Ấn Độ là một trong những nước sản xuất hồ tiêu sớm nhất trên thế giới. Cây hồ tiêu được trồng tại các vùng đồi ở Đông Nam Ấn Độ từ Bắc Karana đến Kanyakumari. Đây chủ yếu là các vùng đất vùng khí hậu nóng và ẩm ở phía Nam Ấn Độ. Chỉ riêng bang Kerala đã chiếm 96% tổng sản lượng hồ tiêu của nước này. Sản xuất tại bang Karnataka chiếm 3,5% và số còn lại tại bang Tamil Nadu, Pondicherry và Andaman & Nicobar.
Trang 1Sản xuất hồ tiêu của Ấn Độ
1 Sản xuất
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất hồ tiêu sớm nhất trên thế giới Cây hồ tiêu được trồng tại các vùng đồi ở Đông Nam Ấn Độ từ Bắc Karana đến Kanyakumari Đây chủ yếu là các vùng đất vùng khí hậu nóng
và ẩm ở phía Nam Ấn Độ Chỉ riêng bang Kerala đã chiếm 96% tổng sản lượng hồ tiêu của nước này Sản xuất tại bang Karnataka chiếm 3,5% và số còn lại tại bang Tamil Nadu, Pondicherry và Andaman & Nicobar
Bang Kerala, với diện tích 38.863 km2 và 32 triệu dân, chiếm 94% tổng diện tích trồng hồ tiêu tại Ấn Độ Hồ tiêu được trồng hầu khắp các huyện thuộc bang Tại bang này, chỉ riêng các huyện Calicut, Cannanore, Kottayam và Idukki chiếm đến 67% diện tích trồng hồ tiêu của cả bang
Tại bang Karnataka, các địa phương Kodagu, Bắc Karana, Nam Karana và Shimoga và những trung tâm hồ tiêu chủ yếu Các trung tâm hồ tiêu chủ yếu tại bang Tamil Nadu là Kunyakumari và Nilgiris Trung tâm tại Pondichery là Mahe Hồ tiêu đen cũng được trồng tại một số nơi thuộc bang Orissa, Andhra Pradesh, Maharashtra, Goa và vùng Đông Bắc
Diện tích và sản lượng hồ tiêu Ấn Độ
(ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (kg/ha)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ
Tại bang Kerala, bang chính trồng hồ tiêu, hoa nở trong hai tháng 5
và 6 Từ khi nở hoa đến khi thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng Thu hoạch hồ tiêu tại vùng đồng bằng từ tháng 11 hàng năm đến tháng một năm sau và tại các vùng đồi từ tháng một đến tháng ba hàng năm
Trang 2Về cơ cấu chất lượng, hồ tiêu do Ấn Độ sản xuất gồm loại 550 gr/lít chiếm tỷ trọng 55%, loại 500 gr/lít 7%, loại 300 – 400 gr/lít 15% và loại ASTA là 23%
Hồ tiêu có 2 loại, hồ tiêu tắng và hồ tiêu đen Năm 2009 – 2010, sản lượng tiêu trắng là 450 tấn Năm 2011 – 2012, sản lượng ước là 500 tấn
2 Tiêu thụ
Sản xuất gia vị là ngành được coi trọng và khá phát triển tại Ấn Độ
Ấn Độ là nước tiêu thụ nhiều gia vị nói chung và hồ tiêu nói riêng Tiêu dùng trong nước là dùng để làm gia vị trong chế biến thực phẩm, chiết xuất tinh dầu và sản xuất dược phẩm
Từ thời tiền sử, tiểu lục địa Ấn Độ được biết đến là xứ sở của gia vị Đến năm 1970, Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất, tiêu thụ
và xuất khẩu gia vị lớn nhất trên thế giới Năm 2009 – 2010, nước này sản xuất 4,016 triệu tấn gia vị các loại từ diện tích 2,464 triệu ha Trong số đó,
10 – 12% sản lượng được xuất khẩu Năm 2010 – 2011, sản lượng gia vị đạt 4,65 triệu tấn với tổng giá trị khoảng 1 tỷ USD
Có 52 loại gia vị chính thức được sản xuất, buôn bán và tiêu thụ tại
Ân Độ Đó là không tính đến nhiều loại gia vị dân gian khác tại các vùng
xa nông thôn, miền núi tại nước này Các loại gia vị chính bao gồm: hồ tiêu, bạch đậu khấu, nhục đậu khấu, ớt, gừng, nghệ, mùi, thìa là, cần tây, ca
ri, gừng, tỏi, bạc hà, quế, hồi…
Theo Viện nghiên cứu gia vị của Ấn Độ, đến năm 2025 dân số nước này sẽ là 1,27 tỷ người Tiêu thụ bình quân/người các loại gia vị hồ tiêu, bạch đậu khấu, nghệ, gừng và nhục đậu khấu sẽ là 84 gram, 99 gram, 702 gram, 646 gram và 2,5 gram tương ứng
Năm 2008 – 2009, tiêu thụ hạt tiêu nội địa toàn Ấn Độ là 44.000 tấn Năm 2009 – 2010 là 44.000 tấn và năm 2010 – 2011 là 45.000 tấn
3 Xuất khẩu và nhập khẩu
Gia vị của Ấn Độ hiện nay được tiêu thụ tại trên 100 nước trên thế giới Ấn Độ xuất khẩu hồ tiêu khối lượng lớn hàng năm Theo số liệu của
Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, lượng xuất khẩu trong những năm gần đây khoảng 20.000 tấn/năm Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Anh, Canada, Italia, Australia, Đức, Nhật…
Trang 3Xuất khẩu hồ tiêu của Ấn Độ
Đơn vị: tấn
Các nước
nhập khẩu chính
Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ
Trong năm 2010 – 2011, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 18.850 tấn, với trị giá 62,78 triệu USD (383,19 triệu Rupee), tăng 22% về trị giá so với 19.750 tấn và 76,64 triệu USD (313,93 triệu Rupee) của năm 2009 –
2010 Đơn giá bình quân tăng từ 158,95 Rupee/kg năm 2009 – 2010 lên 203,82 Rupee/kg năm 2010 – 2011
Xuất khẩu hồ tiêu của một số nước trên thế giới
Đơn vị: tấn
Đen Trắng Tổng số Đen Trắng Tổng số Đen Trắng Tổng số
Brazil 28.786 2.000 30.786 30.676 2.000 32.676 7 0 6
Ấn Độ 17.183 1.303 18.486 22.500 1.250 23.750 31 -4 28 Indonesia 49.146 13.453 62.599 25.368 11.119 36.487 48 -17 -42 Malaysia 11.189 2.887 14.076 11.210 3.050 14.260 0 6 1 Sri Lanka 12.219 0 12.219 7.000 0 7.000 43 - -43 Việt Nam 94.139 22.722 116.861 105.800 18.000 123.800 12 -21 6 Trung Quốc 0 4.569 4.569 0 4.452 4.452 - -3 -3 Nước khác 9.600 0 9.600 10.450 0 10.450 9 - 9
Tổng số 222.262 46.934 269.196 213.004 39.871 252.875 -4 -15 -6
Nguồn: Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC)
Trang 4Từ tháng 4/2011 đến tháng 1/2012, Ấn Độ xuất khẩu 22.300 tấn hồ tiêu, trị giá 140,16 triệu USD (7.007,83 tiệu Rupee), đạt 112% về khối lượng theo kế hoạch cả năm 20.000 tấn và 160% về trị giá của kế hoạch cả năm 90 triệu USD (450 triệu Rupee)
Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu hồ tiêu với khối lượng lớn Năm
2005 – 2006, nước này nhập khẩu 16.870 tấn, năm 2006 – 2007 nhập khẩu 15.701 tấn, năm 2007 – 2008 nhập khẩu 13.500 tấn, năm 2008 – 2009 nhập khẩu 10.750 tấn và năm 2010 – 2011 nhập khẩu 16.100 tấn Các nước xuất khẩu chính vào thị trường Ấn Độ là Malaysia, Việt Nam và Indonesia
Trong năm 2011, giá hồ tiêu có xu hướng tăng trên thị trường quốc
tế Lý do chính của việc tăng giá này là nhu cầu tăng, đồng thời nguồn cung giảm 31.000 tấn so với mức 330.000 tấn của năm 2010
Trong năm 2012, dự báo thị trường hồ tiêu thế giới biến động phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung mà Việt Nam, Brazil, Indonesia và Ấn Độ
có vai trò rất quan trọng Dự báo sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2012 tăng hơn 20.000 tấn so với năm 2011 và nhu cầu thế giới vẫn trong xu hướng tăng có lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu
Ấn Độ có kế hoạch duy trì sản lượng hàng năm trên 50.000 tấn thông qua các biện pháp trồng lại cây hồ tiêu tại các trang trại, hỗ trợ trang trại và nông dân về tín dụng, sử dụng các giống có năng suất cao Dự kiến kế hoạch, đến năm 2014 – 2015, sản lượng sẽ đạt 60.000 tấn và năm 2015 –
2016 đạt 70.000 tấn./
Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ