QUẢN LÍ SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN (10 - 11)

9 424 1
QUẢN LÍ SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN (10 - 11)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh Đề tài “Kinh nghiệm tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn ở trường THCS Duy Minh – Duy Tiên – Hà nam “ A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội loài người đang bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ mà tri thức và kỹ năng con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Sự phát triển đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có một sự đổi mới cao độ trong nhận thức khoa học và phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin. Đồng thời đào tạo những con người đủ năng lực sáng tạo, có kiến thức, có cách giải quyết mới để làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại. Đây cũng là một đòi hỏi có ý nghĩa chiến lược của đất nước ta trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Cùng với xu thế chung của cả thế giới, nước ta cũng đang phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học từ các Trường Đại học đến các Trường phổ thông nhằm phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần 2 khóa VIII xác định “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi…” . Cũng trong Nghị quyết này chỉ rõ: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ". Tư tưởng chỉ đạo đó của Đảng lại được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “Đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay” Thực trạng giáo dục ở nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc giảng dạy kiến thức cho học sinh vẫn còn được tiến hành theo lối "thông báo - tái hiện", học sinh phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm .Trong thực tiễn giảng dạy theo chương trình nội dung sách giáo khoa mới hiện nay , rất nhiều giáo viên lúng túng khi sử dụng các thiết bị dạy học. Đặc biệt là phối hợp sử dụng các thiết bị đó trong quá trình dạy học gặp rất nhiều khó khăn. Trước sự phát triển ngày càng nhanh về khoa học công nghệ đòi hỏi giáo viên phải có một sự năng động sáng tạo trong việc sử dụng các thiết bị dạy học đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc THCS. Vì vậy, tôi chọn đề tài : “Tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn ở trường THCS như thế nào để đạt hiệu quả cao” B/ NỘI DUNG I/ Thực trạng 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh Trường THCS Duy Minh được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Duy Minh năm 1995, đến nay có 09 lớp với gần 300 học sinh/ tổng số 31 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Học sinh trong trường đa số là con em nhà nông, nên còn có những khó khăn về đầu tư tài chính cho học tập.Vì thế, trước đây trường không có phòng học bộ môn( PHBM), giáo viên dạy theo lối cũ. Tuy nhiên cho đến năm học 2009- 2010 được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của địa phương, trường đã có được 4 PHBM cho các môn Hoá học; Vật lí; Sinh học, tin học. Đến nay trường THCS Duy Minh – Duy Tiên- Hà nam, đã được UBND tỉnh Hà Nam công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia năm học 2009-2010. Trong suốt 2 năm qua, nhà trường đã không ngừng sử dụng có hiệu quả ở các phòng học bộ môn, củng cố, bổ xung hoàn thiện theo các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia. Nhà trường đã tập trung đầu tư nâng cấp xây dựng phòng học bộ môn (PHBM) để việc dạy học ngày càng đạt kết quả tốt hơn… II/Các giải pháp, biện pháp tổ chức, sử dụng phòng học bộ môn đạt kết quả cao 1/ Tổ chức xây dựng và quản lý phòng học bộ môn Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị hệ thống thiết bị dạy học( TBDH) bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để giáo viên, học sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn của PHBM đã được các chuyên gia giáo dục nghiên cứu, biên soạn và đề xuất. Ngày 24 tháng 9 năm 2004, bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế công nhận PHBM đạt tiêu chuẩn nhưng do yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục, ngày 16/7/2008, Bộ GD& ĐT lại ban hành quy chế mới về PHBM đạt chuẩn quốc gia. Với tiêu chuẩn quy định về PHBM đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, các cơ sở giáo dục ở vùng nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để huy động được ngân sách, đầu tư xây dựng phòng học bộ môn theo đúng tiêu chuẩn ở các trường THCS ở nông thôn, đã khiến nhà trường suy nghĩ tìm kiếm giải pháp. Nhà trường đã tham mưu với Thường vụ Đảng uỷ xã để mọi người hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của PHBM trong việc nâng cao chất lượng dạy và học; tham mưu cho UBND xã trình Hội đồng nhân dân quyết định đầu tư ngân sách xây dựng cơ sở vật chất. Lập kế hoạch xây dựng các PHBM, gửi các tiêu chuẩn PHBM đến các thành viên trong hội đồng giáo dục của xã để mọi người cùng nghiên cứu và cho ý kiến tham mưu với lãnh đạo. Mời lãnh đạo địa phương, các thành viên trong hội đồng giáo dục đến trường khảo sát thực tế, đối chiếu với các tiêu chuẩn để xây dựng kế hoạch mua sắm, 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh sửa chữa nâng cấp, xây mới phòng học bộ môn. Cùng với UBND xã huy động các nguồn lực tài chính, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, vận động các nhà tài trợ, huy động việc đóng góp của phụ huynh học sinh (PHHS)… Giám sát việc xây dựng và hợp đồng mua các trang thiết bị đảm bảo đúng tiêu chuẩn, nhờ đó các PHBM của nhà trường đã đảm bảo đúng quy định, tuy một số thiết bị nghe nhìn chưa đầy đủ nhưng đã góp phần làm thay đổi cách dậy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay nhà trường đã có các PHBM Tin học, Vật lý, hoá, sinh. Các PHBM đã có đủ diện tích, bàn ghế, trang thiết bị theo quy định của mỗi bộ môn, các phòng học bộ môn được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả. Các PHBM do phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý. Mỗi phòng có hai sổ tài sản ( 1 sổ do Phó hiệu trưởng quản lý, 1 sổ do cán bộ phụ trách PHBM quản lý). Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản hai lần vào đầu năm và cuối năm, có biên bản lưu giữ.Việc tổ chức sắp xếp bàn ghế, thiết bị, kho lưu giữ đảm bảo khoa học, tiện cho việc sử dụng. Cán bộ phụ trách công tác TBGD được giao trách nhiệm quản lý PHBM là các giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ quản lý, hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị. Giáo viên phụ trách công tác TBGD chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý tài sản, tham mưu mua sắm, sửa chữa các thiết bị dạy học. 2/ Sử dụng các phòng học bộ môn Hiệu quả sử dụng và khai thác thiết bị giáo dục (TBGD) nói chung, PHBM nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đối với công tác tổ chức quản lý nghiệp vụ TBGD, khả năng và trình độ chuyên môn quản lý nghiệp vụ của cán bộ phụ trách TBGD,sự nhiệt tình và trách nhiệm của các giáo viên bộ môn, cách bố trí sắp xếp các thiết bị giáo dục của nhà trường, tổ chức sử dụng và khai thác hợp lý các TBGD … Để việc sử dụng các TBGD, PHBM có hiệu quả, nhà trường đã xây dựng một số quy định và giao trách nhiệm cho các thành viên như sau: 2.1Cấu trúc phòng thiết bị giáo dục, phòng học bộ môn Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBGD được trang bị, nhà trường phải bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học các phòng TBGD. Một số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng TBGD ở trường THCS là: Phòng thiết bị giáo dục (TBGD) phải tuân theo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy 3 Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người quản lí PHBM phải đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp : Thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như lực kế ống hay lò so lá tròn… Nhà trường trang bị cho phòng TBGD tủ kính khung nhôm được chia ra nhiều ngăn để sắp xếp sẽ dễ dàng và thuận lợi. Nếu thiết bị là các tranh vẽ , biểu bảng … cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc giá treo theo từng phân môn. Tranh ảnh hiện nay được trang bị khá nhiều nên ngay từ đầu cũng cần được phân theo chương trình , theo học kỳ để dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo. Nguyên tắc ưu tiên. Những đồ dùng thường xuyên phải dùng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như xếp đặt ở phía ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy. Nguyên tắc sắp xếp theo từng chuyên môn. Tức là phân theo khu vực ví dụ : môn lí ( lí 6,lí 7, lí 8,lí 9…), Môn hóa ( Hóa 8,hóa 9)…tạo điều kiện dễ tìm dễ thấy,dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp. Nguyên tắc an toàn. Đó là vị trí để hoá chất độc hại, hoá chất dễ gây cháy nổ , đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn, nhất là an toàn về điện và chống cháy. Phòng đồ dùng cần được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa hoả hạn bằng cách loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ do hoá chất gây lên. An toàn còn phải xét ở việc chống mối mọt, ẩm mốc cho vỏ gỗ đựng thiết bị. An toàn đặc biệt với thiết bị quang học của kính hiển vi. Có thể bị hỏng ngay sau khi tiếp xúc với không khí ẩm. Vì vậy sau khi dùng, kính hiển vi phải được bảo quản ngay nhất là bảo quản trong hộp xốp, bọc thêm túi chống ẩm và cất trong tủ.An toàn còn đảm bảo yếu tố an ninh. Nguyên tắc đảm bảo thẩm mỹ. Phòng thí nghiệm là nơi học thực hành của học sinh nên ngoài tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió thoáng mát thì trình bày đồ dùng hợp lí trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm thế tốt cho việc học tập của học sinh. Nguyên tắc có tên cho từng danh mục đồ dùng. Thiết bị và dụng cụ đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công tác bảo quản, không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng ,thiết bị mới của môn Hoá, lý, sinh vật và công nghệ. Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ lấy. Nguyên tắc vào sổ và kí mượn trả. Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải kí vào sổ theo dõi. Nếu coi thường công việc này sẽ dẫn đến thiết bị sẽ thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả mất nhiều công tìm kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo . 4 2.2 Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên , học sinh khi sử dụng phòng học bộ môn 2.2.1 Trách nhiệm của phó hiệu trưởng chuyên môn: S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh Để việc sử dụng các PHBM có hiệu quả, nhà trường đã xây dựng một số quy định và giao trách nhiệm cho các thành viên như sau: Sắp xếp thời khoá biểu các môn, lớp để các tiết học các môn Tin học, Vật lý, Hoá học, sinh vật được học ở các PHBM không trùng nhau. Cùng với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, quản lý theo dõi, kiểm tra đánh giá việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh tại các PHBM . 2.2.2 Đối với giáo viên phụ trách bộ môn: -Chuẩn bị nội dung các tiết dạy, chuẩn bị TBDH trước khi trống vào lớp. Đối với các tiết thí nghiệm thực hành giáo viên phải tiến hành thí nghiệm trước khi tổ chức lớp học. -Tổ chức lớp học phân nhóm học tập, rèn luyện: Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng, nhóm phó đến PHBM cùng cô giáo chuẩn bị tiết học, các học sinh khác chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định. -Rèn luyện học sinh có ý thức, tác phong học tập trong các PHBM. -Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học quản lý hướng dẫn học sinh sử dụng TBHD đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh. -Sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn, sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ học tập, dọn vệ sinh đảm bảo PHBM an toàn, sạch sẽ. -Cập nhật sổ sách mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các TBDH theo đúng chương trình môn học. - Có kế hoạch kiểm tra định kỳ TBDH, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong PHBM để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung. -Tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 2.2.3 Người cán bộ phụ trách phòng học bộ môn Đây là yếu tố tiên quyết hàng đầu của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác TBGD. Hiện nay ở các trường THCS, cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm là giáo viên bộ môn kiêm nhiệm. Do đó muốn đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả TBGD, người cán bộ phụ trách TBGD phải có một số tư chất sau đây: Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý nghiệp vụ công tác TBGD.Người phụ trách TBGD cần phải hiểu tầm quan trọng của công việc 5 chuẩn bị thiết bị phục vụ cho dạy của thầy và học của trò trong một nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ TBGD phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học có sử dụng các thiết bị giáo dục. Chúng ta chưa bàn đến S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh tâm lí của người làm công tác TBGD hoặc về vị trí của công việc này mà chỉ nói đến việc nếu quản lý TBGD tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Có tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao và với công việc quản lý nghiệp vụ thiết bị giáo dục của trường học. Vì vậy, phẩm chất bền bỉ, tỉ mỉ và cần cù làm việc, xây dựng tác phong làm việc khoa học là yếu tố thành công của người phụ trách phòng TBGD.Có tinh thần đoàn kết thân ái giữ đúng nguyên tắc xuất nhập các thiết bị thí nghiệm với thái độ ôn hoà khi chuẩn bị thiết bị giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành chất lượng các bài lên lớp. 2.2.4 Đối với học sinh: -Thực hiện nghiêm túc nội quy PHBM, đảm bảo trật tự, không nô đủa nghịch làm hư hại tài sản. - Có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên, các nhóm trực nhật phải đến sớm để phụ giúp giáo viên chuẩn bị và thu dọn sau mỗi tiết học; ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến thức trong bài học. -Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh theo hưỡng dẫn của giáo viên. III/ Kết quả đạt được Từ cách quản lý và sử dụng đó, các PHBM của nhà trường luôn được khai thác có hiệu quả. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng, kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng lên. Dạy học trong PHBM sẽ tạo ra không khí khoa học cho mỗi tiết học. Ví dụ tại phòng học Vật lí với những thiết bị dạy học về cơ, nhiệt, điện quang sẽ làm cho học sinh được sống trong bầu không khí vật lí thực sự; tương tự như thế, PHBM Hoá với những thiết bị thí nghiệm về hoá vô cơ, hữu cơ; PHBM Sinh với những thiết bị dạy học mô hình sinh động, học sinh có thể tháo lắp…sẽ tác động trực tiếp đến học trò kỹ càng hơn”. Không ở môi trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở PHBM, tránh được tình trạng dạy-học chay. Ở đây các em không chỉ được quan sát, nhận xét, tranh luận…mà còn được thực hành luôn. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: Thụ động,ỉ lại, tiếp thu một chiều. 6 Không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà ngay cả giáo viên cũng được “hưởng lợi” từ PHBM, trình độ chuyên môn được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, không ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên còn có thể dùng công nghệ thông tin để mô phỏng lại…qua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn, say S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh chuyên môn hơn vì vậy mà giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng . Chính vì vậy mà ngoài các loại đồ dùng hiện có, giáo viên đã làm được nhiều đồ dùng có giá trị thiết thực: Đồ dùng môn hình vòng tuần hoàn của các lớp động vật, các bộ sưu tập về đời sồng động vật, thực vật…. . Các giáo viên đã huy động học sinh sưu tầm được nhiều loại tranh ảnh, hiện vật, học sinh tham gia làm các mô hình, đắp vẽ mẫu vật để phục vụ cho bài giảng. Kỹ năng thực hành của các giáo viên tương đối tốt cho nên các tiết dạy ở PHBM đã mang lại niềm say sưa, hứng thú cho học sinh, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả hơn IV Bài học kinh nghiệm Phấn đấu xây dựng PHBM đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ khó khăn đối với các nhà trường ở vùng nông thôn. Từ thực tế đã làm và học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến khác, trường THCS Duy Minh đã rút ra bài học kinh nghiệm sau đây: - Một là: Muốn xây dựng PHBM theo tiêu chuẩn của Bộ cần phải huy động các nguồn tài chính, đây là khó khăn nên không phải trường học nào, địa phương nào cũng làm được. Để thành công người hiệu trưởng phải linh hoạt, khéo léo tham mưu với đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND xã để có đồng tình ủng hộ đầu tư xây dựng theo kế hoạch của nhà trường. - Hai là: Cần phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tranh thủ sự giúp đỡ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư. - Ba là: Trang thiết bị PHBM phải đồng bộ, đảm bảo chất lượng. Việc sắp xếp phải đảm bảo chất lượng, khoa học, tiện lợi cho người sử dụng. - Bốn là: PHBM phải có nội quy chặt chẽ, người dạy và người học phải nắm vững nội quy và thực hiện nghiêm túc hàng ngày; cần giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, tôn trọng và làm theo hướng dẫn của giáo viên, phòng học phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ. - Năm là: Trong khi chưa có giáo viên chuyên trách TBGD nhà trường cần lựa chọn những giáo viên có năng lực, có tinh thân trác nhiệm cho đi bồi dưỡng để phụ trách các PHBM. Phải tổ chức được các chuyên đề, các nhóm chuyên môn giảng dạy tại các PHBM, giáo viên phải am hiểu các đồ dùng TBDH trong phòng, sử dụng có hiệu quả trong từng tiết học. 7 -Sáu là: Hàng năm nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho PHBM. Thường xuyên cập nhật cơ sở vật chất , TBDH mới để trang thiểt bị cho PHBM đáp ứng việc đổi mới pương pháp dạy học. PHBM tin được kết nối mạng để giáo viên tìm thêm tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy. - Bẩy là: Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý để tất cả các tiết học quyđịnh được học tại PHBM. Tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr êng THCS Duy Minh của giáo viên, học sinh. Công tác bảo quản, bảo dưỡng được kiểm tra thường xuyên để các phòng máy đảm bảo an toàn, chất lượng. Tuy nhiên bài nghiên cứu khoa học của tôi chưa thể có sự hoàn chỉnh, nó chỉ đưa ra được một trong các giải pháp khả thi giúp cho công tác quản lý và sử dụng phòng học bộ môn đạt hiệu quả hơn. Qua đề tài này tôi mong rằng mình đã góp một phần công sức nhỏ trong công tác quản lý và sử dụng phòng học bộ môn ở trường trung học cơ sở. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Ngày 05 tháng 4 năm 2011 Người viết Đinh Thị Xuyến 8 9 . học bộ môn Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị hệ thống thiết bị dạy học( TBDH) bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để giáo viên, học sinh sử dụng. tác quản lý và sử dụng phòng học bộ môn đạt hiệu quả hơn. Qua đề tài này tôi mong rằng mình đã góp một phần công sức nhỏ trong công tác quản lý và sử dụng phòng học bộ môn ở trường trung học. dựng phòng học bộ môn (PHBM) để việc dạy học ngày càng đạt kết quả tốt hơn… II/Các giải pháp, biện pháp tổ chức, sử dụng phòng học bộ môn đạt kết quả cao 1/ Tổ chức xây dựng và quản lý phòng học

Ngày đăng: 06/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • Đề tài “Kinh nghiệm tổ chức quản lý và sử dụng phòng học bộ môn ở trường THCS Duy Minh – Duy Tiên – Hà nam “

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

  • S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - §inh ThÞ XuyÕn tr­êng THCS Duy Minh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan