1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÔNG GIAN VĂN HÓA KIẾN TRÚC– ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ CHÙA PHỐ CŨ CAO BẰNG

10 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 70 KB

Nội dung

KHÔNG GIAN VĂN HÓA KIẾN TRÚC– ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ CHÙA PHỐ CŨ CAO BẰNG Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và được biết đến bởi các di tích lịch sử văn hóa qua những giai đoạn đấu tranh oanh liệt của đất nước. Đến Cao Bằng, ta không những được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên nên thơ, ta còn được đi dạo qua các con phố cổ của Cao Bằng, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của Phố Cũ trong không gian đó có chùa Phố Cũ một di tích lịch sử văn hóa có từ lâu đời đã đi sâu vào nếp sống của mỗi người con quê hương Cao Bằng. Chùa Phố cũ một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở Cao Bằng, từ khi hình thành cho đến nay trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chùa Phố Cũ đã có những đóng góp cho nền văn hóa người dân Cao Bằng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí, , cách thức tổ chức nghi lễ và các hoạt động xã hội... Việc nghiên cứu sâu cho không gian kiến trúc, điêu khắc chùa Phố Cũ là cần thiết. Với tư cách là một sinh viên Mỹ thuật, qua bài khóa luận tốt nghiệp tôi muốn đóng góp một phần nhỏ cho quê hương mình bằng cách bày tỏ một quan niệm, một cách tiếp cận đóng góp những nhận xét phân tích về nhệ thuật kiến trúc, điêu khắc trang trí ở chùa Phố Cũ.

BẢN BÁO CÁO TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kính thưa: …………………………………………………………………………………… Kính thưa các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng chấm thi. Thưa toàn thể các bạn. Em xin phép được trình bày đề tài khóa luận của em với đề tài: KHÔNG GIAN VĂN HÓA KIẾN TRÚC– ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ CHÙA PHỐ CŨ CAO BẰNG Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và được biết đến bởi các di tích lịch sử - văn hóa qua những giai đoạn đấu tranh oanh liệt của đất nước. Đến Cao Bằng, ta không những được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên nên thơ, ta còn được đi dạo qua các con phố cổ của Cao Bằng, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của Phố Cũ trong không gian đó có chùa Phố Cũ một di tích lịch sử văn hóa có từ lâu đời đã đi sâu vào nếp sống của mỗi người con quê hương Cao Bằng. Chùa Phố cũ một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở Cao Bằng, từ khi hình thành cho đến nay trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chùa Phố Cũ đã có những đóng góp cho nền văn hóa người dân Cao Bằng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí, , cách thức tổ chức nghi lễ và các hoạt động xã hội Việc nghiên cứu sâu cho không gian kiến trúc, điêu khắc chùa Phố Cũ là cần thiết. Với tư cách là một sinh viên Mỹ thuật, qua bài khóa luận tốt nghiệp tôi muốn đóng góp một phần nhỏ cho quê hương mình bằng cách bày tỏ một quan niệm, một cách tiếp cận đóng góp những nhận xét phân tích về nhệ thuật kiến trúc, điêu khắc trang trí ở chùa Phố Cũ. Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận được cấu tạo trong 4 chương: 1 Chương I Đặc điểm lịch sử - văn hóa chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương II Không gian kiến chúc chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương III Nghệ thuật điêu khắc chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương IV Đặc điểm nghệ kiến trúc và Điêu khắc của chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương I Đặc điểm lịch sử - văn hóa chùa Phố Cũ Cao Bằng 1.Vài nét về lịch sử hình thành chùa Phố Cũ Chùa Phố Cũ là tên nhân dân địa phương vẫn thường gọi vì nó gắn liền với tên Phố - Phố Cũ là phố cổ nhất thị xã Cao Bằng ngày nay. Chùa Phố Cũ còn có tên gọi là “ Quan đế miếu’’ được xây dựng vào năm Vĩnh Trị thứ 3 tức năm 1679. Cái tên ấy tồn tại qua nhiều thế kỷ. Đến thời nhà Nguyễn ( 1802 – 1945) nơi đây được sửa sang và được đổi tên là chùa Phố Cũ. Có thể gọi đây là nơi thờ “ Tiền thánh hậu phật ”. Chùa Phố Cũ với chức năng đặt ra ở thời kì phong kiến là thờ thánh và thờ phật nhưng đến thời hiện đại, di tích trở thành nơi trung tâm hội họp, mít tinh, cất giữ vũ khí của tỉnh Cao Bằng trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, trong đó có sự kiện quan trọng là ngày 22/8/1945 nhân dân các dân tộc thị xã Cao Bằng đã tổ chức mít tinh thành lập Ủy ban lâm thời của thị xã và lễ ra mắt của Ủy ban lâm thời tỉnh cao Bằng. 2.Tổng quan về kiến trúc chùa Phố Cũ Những công trình Phật giáo Việt Nam, từ xa xưa đã cố tình hợp với thiên nhiên theo lẽ “Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể”, nó được tế nhị hóa với lẽ Nhất – Như trong lòng Đại Ngã của Phật giáo bao gồm Vũ Trụ, Con người, cũng như mọi Chúng Sinh. Vì thế, những ngôi chùa, những công trình kiến trúc tiêu biểu Việt 2 Nam xưa kia, không vươn cao bề thế, dù ở bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam vào bất kỳ thời điểm lịch sử nào, dù thành thị hay nông thôn, vẫn mang dáng vẻ thanh-u-tịch-tĩnh. Một nét đặc thù trong kiến trúc chùa Phố Cũ, đó là kiểu kiến trúc đây là một ngôi chùa thờ “tiền thánh hậu phật’’ linh thiêng và đẹp đẽ, đánh dấu một thời kỳ lịch sử cách mạng của tỉnh Cao Bằng. Sự hội nhập giữa tín ngưỡng bản địa với Phật giáo, giữa tính chất từ bi của Phật với sự linh thiêng của Thánh, theo bố cục nội công ngoại quốc, dạng mặt bằng hoàn chỉnh, phổ biến nhất của kiến trúc Phật giáo thế kỷ XVI. Khu Tam Bảo bao gồm cả tòa nhà Tiền đường, Thiêu hương, thượng điện gắn kết theo chữ công, hai bên có hai dãy hành lang dài nối gác chuông, nhà hậu tạo nên một cấu trúc hình chữ (Quốc), tạo cho chùa một không gian thoáng bên trong nhưng lại kín đáo bên ngoài. Không giống như một số chùa khác ở châu thổ Bắc Bộ. Chùa Thầy được dựng ở chân núi Sài Sơn; Chùa Trăm gian đặt ở không gian trên sườn núi và chùa Tây Phương xây dựng trên một quả đồi yên tĩnh, Chương II Không gian kiến chúc chùa Phố Cũ Cao Bằng Được cấu tạo bởi 3 gian: 1. Kiến trúc gian tiền đường Nhìn từ ngoài ta thấy từ hiên nhà vào gian tiền đường qua cửa gỗ 4 cánh bên trong được cấu tạo bởi lối kiến trúc hiện đại dựa trên bộ khung gỗ và tường xây bít 2 đầu, m ỗi bộ vì gỗ ở đây chỉ có 2 cột cái xây bằng gạch hình tròn, trên mỗi cột đều có mặt hổ phù nhả ra bức chướng. Hai bộ vì kèo bằng gỗ cấu tạo khá đơn giản nhưng kỹ thuật đẽo gọt nhẵn và hài hòa, cấu trúc vì kèo theo kiểu giá chiêng trông không phức tạp lắm. Các bộ phận vì liên kết với nhau bởi 4 xà dọc, phần mái trải dui gỗ bằng phẳng , t rên lợp ngói ta , bờ nóc có đôi rồng dài 03 khúc uốn lượn. Bờ mái được xây gờ tạo chỉ, đ ầu bờ mái trên cột bên bờ tường có 02 con Lân mang dáng dấp con chó quay mặt vào nhau, hai bên cạnh tường đều có mặt hổ phù. Hai 3 gian bên cạnh gian tiền đường nhỏ và thấp hơn, kiến trúc đơn giản, vì kèo bằng gỗ, tường xây bằng gạch mộc loại gạch chỉ thời xưa rất chắc và bền. 2. Kiến trúc gian trung đường T rung đường với kiến trúc 7 gian và 5 vòm cửa để ra vào. mỗi cửa đều có đôi câu đối. Trên vòm cửa chính có đắp đôi rồng uốn lượn.Trên hai cột có câu đối 2 bên có đôi nghê quay mặt vào nhau, nghê hình sư tử miệng mở răng nhe, trên mắt có lông mang , với thân tượng trưng cho bầu trời, điểm trên thân là các tinh tú và vân soắn nhiều lớp tạo nên sức mạnh cho sư tử. T rên cổng chính có kiến trúc tầng lầu, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, lợp ngói vẩy, lầu được trang trí rất đẹp, cầu kỳ, mầu sắc sặc sỡ , hài hòa, các hoa văn đạt tới mức tinh xảo. Tầng lầu 1 có 3 cửa vòm, trên 2 cửa cạnh có đôi rồng quay mặt vào cuốn thư ở giữa trên vòm cửa chính , trên tầng lầu 2, mặt chính có 3 chữ hán rất to đọc là “ Hạnh cù vô” dịch là: ở đây có thể trông ra các ngả. B ờ nóc có đôi rồng trầu mặt trời, rồng mắt lồi, râu như râu cá trê bay ra, râu cằm tua tủa như răng cưa – đ ặc biệt đầu đao của tầng mái một là rồng vờn phượng ( đây là biểu hiện cho âm dương lưỡng hợp) hai bên cạnh tường cũng có mặt hổ phù. Toàn bộ hoa văn trang trí ở tầng lầu làm nổi bật lên toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa. Bên trong gian trung đường, các gian thông nhau qua các cửa vòm, không có vì kèo gỗ, đỡ trên các xà dọc là vòm xây bằng gạch, phần mái trải dui gỗ, trên lợp ngói máng ( loại ngói âm dương đặc trưng cho các tỉnh miền núi) . Đ ầu hai bờ mái có đôi rồng uốn lượn. Kiến trúc gian này rộng hơn gian hậu cung với diện tích là 100m 2 . Từ gian trung đường đến hậu cung được nối bởi một hiên sâu 1,3m bên phải góc trong cùng của hiên có gác chuông, chuông được chạm khắc nhiều họa tiết hoa, lá và có dòng chữ hán. T rên cùng có bức hoành phi với 4 chữ hán viết vào tường. Đọc là: “ ấp hi kính chỉ’’, được dịc là: dừng lại chắp tay cung kính mà vái. B ên trên cửa này có vẽ hình tượng đào hóa long ( thể hiện ước vọng của nhân dân). Đây là đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn, màu sắc sặc sỡ còn nguyên vẹn. 3. Kiến trúc Hậu cung 4 Được thu nhỏ lại so với trung đường với chiều rộng 10m, sâu 8m kiến trúc 3 gian. G ồm 4 cột tròn xây bằng gạch, chân cột thắt đáy hình chum, vì kèo bằng gỗ, kỹ thuật đẽo tròn, lợp ngói ta. 2 bên tường ngoài có mặt hổ phù rất to, dạng mắt lồi lớn , mũi sư tử, miệng mở rộng theo kiểu miệng hổ, từ miệng phun ra 1 hình chữ nhật. Ngoài ra còn có: Các bức hoành phi, Ngai thờ chạm đầu rồng, tay kiệu, lâu, bài vị, mâm bồng, cây nến và một số hiện vật bằng sứ: Bát hương to, nhỏ, lọ hoa… Q ua miêu tả trang trí kiến trúc cho thấy chùa Phố Cũ là một di tích mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn ( đươc thể hiện qua: kết cấu vật liệu, kỹ thuật xây dựng, hoa văn trang trí: Con nghê, hổ phù, phượng đi với rồng, đào hóa long…) Chương III Nghệ thuật điêu khắc chùa Phố Cũ Cao Bằng Chùa Phố Cũ là một ngôi chùa thờ tiền thánh hậu phật cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính đó là thờ phật và thờ thánh. T ừ ngoài cổng đi vào chùa ta bắt gặp ngay 2 bức tượng đó là: tượng Hộ pháp to lớn đứng 2 bên, oai phong có tác dụng trấn áp sự ngạo mạn trong mỗi con người. gian bên phải thờ các vị Nhị Thập Bát Tú, bàn thờ của Hiếu Khương Hoàng hậu… Ở gian giữa , gian chính cung là bệ thờ chỗ thờ Thánh “Đạo giáo’’ thờ rất nhiều thần, từ Ngọc hoàng thượng đế, các vị thần trong thiên đình cho đến các thần ở hạ giới thủy phủ, âm ti, mỗi vị thần đều có thể tác oai, tác phúc. Ngọc Hoàng, vị Thượng đế của các tầng trời trong đạo Lão. Ngài đội mũ vuông, đ ược vây quanh bởi các vị thần: Hộ pháp, lo xua đuổi các điều bất thiện; Hộ Phật, lo cứu vớt các cô hồn; Bắc Đẩu và Nam Tào cùng với những vị thần quen thuộc như Thổ Công, thần đất; Ông Táo, thần bếp núc; Thành Hoàng, thần bảo vệ làng xã; Thần Nông, hộ trì nông nghiệp; Tỉnh Tuyền và Long Vương, thần giếng nước và sông suối. G ian bên trái đặt bàn thờ Đức thánh hiền ngồi trên bệ gỗ áo sơn thếp vàng, đầu đội mũ hai tay tạo dáng khác nhau, được đặt trên một hương án xây bằng xi măng. 5 Gian phía bên phải là bàn thờ Đức Ông được sơn thếp vàng và đỏ nâu, áo trang trí rồng, phượng, họa tiết mây, sóng cách điệu, chân đi hài, lông mày rậm, râu dài, mũi tròn cong, tai to dái tai xệ, hai tay tạo dáng khác nhau, tay trái đặt lên đầu gối, tay phải cầm dao. Gian hậu cung gồm có 3 cấp thờ: Cấp thờ thứ nhất: L à cấp thờ nằm ở vị trí cao nhất của gian hậu cung. Trên đó có thờ Phật Tam Thế chương phật, gồm 3 pho tượng có kích thước vừa phải, đầu tóc xoăn, đang ngồi trong tư thế xếp bàng trên các tòa sen có nhiều lớp cánh, Mỗi pho tượng có một cách ngồi, một nét mặt và tay bắt ấn theo các kiểu khác nhau. Cả ba pho tượng trông thật uy nghi mà hiền từ, bên ngoài các pho tượng đều được mạ màu vàng óng rất lộng lẫy và bóng đẹp. Cấp thờ thứ hai: L à cấp thờ được đặt thấp hơn so với cấp thờ thứ nhất. Trên cấp thờ này có 3 pho tượng: Ở giữa là đức phật di đà to nhất nổi bật cả gian thờ, đầu tóc xoăn, đang ngồi trong tư thế xếp bàng trên tòa sen có nhiều lớp cánh, chạm trổ sơn thếp màu hồng đẹp mắt tinh vi, với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu hai tay bắt ấn , hai bên là tượng Quan âm và Đại thế trí với những tư thế khác nhau đứng trên tòa sen. Cấp thứ 3: G ồm có tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng A Nan và tượng Ca Diếp. Pho tượng ở giữa là Phật Thích Ca đang ngồi trên một tòa sen màu hồng, tóc xoăn, bên ngoài được mạ màu vàng. Pho tượng này được đặt trên một chân trụ làm bằng gỗ, sơn màu sẫm, được chạm trổ rất công phu, tỷ mỷ. P ho tượng bên trái là pho tượng của Phật A Nan Tôn Giả đang đứng chắp tay trước ngực, đầu trọc, khuôn mặt trơn bóng, tượng cao khoảng 0,9 mét, bên ngoài được mạ màu vàng. Bên phải tượng Phật Thích Ca là pho tượng của Ngài Ca Diếp Tôn Giả, đang đứng trên một tòa sen, chắp tay trước ngực nhưng khuôn mặt nhăn nheo, tượng có kích thước tương đương với pho tượng của Ngài A Nan. Tượng được mạ màu 6 vàng. N hìn từ ngoài vào thì ta thấy tượng của Thích Ca Mâu Ni nổi bật hơn so với hai pho tượng A Nan và Ca Diếp. T rên bệ thờ này ngoài các pho tượng ra thì còn có một bát nhang lớn, chất liệu bằng đồng, trên đó có trang trí hoa văn rồng, phượng, hoa lá. Bên cạnh đó còn có các cây đèn thắp sáng, các dĩa hoa quả, bình hoa tươi và các lễ vật cúng khác… C ó thể thấy tượng Phật đã được thể hiện bằng nhiều yếu tố hình tượng, màu sắc, chất cảm để chuyển tải ý tưởng của đạo Phật. Điểm nổi bật của tượng Phật giáo nói chung, tượng chùa Phố Cũ nói riêng là trạng thái Thiền định, tĩnh tại, đều có thế tĩnh, tọa sen thiền định hay đứng thẳng. Cái động chỉ nằm ở thế ấn quyết trên các cánh tay tượng Phật, một mặt tạo ra sự linh thiêng, mặt khác, trong không gian ngôi chùa, nó có tác dụng giúp Phật tử thâm nhập vào ý nghĩa của việc tu hành. Về hình và màu, tượng Phật thể hiện sự viên mãn hoàn chỉnh đầy đủ 32 quý tướng nhà Phật: tai dài, mặt tròn đầy, tóc bụt ốc… Y phục cân đối tĩnh tại, hài hòa thiên địa nhân. Về chất liệu: Các nghệ nhân phối hợp giữa gỗ và đất để tạo hình phong phú. Tuỳ loại tượng, tuỳ chức năng mà hệ thống tượng được sử dụng trang trí màu sắc cho phù hợp. Tượng Phật, đặc biệt tượng Tam thế, được sơn son thếp vàng tạo vẻ trang nghiêm, linh thiêng. Không chỉ sử dụng hệ thống điêu khắc, chùa Phố Cũ còn sử dụng tổng hợp các yếu tố sắp đặt kiến trúc không gian ánh sáng để chuyển tải giáo lý Phật pháp đến với Phật tử. Đó là yếu tố phong thuỷ tìm sự hòa hợp con người - thiên nhiên, tạo vật. Từ ngoài vào chùa cũng là sự chuyển trạng thái từ nơi cuộc sống thế tục để bước vào một thế giới yên tĩnh lắng đọng. Tiền đường bao giờ cũng là nơi trống vắng, ít tượng, tạo không gian yên tĩnh. Trong cái không gian đó, tượng Hộ pháp được đặt ngay ngoài cổng tam quan, ngài to lớn, oai phong có tác dụng trấn áp sự ngạo mạn trong mỗi con người. Càng đi sâu vào chùa Phật tử càng được đến gần với cõi Phật. Về ánh sáng càng đi sâu vào chùa, ánh sáng tự nhiên càng mất dần để chuyển sang ánh sáng của đèn, nến giúp con người tĩnh tâm suy ngẫm tạm xa rời cuộc sống đời thường. 7 Chương IV Đặc điểm riêng nghệ kiến trúc và Điêu khắc của chùa Phố Cũ Cao Bằng Qua việc nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kiến trúc và điêu khắc trang trí của chùa Phố Cũ ”, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản về kiến trúc của chùa Phố Cũ như sau : Thứ nhất: Kiến trúc của chùa Phố Cũ thay đổi qua các thời kỳ khác nhau. Thời kỳ đầu kiến trúc Chùa Phố Cũ hay còn gọi là “ Miếu quan đế’’ đến khi triều đại nhà Nguyễn cầm quyền ( 1802 – 1945) miếu này được tu bổ lại gian hậu cung đã được xây thêm bậc tam cấp để thờ phật và đường “ chạy đàn” hay còn gọi là nhiễu phật điều đó đã khẳng định miếu đã có thêm một chức năng thờ phật nên nhân dân ngày nay gọi đó là chùa Có thể gọi đây là nơi thờ “ Tiền thánh hậu phật”. Thứ hai: Chùa Phố Cũ được đặt trong không gian đô thị Không giống như một số chùa khác ở châu thổ Bắc Bộ: Chùa Thầy được dựng ở chân núi Sài Sơn ;Chùa Trăm gian đặt ở không gian trên sườn núi và chùa Tây Phương xây dựng trên một quả đồi yên tĩnh. C KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến trúc và điêu khắc trang trí của chùa Phố Cũ”, tôi hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của ngôi chùa Phố Cũ - một di tích lịch sử cách mạng của Cao Bằng. Và đặc biệt, qua đó có cơ hội đi sâu tìm hiểu về kiến trúc và nghệ thuật bài trí của chùa Phố Cũ . Chùa Phố Cũ được xây dựng vào năm Vĩnh Trị thứ 3 tức năm 1679.cuối thế kỷ XVII, trải qua bao biến cố của lịch sử, hiện nay chùa đã trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân Cao Bằng, đặc biệt là hội người cao tuổi thị xã Cao Bằng , có nhiều đóng góp lớn cho văn hóa Cao Bằng về mặt kiến 8 trúc, bài trí cũng như những đóng góp lớn về mặt xã hội, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm nền văn hóa Cao Bằng nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung . Mặt khác, qua đề tài nghiên cứu có thể nhận thấy được sự thay đổi trong kiến trúc và nghệ thuật bài trí của chùa Phố Cũ một cách rõ ràng. Kiến trúc chùa lúc đầu còn đơn giản chỉ là một miếu thờ và qua thời gian phát triển thì kiến trúc chùa ngày càng hoàn thiện hơn. Thông qua nghiên cứu kiến trúc và nghệ thuật bài trí của chùa Phố Cũ còn giúp cho tôi có thể hiểu sâu hơn về cuộc sống của người dân Cao Bằng. Có thể nói kể từ thời kỳ đầu tiên trên đất Mục Mã ( Thị xã Cao bằng) nhân dân ở đây đã sớm giác ngộ cách mạng và có truyền thống yêu nước thương nòi và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho hợp với cuộc sống của người Việt. Người dân Cao Bằng, đồng thời kết hợp với truyền thống của dân tộc một cách linh hoạt, tạo nên sự hài hòa giữa cảnh và người, giữa tình và lý được thể hiện rõ lịch sử chứng kiến ở chùa trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, trong đó có sự kiện quan trọng là ngày 22/8/1945 nhân dân các dân tộc thị xã Cao Bằng đã tổ chức mít tinh thành lập Ủy ban lâm thời của thị xã và lễ ra mắt của Ủy ban lâm thời tỉnh cao Bằng Vì vậy qua khảo sát và nghiên cứu thực tại chùa Phố Cũ là di tích kiến trúc nghệ thuật và lịch sử cách mạng. Chính những yếu tố đó đã hình thành nên một phong cách truyền thống trầm tĩnh, nhân ái, tế nhị và thanh nhã của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và mến khách . Như câu thơ muốn níu kéo mọi người khi đặt chân đến Cao Bằng. “Cao Bằng gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về” Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, cùng với sự giúp đỡ động viên của người thân và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian làm bài . 9 Quá trình thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã hết sức nỗ lực, cố gắng để hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất. Nhưng chắc chắn rằng không tránh khỏi những thiếu sót, mong qúi thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để cho đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn ! 10 . Phố Cũ Cao Bằng Chương II Không gian kiến chúc chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương III Nghệ thuật điêu khắc chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương IV Đặc điểm nghệ kiến trúc và Điêu khắc của chùa Phố Cũ Cao Bằng Chương. kỷ XVII, trải qua bao biến cố của lịch sử, hiện nay chùa đã trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân Cao Bằng, đặc biệt là hội người cao tuổi thị xã Cao Bằng , có nhiều. ngày 22/8/1945 nhân dân các dân tộc thị xã Cao Bằng đã tổ chức mít tinh thành lập Ủy ban lâm thời của thị xã và lễ ra mắt của Ủy ban lâm thời tỉnh cao Bằng Vì vậy qua khảo sát và nghiên cứu

Ngày đăng: 04/06/2015, 00:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w