• Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), nhạc phẩm của tay guitar điện Loren Mazzacane Connors, ra đời năm 2001
• Ấn tượng 12 (Striking 12), nhạc phẩm của ban nhạc Mỹ GrooveLily dựa trên câu truyện này, trình
diễn lần đầu năm 2004
• Ở Việt Nam : bài hát Em bé bán diêm, ca sỹ Ngọc Lễ sáng tác, phát hành trong album Ru cho con và
em năm 2000 ; nhạc sỹ Nguyễn Minh Phương cũng có bài hát cùng tên, phát hành trong album Bụi
Phấn năm 2007
Trang 5CÔ BÉ BÁN DIÊM - BÌNH
FRIDAY, 19 DECEMBER 2008, 01:22:03
CÔ BÉ BÁN DIÊM
[31.12.2007 16:57 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) Hans Christian Andersen (1805-1875), nh th à ơ, tiểu thuyết gia Đan Mạch, nổi tiếng với những truyện cổ tích viết cho thiếu nhi Tuy nhiên, những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông đều có nội dung sâu sắc, gây ấn tượng sâu sắc, v th à ực chất l d nh cho à à người lớn thì đúng hơn Trong số ấy, phải kể đến "Cô bé bán diêm" (The Little Match Seller, 1848 - tựa đề nguyên thủy: "Cô gái bé nhỏ với những que diêm", Den Lille Pige Med
Svovlstikkerne), một kiệt tác chỉ bó gọn trong chừng nửa trang báo, đã để lại những giọt nước mắt thương cảm v nh à ững cảm xúc về lòng trắc ẩn trong lòng nhiều thế hệ độc giả.
Hans Christian Andersen (1805-1875)
Với nội dung đơn giản, lấy một mô-típ thường gặp - về một cô bé nghèo khổ phải đi bán diêm giữa tiết đông giá buốt để rồi từ giã cõi đời trong đêm Giao thừa - "Cô bé bán diêm"
l l à ời phê phán nghiêm khắc trước sự thờ ơ, lạnh lẽo của con người trước nỗi thống khổ của đồng loại Có kết cục tưởng chừng không có hậu như những câu chuyện cổ tích thông thường khác, nhưng tác giả đã có dụng ý khi để cô bé "rời bỏ vĩnh viễn thế giới đen tối
n y trong vòng tay c à ủa b ", m "n o có ai bi à à à ết rằng, cô đã nhìn thấy bao cảnh tuyệt vời, được bao phủ bởi bao vầng sáng" trên cõi thiên đ ng c à ủa Đức Chúa.
Một thế kỷ rưỡi từ khi ra đời, "Cô bé bán diêm" đã được dựng th nh phim, k à ịch, nhạc kịch, ca khúc không biết bao nhiêu lần v thông à điệp của tác phẩm, đến giờ, vẫn không phai nhạt!
Trang 6Minh họa của Rachel Isadora
Giao thừa năm ấy trời thật lạnh và tuyết rơi xối xả Trời đã xế chiều, trong bóng tối và giá lạnh, một em bé đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết rơi đầy trên mái tóc hoe vàng xõa ngang vai Đôi giày quá rộng vốn là của mẹ, một chiếc đã bị cuốn theo bánh cỗ xe song mã lướt nhanh khi em băng qua phố, chiếc kia thì một thằng bé lấy đi
Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng tỏa ra Bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, nó chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân vẫn đóng băng vì lạnh, em chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa ấm
áp sáng bừng như cây nến nhỏ, em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi sắt to với chân đế và tháp trang trí bằng đồng Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở
Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, bé nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng
từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt
Bé bật một que diêm nữa, và thấy mình đang ngồi dưới cây thông Noel trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ Với tay về phía cây thông, que diêm tắt lịm, em thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao Rồi một vì sao rơi xuống, "Ai đó đang từ giã cõi đời", em bé nghĩ vì nhớ đến lời bà, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này
Trang 7Minh họa của Lê Thương (NCTG)
Cô bé bật que diêm thứ tư, ánh sáng bỗng bao trùm, giữa vầng sáng, bà đang đứng đó, mỉm cười hiền hậu và âu yếm
"Bà ơi!", em khóc nấc lên, "Bà mang cháu đi cùng nhé! Cháu biết bà sẽ rời bỏ cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ" Em vội vàng cho cả gói diêm vào ngọn lửa, ánh sáng bừng lên còn hơn cả vầng dương và bà trông như chưa đẹp lão, cao lớn đến thế bao giờ Bà ôm em trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa dần mãi mặt đất, đến với Chúa, đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau
Rạng sáng hôm sau, người ta thấy cô bé đáng thương đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi
Em đã chết cóng, tay vẫn nắm chặt những que diêm, một nhúm đã cháy tàn "Nó cố sưởi ấm cho mình", mọi người nói
mà không biết được những gì đẹp đẽ em đã nhìn thấy cũng như cõi thiên đàng mà em cùng đến với bà
Hans Christian Andersen
Cổ tích hiện đại: "Cô bé bán diêm" của Andersen
Thầy Lê Huy Bắc (*)
1 Nhân vật duy nhất
Tác phẩm chỉ có một nhân vật Đấy là cô bé bán diêm Cô bé không có tên Người kể dùng ngay công việc (bán diêm)
để gọi tên nhân vật Cách đặt tên này đã cho thấy dụng ý: nhấn mạnh nỗi thống khổ của một con người, còn bé mà phải đi bán diêm để kiếm sống Hoàn cảnh và cuộc đời ấy thật đáng thương tâm Không có tên, em bé ấy sẽ mang giá
Trang 8trị ẩn dụ lớn Em đại diện và gợi nhớ đến vô vàn các em bé nghèo khổ như em.
Ngoài cô bé, truyện còn nhắc đến ba người thân trong gia đình em là bà, bố và mẹ Những nhân vật này không được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm mà chỉ được kể gián tiếp qua trang phục (bé đi giầy của mẹ), suy nghĩ (về bố) và tưởng tượng (về bà) Người kể chỉ nhắc đến mẹ em bé qua chi tiết em đi lại giầy của mẹ mà không nói rõ người mẹ ấy
đã qua đời hay đi lấy chồng khác Dẫu sao đi nữa thì em bé ấy cũng không có mẹ và kí ức của em chẳng hề lưu giữ kỉ niệm nào về mẹ Người em yêu thương nhất là bà Người em sợ nhất là cha Nhưng bà em đã qua đời Cảnh ngộ gia đình em thật thương tâm Em sống cùng cha, người mà lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí em với vẻ khủng bố, hung
dữ Truyện mở ra với tình huống gay cấn Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà
2 Ngôi nhà và quá khứ
Song ngôi nhà ấy không phải là ngôi nhà ấm cúng Nó lạnh lẽo, tồi tàn không chỉ vì thiếu vắng tình người mà bản thân
nó cũng đã dột nát tả tơi Gọi là nhà nhưng khoảng không mà cha con em bé sở hữu là một gian phòng áp mái, nơi dành cho những người thuê nghèo đến cùng tận Đây là tâm trạng của em bé: “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi Cha con
em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà” Sinh ra và lớn lên trong cảnh khổ, con người rồi sẽ quen đi và không có cảm giác quá nặng nề trước những khổ ải mà
họ phải hứng chịu Nhưng đang sống trong ngôi nhà ấm áp, đầy ắp tình thương, đầy đủ về vật chất mà lại bị ném ra đường bơ vơ tự kiếm sống trong thời tiết lạnh giá thì quả thật là quá khủng khiếp Em bé bán diêm lại ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó Tình cảnh của em thật đáng thương tâm Những người thân yêu lần lượt bỏ em đi Cha em lại trở nên độc ác Em không bán được diêm và thậm chí ngay cả đến ngửa tay ăn xin em cũng chẳng có được gì: “không ai
bố thí cho một đồng xu nào đem về”
Thế gian này đã hoàn toàn lạnh lẽo đối với em Gia đình là cả chốn ngục tù Nhà em lạnh lẽo giống như ngoài đường phố Xã hội không chấp nhận, cưu mang một mảnh hình hài đói rét khốn cùng như em Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tăng cấp nhằm đưa em bé đến giới hạn tột cùng của nỗi bất hạnh, của sự sống Thông thường, trong truyện cổ tích, trước cảnh ngộ đó Bụt sẽ hiện lên cứu giúp con người khốn khổ Thế nhưng câu chuyện phảng phất dư vị cổ tích này lại không phát triển theo hướng đó Sẽ không có cái kết thúc có hậu dành cho số phận con người Bởi lúc này, con người trở nên ích kỉ hơn, đầy toan tính hơn
Dấu ấn hiện đại được đan cài trong tình huống có vẻ như cổ tích ấy là tác giả để cho nhân vật vượt qua giới hạn của
sự sống, đến với cõi chết Một cái chết thê lương trên nền tuyết trắng Nền tảng cho tính hiện đại ấy là tác giả tiếp tục giữ sự tương phản đã nêu ngay đầu chuyện: một em bé nghèo khổ bơ vơ giữa trời giá lạnh, giữa xã hội không chút tình người
Thời điểm xảy ra bước ngoặt giữa sự sống, cái chết của em bé, mỉa mai thay, được đặt vào đêm giao thừa Khung cảnh của đêm giao thừa thì chắc ai cũng biết Người đi xa tìm về nhà Không khí gia đình ấm áp, tưng bừng, bận rộn Người người đi mua sắm nhộn nhịp phố phường Nhưng đêm giao thừa là đêm bất hạnh của em bé, không chỉ bây giờ mà ngay cả trước đó: “đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”
Khoảng cách thời gian về đêm giao thừa hạnh phúc năm xưa đến đêm giao thừa bất hạnh năm nay ắt hẳn chưa phải lâu lắm Bởi lẽ em bé còn nhớ rất rõ không khí và mùi vị của đêm giao thừa: “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn”
và “trong phố sực nức mùi ngỗng quay” Những hình ảnh đó cứ lặp lại năm này sang năm khác, trở thành những tín hiệu bất di bất dịch của phong tục cổ truyền Thế nhưng, trên cái nền yên ả tràn ngập ánh sáng và mùi vị quyến rũ đó, Andersen dựng lên một sự tương phản: em bé phải ngồi ngoài đường giá lạnh đón giao thừa
3 Lời kể nương theo dòng tâm trạng
Khoảng cách không gian từ nhà ra đường thì ngắn ngủi nhưng khoảng cách tâm trạng thì thật xa vợi vô cùng Em bé ý thức được điều đó và người kể lại nắm bắt ngay được dòng nội tâm đó để kể lại cho chúng ta câu chuyện đầy thương cảm Hầu hết câu chuyện được kể nương theo dòng tâm trạng của em bé Người đọc có thể dễ dàng nhận ra những tín hiệu người kể đang “đọc” suy nghĩ của cô bé bán diêm:
– Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa
– Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi
– Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?
– Thật là dễ chịu!
Có khi người kể còn trực tiếp tái hiện cả lời độc thoại của cô bé lên trang sách: – Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự
Trang 9Nhờ cách kể này mà người đọc có thể tiếp xúc rõ hơn với cảnh ngộ chua xót của em bé:
“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào một chút”
“Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”
“Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm ”
Cách kể luôn tuân thủ nguyên tắc từ xa đến gần Thoạt tiên là khung cảnh đêm giao thừa, tiếp đến là em bé ngồi trong góc tường, rồi miêu tả em chống cái rét bằng cách “thu chân vào người” Những tưởng em đỡ rét thì người kể liên tiếp đưa ra hai liên từ hàm ý phản nghĩa:
– Co chân nhưng vẫn lạnh hơn
– Lạnh hơn tuy nhiên (nhưng) em không thể về nhà
Người kể vẫn giữ nguyên bút pháp tương phản theo lối tăng cấp Nếu câu trên chỉ thông báo em bé bị lạnh thì câu dưới ngầm ẩn cái lạnh ấy sẽ tăng thêm vì em không được phép về nhà Ở câu trên ta cứ ngỡ em bé là kẻ lêu lổng và
nguyên nhân em bị lạnh là do em Nhưng câu dưới đã cho ta biết rõ nguyên nhân khiến em bé lạnh: không phải vì em
mà vì cha em (nhất định là cha em sẽ đánh em) và vì cả cái xã hội nhộn nhịp giàu có kia lãnh đạm trước tấm hình hài
bé bỏng rét buốt (không ai bố thí cho một đồng xu)
Đến đây ta thấy thân phận cô bé bán diêm hiện lên trong một khung cảnh đối chọi khốc liệt Một mình cô bé, áo không
đủ ấm, đói không có gì ăn, phải chống chọi lại cả khối lạnh lẽo bủa vây từ mọi phía: cái lạnh của nhà em, cái lạnh từ tình cảm cha con, cái lạnh của người trên phố và cái lạnh của giá rét thời tiết Trong tình cảnh đó, ánh sáng đèn điện và mùi ngỗng quay xuất hiện không những không làm giảm nỗi đói lạnh của em mà còn khiến cái đói lạnh trong em tăng đến tận cùng Nghệ thuật tương phản ở đây được sử dụng đắc địa:
– Ánh sáng đèn điện trong nhà ấm áp > < Đêm tối ngoài trời giá lạnh
– Mùi ngỗng quay thơm phức > < Cái đói cồn cào
Đêm tối, giá lạnh và cái đói, đằng sau là không lối về, chỉ có bức tường lạnh lẽo, lối thoát duy nhất của em bé lúc này là
ao ước và mộng tưởng về thế giới khác nơi không còn nỗi đói khổ giày vò em
Lối kể nương theo tâm trạng của nhân vật đến đây phát huy hết sức mạnh của nó Xuất phát từ ý tưởng quẹt que diêm
để sưởi cho đỡ rét, người kể cho chúng ta thấy giữa đói và rét, cái rét còn khủng khiếp hơn Tuy nhiên, ta cũng không loại trừ lôgíc thật của truyện vì lúc này trong tay em bé chỉ còn mấy bao diêm Sức cám dỗ của hơi ấm quả thực lớn:
“Cuối cùng em đánh liều quẹt một que” Điều kì diệu vẫn chưa xảy ra Chỉ có lối miêu tả hiện thực rất sinh động làm nền cho những gì xảy ra sau đó: “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”
Tác giả dùng đến bốn tính từ để miêu tả ngọn lửa: xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói Xu thế miêu tả là nhằm xóa
mờ tính chất thực của ngọn lửa (biến đi, trắng ra, rực, chói) để làm cơ sở cho ảo giác xuất hiện: “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt
và tỏa hơi nóng dịu dàng”
Quả là lôgíc, hơi ấm từ ngọn lửa diêm gợi cho cô bé cảm giác được ngồi trước lò sưởi Sự tưởng tượng đó cũng là dấu hiệu đẩy lùi em bé bán diêm từ từ rời thế giới thực tại bước sang thế giới hư ảo của mình Quá trình xâm nhập ấy được đánh dấu bằng lời cảm thán: “Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!” Nếu chỉ hơi ấm không thôi thì chưa chắc ảo giác xuất hiện Vì ảo giác gắn với thị giác nên tác giả phải viện dẫn đến ánh sáng (nhưng phải là ánh sáng kì dị) thì sau đó
lò sưởi mới hiện ra Bút pháp tả thực được vận dụng nghiêm ngặt trong sự miêu tả này Đúng hơn là có sự đan cài giữa lời miêu tả tâm trí bên trong với lời miêu tả hành động bên ngoài của cô bé (đoạn in nghiêng là lời miêu tả hành động bên ngoài): “Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!”
4 Ngọn lửa diêm: thực tế và mộng tưởng
Lối kể xen kẽ này có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật Sự chuyển biến từ thế giới bên ngoài vào thế giới tâm trạng của em bé được dẫn dắt dần dần Người kể đôi lúc dừng lại, nhắc về cảnh ngộ thực tại của em bé: “Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm” Thực
tế đó càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé và vì thế càng thôi thúc em tìm đến với chốn bình yên: cõi mộng ảo Ngay sau khi que diêm cháy hết, “lò sưởi biến mất”, em lại tiếp tục quẹt diêm để được sưởi ấm, để được sống trong
Trang 10bầu không khí ấm áp dễ chịu Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại được miêu tả như sau:
Lần Thế giới mộng tưởng Thực tế
1 Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng
2 Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em bé Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc
và lạnh lẽo chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu, khách qua đường, hoàn toàn lãnh đạm với em
3 Một cây thông Nô-en lộng lẫy hàng ngàn ngọn nến sáng rực, nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ Diêm tắt Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời
4 Bà em đang mỉm cười với em Em xin được đi cùng bà Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất
5 Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này Bà nắm tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên Em bé chết Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm bởi bốn lần đầu mỗi lần em bé chỉ quẹt một que
Riêng lần thứ năm, em quẹt liên tục hết cả bao diêm Mục đích của lần quẹt cuối cùng này là để giữ ảo ảnh lại Vì qua ánh sáng của que diêm, em bé được gặp bà, được nói chuyện với bà, bởi “em muốn níu bà lại” Như thế ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ấm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông) và vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em Nhưng rồi khi cháy hết, que diêm tắt, em bé chỉ còn lại bóng đêm và nỗi ngỡ ngàng hiu quạnh
Những trạng từ được sử dụng kèm theo trạng từ “tắt” càng làm tăng thêm nỗi hụt hẫng kia: “lửa vụt tắt”, “que diêm vụt tắt”, “que diêm tắt phụt” Bốn lần thắp lửa, bốn lần lửa tắt, bốn lần ảo ảnh hạnh phúc vụt qua nhanh Để níu giữ hư ảnh, diêm phải liên tục được đốt lên tỏa sáng Niềm hạnh phúc của em bé cũng chỉ nhỏ nhoi như ngọn lửa diêm trong mịt mùng số phận của đêm giao thừa buốt giá Điều nghịch lí ở đây là: hư ảnh càng được giữ lại, càng rõ nét bao nhiêu thì linh hồn em bé (nếu như có linh hồn), sự sống của em bé càng leo lét, càng rời xa thể xác, xa sự sống bấy nhiêu Cuối cùng ngọn lửa ước mơ đã mang em theo cùng bà, người duy nhất em dấu yêu, người duy nhất mang lại hạnh phúc cho em trên cõi đời Cái chết ấy là sự giải thoát Khi trần gian là chốn khổ ải vô bờ thì hạnh phúc con người chỉ có được là ở thế giới bên kia
Toàn bộ câu chuyện là bức tranh sáng tối của một cuộc đời Điểm khép mở hay cũng chính là vùng giao thoa kia chập chờn theo ngọn lửa diêm tỏa sáng Trước khi quẹt diêm em bé đã ở vào cảnh ngộ mất bà, mất nhà, mất đêm giao thừa với cây thông Nô-en, phải lang thang dưới trời giá lạnh Sau khi quẹt diêm, quá trình mất mát đó lại được bù đắp theo chiều ngược lại: diêm sáng, lò sưởi hiện lên, ngỗng quay hiện lên, cây thông Nô-en hiện lên, bà em hiện lên
Theo lôgíc của dòng vận động ấy, ta cứ ngỡ em bé sẽ tìm được hạnh phúc, sẽ thấy được phép màu của câu chuyện cổ tích hiện ra Nhưng nếu tỉnh táo một chút ta thấy tất cả bao thứ kia đều không thật Chúng chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của một con người đói lạnh, bơ vơ
Nhưng có một sự thật nghiệt ngã hơn bao sự thật đấy là trong niềm hạnh phúc hoang tưởng đó, em bé bán diêm vĩnh viễn ra đi Lần này nỗi hụt hẫng trong chuyện không để dành cho em bé mà giáng xuống người đọc, gây tiếc nuối xót xa
5 Các kiểu lời văn
Nghệ thuật kể chuyện của Andersen rất tài tình Không chỉ nương theo tâm trạng nhân vật để từng bước dẫn người đọc vào miền hư ảo mà ông còn tái hiện cả lời nói thành tiếng của em bé để góp phần thể hiện tính cách: Lời độc thoại, lời đối thoại và cả lời người bà đã mất được người kể dẫn trực tiếp qua lời em bé
Như thế, người kể đã sử dụng nhiều kiểu lời văn, phong phú và rất linh hoạt Để tiện theo dõi, chúng tôi lập bảng thống
kê sau:
TT Kiểu lời văn Nội dung
1 Lời miêu tả cảnh vật Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực tuyết vẫn phủ kín mặt đất
2 Lời miêu tả tâm trạng Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao
3 Lời độc thoại Chắc hẳn có ai vừa chết
4 Lời đối thoại (một chiều) “Bà ơi! – em bé reo lên, – cho cháu đi với Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà ”