. .
Gv: Hà Thành Trung 1 Bài 6: HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI A. Phân bón hóa học: I. Phân đạm: - Phân đạm cung cấp N dưới dạng NH 4 + , NO 3 - - Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng, tăng tị lệ của protein thực vật, giúp cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả - Đánh giá dộ dinh dưỡng: %N trong phân 1. Phâm đạm amoni: NH 4 Cl, NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 2. Phân đạm nitrat: NaNO 3 , Ca(NO 3 ) 2 3. Phân ure: chất rắn màu trắng có CT: (NH 2 ) 2 CO chứa khoảng 46%N, là loại phân đạm tốt nhất CO 2 + NH 3 (NH 2 ) 2 CO + H 2 O (NH 2 ) 2 CO + H 2 O (NH 4 ) 2 CO 3 II. Phân lân: - Phân lân cung cấp P dưới dạng PO 4 3- - Tác dụng: thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng ở thời kỳ sinh trưởng của cây - Đánh giá dộ dinh dưỡng: %P 2 O 5 trong phân 1. Suppephotphat: a. Supephotphat đơn: 14 – 20% P 2 O 5 CT: Ca(H 2 PO 4 ) 2 và CaSO 4 . Cây trồng đồng hóa muối dễ tan Ca(H 2 PO 4 ) 2 , còn CaSO 4 không tan, không có ích, làm rắn đất. b. Supephotphat kép: 40 – 50% P 2 O 5 CT: Ca(H 2 PO 4 ) 2 Gv: Hà Thành Trung 2 2. Phân lân nung chảy: 12 – 14% P 2 O 5 Chỉ dùng cho đất chua: là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie III. Phân kali: - Phân kali cung cấp K dưới dạng K+ - Tác dụng: thúc đẩy nhanh quá trình tạo chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn cho cây - Đánh giá dộ dinh dưỡng: %K 2 O trong phân CT: KCl, K 2 SO 4 , K 2 CO 3 (tro thực vật) IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp: 1. Phân hỗn hợp: chứa N, P, K, gọi chung là phân NPK Nitrophotka: (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 2. Phân phức hợp: Amophot: NH 4 H 2 PO 4 và (NH 4 ) 2 HPO 4 V. Phân vi lượng: Cung cấp Bo, Zn, Mn, Cu… dạng hợp chất với một lượng rất nhỏ Tác dụng: tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp B. Công nghiệp silicat: I. Thủy tinh: 1. Thành phần hóa học: Nấu chảy cát trắng, đá vôi và soda ở 1400 0 C ta thu được thủy tinh có CT: Na 2 O.CaO.6SiO 2 Đặc điểm: không có nhiệt độ nóng chảy xác định Gv: Hà Thành Trung 3 2. Phân loại: a. Thủy tinh thông thường: Na 2 O.CaO.6SiO 2 b. Thủy tinh kali: thay soda bằng K 2 CO 3 : K 2 O.CaO.6SiO 2 Ưu điểm: nhiệt độ hóa mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Được dùng làm dụng cụ thí nghiệm: cốc, ống nghiệm, bình cầu, thấu kính, lăng kính… c. Pha lê: Thủy tinh chứa nhiều PbO dễ nóng chảy và trong suốt d. Thủy tinh thạch anh: nấu chảy SiO 2 tinh khiết. Ưu điểm: nhiệt độ hóa mềm cao, hệ số nở nhiệt rất nhỏ nên không bị nứt khi thay đổi nhiệt độ đột ngột Thủy tinh có màu: cho thêm oxit của một số kim loại vào ta tạo nên các silicat có màu Cr 2 O 3 : thủy tinh màu lục CoO: thủy tinh màu xanh nước biển… II. Đồ gốm: Là vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh Phân loại: 1. Gốm xây dựng: gạch, ngói… 2. Gốm kỹ thuật: sứ (vật liệu cách điện, tụ điện, chén chịu nhiệt, dụng cụ thí nghiệm…) 3. Gốm dân dụng: sành, sứ (chén, bát…) Gạch và ngói: đất sét và cát nhào với nước thành khối dẻo, tạo hình rồi sấy khô, nung ở 900 – 1000 0 C Sành: đất sét được nung ở 1200 – 1300 0 C, cứng, gõ kêu, màu xám hoặc nâu, thường được tráng lớp men mỏng để có độ bóng và không thấm nước Sứ là vật liệu cứng xốp, màu trắng, gõ kêu, được trộn thêm cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại. Được nung 2 lần, lần đầu: 1000 0 C rồi tráng men và trang trí, lần 2nung ở 1400 – 1500 0 C. Gv: Hà Thành Trung 4 III. Xi măng: 1. Định nghĩa: Chất bột mịn, màu lục xám: 3CaO.SiO 2 + 2CaO.SiO 2 + 3CaO.Al 2 O 3 2. Cách sản xuất: Nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét chứa nhiều SiO 2 và ít quặng sắt rồi nung trong lò ở 1400 – 1600 0 C. Sản phẩm thu được là clanhke. Nghiền clanhke với thạch cao (5%) và phụ gia khác ta được bột mịn là xi măng C. Hóa học với vấn đề kinh tế và xã hội I. Năng lượng, nhiên liệu và vật liệu: 1. Các nguồn năng lượng chính: Mặt trời, thực phẩm, gỗ, gió, nước, dầu mỏ+ khí tự nhiên+ than đá, phản ứng hạt nhân…. Dầu mỏ+ khí tự nhiên+ than đá được gọi chung là nhiên liệu hóa thạch (trong vỏ Trái đất) 2. Nguồn năng lượng mới (năng lượng nhân tạo): - Điều chế CH 4 trong hầm/ bể biogaz bằng cách lên men chất thải hữu cơ (phân gia xúc, rác thải) - Sản xuất etanol từ ngô khoai sắn thay thế xăng, chế biến dầu thực vật (dừa, cọ…) tahy chi dầu điezen trong các động cơ đốt trong - Năng lượng sản sinh từ lò hạt nhân dùng cho mục đích hòa bình, tạo ra vật liệu đặc biệt để xây lò phản ứng hạt nhân, giúp quá trình làm sạch nhiên liệu uranni để dùng cho nhà máy điện nguyên tử - Chế tạo pin mặt trời… Lưu ý: nguồn năng lượng sạch: năng lượng thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều… 3.Vật liệu mới: - Vật liệu nano (nanomet): được tạo nên từ những hạt có kích thước cỡ nanomet. Đặc điểm: độ rắn siêu cao, siêu dẻo… - Vật liệu quang điện tử: có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao, dùng trong sinh học, y học, điện tử… - Vật liệu compozit: tính năng bền, chắc, không bị axit/ kiềm và một số hóa chất phá hủy Gv: Hà Thành Trung 5 II. Thực phẩm và dược phẩm: 1. Thực phẩm: - Tổng hợp hóa chất diệt nấm bệnh: etirimol, benonyl, CuSO 4 … - Sản xuất hóa chất bảo quản lượng thực thực phẩm, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn - Chế biến thức ăn tổng hợp để tăng sản lượng chăn nuôi - Thay thế tinh bột bằng hợp chất hidrocacbon để sản xuất etanol, thay thế việc sản xuất xà phòng giặt từ chất béo bằng sản xuất bột giặt tổng hợp - Sản xuất glucozo từ chất thải như vỏ bào, mùn cưa, rơm rạ - Tổng hợp chất béo nhân tạo (bơ magarin) từ axit stearic và glixerol, chuyển hóa dầu thành bơ, mỡ - Chế biến protein từ protein tự nhiên - Tạo những giống cây trồng mới có khả năng sinh trưởng tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn (ngô, khoai, sắn…) - Tạo nên thực phẩm cho người béo phì hoặc người ăn kiêng - Sản xuất chất phụ gia: làm tăng tính thẩm mỹ và hấp dẫn cho thực phẩm… 2. Dược phẩm: - Sản xuất thuốc đặc trị có tác dụng nhanh, mạnh và hiệu quả - Tạo ra những loại thuốc bổ tăng cường sức khỏe cho con người Lưu ý: Chất gây nghiện, ma túy…: - Ma túy (thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, moocphin, seduxen…): dạng bột trắng, viên nén, dung dịch. Có tác dụng làm thay đổi nhiều chức năng sinh lí (ức chế, giảm đau, gây ảo giác…) làm rối loạn tâm sinh lý, rối loạn tiêu hóa, chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn và hô hấp, gây trụy tim và tử vong - Nicotin (C 10 H 14 N 2 ): có trong cây thuốc lá; là chất lòng, sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan trong nước, dung dịch nicotin trong nước làm thuốc trừ sâu cho cây trồng, với người và động vật: là chất độc mạnh - Cafein (C 8 H 10 N 4 O 2 ): có nhiều trong hạt cà phê, lá chè, là chất kết tinh không màu, tan trong nước và rượu. Có tác dụng kích thích thần kinh, quá liều sẽ gây nghiện và mất ngủ Gv: Hà Thành Trung 6 - Moocphin: có torng cây thuốc phiện/ cây anh túc. Có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ Moocphin tinh chế đươc Heroin, có tác dụng mạnh hơn Moocphin nhiều lần, độc và dễ gây nghiện - Hassish: có trong cây cần sa/ cây bồ đà. Có tác dụng chống co giật, chống nôn mửa, nhưng kích thích mạnh và gây ảo giác - Thuốc an thần (seduxen, meprobamat…): có tác dụng chữa bệnh, gây ngủ, làm dịu cơn đau nhưng gây nghiện - Amphetamin: chất kích thích hệ thần kinh, dễ gây nghiện, gây choáng, dùng thường xuyên sẽ gây rối loạn thần kinh. III. Một số chất gây ô nhiễm môi trường: 1. Ô nhiễm không khí: - Gây hiệu ứng nhà kính: CO 2 , CH 4 - Gây mưa axit: SO 2 , NO 2 - Gây lủng tầng ozon: CFC Ngoài ra, những khí gây ô nhiễm còn có: CO, H 2 S, hơi Hg, hợp chất của Pb (Pb(C 2 H 5 ) 4 hoặc Pb(CH 3 ) 4 )… 2. Ô nhiễm nguồn nước: - Các anion: Cl - ; SO 4 2- ; NO 3 - , PO 4 3- … - Các cation của kim loại nặng: Pb 2+ ; Hg 2+ ; Cr 3+ ; Cd 2+ ; As 3+ ; Mn 2+ … - Các chất hữu cơ: hợp chất của phenol, hóa chất bảo vệ thực phẩm, tanin, lignin, hidrocacbon đa vòng ngưng tụ 3. Ô nhiễm đất - Kim loại nặng thường có trong phế thải luyện kim, oto - Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… - Chất phóng xạ phát ra từ trung tâm khai thác chất phóng xạ, nghiên cức nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử, bệnh viện… . Pb(CH 3 ) 4 )… 2. Ô nhiễm nguồn nước: - Các anion: Cl - ; SO 4 2- ; NO 3 - , PO 4 3- … - Các cation của kim loại nặng: Pb 2+ ; Hg 2+ ; Cr 3+ ; Cd 2+ ; As 3+ ; Mn 2+ … - Các chất hữu cơ: hợp chất của. II. Phân lân: - Phân lân cung cấp P dưới dạng PO 4 3- - Tác dụng: thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng ở thời kỳ sinh trưởng của cây - Đánh giá dộ dinh. Gv: Hà Thành Trung 1 Bài 6: HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI A. Phân bón hóa học: I. Phân đạm: - Phân đạm cung cấp N dưới dạng NH 4 + , NO 3 - - Tác dụng: kích thích quá trình