Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
296 KB
Nội dung
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐIỂM GIAO THÔNG ( Thời gian thực hiện 2 tuần từ ngày 7 đến 18 tháng 3 ) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất - Thực hiện các vận động : Ném trúng đích ,nhảy khép tách chân ,tung và bắt bóng 2. Phát triển nhận thức - So sánh và phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, lợi ích, nơi hoạt động. - Phân nhóm các phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung. - Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ. - Nhận biết một số biển hiệu giao thông đơn giản. - Nhận biết được số lượng, chữ số, số lượng trong phạm vi 10. - Nhận biết các hình khối qua tên gọi và đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép các hình để tạo hình mới. 3.Phát triển ngôn ngữ - Đặt và trả lời các câu hỏi về các phương tiện giao thông như : Tại sao ? Có gì giống nhau ? Có gì khác nhau ? - Biết kể chuyện, đọc thơ và kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm có nội dung về các phương tiện giao thông. - Biết được từ khái quát “Phương tiện giao thông” : Phương tiện giao thông đường bộ , đường thủy, đường hàng không, - Biết được ký hiệu giao thông đơn giản. - Nhận biết được các chữ cái và phát âm các âm của chữ cái có tên trong các phương tiện giao thông 4. Phát triển thẩm mỹ - Hát tự nhiên , thể hiện cảm xúc vận động nhịp nhàng theo bài nhạc , bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề phương tiện giao thông - Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đa dạng có tỉ lệ kích thước , bố cục cân đối , màu sắc hài hòa về hình ảnh các PTGT 5. Phát triển tình cảm xã hội - Nhận thấy những công việc, việc làm , cử chỉ tốt đẹp của các bác, các chú điều khiển và giữ trật tự an toàn giao thông ; kính trọng người lái xe và điều khiển - Biết được một số quy định cho người đi bộ , đi theo tín hiệu đèn giao thông. - Biết một số hành vi văn minh trên xe, đi ngoài đường . Biết giữ gìn an toàn cho bản thân. 1 II. MẠNG NỘI DUNG 2 * Luật giao thông: - Trẻ biết một số quy định đơn giản của luật giao thông khi tham gia giao thông. - Có những hành vi văn minh khi đi trên tàu, xe. - Biết một số biển báo giao thông trên đường. - Chấp hành luật giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông. * Phương tiện giao thông: - Trẻ biết tên gọi của các loại phương tiện giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. - Đặc điểm, màu sắc, kích thước, tiếng còi, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động.Công dụng : choẻ hàng, chở khách. - Người điều khiển các PTGT : tài xế, phi công, thuỷ thủ. - Các dịch vụ giao thông: bán vé, sửa chữa xe… CHỦ ĐIỂM GIAOTHÔNG III. MẠNG HOẠT ĐỘNG 1 Phát triển thể chất - Ném trúng đích thẳng đứng. - Nhảy khép và tách chân. Tung và bắt bóng 3 Phát triển ngôn ngữ * LQVH - Thơ : Giúp bà - Truyện : Qua đường - * LQCC - Làm quen chữ p,q - Tập tô chữ p,q GIAO THÔNG 4 Phát triển nhận thức : * KPKH : - Một số Phương tiện giao thông - Một số luật lệ giao thông phổ biến. *LQVT - Đếm đến 10,nhận biết các nhóm có 10 đối tượng, làm quen số 10 -Mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10 5 Phát triển TCXH Trẻ thể hiện tình cảm: yêu quý các loại phương tiện giao thông, những người làm nghề giao thông. - Đóng vai : bác tài xế, hành khách, chú công an giao thông, quầy bán vé. - Trò chơi vận động : Ô tô về bến, tín hiệu. -Trò chơi dân gian : Kéo co,cướp cờ - Trò chơi học tập : Tuyền tin. Ai nhanh hơn. 3 2 Phát triển thẩm mỹ * Tạo hình : - Xé dán thuyền trên biển . - Dán hình ô tô chở khách * Âm nhạc : - Em tập lái ô tô - Em đi qua ngã tư đường phố KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT TUẦN Tuần 1 từ ngày 7 đến 11 tháng 3 CHỦ ĐỀ NHÁNH : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Hoạt động NỘI DUNG Đón trẻ - Đón trẻ : Cô niềm nở đón trẻ ,nhắc cháu cất đồ dùng vào nơi quy định - Trò chuyện về các phương tiện giao thông mà địa phương mình có - Điểm danh sỉ số lớp Thể dục sáng - Đt hô hấp : Còi tàu tu tu - ĐT tay vai : Tay đưa ra phía trước, lên cao - ĐT cơ chân : Ngồi khuỵu gối(tay đưa cao ra trước) - ĐT bụng lườn : Đứng đan tay sau lưng gập người về trước. - ĐT bật nhảy : Bật tiến về trước. Hoạt động ngoài trời 1 Quan sát thiên nhiên : cháu dạo chơi ,quan sát dự báo thời tiết,trò chuyện về chủ điểm 2 Hoạt động có chủ đích : - Ôn kiến thức cũ : ôn kiến thức cháu học ngày hôm trước - Làm quen kiến thức mới : Làm quen với kiến thức hôm nay cháu sẽ học 3 Trò chơi vận động Ô tô về bến. - Chuẩn bị: 4 – 5 lá cờ khác màu. - Mỗi trẻ có một băng giấy hoặc một lá cờ cùng màu với cờ. - Cách chơi : Cô phát cho mỗi trẻ 1 lá cờ hoặc 1 băng giấy, trẻ làm ô tô các ô tô có màu sắc khác nhau. Cho trẻ đi vòng quanh sân tay cầm vô lăng xe và nói “bim, bim”, Cứ 30 giây cô ra tín hiệu: “ Cô nói các ô tô chuẩn bị về bến đỗ” khi cô giơ cờ màu gì thỉ ô tô màu đó vào bến. Cô cũng có thể dùng bằng thẻ số. 4 Trò chơi dân gian : Kéo co - Chuẩn bị: 1 sợi dây thừng dài 6 m. Vẽ một vạch chuẩn làm ranh giới giữa 2 đội. 4 - Cách chơi : Chia trẻ thanhg 2 nhóm tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, Tất cả cùng cầm vào sợi dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả cùng keóe về phía của mình. Nếu người đứng đầu hàng dẫm vào vachi chhuẩn trước là thua cuộc. 5 Hoạt động tự chọn : trẻ chơi tự do,chơi với xích đu ,cầu trượt,vẽ tự do. Hoạt động có chủ đích Thứ hai MTXQ : Một số phương tiện giao thông Thể dục : Ném trúng đích nằm ngang Thứ ba LQVT : Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng, làm quen số 10 Thứ tư Âm nhạc : Em tập lái ô ô Tạo hình : Xé dán thuyền trên biển Thứ năm LQVH : Thơ Giúp bà Thứ sáu LQCC : Làm quen chữ cái : p, q Hoạt động góc 1 Góc xây dựng : xây bến xe Chẩn bị : Cổng, gạch, đồ chơi lắp ghép ,xe ô tô 2 Góc phân vai : đóng vai tài xế, hành khách Chuẩn bị : Vô lăng , ghế, vé xe 3 Góc học tập- sách: Vẽ tô màu, xé dán, xem tranh ảnh các PTGT Chuẩn bị : giấy vẽ ,màu hồ dán ,bút , tranh ảnh 4 Góc nghệ thuật : hát múa đọc thơ các bài hát ,bài thơ về chủ điểm giao thông. Chuẩn bị : dụng cụ âm nhạc 5 Góc thiên nhiên chăm sóc cây xanh Chuẩn bị : ca ,nước Tiến hành chơi : - Cô cùng cháu trò chuyện về chủ điểm ,về các góc chơi - Cháu tự lựa chọn góc chơi và phân vai theo nhóm chơi, đoàn kết giúp đỡ nhau khi chơi, liên 5 kết giữa các nhóm chơi - Vai trò của cô : bao quát hướng dẫn trẻ chơi Nhận xét sau khi chơi : nhận xét các góc chơi, sản phẩm các góc chơi, thái độ chơi Hoạt động chiều - Điểm danh sỉ số - Ôn kiến thức cũ : Ôn lại kiến thức môn học cháu học vào buối sáng - Làm quen kiến thức mới : Làm quen kiến thức môn học ngày hôm sau cháu sẽ học - Chơi trò chơi học tập - Tập một số bài thơ bài hát - Cháu chơi tự do ở các góc - Vệ sinh cá nhân , bình cờ .trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình của trẻ ************************************************************ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG I. Các hoạt động trong ngày : 1. Đón trẻ ,trò chuyện , điểm danh - Đón trẻ - Trò chuyện về chủ điểm - Điểm danh sỉ số lớp 2. Thể dục sáng : cho cháu tập theo baì soạn II .Hoạt động ngoài trời : 1. Quan sát thiên nhiên : Cháu dạo chơi , quan sát dự báo thời tiết ,trò chuyện về chủ điểm. 2. Hoạt động có chủ đích : - Ôn kiến thức cũ : MTXQ : Trò chuyện về chủ điểm thế giới thực vật. - Làm quen kiến thức mới : MTXQ : Một số phương tiện giao thông. 3. Trò chơi vận động Ô tô về bến 4. Trò chơi dân gian : Kéo co 5. Hoạt động tự chọn : Trẻ chơi tự do, chơi xích đu cầu trượt, vẽ tự do. III. Hoạt động có chủ đích : HOẠT ĐỘNG 1 : 6 Môn : MTXQ Đề tài : Một số phương tiện giao thông 1 .Mục đích yêu cầu ; - Trẻ biết gọi đúng tên và nhận xét được một số đặc điểm, tính chất?(cấu tạo, tiếng còi, tiếng động cơ, nơi hoạt động, tốc độ…)của một số loại phương tiện giao thông. - So sánh, nhận biết, biết được những điểm khác và giống nhau giữa các loại phương tiện giao thông. - GD trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ các loại phương tiện giao thông không vẽ bậy, bôi bẩn lên xe. 2. Chuẩn bị : - Tranh về các loại phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô buýt, tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay. - Một số tranh phương tiện giao thông mở rộng. 3. Nội dung tích hợp : Âm nhạc Toán Văn học 4. Phương pháp : Quan sát- Đàm thoại 5. Tiến hành : a. Mở đầu : Đọc thơ: “Cô dạy con” - Con vừa đọc xong bài thơ gì? - Có những phương tiện giao thông nào được nhắc đến trong bài thơ? - Các con thấy những phương tiện giao thông nào ? Hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu về các phương tiện giao thông để hiểu rõ hơn về các PTGT nhé ! b. Hoạt động trọng tâm Hoạt động 1: + Cô đọc câu đố : “Xe hai bánh chạy bon bon Kêu kính coong cho người tránh” Đó là gì? - Cô có bức tranh gì đây? - Cho trẻ nhắc lại: Xe đạp - Xe đạp chạy ở đâu? - Xe đạp có tiếng kêu như thế nào? - Ai có nhận xét gì về chiếc xe đạp nào? - Xe đạp có mấy bánh? - Xe đạp có công dụng như thế nào? - Xe đạp chở được mấy người?chở được nhiều hay là ít người? 7 - Xe đạp chạy được là nhờ gì ? - Xe đạp là phương tiện giao thông đường nào? + Cô đọc câu đố : “Xe hai bánh chạy bon bon Máy nổ giòn kêu bìmh bịch” Đó là gì? - Cô có bức tranh gì đây? - Cho trẻ nhắc lại: Xe máy - Xe máy chạy ở đâu? - Xe máy có tiếng còi như thế nào? - Tiếng máy như thế nào? - Ai có nhận xét gì về chiếc xe máy nào? - Xe máy có mấy bánh? - Xe máy chạy được là nhờ gì?( động cơ) - Xe máy có công dụng như thế nào? - Xe máy chở được mấy người? Chở được nhiều hay ít? - Khi đi xe máy phải như thế nào? - Nhiên liệu giúp xe máy chạy được là gì? - Xe máy chạy nhanh hay chậm? - Xe máy là phương tiện giao thông gì? + Cô có bức tranh gì đây? - Cho trẻ nhắc lại: Xe buýt - Xe buýt chạy ở đâu? - Xe buýt có tiếng còi như thế nào? - Ai có nhận xét gì về chiếc xe máy nào? - Xe buýt có mấy bánh? - Xe buýt có công dụng như thế nào? - Xe buýt chở được nhiều hay ít? - Xe buýt chạy được là nhờ gì? - Nhiên liệu giúp xe buýt chạy được là gì? - Xe buýt là phương tiện giao thông gì? - Xe buýt chở được nhiều hay ít người? - Khi đi xe buýt phải như thế nào? - Khi đi xe buýt con không được thò đầu ra ngoài vì không an toàn? + Cô đọc câu đố : “Đầu toả khói, miệng ăn than Toa mang hàng, kêu xình xịch” Đó là gì? - Cô có bức tranh gì đây? - Cho trẻ nhắc lại: Tàu hoả - Tàu hoả chạy ở đâu? - Tàu hoả có tiếng còi như thế nào? - Tiếng máy như thế nào? - Ai có nhận xét gì về chiếc Tàu hoả nào? 8 - Tàu hoả có mấy bánh? - Tàu hoả có công dụng như thế nào? - Tàu hoả chở được nhiều hay ít? - Nhiên liệu giúp Tàu hoả chạy được là gì? - Tàu hoả là phương tiện giao thông đường gì? + Cô treo tranh: Tàu thuỷ - Đố cả lớp đây là phương tiện gì? - Cho trẻ nhắc lại: Tàu thuỷ - Tàu thuỷ chạy ở đâu? - Tàu thuỷ chạy nhanh hay chậm? - Tiếng động cơ của Tàu thuỷ như thế nào? - Ai có nhận xét gì về chiếc Tàu thuỷ nào? - Tàu thuỷ có công dụng như thế nào? - Tàu thuỷ chở được nhiều hay ít? - Nhiên liệu giúp Tàu thuỷ chạy được là gì? - Tàu thuỷ chạy được là nhờ gì? - Tàu thuỷ là phương tiện giao thông đường gì? - Nếu bạn nào được đi Tàu thuỷ thì phải ngồi ngay ngắn không được đi lại lung tung, không cẩn thận sẽ bị rơi xuống biển. + Lắng nghe lắng nghe: Ù ù ù… - Đố cả lớp đó là tiếng động cơ của loại phương tiện gì? - Cho trẻ nhắc lại: Máy bay - Máy bay bay ở đâu? - Máy bay bay nhanh hay chậm? - Tiếng động cơ của máy bay như thế nào? - Ai có nhận xét gì về chiếc Máy bay nào? - Máy bay có công dụng như thế nào? - Máy bay chở được nhiều hay ít? - Nhiên liệu giúp Máy bay chạy được là gì? - Máy bay bay được là nhờ gì?( động cơ ở 2 bên cánh máy bay) - Máy bay là phương tiện giao thông gì? - Nếu bạn nào được đi máy bay thì phải ngồi cẩn thận và thắt giây an toàn. - Chúng ta vừa được làm quen với rất nhiều loại phương tiện giao thông. * So sánh: - Xe đạp và xe buýt có điểm gì giống và khác nhau? Giống:Đều là phương tiện giao thôngđường bộ, đểu chở người và hàng hoá được. Khác: Xe đạp có 2 bánh chở được ít người, không dùng nhiên liệu. Xe buýt có 4 bánh chở được nhiều người, nhiều hàng hoá, dùng nhiên liệu là xăng. - Tàu hoả và tàu thuỷ có điểm gì giống và khác nhau 9 * Mở rộng: Ngoài những loại phương tiện trên còn có rất nhiều các loại phương tiện như: - Đường bộ có: xích lô, xe ủi, ôtô tải, ôtô con… - Đường thuỷ: Thuyền gỗ, ca nô, phà, xà lan… - Đường hàng không: Khinh khí cầu, trực thăng * Giáo dục: Các loại phương tiện dù có nơi hoạt động khác nhau nhưng có chung ích lợi là chở người, chở hàng hoá. Nó phục vụ nhu cầu của con người giúp con người đi lại thuận tiện hơn nhanh hơn. Vì vậy con phải biết giữ gìn bảo vệ, không được đập phá, không vẽ bậy lên. Hoạt động 2 Luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi “cái gì biến mất” Cô treo tranh các PTGT cho trẻ quan sát sau đó cất dần tranh các PTGT và trẻ đoán tranh gì biến mất . - Cho cháu chơi trò chơi Thi ai nhanh: Cô nêu đặc điểm, tiến kêu của các loại phương tiện trẻ trả lời đó là phương tiện nào Hoạt động 3 Trò chơi Hãy về đúng bến của mình. - Cô vẽ 4 vòng tròn cô quy định rõ vòng nào là bến xe, vòng nào là bến tàu, vòng nào là sân bay, vòng nào là bến cảng. Cô phát cho trẻ các loại phương tiện giao thông. Khi cô ra hiệu lệnh “về đúng bến” thì trẻ nào có phương tiện nào thhì về bến đó. c Kết thúc : Hát : Đoàn tàu nhỏ xíu Cô nhận xét tiết học ………………………………………………………… HOẠT ĐỘNG 2 : Môn : Thể dục Đề tài : Ném trúng đích thẳng đứng 1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ định được hướng ném và ném mạnh. - Rèn kỹ năng định hướng trong không gian - Giáo dục cháu ham thích vận động. 2. Chuẩn bị : Vẽ 2 vòng trong đường kính 0,4m trên tường Sân bãi, túi cát. 3. Nội dung tích hợp : Âm nhạc MTXQ 4. Phương pháp : Thực hành 5. Tiến hành : a. Mở đầu : Hát : Em đi chơi thuyền 10 . : Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu ,đàm thoại * Cho trẻ xem tranh vẽ thuyền - Tranh vẽ gì ? Thuyền buồm có những bộ phận nào ? * Cho cháu quan sát tranh xé dán thuyền - Tranh xé và dán gì. một số biển báo giao thông trên đường. - Chấp hành luật giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông. * Phương tiện giao thông: - Trẻ biết tên gọi của các loại phương tiện giao thông: đường. hành khách, chú công an giao thông, quầy bán vé. - Trò chơi vận động : Ô tô về bến, tín hiệu. -Trò chơi dân gian : Kéo co,cướp cờ - Trò chơi học tập : Tuyền tin. Ai nhanh hơn. 3 2 Phát