1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề & HDC Ngữ văn 9 cấp tỉnh năm học 2010-2011

5 347 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Câu 3: 10 điểm Phân tích bài thơ “Sang thu” Hữu Thỉnh để thấy được sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ?. 1đ Nếu học sinh phân tích cả đoạn thơ thì cho không quá 0,5 điểm ở phần

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NÀM

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

MÔN : NGỮ VĂN 9 Năm học : 2010 – 2011

( Thời gian : 150 phút – không kể giao đề)

Ngày thi: 1/4 /2011

Câu 1: (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu dưới:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

( Nguyễn Du - Truyện Kiều )

a Trong các từ in đậm , từ nào được dùng theo nghĩa gốc; từ nào được dùng theo nghĩa chuyển và cho biết chúng được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

b Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ ?

c Thế nào là tả cảnh ngụ tình ? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên?

Câu 2: (6 điểm)

Ở một số trường học danh tiếng, học sinh được chào đón bằng một câu châm ngôn :

“Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn”.

Viết bài văn không quá 2 mặt giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên.

Câu 3: (10 điểm)

Phân tích bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh ) để thấy được sự vận động của

mạch cảm xúc trong bài thơ.

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Năm học : 2010 – 2011

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN : NGỮ VĂN 9 Câu 1: (4 điểm)

a Từ được dùng theo nghĩa gốc: hoa, sóng (0,25đ)

Từ được dùng theo nghĩa chuyển: cửa, ngọn, chân, mặt 0,5đ

Các từ trên được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (0,25đ)

b Tác dụng của điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ:

- Tạo âm hưởng trầm buồn (0,5đ)

- “Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.

(0,5đ)

c Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là:

- Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng

- Cảnh là phương tiện miêu tả, còn tâm trạng là mục đích miêu tả

* Học sinh tập trung phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ và nêu được các ý sau:

- Cảnh được nhìn qua tâm trạng nhân vật Thúy Kiều (0,5đ)

- Cả đoạn thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh, nhưng mỗi hình ảnh thiên nhiên đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều: nỗi nhớ, sự cô đơn, thân phận nổi trôi vô định, nỗi lo về số phận con người, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ (1đ)

(Nếu học sinh phân tích cả đoạn thơ thì cho không quá 0,5 điểm ở phần này)

Câu 2: (6 điểm)

1.Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận :giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp

- Nêu được những ý kiến của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài

- Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và có sức thuyết phục

2 Yêu cầu về kiến thức:

- Thí sinh được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau, miễn là phù hợp Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng:

* Luận điểm 1: Giải thích vấn đề:

- Vào trường học là lớn lên trong sự thông thái : vì đó là nơi học sinh được học tập, được

rèn luyện để tăng trí tuệ, kiến thức và khả năng ứng xử của mình

- Ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn: nghĩa là vận dụng kiến thức đã

được học để phục vụ đất nước, xã hội, nhân dân

* Luận điểm 2: Khẳng định, đánh giá vấn đề:

- Nếu một con người không có kiến thức, không có sự hiểu biết thì không thể phục vụ và cống hiến Vì vậy, có tài năng sẽ phục vụ xã hội một cách hiệu quả hơn

Thiếu hoặc sai một từ trừ 0,25đ

0,5đ

Trang 3

- Con người phải nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân và xã hội – “ngày nay học tâp, ngày mai giúp đời”

- Khi được giáo dục thành tài, thì con người có cần cống hiến cho xã hội

- Điều ấy được biểu hiện bằng những hành động cụ thể, nhận thức trong hiện tại (học tập) và tương lai (cống hiến)

- Bất kì một đất nước nào cũng cần đến nhân tài Có những con người như thế thì đất nước mới phát triển bền vững

* Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề

- Tất cả mọi người, khi ngồi vào ghế nhà trường đều phải quyết tâm học tập và rèn luyện để trở thành người toàn đức, toàn tài Từ đó, đem tài năng mà phục vụ tốt hơn cho đất nước, cho đồng loại của mình

- Đây cũng chính là trách nhiệm của tất cả mọi học sinh hiện nay - những thế hệ tương lai của đất nước

- Cần phê phán thái độ học tập thiếu nghiêm túc, không có ý thức rèn luyện phấn đấu hoặc

có tài năng mà không phục vụ cho xã hội một cách tích cực

3 Thang điểm:

5 - 6 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, có nhiều ý hay, có thể có một

vài lỗi

nhỏ về diễn đạt, chính tả

3 - 4 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, có nhiều ý đúng, còn một số

lỗi

về diễn đạt, chính tả

1 - 2 điểm: Còn nhiều hạn về kĩ năng làm bài, có nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

0 điểm: Chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc không làm được gì.

Câu 3 : ( 10 điểm )

1 Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết viết một bài văn nghị luận văn học kết hợp nhiều thao tác lập luận

- Bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm

- Học sinh có thể phân tích từng khổ thơ, sau đó nêu lên sự phát triển của mạch cảm xúc qua các khổ thơ ấy Hoặc có thể phân tích cả bài thơ, cuối cùng mới nêu lên sự vận động, phát triển của mạch cảm xúc từ đầu đến cuối bài thơ

2 Yêu cầu về kiến thức:

- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, học sinh không chỉ phân tích bài thơ mà còn phải thấy được sự vận động của mạch cảm xúc qua từng khổ thơ

a.Khổ 1:

- Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận qua mùi hương trong không gian:

hương ổi phả vào trong gió se.

- Dấu hiệu sang thu được cảm nhận qua hình ảnh:sương chùng chình Cảm nhận từ khứu

giác chuyển sang thị giác

- Tâm trạng bâng khuâng, ngỡ ngàng của tác giả được thể hiện qua các từ: “bỗng”, “hình như”.

b.Khổ 2:

Trang 4

- Dấu hiệu mùa thu dường như rõ rệt hơn qua các hình ảnh: “dòng sông”, “cánh chim”,

“mây mùa hạ” đang dần chuyển mình sang thu Cái oi bức của mùa hạ cũng sắp qua và cái

dịu êm của mùa thu cũng đã đến

- Các từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” có giá trị gợi tả

- Cụm từ “vắt nửa mình” nhân hóa đám mây khá độc đáo, thú vị và có sức gợi cảm.

* Sự vận động của mạch cảm xúc từ khổ thơ 1 sang khổ thơ 2 :

- Cảm nhận của nhà thơ được mở rộng theo chiều rộng của không gian từ gần đến xa, không chỉ là những hình ảnh thiên nhiên nơi đầu thôn ngõ xóm mà giờ đây, thu đã lan toả trong cả đất trời

- Bức tranh mùa thu đã hiện ra khá rõ nét chứ không còn mơ hồ như ở khổ thơ đầu

- Từ cảm giác ngỡ ngàng bâng khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng của lòng người vào khoảnh khắc giao mùa

c Khổ 3:

- Không gian thu đến đây được tác giả cảm nhận qua các hình ảnh của vũ trụ: nắng, mưa, sấm.

- Đất trời đang làm một cuộc chuyển giao kì diệu, tất cả điều đó được tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn rung động tinh tế, giàu tình yêu thiên nhiên

- Các từ ngữ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt bất ngờ”đã gợi tả rất hay cảm giác về sự hiện hữu của sự vật trong thời gian và không gian ấy

- Những hình ảnh: “nắng”, “mưa”, “sấm” vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ.

“Sấm” tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho những con người từng trải, được tôi luyện trong những

tháng năm gian khổ Với những hình ảnh này, nhà thơ muốn gởi gắm suy ngẫm: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời

* Sự vận động của mạch cảm xúc từ khổ thơ 1, 2 sang khổ thơ 3 :

- Thu đã lan tỏa vào cả đất trời và đã trở nên rõ nét hơn (vận động cả về thời gian và không gian)

- Từ chỗ hướng ngoại, tứ thơ đã chuyển sang hướng nội, chính điều này đã làm cho bài thơ kết thúc để lại những ấn tượng lắng đọng trong lòng người

- Từ những cảm nhận về thiên nhiên, nhà thơ đã chuyển sang những suy ngẫm về con người

và cuộc đời

3 Thang điểm:

9 - 10 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết hay, sáng tạo thể hiện khả năng cảm thụ

văn

học tốt, có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả

7 - 8 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc, có nói được sự vận

động

của mạch cảm xúc trong bài thơ nhưng chưa sâu, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả

5 - 6 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết rõ ý, có đề cập đến sự vận động của

mạch

cảm xúc trong bài thơ nhưng chưa phân tích, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả

Trang 5

3 - 4 điểm: Chỉ phân tích bài thơ chứ không nói được sự vận động của mạch cảm xúc trong

bài

thơ Còn nhiều lỗi diễn đạt , chính tả

1 - 2 điểm: Chỉ phân tích bài thơ nhưng còn sơ sài Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.

0 điểm : Không làm được gì, hoặc lạc đề.

* Lưu ý:

1 Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh ; phát hiện, trân trọng những bài

có ý kiến và giọng điệu riêng Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục

2 Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, điểm lẻ đến 0,25 điểm Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm

cụ thể

Ngày đăng: 05/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w