Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,6 MB
Nội dung
GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn LỜI NÓI ĐẦU Thế giới ngày càng phát triển đưa con nguời đến những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật và công nghệ nhưng cũng làm con người phải đối mặt với những với những thách thức mới.Một trong những thách thức lớn mang tính toàn cầu đó là thách thức về môi trường.Thế giới ngày càng phát triển nhưng sự phối hợp quản lý môi trường ở qui mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế xã hội.Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và qui mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế.Thách thức về môi trường thể hiện ở: • Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng ; • Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng; • Sự suy giảm tầng ozon; • Tài nguyên bị suy thoái ; • Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở qui mô rộng và ngày càng nghiêm trọng; • Sự gia tăng dân số mạnh mẽ ; • Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất. Trong đó hiệu ứng nhà kính là một vấn đề nóng bỏng,thực trạng cứ tiếp diễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới tất cả các quốc gia. Bài tiểu luận này em sẽ tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính.Qua đó để giúp em hiểu biết hơn về hiệu ứng nhà kính,những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính,nó có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường,cuộc sống của con người và phản ứng của thế giới cũng như Việt Nam đối với vấn đề này. Bài tiểu luận gồm 4 phần: Phần 1: Hiệu ứng nhà kính là gì?; Phần2: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính; Phần3: Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính; Phần 4: Các giải pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Tuy đã cố gắng nhưng chắc chắn bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót,em rất mong được sự chỉ dẫn thêm của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn! 1 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn PHẦN 1 Hiệu ứng nhà kính là gì? Theo một nghĩa hẹp cụ thể, hiệu ứng nhà kính là hiện tượng làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể phát triển mạnh,đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Nhà kính hoạt động bằng cách hấp thu sức nóng của mặt trời. Những tấm thủy tinh của nhà kính sẽ cho ánh sáng đi qua và giữ lại sức nóng của chúng thoát ra. Bởi lý do đó nên nhà kính nóng lên, giống như là bên trong của chiếc xe ô tô để dưới ánh sáng mặt trời, và giữ cho thực vật đủ ấm để sống vào mùa đông. Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây.Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn,xuất phát từ khái niệm đó để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. 2 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn Như chúng ta đã biết,trái đất tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ,chủ yếu là năng lượng mặt trời.Theo tính toán,dòng năng lượng đến từ mặt trời ở tầng cao khí quyển là 2 cal ∕cm 2 phút nhưng 30-40% bị khí quyển phản xạ vào vũ trụ,60-70% bị khí quyển hấp thụ.Hàng năm trái đất nhận được 1,4.10 13 kcal năng lượng mặt trời,khoảng 1-2% số lượng đó ứng với bước sóng 6700-7000 A o được cây xanh sử dụng để tạo sinh khối.Trái đất trả lại vũ trụ một phần năng lượng từ mặt trời dưới dạng bức xạ nhiệt sóng dài.Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất phản xạ vào khí quyển.Bức xạ mặt trời là bức xạ ngắn nên dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO 2 và tầng ozon rồi xuống mặt đất.Ngược lại,bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài,nó không có khả năng xuyên qua các lớp khí CO 2 và lại bị các khí nhà kính hấp thụ,do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất sẽ tăng lên làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất.Như vậy,kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh,dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất.Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính.Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Theo đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của hiệu ứng nhà kính đến khí hậu toàn cầu.Các nhà khoa học cho biết rằng trong vòng 100 năm trở lại đây trái đất đã nóng lên khoảng 0,5 o C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 o C-4,5 o C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. 3 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn PHẦN 2 Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO 2 , CH 4 , NO x , O 3 , các khí CFC.Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 30 o C. Sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người: * Sử dụng năng lượng: - Do sử dụng năng lượng như than đá dầu hoả, khí đốt ở các nhà máy điện, lọc dầu…Nguồn thải này phát ra khí CO 2 ,CH 4 , O 3 … * Giao thông vận tải: - Các phương tiện giao thông thải ra các khí CO 2 , NO x , N 2 O, CFC. - Khoảng 20% CO 2 toàn cầu sinh ra từ khí thải giao thông vận tải. - NO x do giao thông vận tải phát ra chiếm 2/3 khí thải NO x toàn cầu. * Sự phá rừng: phát ra khí CO 2 và các khí khác là N 2 O và CO. *Hoạt động công nghiệp: - Thải ra các khí CFCs, trong công nghiệp làm lạnh do nó là tác nhân làm lạnh cho tủ lạnh, chất tạo xốp cho sản xuất đệm, chất trong các bình xịt. -Thải ra các khí CO 2 trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, quá trình luyện 4 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn kim, đốt nhiên liệu. *Hoạt động nông nghiệp và các nguồn thải khác: thải ra các khí như CH 4 , NO 2 , CO 2… Theo tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) thì ngành chăn nuôi tạo ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn ngành vận tải. Gia súc cũng là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa đất nông nghiệp và làm ô nhiễm nguồn nước. Báo cáo của FAO ghi rõ: "Nếu quy đổi ra khí CO 2 , ngành chăn nuôi tạo ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn tất cả những xe ôtô cộng lại;Nếu tính theo khí CO 2 , lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà gia súc trên toàn thế giới thải ra chiếm tới 18% tổng lượng khí thải;Nếu tính cả những khí thải do việc sử dụng đất gây ra, gia súc trên hành tinh phải chịu trách nhiệm về 9% lượng khí CO 2 toàn cầu, nhưng tỷ lệ các loại khí thải khác mà chúng tạo ra còn lớn hơn nhiều".Cụ thể, gia súc tạo ra 65% lượng đinitơ oxit N 2 O. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với CO 2 và phần lớn được tạo ra từ phân động vật. Động vật nuôi cũng thải ra khoảng 37% lượng khí methane CH 4 - có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần CO 2 - và 64% khí amoniac NH 3 , thủ phạm chính của những trận mưa axit.Nhu cầu sữa và thịt ngày càng cao là nhân tố chính dẫn đến tình trạng trên. Năm 2001, loài người tiêu thụ 229 triệu tấn thịt. Nhưng tới năm 2050, theo dự đoán của FAO, con số này sẽ tăng gấp đôi, đạt 465 triệu tấn. Lượng sữa tiêu thụ cũng sẽ tăng từ 580 triệu tấn lên 1.043 triệu tấn trong cùng thời kỳ. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. 5 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn Những số liệu về hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO 2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO 2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO 2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH 4 ), ôxit nitơ (N 2 O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO 2 , vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO 2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO 2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO 2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO 2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO 2 , tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO 2 , chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát 6 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO 2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu. Nồng độ CO 2 trong khí quyển, đo tại Maunaloa Sự thải khí CO 2 toàn cầu từ năm1751đến năm 2004 Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO 2 . Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO 2 , tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn). Như vậy, phát thải các khí CO 2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO 2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu.Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Vào thời điểm năm 2004, khí quyển Trái Đất chứa khoảng 0,038% theo thể tích (380 µL/L hay ppmv) hoặc 0,053% theo trọng lượng là CO 2 . Nó tương đương với 2,7 × 10 12 tấn CO 2 .Mặc dù nồng độ thấp nhưng CO 2 trong khí quyển Trái Đất,nó hấp thụ bức xạ hồng ngoại và làm tăng hiệu ứng nhà kính.Điôxít cacbon nguyên thủy trong khí quyển của Trái Đất được tạo ra trong hoạt động của các núi lửa; nó có vai trò chủ yếu để làm ấm và ổn định khí hậu dẫn đến sự sống. 7 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn Hoạt động núi lửa ngày nay giải phóng khoảng 130-230 triệu tấn điôxít cacbon mỗi năm. Lượng khí này xấp xỉ 1% lượng điôxít cacbon do các hoạt động của con người tạo ra. Từ đầu thời kỳ cách mạng công nghiệp,nồng độ CO 2 trong khí quyển đã tăng khoảng 110 µL/L hay khoảng 40%, phần lớn trong số này được giải phóng từ năm 1945 đến nay.Theo các nghiên cứu, chỉ ra sự tăng từ 316 µL/L từ năm 1958 tới 376 µL/L năm 2003, tổng thể tăng 60 µL/L trong lịch sử 44 năm đo đạc. Các nhiên liệu hóa thạch như than và dầu mỏ bị đốt là nguyên nhân chính trong sự gia tăng của CO 2 do con người tạo ra; Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.Sự tàn phá rừng là nguyên nhân thứ hai. Ví dụ:Năm 1997, các đám cháy than bùn ở Indonesia giải phóng khoảng 13%–40% lượng điôxít cacbon do nhiên liệu hóa thạch tạo ra các đám cháy than bùn. Mêtan là thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. Nó được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá,hoạt động nông nghiệp Mật độ của nó đã tăng khoảng 150% từ năm 1750 và đến năm 1998, mật độ trung bình của nó trên bề mặt Trái Đất là 1745 ppb. Mật độ ở bán cầu Bắc cao hơn vì ở đó có nhiều nguồn mêtan hơn (cả thiên nhiên lẫn nhân tạo). Mật độ của mêtan thay đổi theo mùa, thấp nhất vào cuối mùa hè.Mêtan trong khí quyển là một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh trung bình cứ 100 năm mỗi kg mêtan làm ấm Trái Đất gấp 23 lần 1 kg CO2. Ở áp suất lớn, ví dụ như ở dưới đáy đại dương, mêtan tạo ra một dạng sàng rắn với nước, được gọi là mêtan hydrat. Một số lượng chưa xác định nhưng có lẽ là rất nhiều mêtan bị giữ lại dưới dạng này ở đáy biển. Sự giải phóng đột ngột của một thể tích lớn mêtan từ những nơi đó vào khí quyển là một giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới những hiện tượng Trái Đất nóng lên trong quá khứ xa, đỉnh cao là khoảng 55 triệu năm trước. Một tổ chức đã ước tính trữ lượng quặng mêtan hydrat dưới đáy đại dương vào khoảng 10 triệu triệu tấn. Giả thuyết rằng nếu Trái Đất nóng lên đến một nhiệt độ nhất định, toàn bộ lượng mêtan này có thể một lần nữa bị giải phóng đột ngột vào 8 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn khí quyển, khuếch đại hiệu ứng nhà kính lên nhiều lần và làm Trái Đất nóng lên đến mức chưa từng thấy. CFCs: Gồm CFC-11 (CCl 3 F), CFC-12 (CCl 2 F 2 ), CFC-113 (C 2 Cl 3 F 3 ),CFC-115 (C 2 ClF 5 )…Trong các khí CFC trên thì CFC-11 và CFC-12 là khí có nồng độ lớn nhất trong khí quyển đóng góp vào hiệu ứng nhà kính rất lớn CFC-11 là 0.280ppm, CFC-12 là 0.484ppm. Hằng năm các khí CFC tăng 4%(năm 1992). N 2 O: là chất khí không màu ít hoạt động hoá học nên có thời gian lưu trong tầng đối lưu lớn,phân bố khắp trong tầng này. Hằng năm tăng khoảng 2%, có nồng độ trung bình khoảng 0.3ppm. Hơi nước: Mặc dù khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại nhiều hơn các khí khác nhưng do nồng độ của nó trong tầng đối lưu hầu như không thay đổi. Do đó, hơi nước không phải là yếu tố chính gây nên hiệu ứng nhà kính. P HẦN 3 Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính Phần lớn các nhà khoa học cho rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.Một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính thể gây ra: (Sóng thần tại Nhật Bản ngày 11∕3∕2011) 9 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn 1.Tác động của hiệu ứng nhà kính đến môi trường: • Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới; • Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt; • Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng; • Nhiệt độ trung bình toàn cầu đến năm 2050 sẽ cao nhất trong vòng 150.000 năm gần đây; • Trong thế kỷ XXI tốc độ thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao nhất so với 10.000 năm gần đây; • Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh trong những năm gần đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.Một số quốc gia và các đảo nhỏ, các vùng đất thấp ven bờ sẽ bị nhấn chìm trong nước (ví dụ Hà Lan). Những thay đổi này dự đoán có thể xẩy ra trong thế kỷ XXII; Băng tan, lượng nước cung cấp cho các sông cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ở Châu Âu, 8/9 khu vực phủ băng đã bị thu hẹp trông thấy. Trong thời kỳ 1850-1980, các dải băng trên các dãy núi ở Châu Âu đã mất gần 1/3 diện tích và 1/2 số lượng. Ở Trung Quốc, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho rằng có đến 7% các sông băng trên toàn nước này bị biến mất hằng năm, đến năm 2050, sẽ có đến 64% sông băng của Trung Quốc biến mất. Ước tính hiện có khoảng 300 triệu dân sống ở miền tây khô cằn và phụ thuộc vào nguồn nước từ các sông băng để duy trì cuộc sống của họ; 10 [...]... được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và Kazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia kí kết nghị định thư Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun... tham gia của hơn 100 nguyên thủ quốc gia và người ứng đầu chính phủ các nước Mục tiêu của Hội nghị là tìm được một thoả thuận thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012, để hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên Trong số các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, CO2 là thủ phạm chủ yếu Để hạn chế thải CO2, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều đề xuất như hạn chế... quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 20 GV: Phạm Đình Thắng... thông.Để tiết kiệm năng lượng và hạ tỷ lệ đó xuống thì giải pháp trước mắt có lẽ là hạn chế sử dụng xe hơi Giải pháp tiếp theo là phần của các nhà khoa học là tối ưu hóa công nghệ chế tạo ôtô theo hướng giảm thiểu khí thải như xe chạy bằng điện, nhiên liệu sinh học hay nhiên liệu tái sinh Tuy nhiên, trước mắt, sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân vẫn là hiệu quả nhất Liên quan vấn đề năng lượng, nhiên liệu... nước và giảm xói mòn đất; • Sử dụng các nguồn nguyên liệu,nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường.Cắt giảm và tiết kiệm tiêu thụ năng lượng Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu phục vụ cho giao thông vận tải ít gây ảnh hưởng đến môi trường: 23 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn Các nhà khoa học đã tính được trên 30% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính bắt... làm giảm lượng khí CO 2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.Từ Việt Nam tới Úc, từ Kenya tới Mexico, mọi người đang cùng nhau trồng cây, rất nhiều người trong số họ tham gia chương trình Trồng cây cho hành tinh của UNEP - chiến dịch hàng tỷ cây trồng Các cây này có thể giúp làm chậm lại sự biến đổi khí hậu qua việc hấp thụ khí CO2 khi chúng lớn lên Chúng cũng giúp làm giảm. .. với các nhà máy sản xuất cần phải xữ lý khí thải trước khi đưa ra môi trường; • Dùng chính sách thuế khí thải ô nhiễm đối với các nhà máy công nghiệp; • Ngăn chặn và kịp thời xử lý cháy rừng, phá rừng bừa bãi, phát động phong trào trồng cây gây rừng Về phần mình Việt Nam cũng rất nỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp, chung tay cùng với cộng đồng quốc tế nhằm làm giảm sự phát thải các khí nhà kính và... thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước Rất nhiều nước đang phải chứng kiến những mùa hè nóng hơn Năm 2003, Pháp đã có khoảng 15.000 người chết do đợt nóng- mà đợt nóng này đã gây nên cái chết của khoảng 35.000 trên khắp châu Âu 3.Năm bước thụt lùi do biến đổi khí hậu gây ra (xuất phát từ hiệu ứng nhà kính) : • Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông... nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe ; • Giải pháp mới: 21 GV: Phạm Đình Thắng – HVKTQS https://www.facebook.com/ILOveChemis?ref=tn_tnmn... biết tổng lượng phát thải khí nhà kính của VN mỗi năm khoảng 120,8 triệu tấn Khí nhà kính của VN gồm 4 loại chủ yếu:CO2, CH4, NO2, NO và phát thải chủ yếu do các hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông Trong đó, giao thông chiếm tới 85% khí CO2,công nghiệp chiếm 95% khí NO2 Với đà phát triển như hiện nay, ông Lam cho rằng lượng phát thải khí nhà kính của nước ta sẽ còn tăng . này. Bài tiểu luận gồm 4 phần: Phần 1: Hiệu ứng nhà kính là gì?; Phần2: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính; Phần3: Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính; Phần 4: Các giải pháp giảm thiểu hiệu. chính gây nên hiệu ứng nhà kính. P HẦN 3 Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính Phần lớn các nhà khoa học cho rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại,. hiệu ứng nhà kính. Qua đó để giúp em hiểu biết hơn về hiệu ứng nhà kính, những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, nó có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường,cuộc sống của con người và phản ứng của