Mục tiêu của giáo dục Phổ thông hiện nay chuyển từ việc trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực thực hành cho các em HS, chú trọng việc dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên
Trang 1-Chuyên đề
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
Lý thuyết: Phùng Hải Yên Dạy thực nghiệm: Nguyễn Khánh
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
Mục tiêu của giáo dục Phổ thông hiện nay chuyển từ việc trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực thực hành cho các em HS, chú trọng việc
dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống
thực tiễn
Công nghệ thông tin với những ưu thế vượt trội của nó đã đi vào tất cả
các lĩnh vực ngày nay Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT đóng một vai trò to
lớn, có tác động mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức
dạy và học CNTT là phương tiện để tiến tới một “ xã hội học tập”
Với sự phát triển của CNTT đã tạo ra cơ hội mới cho ngành GD&ĐT
trong tất cả các lĩnh vực, từ quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên Hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực của
hoạt động nhận thức của HS
Môn GDCD với mục đích giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chú
trọng giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, yêu CNXH, rèn luyện
thế hệ trẻ có niềm tin, khát vọng, hoài bão lớn lao
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là việc làm phổ biến đối
với các cấp học, bậc học và môn học, tuy nhiên bộ môn GDCD trong nhà
trường vẫn thường bị xem nhẹ, bị coi là môn học phụ, nên giáo viên không có
sự đầu tư tìm tòi tư liệu mới, phương pháp mới, học sinh học tập thụ động,
thiếu thực tiễn, ít vận dụng, dạy học “chay” vẫn còn đang rất phổ biến
Bản thân nhận thấy đã có nhiều tiết dạy GV sử dụng CNTT nhưng còn
lúng túng khi sử dụng, không thành thục trong thao tác, chưa phát huy hết tất
cả các ứng dụng GV ít dám đổi mới, áp dụng các ứng dụng phần mềm mới
vào dạy học, gây tâm lí chán học, ngại học với học sinh
Chính vì những lí do nêu trên nên chúng tôi quyết định nghiên cứu, triển
khai, áp dụng kinh nghiệm “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy GDCD tạo hứng
thú cho HS” qua những hiểu biết thực tế của bản thân qua nhiều năm công tác
và giảng dạy
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với kinh nghiệm và sự hiểu biết về CNTT của bản thân, chúng tôi
nghiên cứu chuyên đề nhằm mục đích: Giáo viên tăng cường và thường xuyên
sử dụng CNTT hơn trong các hoạt động dạy và học GDCD
Thao tác sử dụng CNTT của giáo viên sẽ thành thục và có kĩ năng hơn
Trang 3GV phát huy hết hiệu quả của các phần mềm sẵn có thông dụng hiện
nay vào bài giảng, đồng thời tránh việc lạm dụng CNTT mà quên mất rằng
đây chỉ là 1 phương tiện nhằm hình thành kiến thức và kĩ năng của HS qua
bài học
Về phía học sinh: Các em sẽ yêu thích môn học GDCD hơn, mà trước
đây vẫn bị coi là nhàm chán Qua đó hình thành các kĩ năng giao tiếp ứng xử
phù hợp hơn, thông qua các hình ảnh, video clip, sơ đồ tư duy trực quan sinh
động Từ đó các em sẽ trở thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, có
chí hướng phấn đấu và tu dưỡng đạo đức bản thân
Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo
viên phải dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy Từng bước áp dụng các
phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, đầu Projector, băng hình, tranh
ảnh vào trong giảng dạy, đó là con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả
tiết học lên gấp đôi Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Đó là một trong
những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật
chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên
B PHẦN NỘI DUNG
I Thực trạng dạy và học có ứng dụng CNTT trong môn GDCD.
Tại trường TH&THCS Đại Dực: nằm ở xã Đại Dực, 1 xã vùng cao
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số chiếm số lượng
lớn, đa phần các em chưa được trang bị kiến thức về các kĩ năng sống đơn
giản Sự tiếp xúc hạn chế nên các em còn rụt rè, thiếu tự tin Việc tiếp cận với
CNTT trong dạy học lại càng khó khăn hơn
1 Thuận lợi.
Đa số giáo viên và học sinh thích dạy – học ứng dụng CNTT
Sự am hiểu về các phần mềm, thiết bị của GV là tương đối tốt
Đa số các em ngoan, ý thức tốt, có động cơ thái độ học tập và rèn luyện, có
khả năng lĩnh hội, và rất thích tham gia các hoạt động
Việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy - học là cần thiết vì giờ học sẽ
đạt hiệu quả cao hơn, có nhiều thời gian và không gian cho giáo viên và học
sinh hoạt động Hay nói cách khác việc ứng dụng CNTT sẽ thực hiện nguyên
tắc dạy học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn” được tốt hơn
2 Khó khăn:
Phụ huynh coi môn này là môn học phụ, luôn nhắc nhở con em mình chú
trọng vào các môn như Toán, Lý, Hóa
Trang 4Có một số giáo viên còn cho rằng dạy môn GDCD chỉ cần cho học sinh
học thuộc nội dung bài học là xong, chưa nhiệt tình, quan tâm đổi mới
phương pháp dạy học môn GDCD Chính vì vậy học sinh cũng coi thường
môn GDCD Có em còn ngại khi học môn GDCD vì phải học một đoạn dài
không dễ nhớ chút nào nên hay trốn tiết
Nhiều ý kiến cho rằng học bộ môn GDCD khô khan, nhàm chán, học
sinh khó tiếp thu
Giáo viên giảng dạy GDCD đa phần là các phân môn xã hội, ít tiếp xúc
với CNTT hơn là giáo viên bên chuyên ngành tự nhiên, nên việc dạy học ứng
dụng CNTT còn gặp nhiều lúng túng
HS ít tiếp cận với CNTT
Một số học sinh được gia đình nuông chiều, thiếu quan tâm nên ý thức
học tập chưa cao Số ít học sinh khác còn rụt rè
Các tiết dạy rèn kĩ năng sống, tạo hứng thú cho học sinh qua việc tích
hợp vào các môn học còn hạn chế
Các tiết học còn khô khan, dập khuôn, chưa sáng tạo gây nhàm chám
cho học sinh
Cha mẹ chưa quan tâm nhiều tới con cái, còn phó mặc cho nhà trường
nên dễ nảy sinh cách học chống đối trong học sinh
3 Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thực trạng đó
Nhà trường trang bị các phương tiện dạy học chưa đồng bộ
Giáo viên thiếu kĩ năng và phương pháp của 1 giờ dạy CNTT Tâm lí
ngại, mất thời gian cho việc chuẩn bị và soạn bài
Tổ chuyên môn chưa có quy định rõ ràng, chưa đánh giá thi đua gắn vào
việc dạy CNTT
Chưa hình thành phong trào thi đua sôi nổi về việc dạy và học ứng dụng
CNTT
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, cả nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan đẫn đến hiệu quả tiết dạy còn thấp nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất vẫn là nhận thức về tầm quan trọng của CNTT Chính vì vậy yếu tố
tiên quyết là người GV phải nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ về
CNTT, phải thật sự say mê, gắn bó với các em HS, với chuyên môn nhà
trường thì những hoạt động dạy học mới đi vào chiều sâu Chất lượng mới
được cải thiện
II CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VÀO BÀI
GIẢNG MÔN GDCD TẠO HỨNG THÚ CHO HS.
Trang 5Biện pháp 1: Công tác tham mưu, đề xuất, xây dựng hệ thống cơ sở vật
chất nhà trường, trang thiết bị dạy học.
Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất sắm sửa cơ sở vật chất với BGH
nhà trường thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học mới đạt được hiệu quả cao
và đi vào thực chất
Ngay từ đầu năm học, tổ nhóm bộ môn sẽ lên kế hoạch hoạt động
chuyên môn; Kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin nhà trường, trong đó có
nội dung yêu cầu bắt buộc số tiết học các bộ môn khác nhau phải sử dụng
CNTT vào dạy học
Tổ chức các lớp tập huấn phần mềm từ đầu năm học, triển khai các
phương pháp ứng dụng Sinh hoạt chuyên môn hàng tháng: dành thời gian
cho việc thảo luận tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học
Biện pháp 2: Lựa chọn các công cụ, phần mềm, ứng dụng tối ưu hóa việc
dạy học GDCD mang lại hiệu quả cao:
Hiện nay có rất nhiều phần mềm trình chiếu hỗ trợ cho hoạt động dạy
-học, mỗi phần mềm đều có ưu điểm riêng của nó Ở đây, chúng tôi đã lựa
chọn một số phần mềm phù hợp với đặc trưng bộ môn Cụ thể:
1 Phần mềm Office thông dụng Powwer Poit và 1 số ứng dụng hay:
Phần mềm PPT là phần mềm trình diễn của Microsoft office Phần
mềm này có rất nhiều tính năng như: trình chiếu hình ảnh, chữ, video clip, âm
thanh với rất nhiều lựa chọn về hiệu ứng
Điều đầu tiên có thể khẳng định, đây là công cụ chủ yếu để GV dạy học
có ứng dụng CNTT ở tất cả các bộ môn, môn GDCD cũng không nằm ngoài
sự bao quát đó Tuy nhiên, để ứng dụng này đem lại hiệu quả cao nhất cho
dạy học GDCD phù hợp với đặc trưng bộ môn, chúng tôi đã ứng dụng 1 số
kinh nghiệm, thủ thuật, thiết kế như sau:
* Thiết kế trò chơi ô chữ:
Ưu điểm: Đây là trò chơi sử dụng những tính năng ưu việt của phần
mềm PPT, GV cần có chút ít về kĩ thuật xử lí, kinh nghiệm tạo hiệu ứng, cũng
như cần có 1 tư duy tốt, óc thẩm mỹ để thiết kế ô chữ nhẳm mục đích củng
cố bài dạy Hiệu ứng tốt, âm thanh nổi bật, màu sắc hài hòa, cân đối, phương
pháp tổ chức tốt, thì HS không thể không bị lôi cuốn vào các ô chữ kì diệu
Từ đó các em tiếp thu kiến thức 1 cách tự nhiên không gò bó
Ứng dụng: Thông thường trò chơi ô chữ dùng để khắc sâu kiến thức
bài dạy nên GV có thể đưa trò chơi này vào phần gần cuối bài dạy để củng cố
và khắc sâu kiến thức
VD: Sau khi truyền đạt hết nội dung kiến thức bài “Năng động sáng
tạo” GDCD 9, GV đưa ra tổ chức cho lớp trò chơi ô chữ như sau:
Ô chữ gồm 7 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc
Câu 1: Điền từ vào dấu (…) Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
Tôn … trọng đạo (Sư)
Trang 6Câu 2: Tên của em HS lớp 12A, chuyên Toán trường ĐHSP Hà Nội,
Em đạt huy chương vàng kì thi Toán quốc tế lần 40 tại Ru-ma-ni (Lê Thái
Hoàng)
Câu 3: Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau: (…) : là tích cực,
chủ động, dám nghĩ, dám làm (Năng động)
Câu 4: Người nông dân Đại Dực rất năng động, họ đã đưa cây này về
Trồng tại địa phương để sản xuất miến Đây là cây gì? (Dong)
Câu 5: Điền 2 từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu thành ngữ Có chí ( ) ( )
(nên)
Câu 6: Đây là 1 trong những phát minh vĩ đại của nhà bác học
Ê-đi-xơn Nó được dùng để liên lạc, và hiện đang rất phổ biến (Điện thoại)
Câu 7: Môn học đã khiến Lê Thái Hoàng nổi tiếng và giành được nhiều
huy chương quốc tế (Toán)
ă
á
L ê T h i H o à n g
ạ
Đ i ệ n t h o i
á
T
g
o n D
1
2
3
4
5
6
7
Câu 1: Điền từ vào dấu (…).
Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: Tôn … trọng đạo.
Câu 2: Tên của em HS lớp 12A, chuyên Toán trường ĐHSP Hà Nội,
Em đạt huy chương vàng kì thi Toán quốc tế lần 40 tại Ru-ma-ni
Câu 3: Điền từ còn thiếu để hoàn thiện khái niệm sau:
(…) : là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Câu 4 : Người nông dân Đại Dực rất năng động, họ đã đưa cây này về
Trồng tại địa phương để sản xuất miến Đây là cây gì?
Câu 5 : Điền 2 từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu thành ngữ
Có chí ( ) ( )
Câu 6: Đây là 1 trong những phát minh vĩ đại của nhà bác học Ê-đi-xơn Nó được dùng để liên lạc, và hiện đang rất phổ biến.
Câu 7 : Môn học đã khiến Lê Thái Hoàng nổi tiếng và giành được
Nhiều huy chương quốc tế.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
* Thiết kế trò chơi đuổi hình bắt chữ;
Ưu điểm: đây là trò chơi không mới, đã phổ biến trên truyền hình và
nhiều hoạt động ngoại khóa trường học, tuy nhiên, GV biết ứng dụng vào bài
dạy GDCD thì sẽ mang lại hiệu quả không hề nhỏ cho bài học
Ứng dụng: Chủ yếu tổ chức cho HS đoán biết các cụm từ, từ trong bài
học, hoặc các thành ngữ, châm ngôn, danh ngôn, tục ngữ liên quan đến nội
dung bài học hôm đó
VD: Dạy bài Tiết kiệm GDCD 6, GV có thể củng cố bài học bằng một
số thành ngữ để học sinh đoán
Câu hỏi: đây là 1 thành ngữ chỉ sự hoang phí, không biết tiết kiệm
(ném tiền qua cửa sổ)
Trang 7Nhìn hình đoán thành ngữ
Ném tiền qua cửa sổ
(minh họa cho trò chơi đuổi hình bắt chữ môn GDCD)
VD2: Sau khi học xong Bài 7 GDCD 9 “Kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta”, GV củng cố bài dạy bằng 1 số thành ngữ, tục
ngữ nói về tính truyền thống của dân tộc ta như tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,
đoàn kết
Một chữ là thầy, nửa chữ là thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
Đáp án
* Thiết kế trò chơi “ngôi sao may mắn”, “sắc màu em yêu”
Ưu điểm: Trò chơi này thì rất đơn giản, GV củng cố kiến thức bằng
cách chiếu 1 slide như bên dưới, HS sẽ chọn các màu hoa tương ứng với 1 câu
hỏi về chủ đề bài dạy:
VD: Sau khi nghiên cứu xong kiến thức Bài 12 Công ước Liên hợp
quốc về quyền trẻ em GDCD 6, GV cho HS thi giữa các tổ có quà tặng:
USD
Trang 8Màu vàng: Việt Nam tham gia công ước LHQ về quyền trẻ em vào năm
nào? ( 1990)
Màu đỏ: Công ước LHQ về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? (4
nhóm)
Màu xanh nõn chuối: Làng trẻ em SOS Hà Nội có được hưởng các
quyền lợi ích như trẻ em bên ngoài xã hội hay không ? (Có)
Màu hồng: Kể 3 việc làm vi phạm quyền trẻ em mà em biết?
Màu xám: Kể 3 việc làm tuân thủ quyền trẻ em mà em biết?
2 Sử dụng phần mềm Bản đồ tư duy (eMindMaps)
Ưu điểm:
BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép
nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường
nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực
GDCD là môn học với nhiều lượng thông tin, các vấn đề đạo đức, pháp
luật, kiến thức cần sâu chuỗi một cách logic nhằm giúp học sinh nhận biết
Việc áp dụng Bản đồ tư duy góp phần giúp học sinh học được phương pháp
học, giúp học sinh học tập một cách tích cực, ghi chép có hiệu quả, tránh
được sự nhàm chán trong cách dạy GDCD hiện nay
Nhận thấy vai trò của áp dụng Bản đồ tư duy trong dạy học GDCD
như vậy, đặt ra yêu cầu của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học cần
tích cực, chủ động áp dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy và học
Các bước để tạo nên một bản đồ tư duy:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề
Bước 2 Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích
thích não như hình ảnh
Bước 3 Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp
hai,…
Bước 4 Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường
nối
Chọn màu sắc ưa thích với câu hỏi
Trang 9Bước 5.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu
sắc,…)
Bước 6 Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các
đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất
nhiều các đường thẳng buồn tẻ
Bước 7 Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
Ứng dụng:
Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu BĐTD
Bước 2: Học cách thiết kế BĐTD bằng cách cho học sinh hoàn thiện các
BĐTD do GV vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung…
Bước 3: Thực hành vẽ BĐTd trên giấy, bìa, bảng
Từ việc học sinh nắm vững được phương cách xây dựng BĐTD và quy
trình tổ xây dựng BĐTD trong dạy học Đồng thời qua kết quả nghiên cứu
thực nghiệm và lý luận của nhiều nhà hoạt động trong ngành giáo dục Có thể
tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD như sau:
- Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV
- Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh
về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập
- Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về
kiến thức của bài học đó GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn
chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học
- Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn
hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên
trình bày, thuyết minh về kiến thức đó
GV có thể vận dụng BĐTD vào các khâu trên trong tiến trình dạy học
Từ những nghiên cứu trên có thể bước đầu cho phép kết luận: Việc vận
dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu
biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa
học Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như
vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH,
đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS
Một số bản đồ tư duy giúp HS hệ thống hóa kiến thức:
Trang 10Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI (GDCD 6)
3 Sử dụng phần mềm Windows movie maker
Ưu điểm
Đây là phần mềm tích hợp sẵn trong bất kì máy tính nào được cài đặt
Window XP, Win 7, Win 8 Chỉ cần nhấn Start ->Programs là thấy GV
không cần cài đặt
Dễ dàng sử dụng và thao tác hơn bất cứ công cụ phần mềm thiết kế
video, ảnh nào khác
Ứng dụng: chỉnh sửa video, cắt video, cắt ảnh, tự thiết kế đoạn video
kèm hình ảnh, giáo viên có thể tự chụp ảnh, hoặc tự quay video bằng smart
phone, sau đó chỉ cần có chút ít kĩ năng sử dụng (hoặc qua tập huấn đầu năm)
là có thể thiết kế ra 1 đoạn video clip ưng ý nhất Hoặc GV có thể dowload
những đoạn video trên mạng về và cắt chúng theo ý mình cần dùng 1 phần
hoặc 1 đoạn bất kì Sau đó nhúng vào bài giảng: