1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Báo cáo kết quả nghiên cứu Bộ lọc KSH

32 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 385,62 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 Giới thiệu 2 Mục đích nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Thực hiện nghiên cứu 5 Kiểm tra, giám sát của Văn phòng KSH trong quá trình thực hiện hợp đồng 1 Tình hình sử

Trang 1

MỤC LỤC

1 Giới thiệu

2 Mục đích nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Thực hiện nghiên cứu

5 Kiểm tra, giám sát của Văn phòng KSH trong quá trình thực hiện

hợp đồng

1 Tình hình sử dụng bộ lọc khí sinh học trên thế giới và Việt Nam

1.1 Tình hình sử dụng bộ lọc khí sinh học trên thế giới

1.2 Tình hình sử dụng bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam

2 Nghiên cứu bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam

2.1 Các cơ quan (trường đại học, viện nghiên cứu, … ), cá nhân đã và

đang thực hiện nghiên cứu về bộ lọc khí sinh học

2.2 Tổng quan các nghiên cứu về bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam

3 Danh mục các công ty, nhà cung cấp bộ lọc khí sinh học trên toàn

quốc

4 Khử tạp khí trong KSH

III CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 12

1 Khảo sát tình hình sử dụng công trình KSH

1.1 Phương pháp, quy mô, thời gian thực hiện khảo sát

1.2 Kết quả khảo sát

1.3 Nhận xét, đánh giá tình hình sử dụng công trình KSH

Trang 2

2 Khảo sát tình hình sử dụng bộ lọc KSH tại Việt Nam

2.1 Phương pháp, quy mô, thời gian thực hiện khảo sát

2.2 Kết quả khảo sát

2.3 Nhận xét, đánh giá về tình hình sử dụng bộ lọc KSH

3 Khảo sát thị trường bộ lọc KSH ở Việt Nam

3.1 Phương pháp, quy mô, thời gian thực hiện khảo sát

3.2 Kết quả khảo sát thị trường bộ lọc KSH

3.3 Nhận xét, đánh giá về thị trường bộ lọc KSH

3.4 Nhận xét, đánh giá về các bộ lọc phổ biến hiện nay

Mẫu Bảng hỏi Khảo sát tình hình sử dụng máy phát điện và bộ lọc

Trang 3

Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1 Giới thiệu

Dự án “Chương trình KSH cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ nhằm giúp Việt Nam phát triển ngành KSH bền vững theo hướng thị trường, đồng thời góp phần xử lý chất thải vật nuôi, bảo vệ môi trường và giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hoá thạch Dự án được triển khai từ năm 2003 và chia làm 2 giai đoạn, kết thúc vào năm 2012, với số lượng công trình KSH là khoảng 170 ngàn công trình được xây dựng tại khoảng 50 tỉnh, thành phố trong cả nước Việc xây dựng công trình KSH tạo ra nguồn nhiên liệu mới chất lượng tốt và tiềm năng, đặc biệt có ý nghĩa đối với khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo

Tuỳ thuộc vào nguyên liệu nạp và vận hành công trình của người sử dụng mà chất lượng KSH có khác nhau nhưng nói chung, KSH cần được xử lý trước khi sử dụng làm nhiên liệu để đun nấu, thắp sang, đặc biệt là khi dùng như một nhiên liệu cho động cơ

Trên thực tế, người sử dụng công trình KSH thường mua bộ lọc có bán sẵn trên thị trường để lắp đặt vào hệ thống sử dụng KSH Đã có một số nghiên cứu và mô hình cho thấy, khi sử dụng bộ lọc KSH sẽ giảm ô nhiễm môi trường xung quanh nơi sử dụng khí và tăng tuổi thọ cho các dụng cụ sử dụng KSH

2 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, tìm hiểu về sự phát triển của bộ lọc KSH trên thế giới và Việt Nam, về các nghiên cứu bộ lọc KSH, các nhà sản xuất và cung cấp bộ lọc KSH ở Việt Nam Khảo sát hiện trạng sử dụng, khảo nghiệm mô hình sử dụng

bộ lọc KSH

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực địa; thu thập số liệu thông qua kết quả khảo sát

Nghiên cứu tại bàn

1 Danh mục các cơ quan nghiên

cứu (trường đại học, viện nghiên

cứu) đã, đang thực hiện các đề tài

nghiên cứu về bộ lọc KSH ở Việt

Nam

Thu thập thông tin Lập danh mục các cơ quan nghiên cứu Đưa ra ý kiến nhận xét

Trang 4

2 Tổng quan các nghiên cứu về bộ

lọc KSH ở Việt Nam Thu thập tài liệu, số liệu về bộ lọc Nghiên cứu, phân tích tài liệu, số liệu

về bộ lọc Đưa ra ý kiến nhận xét

3 Danh mục các công ty/ nhà cung

cấp bộ lọc KSH trên toàn quốc Thu thập thông tin Tổng hợp, lập danh mục các công ty/

nhà cung cấp bộ lọc KSH

4 Thực hiện nghiên cứu

Nhà thầu tư vấn Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Bách Khoa thực hiện

2 gói thầu Khảo sát nghiên cứu về MPĐ chạy bằng KSH và Khảo sát nghiên cứu về bộ lọc KSH theo Hợp đồng dịch vụ tư vấn ký ngày 12/10/2009 giữa

Dự án Chương trình Khí sinh học cho nghành chăn nuôi Việt Nam 2007-2011

và Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Bách Khoa

* Các thành viên chính trong nhóm nghiên cứu gồm:

- Nguyễn Quang, Kỹ sư cơ khí

- Phạm Thái Học, Kỹ sư chế tạo máy

- Nguyễn Thị Hằng, Thạc sĩ sinh học

- Nguyễn Kim Lân, Thạc sĩ máy thuỷ khí

* Thời gian thực hiện hợp đồng:

- Thời gian ghi trong hợp đồng: từ tháng 10 đến 31/12/2009

- Thời gian hoàn thành nghiên cứu tại bàn: ngày 31/10/2009

- Thời gian hoàn thành hợp đồng: ngày 25/12/2009

5 Kiểm tra, giám sát của Văn phòng KSH trong quá trình thực hiện hợp đồng

- Báo cáo tiến độ thực hiện, bằng e-mail, điện thoại, hàng tuần

- Báo cáo tiến độ, nội dung thực hiện, ngày 26/11/2009, tại Văn phòng

dự án KSH

- Kiểm tra tại hiện trường lắp đặt mô hình, thống nhất nội dung đo đạc

mô hình, ngày 13/12/2009, tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Trang 5

Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI BÀN

I - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tình hình sử dụng bộ lọc khí sinh học trên thế giới và Việt Nam

1.1 Tình hình sử dụng bộ lọc khí sinh học trên thế giới:

Công nghệ KSH hiện nay đang được phát triển ở cả nước phát triển cũng như nước đang phát triển Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ KSH toàn diện được quan tâm đầu tư nhằm đạt hiệu quả cao khi sử dụng khí, giảm tác động môi trường và tăng tuổi thọ hệ thống công trình và thiết bị sử dụng KSH Đã có rất nhiều các nghiên cứu nâng cao chất lượng KSH, loại bỏ các tạp khí như hydrogen sulfide, cacbon dioxide, v.v…

Trên thế giới, bộ lọc KSH để loại bỏ tạp khí đã được sử dụng từ lâu và rộng rãi Bộ lọc KSH được coi là một bộ phận không thể thiếu của công trình KSH, nhằm có được nguồn KSH “sạch” nhất, không phân biệt mục đích sử dụng KSH

Bộ lọc KSH đưa ra giải pháp hiệu quả cho việc bảo vệ đốt trong của các động cơ và tuabin chạy bằng KSH, giảm thiểu tác động phá huỷ của các tạp khí và tạp chất có trong KSH

Tại Ấn Độ, cùng với Trung Quốc là 2 nước đứng đầu châu Á về mức độ phát triển công nghệ KSH, có nhiều nhà sản xuất bộ lọc KSH với các đặc tính

và kích cỡ khác nhau Nhà sản xuất Apex water system & Lab equipments ở Tamil Nadu khá nổi tiếng với sản phẩm bộ lọc KSH có mã hiệu APEX-05

Ở Thái Lan, từ năm 1988 bộ lọc đệm cát được dùng rộng rãi trong công trình KSH ở các trang trại chăn nuôi

Nghiên cứu chỉ tiêu kỹ thuật và đặc tính vật liệu bộ lọc được các nhà sản xuất ở Mỹ thực hiện kỹ lưỡng Họ đưa ra thị trường các sản phẩm bộ lọc KSH với chi tiết về tính năng kỹ thuật, thành phần vật liệu và phạm vi ứng dụng cho mỗi loại bộ lọc Nhiều nhà nghiên cứu và sản xuất bộ lọc KSH có danh tiếng ở Mỹ như: Schumatherm (Port Washington, NY), Southern Research Institute, Greenhouse Gas Technology Center (Durham, NC)

Wastewater Technology Centre (Lakeshore Road, Burlington) ở Canada cũng thực hiện các thử nghiệm loại tạp khí hydrogen sulfide ra khỏi KSH

Một số loại bộ lọc KSH được cung cấp ở nhiều nước như: bộ lọc KSH

có mã hiệu BC-300 do công ty Taiyangyan (Trung Quốc) sản xuất, bộ lọc KSH S4 do tập đoàn Parker Hannifin (Charlotte, North Carolin) sản xuất

Trang 6

Nói chung, bộ lọc KSH được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển

1.2 Tình hình sử dụng bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, KSH chủ yếu được sử dụng để đun nấu, thắp sáng, sử dụng KSH như một nhiên liệu để chạy động cơ/máy phát còn rất hạn chế Số lượng công trình KSH lắp đặt MPĐ so với số lượng công trình KSH được xây dựng là không nhiều, trong tổng số hàng trăm ngàn công trình KSH mới có rất

ít công trình sử dụng KSH chạy MPĐ (xem Báo cáo kết quả nghiên cứu tại bàn máy phát điện chạy bằng KSH)

Đối với các công trình KSH sử dụng KSH để đun nấu và thắp sáng, hầu như chưa có nghiên cứu ứng dụng nào về chất lượng KSH, một số công trình lắp đặt sử dụng bộ lọc KSH

Đối với các công trình KSH sử dụng KSH để chạy máy phát điện, đã có một vài nghiên cứu tìm giải pháp xử lý KSH Tuy nhiên, việc ứng dụng bộ lọc KSH để lắp đặt sử dụng là chưa nhiều

Hệ thống máy phát điện chạy bằng KSH được lắp đặt gồm có: công trình biogas, bộ lọc H2S và túi chứa KSH

Một số mô hình ứng dụng KSH chạy máy phát điện có lắp bộ lọc khí

H2S như:

- Các công trình KSH ở huyện Đại Từ, Phổ Yên và Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

- Các công trình KSH ở các miền Bắc, Trung, Nam do Trường Đại học

Đà Nẵng lắp đặt trong chương trình Hành trình Xanh do công ty ôtô Toyota hỗ trợ

- Trang trại Hồng Sinh (Dầu Tiếng, Bình Dương) được lắp đặt thử nghiệm và ứng dụng thành công công trình nghiên cứu sử dụng KSH để chạy máy phát điện, khí từ công trình dẫn tới túi tích khí rồi đi qua bộ lọc để xử lý khí H2S và được trộn mùi để khử bớt mùi hôi của khí NH3

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Lộc Composite ở Khu công nghiệp Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cung cấp công trình biogas vật liệu composite và thiết bị KSH, trong đó có bình lọc KSH loại tròn và loại vuông

2 Nghiên cứu về bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam

2.1 Các cơ quan (trường đại học, viện nghiên cứu, … ), cá nhân đã và đang thực hiện nghiên cứu về bộ lọc khí sinh học:

Trang 7

Danh mục các cơ quan, đơn vị, cá nhân nghiên cứu về bộ lọc KSH ghi trong Bảng 1

Bảng 1

1 Trung tâm nghiên cứu và Phát

triển cộng đồng nông thôn

(CCRD) thuộc Hội làm vườn Việt

3 Phân viện Bảo hộ lao động và

Bảo vệ Môi trường miền Trung –

6 Đại học Nông lâm Thủ Đức,

Khoa Công nghệ môi trường,

Trung tâm Công nghệ và Quản lý

Môi trường và Tài nguyên

06 phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

2.2 Tổng quan các nghiên cứu về bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam:

Khí sinh học được coi là nhiên liệu “sạch”, tuy vẫn còn lẫn trong thành phần một số tạp khí, các tạp khí này có tác động không tốt đến quá trình cháy của KSH trong động cơ; làm giảm bền, giảm tuổi thọ của các chi tiết máy và thiết bị sử dụng KSH

Các nghiên cứu tập trung xử lý KSH nhiên liệu để có nhiên liệu đốt đạt hiệu quả cao Một số đề tài nghiên cứu và thử nghiệm đã được thực hiện (Xem Bảng 1), là cơ sở bước đầu trong việc nghiên cứu về bộ lọc KSH ở Việt Nam

Nghiên cứu các giải pháp xử lý nhiên liệu KSH, tiêu chí quan trọng là khống chế được hàm lượng khí H2S Các phương pháp xử lý truyền thống gồm: hấp thụ trong vật rắn, hấp thụ trong chất lỏng, thấm qua màng mỏng, biến đổi hoá học và cô đặc Ngoài ra có thể xử lý bằng phương pháp sinh học

Trang 8

bằng cách sử dụng các nhóm vi sinh hữu cơ để thực hiện ô xy hoá tạp khí trong KSH

Nghiên cứu của Phân viện Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường miền Trung – Tây Nguyên đã làm thực nghiệm thành công với hệ thống xử lý H2S bằng phương pháp hấp phụ, các chất hấp phụ được sử dụng là ô xít kẽm, ô xít sắt hoặc sử dụng lớp đệm hỗn hợp

Bên cạnh H2S, trong thành phần KSH còn có một tạp khí khác cần xử lý

là CO2 Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng nước là chất hấp phụ Các thực nghiệm đã sử dụng cột hấp phụ hình tròn có đường kính 25cm cao 3m Kết quả phân tích KSH sau khi lọc xử lý tạp khí H2S và CO2 cho thấy hàm lượng

CH4 tăng, hàm lượng H2S và CO2 giảm so với trước khi lọc

Ngoài việc nghiên cứu lọc để xử lý hàm lượng tạp khí H2S và CO2, một vài nghiên cứu còn đề cập việc khử bớt mùi hôi của khí NH3 bằng cách trộn mùi trong khi lọc khí

Nhìn chung, các nghiên cứu về lọc xử lý KSH ở Việt Nam mới chỉ là bước đầu, số lượng các nghiên cứu còn ít Các đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn thí nghiệm, sản xuất thử nghiệm, rất ít đề tài nghiên cứu chuyển thành nghiên cứu sản xuất hàng loạt

Dưới đây là tóm tắt kết quả một số nghiên cứu về bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam:

(i) Nghiên cứu các giải pháp khử tạp khí H2S có trong thành phần

KSH, sử dụng phoi sắt tiện làm lõi lọc để khử H2S Phoi sắt trong môi trường không khí bị oxy hoá thành Fe2O3, thực hiện quá trình hấp phụ và nhả hấp phụ Kết quả phân tích KSH trước và sau khi lọc cho thấy hàm lượng H2S trước khi lọc là 5,32%, sau khi lọc là 0,023% (cơ quan thực hiện: Đại học Đà Nẵng)

(ii) Nghiên cứu phương án xử lý tạp khí H2S có trong thành phần

KSH, sử dụng phân bò và dăm sắt để khử H2S (cơ quan thực hiện: Phân viện Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường miền Trung – Tây Nguyên)

(iii) Nghiên cứu các giải pháp khử tạp khí CO2 có trong thành phần

KSH, sử dụng nước làm chất hấp thụ, hệ thống bình lọc gồm bình hấp thụ và bình nhả hấp thụ KSH có chứa CO2 chuyển động ngược chiều trong bình hấp thụ Sau khi hấp thụ CO2, nước được gia nhiệt và được bơm lên bình nhả hấp thụ để giải phóng CO2 Kết quả phân tích KSH trước và sau khi lọc cho thấy hàm lượng

CO2 trước khi lọc là 20,63%, sau khi lọc là 8,3% (cơ quan thực hiện: Đại học Đà Nẵng)

Trang 9

3 Danh mục các công ty, nhà cung cấp bộ lọc KSH trên toàn quốc

Danh mục các công ty, nhà cung cấp bộ lọc KSH ở Việt Nam ghi trong Bảng 2

Bảng 2

1 Công ty TNHH Thanh Trúc 96 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà

4 Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi

trường & Tài nguyên – ĐH Nông lâm

Tp Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh http:// www.biogas.net biogas_energy_vina@yahoo.com

5 Công ty TNHH Phát triển công nghệ

KSH Hùng Vương

Thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đt: 04 36952069

6 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

cộng đồng nông thôn (CCRD) thuộc

Hội làm vườn Việt Nam

28, Phạm Tuấn Tài, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 04 37930380 thanhson.ccrd@gmail.com

7 Công ty TNHH sản xuất và thương

mại Hưng Việt compozit

Khu công nghiệp Đông La, Đông Hưng, Thái Bình

8 Công ty TNHH sản xuất và Thương

Mại Quang Huy Công trình bể Biogas

Trang 10

Thành phần các chất khí chủ yếu trong KSH ghi trong bảng dưới đây:

số tạp khí khác nhưng hàm lượng rất nhỏ, gây ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình cháy và tuổi thọ của động cơ Do đó, để làm sạch KSH cần khử 2 tạp khí chính là H2S và CO2

4.2 Khử tạp khí H2S và CO2:

Việc loại bỏ H2S được thực hiện theo nguyên tắc hấp phụ Có nhiều phương pháp sử dụng chất hấp phụ, bằng dăm sắt, quặng bùn chứa sắt hoặc bằng phân bò, …

Quá trình hấp phụ và nhả hấp phụ H2S trên oxit sắt được biểu diễn bằng các phản ứng sau đây:

CO2 bằng nước

Trang 11

Hình vẽ minh hoạ lõi lọc H 2 S bằng phoi sắt

Hình vẽ minh hoạ sơ đồ xử lý CO 2 bằng nước

II – KẾT LUẬN BAN ĐẦU

- Bộ lọc KSH được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển

- Trên thị trường thế giới hiện có sẵn các loại bộ lọc KSH với các phương pháp xử lý tạp khí khác nhau

Trang 12

- Việc sử dụng bộ lọc khí sinh học ở Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, chỉ có rất ít các công trình KSH có sử dụng bộ lọc KSH, bộ lọc được lắp chủ yếu cho công trình sử dụng KSH để chạy máy phát điện

- Cho đến nay, việc sử dụng bộ lọc KSH ở Việt Nam chưa được khảo sát và đánh giá Thiếu tài liệu hướng dẫn cách lựa chọn để mua bộ lọc KSH, hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và bảo trì bộ lọc KSH III - CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

STT Nội dung công việc Phương pháp Thời gian

1 Khảo sát thị trường

1.1 Khảo sát tình hình sử dụng

công trình KSH: nạp nguyên

liệu, nhu cầu sử dụng KSH

cho các mục đích, bảo dưỡng

công trình KSH, …

Sử dụng bảng hỏi Tháng 11/2009

Lập bảng hỏi Phát bảng hỏi tới các hộ gia đình, thu nhận bảng hỏi (ở 2 huyện và 1 xã) 1.2 Khảo sát hiện trạng sử dụng

MPĐ và bộ lọc KSH tại Việt

Nam; các loại MPĐ phổ biến,

chủng loại, giá cả, nơi cung

Tháng 11/2009

1.2.2 Khảo sát chủng loại, giá cả,

nơi cung cấp, tuổi thọ, bảo

Trang 13

hiện với 10 công ty/nhà cung cấp

Thực hiện ở 2 huyện và 1 xã

KSH dư thừa, theo lượng

KSH, theo nhu cầu sử dụng

KSH cho các mục đích (đun

nấu, thắp sáng, chạy MPĐ),

theo yêu cầu về công suất

Nghiên cứu lượng KSH, công suất yêu cầu

20÷30 ngày/máy, 4÷6 giờ/ngày

15/12/2009

15/11-2.2.3 Đo đạc khí thải MPĐ chạy

bằng KSH Thuê cơ quan độc lập có chức năng

Thực hiện 5 lần đo

15/12/2009

15/11-2.2.4 Đo đạc khí thải MPĐ chạy

bằng xăng/diezen

Thực hiện 5 lần đo

15/11-15/12/2009 2.2.5 Đo đạc số liệu đối với bộ lọc Thuê cơ quan độc lập có

chức năng Thuê cơ quan độc lập có

15/12/2009

Trang 14

15/11-chức năng 2.2.6 Tổng hợp, phân tích, đánh giá

số liệu đo được

3.2 Lập hồ sơ báo cáo hoàn thành

(báo cáo nghiên cứu tại bàn +

báo cáo cuối cùng)

Trang 15

Phần 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG

1 Khảo sát tình hình sử dụng công trình KSH

1.1 Phương pháp, quy mô, thời gian thực hiện khảo sát:

Việc khảo sát thị trường về tình hình sử dụng công trình KSH được thực hiện theo phương pháp:

- Điều tra thực tế về tình hình sử dụng công trình KSH tại các hộ gia đình/trang trại;

- Thu thập thông tin về việc sử dụng công trình KSH từ các địa phương;

- Tổng hợp, phân loại, phân tích các thông tin và số liệu về công trình KSH

Tiến hành khảo sát hộ gia đình có công trình KSH bằng cách sử dụng

Bảng hỏi (xem mẫu Bảng hỏi trong Phụ lục báo cáo) Các địa phương được

khảo sát gồm 3 huyện/thành phố là: huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (số lượng: 100 hộ gia đình); thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương (số lượng: 80

hộ gia đình); huyện Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (số lượng: 86 hộ gia đình) Về quy mô khảo sát, thực tế thực hiện khảo sát hộ gia đình sử dụng công trình KSH có quy mô (3 huyện/thành phố) lớn hơn so với quy mô khảo sát dự kiến ghi trong hồ sơ đề xuất (2 huyện và 1 xã) Về tính vùng miền, địa phương được khảo sát gồm miền Bắc (tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương) và miền Nam (tỉnh Tiền Giang) Thời gian thực hiện khảo sát cụ thể đối với từng địa phương như sau:

huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: ngày 8, 9, 10, 11, 12/11/2009

thành phố Hải Dương: ngày 8, 9, 18, 19/11/2009

huyện Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: ngày 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9/11/2009

Thông tin về việc sử dụng công trình KSH từ các địa phương thông qua bản Báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, gồm 10 tỉnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam: Vĩnh Phúc, Gia Lai, Bắc Giang, Hải Dương, Bình Phước, Hà Tĩnh, Bến Tre, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An Thời gian báo cáo từ ngày 04/11 đến ngày 16/11/2009

1.2 Kết quả khảo sát:

1.2.1 Số lượng công trình KSH trong tỉnh:

Trang 16

Số lượng công trình KSH của tỉnh được khảo sát thống kê trong Bảng

G1 (nguồn: Báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư)

Kích cỡ công trình KSH tại các huyện được khảo sát thống kê trong

Bảng G2 (nguồn: kết quả Bảng hỏi)

Bảng G2

Xuyên (100 hộ)

TP Hải Dương (80 hộ)

TP Mỹ Tho (86 hộ)

Số lượng

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w