1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam

50 473 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 283 KB

Nội dung

Hiện nay, chức năng thanh toán của tiền tệ đang phát triển với nhiều mô thức đa dạng và đóng vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh việc tập trung và phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng vốn cho kinh tế phát triển.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, chức năng thanh toán của tiền tệ đang phát triển với nhiều mô thức đa dạng và đóng vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh việc tập trung và phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội, cung ứng vốn cho kinh tế phát triển. Vì vậy, việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ thông qua hệ thống thanh toán quốc gia, với những phương tiện, kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn bao giờ hết phải đảm bảo sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả trong thanh toán. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường; thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến là bằng tiền mặt, mọi sự tiếp cận với phương tiện thanh toán mới, công nghệ thanh toán mới đang ở mức ban đầu cả về tổ chức và thực hiện. Mặt khác thu nhập của dân nói chung còn ở mức thấp; nhu cầu thiết yếu dân vẫn mua ở chợ “tự do” là chủ yếu; thêm vào đó thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ một sớm, một chiều thay đổi nhanh được; đồng thời muốn sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại lại cũng cần có sự hiểu biết nhất định. Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam, trước sự bùng nổ và phát triển thương mại điện tử, công nghệ thông tin trên thế giới, nhiều điều phải bàn và làm. Với mong muốn đóng góp cải thiện những bất cập đ ó, chúng em đã đi sâu tìm hiểu và trình bày về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam. Kết cấu bài thảo luận của chúng em có 4 phần: Phần 1: Một số vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt Phần 2: Đánh giá chung về tình hình thanh toán không dùng tiền mặtViệt Nam hiện nay Phần 3: Một số ví dụ về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Phần 4: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam - 1 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 I. Một số vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt 1. Định nghĩa thanh toán và các hình thức thanh toán Thanh toán là thuật ngữ mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hoá đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi, lúc này tiền tệ đi vào lưu thông thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Như vậy, ta có 2 hình thức thanh toán đó là : + Thanh toán dùng tiền mặt + Thanh toán không dùng tiền mặt a. Thanh toán dùng tiền mặt Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, tiện dụng nhất, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với nền kinh tế sản xuất nhỏ, khối lượng sản phẩm không nhiều,và phạm vi thanh toán nhỏ hẹp. Khi nền kinh tế chuyển sang nền ktế thị trường, khối lượng hàng hóa, số lượng các nghiệp vụ thanh toán diễn ra rất nhiều khiến việc thanh toán bằng tiền mặt gặp phải nhiều khó khăn: với khối lượng tiền lớn thì sẽ không đảm bảo an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người được trả, chi phí in ấn, vận chuyển tiền sẽ rất tốn kém cho NHNN. b.Thanh toán không dùng tiền mặt Từ thực tế khách quan đó, thanh toán không dùng tiền mặt ra đời, đáp ứng sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa. Ta có định nghĩa về thanh toán không dung tiền mặt như sau: thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người được trả hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức tín dụng. Và do đó có thêm 1 hình thái nữa của tiền đó là tiền ghi sổ (hay còn gọi là tiền bút toán). - 2 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Các hình thức cụ thể của thanh toán không dùng tiền mặt Bao gồm: Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking, ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, séc, chuyển tiền điện tử, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán qua tài khoản cá nhân, thanh toán online, Master card, Visa card… Ở Việt Nam hiện nay có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đó là: + Séc thanh toán: séc chuyển khoản, séc được bảo chi, séc được bảo lãnh + Uỷ nhiệm chi + Uỷ nhiệm thu + Thẻ thanh toán + Thư tín dụng nội địa A. Séc thanh toán: Là 1 lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ TK,ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lênh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Ở Việt Nam séc được đưa vào sử dụng theo quyết đinh của ngân hàng 57/NHQĐ ngày 24/6/1987. B.Uỷ nhiệm chi Là lệnh của người trả tiền cho ngân hàng về việc trích chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản chủ nợ. Đây là 1 hình thức thanh toán khá phổ biến trong nền kinh tế khi các nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường. C. Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm thu là lệnh của người thụ hưởng, ra lệnh cho ngân hàng thu tiền của người mua hàng. - 3 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 D.Thẻ thanh toán Thẻ thanh toánmột phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. E.Thư tín dụng nội địa Là một văn bản pháp lí được phát hành bởi một tổ chức tài chính nhắm cung cấp một sự đảm bảo trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư. 3. Các nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt - Chủ thể tham gia thanh toán đều phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng - Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người được trả phải dựa trên lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. - Là trung gian thanh toán, các tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm thực hiện đúng vai trò là trung gian thanh toán. II. Đánh giá chung về tình hình thanh toán không dùng tiền mặtViệt Nam hiện nay 1. Ưu điểm Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất chưa phát triển,việc trao đổi thanh toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Vì vậy, khi nền kinh tế phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm. Viêc thanh toán KDTM đã đem lại những lợi ích to lớn cho toàn bộ nền kinh tế, cho các tổ chức doanh nghiệp cũng như cá nhân người sử dụng. - 4 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 •Đối với nền kinh tế thì hình thức thanh toán KDTM đã đem lại những lợi ích to lớn sau: Thứ nhất, tiền mặt để trong két thì sẽ không tham gia vào quá trình lưu thông nhưng để trong các ngân hàng thì sẽ tạo ra một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Nguồn vốn này sẽ tiếp tục được tái đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư cho giáo dục… Thứ hai, quá trình thanh toán KDTM nhà nước giảm được các chi phí khi lưu thông tiền mặt như: chi phí in ấn, chi phí bảo quản và vận chuyển tiền mặt. Thời gian thanh toán được rút ngắn ( 2-5 ngày trước đây ) xuống còn 1-3 phút, làm cho quá trình quay vòng của tiền được tăng lên đáng kể. Thứ ba, việc thanh toán qua ngân hàng sẽ minh bạch thu – chi của các doanh nghiệp nên hạn chế được việc trốn lậu thuế. Đồng thời, việc trả lương qua thẻ ATM và thanh toán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được thu nhập các cá nhân hạn chế được tình trạng tham nhũng. Thứ tư, thanh toán thông qua ngân hàng sẽ kiểm soát được các giao dịch qua đó ngăn chặn được hoạt động rửa tiền của các tổ chức tội phạm cũng như các quan chức tham nhũng. •Đối với cá nhân người sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM thì nó đem lại những lợi ích cơ bản sau: Trước hết, thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa lớn thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ không an toàn, thuận tiện cho cả người chi trả và người thụ hưởng. Với một tài khoản ở ngân hàng thì mọi giao dịch được thực hiện thông qua bút tệ nên sẽ được đảm bảo an toàn, tránh tình trang cuớp giật, rơi mất. Việc bảo quản tiền cũng đòi hỏi một chi phí và khó khăn hơn rất nhiều so với một chiếc thẻ thanh toán. - 5 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ hai, sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng vẫn thanh toán cho khách hàng những hóa đơn mà quá số dư trong tài khoản ngân hàng của mình. Thứ ba, khi hệ thống hạ tầng viễn thông phát triển thì các cá nhân có thể giao dịch qua internet, mobile,… mà không cần đến các cửa hàng hay siêu thị. Quá trình thanh toán được thực hiện qua hệ thống thanh toán điện tử. Như vậy, các tổ chức hoặc cá nhân có thể giao dịch mà không phải mất nhiều thời gian, chi phí đi lại giao dịch. 2. Khó khăn khi áp dụng TTKTM ở Việt Nam hiện nay •Do thói quen và nhận thức Tiền mặtmột công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Tiền mặt có tính ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời, vô danh và thủ tục đơn giản. Hầu hết các chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu. Cá nhân người thanh toán chỉ phải chịu phần chi phí nhỏ trong đó như kiểm đếm, vận chuyển. Vì vậy tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Theo “Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020” vào năm 1997 tỉ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam là 32,2% và mười năm sau năm 2006 còn 18%, vẫn ở mức của nền kinh tế tiền mặt. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ trên chỉ dưới 5%, có nước chỉ 1% như Thuỵ Điển, Nauy. Gần VN hơn, các nước như Singapo tỉ lệ này là 11%. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác, thông tin tuyên truyền về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chến lược, định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công chúng nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Vì vậy, không chỉ người dân mà cả các doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các - 6 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bản thân các sinh viên hiện nay, những người sau khi ra trường sẽ tiếp cận nhiều đến các hình thức thanh toán này cũng chưa thực sự hiểu và sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. •Hạ tầng cơ sở và chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng - Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán còn nghèo nàn và kém hiệu quả. Có 2.154 ATM số lượng phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Với dân số nước ta hơn 80 triệu dân thì bình quân 45.000 dân có 1 ATM. Lượng ATM như vậy quá thấp nếu so với các quốc gia láng giềng (Trung Quốc: 19.000 dân/ATM, Singapore: 2.638 dân/ATM). Hơn nữa, các máy ATM lại chỉ có khả năng phục vụ cho một nhóm nhỏ ngân hàng, chứ không có khả năng sử dụng chung cho nhiều ngân hàng như thực tế ở nhiều nước hiện nay, làm cho mạng lưới máy rút tiền tự động càng hạn chế phạm vi phục vụ. Với các thiết bị tại điểm bán (POS) cũng chung tình trạng như vậy. Luôn có tình trạng một đơn vị chấp nhận thẻ cùng tồn tại nhiều thiết bị POS của các ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các giao dịch bằng thẻ. Điều này thu hẹp đáng kể phạm vi sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt so với nhiều quốc gia trong khu vực hiện nay, ngay cả khi mật độ thiết bị tương đương như ở các nước đó. Do đó, sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật là khó khăn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới. - Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao - 7 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 dịch qua internet, qua mobile, homebanking . chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp. - Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ở mức thô và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ làm tổn hại tới chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hoạt động dịch vụ thanh toán, mà còn tổn hại tới sự gắn kết giữa chính bản thân ngân hàng và khách hàng, khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác. - Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung phát triển tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất. Thiếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một số đối tượng, một số lĩnh vực hoặc vùng sâu, vùng xa, nông thôn và các địa phương có nền kinh tế kém phát triển. - Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với những giao dịch thanh toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh. Ngoài ra, một số phương tiện thanh toán khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí so với việc sử dụng tiền mặt. - Hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, mặc dù được cải thiện rất nhiều sau khi hoàn tất giai đoạn I của Dự án hiện đại hệ thống thanh toán, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Theo thiết kế ban đầu, hệ thống thanh toán liên ngân hàng có khả năng xử lý 4.500 giao dịch/ngày. Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến này, hệ thống thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải với số lượng giao dịch bình quân lên tới 10.000 giao dịch/ngày. •Thiếu sự liên kết giữa các ngành Sự thiếu liên kết giữa các ngành cũng là một trở ngại không nhỏ cho giao dịch TTKDTM. Theo thống kê hiện ở nước ta, chưa đến 50% khách - 8 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 sạn có trang bị máy thanh toán thẻ; khoảng 10% số nhà hàng, 6% điểm bán vé máy bay… và chừng hơn 1% số siêu thị có dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ. Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, cấp nước . với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại. Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ. •Hành lang pháp lý Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Ví dụ như đối với giao dịch điện tử, chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, .). Ngày 19 tháng 11 năm 2005 vừa qua Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, đây là một bước tiến mới mang tính đột phá của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xã hội. Nó tạo nên một nền tảng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống là cả một quá trình phấn đấu không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, với tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nền tảng pháp lý cần được hoàn chỉnh gấp để bao - 9 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hàm cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ . III. Một số ví dụ về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Việt Nam A. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank Vietcombank là một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam có lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển.Với ưu thế về quy mô hoạt động lớn, đội ngũ nhân viên năng động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, có mối quan hệ tốt với các ngân hàng trong và ngoài nước. Là một ngân hàng luôn đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghệ thông tin và coi công việc hiện đại hoá công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu. Do đó, các sản phẩm của VCB luôn hướng tới việc áp dụng công nghệ thông tin để tạo cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng một cách đễ dàng thuận lợi và an toàn nhất. 1. Thanh toán bằng thẻ Hình thức thanh toán thứ nhất phải kể đến ở đây là hình thức thanh toán bằng thẻ. Hoạt động thẻ của Vietcombank (VCB) đã có bề dày phát triển gần hai thập kỉ. Ngay từ khi thẻ thanh toán hoạt động ở Việt Nam thì VCB cũng đánh đầu phát hành thẻ đầu tiên vào năm 1991. Trong những năm gần đây thì hoạt động thẻ của VCB càng phát triển,bước phát triển quan trọng nhất là VCB cho ra đời thẻ Connect 24, nó đánh dầu cho hàng loạt các thẻ đa năng của VCB. Hiện nay dịch vụ thẻ của VCB có hai loại thẻ đó là tín dụng và thẻ ghi nợ. a. Thẻ tín dụng quốc tế - 10 - [...]... http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 III Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam 1 Kinh nghiệm nước ngoài: - Tại Đức • Việc cải tạo, xoá bỏ tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng • Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được khách hàng sử dụng phổ biến nhất so với các phương... Nhà nước vận hành, quản lý và giám sát Các hệ thống thanh toán nội bộ của từng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần được đầu tư và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường dịch vụ thanh toán - Tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải... mắt tập trung vào module kế toán tập trung để nâng cao tính hiệu quả của hệ thống TTLNH - Hệ thống TTLNH có giao diện với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối khi những hệ thống này sẵn sàng, thực hiện quyết toán tổng tức thời (RTGS) và quyết toán ròng trong ngày cũng như quyết toán DVP (chuyển giao kèm theo thanh toán) - Hệ thống thanh toán điện tử Kho bạc Nhà... đích như thanh toán, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt thay cho việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt) b) Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt: - Tăng cường việc chấp nhận các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng việc tăng cường mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo... triển thanh toán bằng ủy nhiệm thu 5 Phát triển các hệ thống thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010): a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện: - Thiết kế mở rộng phạm vi triển khai giai đoạn 2 Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do... hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ và phát triển các hệ thống thanh toán quan trọng có tính hệ thống theo các chuẩn mực quốc tế được Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống, tăng cường hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia Các hệ thống thanh toán liên ngân hàng và hệ thống thanh toán quan trọng khác phải được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách... các Trung tâm xử lý và thanh toán séc • Hiện nay Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức thanh toán séc bằng điện tử, rất nhanh chóng, chính xác - Tại Hàn Quốc + Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, thanh toán KDTM chiếm 80% + Vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phi u, Luật kinh doanh... hoạt động thanh toán quốc tế Vốn điều lệ ( tính đến tháng 6/2007 là 1.400 tỷ đồng, và đến 25/12/2007 là 1.600 tỷ đồng ) 1 Tóm tắt chung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Hiện nay ngân hàng Đông Á đang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là : •Séc thanh toán bao gồm : séc lĩnh tiền mặt , séc thanh toán và séc bảo chi •Uỷ nhiệm thu •Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền •Thẻ thanh toán •Thư... được kết nối với hệ thống TTLNH để tăng tính hiệu quả và thuận tiện cho quan hệ thanh toán giữa hệ thống kho bạc và ngân hàng - Hệ thống thanh toán của các tổ chức tín dụng cần được kết nối với hệ thống TTLNH qua cổng giao diện - Nâng cấp liên tục hệ thống TTLNH (cả phần cứng và phần mềm ứng dụng) để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế từ nay đến năm 2020, thực hiện đánh giá hệ thống TTLNH theo... vào phòng máy vi tính, thanh toán học bổng, thanh toán học phí của sinh viên qua thẻ,… và một số ứng dụng khác phù hợp với tính năng ưu việt nhất của công nghệ thẻ hiện nay Sau đây là một số các tiện ích cụ thể : - 27 - Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368  Rút tiền mặt tại trên 930 máy ATM (thuộc hệ thống VNBC ) và hơn 100 điểm ứng tiền  Gửi tiền qua ATM 24/24  chuyển . số ví dụ về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Phần 4: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống thanh toán phi. tiện thanh toán. Như vậy, ta có 2 hình thức thanh toán đó là : + Thanh toán dùng tiền mặt + Thanh toán không dùng tiền mặt a. Thanh toán dùng tiền mặt

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w