1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ

38 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Căn cứ vào tính chất  Thuế trực thu Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của đối tượng chịu thuế.Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ

Đề tài

PHÂN TÍCH PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Ngọc Hùng Nhóm học viên thực hiện:

1 Hồ Thị Lam

2 Nguyễn Thị Trúc Liễu

3 Phạm Bình Phương Ngọc

4 Vũ Lan Phương

5 Nguyễn Đắc Toản

6 Trần Nguyễn Phương Vy

Lớp: TCDN Đêm 2 – K22

TP Hồ Chí Minh – Tháng 06/2013

Trang 2

1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 1

1.1 Khái niệm thuế 1

1.2 Phân loại thuế 1

1.2.1 Căn cứ vào tính chất 1

1.2.2 Căn cứ vào đối tượng đánh thuế 2

1.2.3 Các cách phân loại thuế khác 2

1.3 Tác động pháp lý của thuế 2

1.4 Tác động kinh tế của thuế 3

2 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4

2.3 Tác động của thuế tuyệt đối 5

2.3.1 Thuế đánh vào người tiêu dùng 5

2.3.2 Thuế đánh vào nhà sản xuất 7

2.4 Tác động của thuế tương đối 11

2.4.1 Thuế đánh vào người tiêu dùng 11

2.4.2 Thuế đánh vào nhà sản xuất 11

2.5 Các trường hợp đặc biệt 12

2.5.1 Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá 12

2.5.2 Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá 13

2.5.3 Đường cung co giãn hoàn toàn theo giá 14

2.5.4 Đường cung hoàn toàn không co giãn theo giá 15

2.5.5 Cung ít co giãn hơn cầu 15

2.5.6 Cung co giãn nhiều hơn cầu 16

3 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO 19

3.1 Thị trường độc quyền hoàn toàn 19

3.1.1 Khái niệm 19

3.1.2 Đánh thuế vào thị trường độc quyền hoàn toàn 19

Trang 3

3.1.2.2 Thuế đánh vào nhà sản xuất 21

3.1.2.3 Thuế đánh vào nhà sản xuất khi đường MC thẳng đứng 22

3.1.2.4 Thuế đánh vào nhà sản xuất khi đường MC nằm ngang 22

3.2 Thị trường nhóm độc quyền 25

4 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TRONG THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT 25

5 ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TRONG MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ 29

5.1 Xác định tính tương đương của thuế trong mô hình cân bằng tổng thể 29 5.2 Mô hình cân bằng tổng thể của Harberger 30

5.3 Phân tích sự tác động các loại thuế khác nhau 31

Trang 4

1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THUẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ

1.1 Khái niệm thuế

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụphải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhànước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượngnộp thuế

1.2 Phân loại thuế

1.2.1 Căn cứ vào tính chất

Thuế trực thu

Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của đối tượng chịu thuế.Thuế trực thu là loại thuế mà người, hoạt động, tài sản chịu thuế và nộp thuế là một.Các loại thuế trực thu: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển quyền

sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế nhà đất

 Ưu điểm:

- Thuế trực thu có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp vềthuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng, có tính phânloại đối tượng nộp

- Có tính chất lũy tiến theo thu nhập

 Nhược điểm:

- Thuế trực thu có nhược điểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thunhập của các đối tượng, vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì phải nộpthuế càng nhiều

- Dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, tránh thuế

- Việc quản lý thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế giánthu

Thuế gián thu

Là loại thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của đối tượng chịuthuế mà đánh gián tiếp thông qua việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế Làloại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành giá cả của hàng hóa

Các loại thuế gián thu: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtnhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường

Trang 5

 Ưu điểm:

- Đối tượng chịu thuế rất rộng

- Thuế ẩn vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên người chịu thuế thường khôngcảm nhận được gánh nặng của loại thuế này vì thế mà Nhà nước dễ điềuchỉnh hơn và có thể dễ thu hơn thuế trực thu

 Nhược điểm:

- Có tính chất luỹ thoái nên không đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụnộp thuế

1.2.2 Căn cứ vào đối tượng đánh thuế

Theo cách phân loại này thuế được chia thành:

- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị giatăng

- Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặcbiệt

- Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đốivới người có thu nhập cao

- Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất

- Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuếtài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước

- Thuế khác

Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa pháthuy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiệnmột cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế

1.2.3 Các cách phân loại thuế khác

- Phân loại theo mức thuế: Thuế đánh theo tỷ lệ %, thuế đánh trên mức tuyệt đối

- Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành Ngân sách: Thuế Trung Ương,Thuế Địa Phương

1.3 Tác động pháp lý của thuế

Nghiên cứu tác động pháp lý của thuế là tìm cách trả lời câu hỏi: Cá nhân haypháp nhân nào có trách nhiệm khai báo, hoàn thành thủ tục và nộp thuế cho cơ quanthuế? Tác động này không có ý nghĩa nhiều

Ví dụ 1: Đối với thuế gián thu dưới góc độ pháp lý: người tiêu dùng là người

chịu thuế, còn người nộp thuế là các cơ sở kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu

Trang 6

thuế Người tiêu dùng A mua một cây bút máy giá chưa có thuế VAT là 10.000đồng, thuế VAT là 10% Vậy tổng số tiền mà người A phải thanh toán là 11.000đồng, trong đó người A phải gánh chịu 1.000 đồng thuế VAT Về nghĩa vụ pháp lý,người bán (doanh nghiệp) phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế này vào kho bạc nhànước.

Ví dụ 2: Đối với thuế trực thu (thuế TNDN)

Công ty TNHH B trong năm 2012 có tổng thu nhập tính thuế TNDN là 2 tỷđồng thuế suất thuế TNDN 25% Khi đó số thuế TNDN mà công ty B phải nộp là:

2 tỷđ x 25%= 500 triệu đồng

1.4 Tác động kinh tế của thuế

Nghiên cứu tác động kinh tế của thuế là tìm cách phân tích gánh nặng của thuếcuối cùng đổ lên tầng lớp dân cư nào? Thể hiện mức thay đổi phân phối thu nhậpthực của từng chủ thể do thuế gây ra Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng do luậtđịnh và phạm vi ảnh hưởng kinh tế phản ánh cơ chế dịch chuyển thuế

Khi phân tích tác động kinh tế của thuế cần phân tích ở 3 góc độ: Sử dụng thunhập, nguồn thu nhập và phân phối thu nhập

Ví dụ xét trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thuốc lá ngoài thuế giá trịgia tăng

Xét từ phía Sử dụng thu nhập: Nếu giá thuốc lá tăng bởi thuế thì người hútthuốc tốn nhiều thu nhập hơn cho thuốc lá và phúc lợi của họ bị giảm đi

Xét từ phía Nguồn của thu nhập: Nếu cầu về thuốc lá giảm do giá thuốc lêncao hơn thì người trồng thuốc lá và người sản xuất thuốc lá sẽ bị mất đi một phầnthu nhập

Như vậy thuế tiêu thụ đặc biệt cũng làm thay đổi thu nhập bằng cách tác độngđến nguồn của thu nhập

Kết luận: Phạm vi tác động của thuế, xét trên phương diện tổng thể, phụ thuộcvào cách thức mà cả Nguồn của thu nhập lẫn Sử dụng thu nhập bị ảnh hưởng

Khi phân tích tác động kinh tế của thuế đến các đối tượng, chúng ta sẽ xét xem

đó là thuế trực thu hay thuế gián thu

Trang 7

2 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

2.1 Khái niệm

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua vànhiều người bán nên không có người mua và người bán nào có thể ảnh hưởng đếngiá cả thị trường

2.2 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Số lượng các doanh nghiệp trong ngành là đủ lớn sao cho sản lượng của mỗi doanh nghiệp là không đáng kể so với cả ngành nói chung Do vậy, thị phần của

mỗi doanh nghiệp sẽ rất nhỏ và doanh nghiệp không có khả năng chi phối giá cảtrên thị trường bằng các quyết định cung ứng của mình

Sản phẩm của ngành phải tương đối đồng nhất và tính giá như nhau, để cho sản phẩm của các doanh nghiệp có thể thay thế hoàn hảo cho nhau Sản phẩm của

các nhà sản xuất là giống nhau nên người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm củabất kỳ nhà sản xuất nào cũng đều cảm thấy thỏa mãn như nhau Do vậy, nếu có một

doanh nghiệp nào muốn định giá sản phẩm của mình cao hơn mức giá chung P0, nó

sẽ không bán được sản phẩm nào hết vì người mua sẽ mua sản phẩm giống như vậycủa doanh nghiệp khác

Thông tin hoàn hảo cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm sao cho người mua nhận thấy những sản phẩm giống nhau của các doanh nghiệp khác nhau thực sự là như nhau Thậm chí các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồng nhất, họ

cũng có thể định giá sản phẩm mình khác với người khác nếu người mua không cóthông tin hoàn hảo về chất lượng và đặc tính của sản phẩm ấy Chẳng hạn, nếu bạnkhông hiểu nhiều về bột giặt, bạn sẽ nghĩ rằng bột giặt OMO nếu bán với giá 12.000đồng/kg sẽ tốt hơn bột giặt DASO có giá 10.000 đồng/kg Do vậy, chúng ta phải giảđịnh người mua có thông tin hoàn hảo về sản phẩm để doanh nghiệp không có khảnăng định giá khác với mức giá chung

Tự do nhập và xuất ngành sao cho không có sự cấu kết của các doanh nghiệp hiện hành Tại sao các doanh nghiệp không liên kết lại như các nước trong khối

OPEC đã từng làm: hạn chế cung ứng để nâng giá? Chúng ta có thể trả lời là điềunày là không thể do các lý do: (i) với quá nhiều doanh nghiệp trong ngành, việc tổchức thành hiệp hội sẽ rất tốn kém, các nhà quản lý sẽ tốn nhiều thời gian để thương

Trang 8

lượng với các doanh nghiệp khác hơn là để tổ chức sản xuất; (ii) nếu đường cầu thịtrường rất co giãn, khả năng tăng giá của các doanh nghiệp là rất ít Thậm chí nếucác doanh nghiệp có thể cấu kết với nhau để tăng giá, điều này sẽ thu hút các doanhnghiệp mới nhập ngành và làm sản lượng tăng, dẫn tới giá sẽ lại giảm xuống Trongthị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp hoàn toàn tự do lựa chọn gia nhập hayrút khỏi ngành mà không có một trở ngại pháp lý nào cả hay không có các chi phíđặc biệt nào gắn với việc gia nhập.

Đặc điểm của DN cạnh tranh hoàn hảo:

- DN là người chấp nhận giá

- Đường cầu và đường doanh thu biên của DN hoàn toàn co giãn

- DN tối đa hóa lợi nhuận ở mức P = MC (trong ngắn hạn) và P = LMC(trong dài hạn)

2.3 Tác động của thuế tuyệt đối

Giả định của mô hình phân tích:

Hàm cung là hàm tuyến tính theo giá cả: QS = b0 + b1P

Hàm cầu hàm tuyến tính theo giá cả: QD = a0 - a1P

Trong đó: QD: Lượng cầu, QS: Lượng cung, P: mức giá hàng hóa, a0, a1, b0, b1

là các hệ số

Gọi T là mức thuế tuyệt đối đánh trên một đơn vị sản phẩm

2.3.1 Thuế đánh vào người tiêu dùng

Khi chính phủ ban hành thuế tuyệt đối đánh vào người tiêu dùng, đường cầu

sẽ dịch chuyển sang trái

Khi đó, tại điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới P2 sẽ thấp hơn so với mứcgiá cân bằng cũ P0, sản lượng cân bằng mới Q2 thấp hơn sản lượng cân bằng cũ Q0.Nhưng, mức chênh lệch giữa giá cân bằng mới và giá cân bằng cũ (P0 – P1) khôngbằng số thuế T mà người tiêu dùng phải đóng Điều đó cho thấy người tiêu dùngkhông chịu hoàn toàn khoản thuế đó mà có sự chia sẻ rủi ro giữa người tiêu dùng vànhà sản xuất

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Giá mà người tiêu dùng phải trả sau khi có thuế = giá cân bằng sau khi có thuế+ thuế

P1 = P2+ T

Trang 9

Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu = giá nhà sản xuất nhận được trước thuế

- giá nhà sản xuất nhận được sau thuế

Khi chưa có thuế, tại điểm cân bằng A: P01= 70, Q01= 60

Khi có thuế, hàm cầu mới sẽ là: P= -1/2 Q +100 -30

D2

AB

Gánh nặng thuế của người tiêu dùng

Gánh nặng thuế của nhà sản xuất

T

Trang 10

Khi đó, tại điểm cân bằng mới B, giá cân bằng sẽ giảm xuống còn P12= 50, sảnlượng cân bằng giảm xuống còn Q12 = 40.

Giá mà người tiêu dùng phải trả P22= 50+ 30 =80

Trong trường hợp này, gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: 70-50 =20

Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu : 80-70

2.3.2 Thuế đánh vào nhà sản xuất

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó chi phí sản xuất biên MCbằng với mức giá P Khi chính phủ đánh thuế tuyệt đối vào nhà sản xuất, chi phísản xuất sẽ tăng thêm một khoản bằng đúng khoản thuế đó Đường chi phí sản xuấtbiên MC, chi phí biến đổi trung bình AVC sẽ dịch chuyển lên trên một khoảng bằng

số thuế doanh nghiệp phải chịu Hay nói cách khác, đường cung của doanh nghiệpdịch chuyển lên trên một khoảng bằng số thuế mà doanh nghiệp phải chịu

Sự dịch chuyển đường cung này xảy ra cho tất cả các doanh nghiệp trong thịtrường cạnh tranh hoàn hảo Mà đường cung của thị trường là tổng các đường cungcủa các doanh nghiệp trong thị trường đó Do vậy, sau khi có thuế, đường tổng cungcủa thị trường dịch chuyển sang trái (lên trên) một khoảng bằng khoản thuế màchính phủ quy định

T=30B

Gánh nặng thuế người tiêu dùng chịu

P

D1s

A

Trang 11

Khi đường cung thị trường dịch chuyển lên trên, tại điểm cân bằng mới, giá P1

sẽ tăng cao hơn giá cân bằng PO, sản lượng cân bằng mới Q1 nhỏ hơn sản lượng cânbằng cũ Q0 Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa giá cân bằng mới và giá cân bằng cũ(P1 – P0) không bằng mức thuế mà nhà sản xuất phải chịu T Điều đó cho thấy nhàsản xuất trong trường hợp này không chịu hoàn toàn khoản thuế đó mà đã có sựchia sẻ gánh nặng thuế giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy:

Giá mà nhà sản xuất nhận được khi có thuế = giá cân bằng sau khi có thuế thuế phải nộp

P1

P0

Trang 12

Sau đây, chúng ta sẽ xét ví dụ cụ thể để minh họa cho điều đó.

Gánh nặng thuếCủa nhà sản xuất

TP

Trang 13

Khi chưa có thuế, tại điểm cân bằng A: P01= 70, Q01= 60.

Khi có thuế T=30, thuế đánh vào nhà sản xuất nên đường cung mới sẽ là:

P1= Q +10 +30 hay Q1= P -40

Khi đó, đường cung dịch chuyển qua trái, tại điểm cân bằng mới B, mức giáthị trường sẽ tăng lên thành P11= 80, sản lượng sẽ giảm xuống còn Q12= 40

Giá nhà sản xuất nhận được sẽ là P21 = 80-30 =50

Trong trường hợp này, gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: 70-50 = 20

Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: 80 – 70 =10

Nhận xét:

Trong cả hai trường hợp, thuế đánh trực tiếp vào người sản xuất hay ngườitiêu dùng thì đếu có sự chia sẻ gánh nặng thuế giữa người sản xuất và người tiêudùng Hay nói cách khác, phạm vi ảnh hưởng của thuế về mặt kinh tế khác vớiphạm vi ảnh hưởng của thuế về mặt pháp lý

Q60

40Q

P

AB

Gánh nặng thuếCủa nhà sản xuất.T=30

Trang 14

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, dù cho thuế đánh vào nhà sản xuất hayvào người tiêu dùng thì gánh nặng thuế của người sản xuất và người tiêu dùng đếukhông thay đổi Nghĩa là, gánh nặng thuế mà nhà sản xuất, người tiêu dùng phảichịu không phụ thuộc vào đối tượng chịu thuế mà luật thuế đó nhắm đến về mặtpháp lý

2.4 Tác động của thuế tương đối

2.4.1 Thuế đánh vào người tiêu dùng

Đối với loại thuế tỷ lệ thì khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm đường cầudịch chuyển nhưng không song song với đường cầu ban đầu mà dịch chuyển mộtkhoản bằng thuế suất nhân với giá cung

Tác động kinh tế của khoản thuế tỷ lệ cũng giống như thuế tuyệt đối làm chogiá cả mà người tiêu dùng phải trả cao hơn và giá người bán nhận thấp hơn so vớigiá cả ban đầu và có sự chia sẽ gánh nặng thuế giữa người tiêu dùng và người sx (sựphân chia gánh nặng tùy thuộc vào độ co giãn) Nhưng có sự khác biệt là xu hướngdịch chuyển và tổng tiền thuế gánh chịu không là số tuyệt đối mà phụ thuộc vào giá

cả tại điểm cân bằng

2.4.2 Thuế đánh vào nhà sản xuất

Khi thuế tỷ lệ đánh vào người sx thì chi phí sx tăng lên, người sx sẽ giảm tạimọi mức giá làm cho đường cung dịch chuyển lên một khoản bằng giá cung nhânvới thuế suất

Trang 15

2.5 Các trường hợp đặc biệt

2.5.1 Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá

Đường cung thị trường và đường cầu thị trường D (nằm ngang), điểm cân

bằng tương ứng với mức sản lượng và mức giá

Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất một khoản thuế T/ đvsp

Sau khi có thuế, đường cung S0 sẽ dịch chuyển lên trên một khoảng bằngkhoảng thuế T, lúc này ta có đường cung S1 Khi đó, tại điểm cân bằng mới E1, giácân bằng P0 không đổi, sản lượng cân bằng giảm từ Q0 xuống còn Q1

P

D

T

Gánh nặng thuế người sản xuất chịu

P1

Q

Trang 16

Giá nhà sản xuất nhận được sau khi có thuế = Giá cân bằng sau thuế – Thuế = P0 –T = P1

Gánh nặng thuế nhà sản xuất phải chịu = Giá nhà sản xuất nhận được trướckhi có thuế - Giá nhà sản xuất nhận được sau khi có thuế

Thị trường với đường cung S0 và đường cầu D (thẳng đứng), điểm cân bằng E0

tương ứng với sản lượng Q0 và mức giá P0

Chính phủ đánh một khoản thuế T/ đvsp vào nhà sản xuất

Sau khi có thuế, đường cung S0 dịch chuyển lên trên một khoảng bằng khoảnthuế T, đường cung mới S1 khi đó, tại điểm cân bằng mới E1, giá cân bằng tăng lên

từ P0 đến P1, sản lượng cân bằng Q0 không đổi

Giá nhà sản xuất nhận được sau khi có thuế = Giá cân bằng sau thuế – Thuế = P1 –T = P0

Gánh nặng thuế nhà sản xuất phải chịu = Giá nhà sản xuất nhận được trướckhi có thuế - Giá nhà sản xuất nhận được sau khi có thuế

Gánh nặng thuế người tiêu dùng chịuT

Q

Trang 17

= P0 – (P1 - T) = 0

Gánh nặng thuế người tiêu dùng phải chịu = Giá cân bằng trước thuế - Giá cânbằng sau thuế

= P1 – P0 = T

Như vậy, nếu cầu hoàn toàn không co giãn theo giá, gánh nặng thuế hoàn toàn

do người tiêu dùng chịu

2.5.3 Đường cung co giãn hoàn toàn theo giá

Đường cầu và cung thị trường là D1 và S (nằm ngang), điểm cân bằng E1

tương ứng với sản lượng Q0 và mức giá P0.

Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một khoản thuế T/đvsp

Khi có thuế, đường cầu D1 dịch chuyển sang trái một khoảng bằng khoản thuế

T, đường cầu mới D2 Khi đó, tại điểm cân bằng mới E2, giá cân bằng P0 không đổi,sản lượng cân bằng giảm từ Q0 xuống còn Q1

Giá mà người tiêu dùng phải trải = Giá cân bằng sau thuế + Thuế

Trang 18

Như vậy, trong trường hợp cung hoàn toàn co giãn, gánh nặng thuế do ngườitiêu dùng gánh chịu toàn bộ.

2.5.4 Đường cung hoàn toàn không co giãn theo giá

Đường cầu thị trường D1 và đường cung S (thẳng đứng), điểm cân bằng E1

tương ứng với sản lượng Q0 và mức giá P0

Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một khoản T /đvsp

Sau khi có thuế, đường cầu D1 sẽ dịch chuyển xuống dưới một khoảng bằngkhoản thuế T, đường cầu mới D2

Khi đó, tại điểm cân bằng mới E2, giá cân bằng mới sẽ giảm từ P0 xuống còn

P1, sản lượng cân bằng Q0 không đổi

Giá mà người tiêu dùng phải trải = Giá cân bằng sau thuế + Thuế

Trang 19

Trong trường hợp này, đường cung dốc hơn, đường cầu thoải hơn Đườngcung thị trường S0 và đường cầu thị trường D, điểm cân bằng E0 tương ứng với mứcsản lượng Q0 và mức giá P0.

Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất T/đvsp Đường cung S0 dịch chuyển lêntrên một đoạn đúng bằng khoản thuế T, đường cung mới S1 Khi đó, tại điểm cânbằng mới E1, giá cân bằng tăng nhẹ từ P0 đến P1 và lượng cân bằng giảm từ Q0

Do giá cả tăng rất ít nên không đủ bù đắp số thuế mà người sản xuất phải nộp,

vì vậy người sản xuất gánh chịu hầu hết gánh nặng thuế và người tiêu dùng gánhchịu thuế rất ít

Như vậy, trong trường hợp cung ít co giãn hơn cầu, người sản xuất gánh chịuphần lớn gánh nặng thuế

2.5.6 Cung co giãn nhiều hơn cầu

SX chịu

D

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w