BÀI TẬP TÌNH HUỐNG FIXED

20 319 0
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG FIXED

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 5 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống 5 1.2. Mô tả tình huống 6 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 9 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống 9 2.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý 9 2.3. Phân tích diễn biến và nguyên nhân xảy ra tình huống 10 III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 13 IV. KIẾN NGHỊ 17 4.1. Đối với Bộ Tài chính 17 4.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh 18 4.3. Đối với Bộ Công thương 18 V. KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 2 MỞ ĐẦU Sau gần 30 năm “Đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, trong đó không thể không đề cập đến sự đóng góp quan trọng của kinh tế cửa khẩu - một nhân tố quan trọng trong không gian kinh tế mở của nước ta thời hội nhập. Ở Việt Nam, kinh tế cửa khẩu là một hoạt động đã có từ lâu, được hình thành trong quá khứ với các nước lân bang, nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng to lớn của nó chỉ mới thể hiện rõ nét nhất kể từ khi nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Một điều dễ thấy là muốn phát triển kinh tế, khơi dậy các tiềm năng như nhân lực, vị trí địa lí, tài nguyên, thông tin,… phong phú của các tỉnh biên giới, thu hút các nguồn lực như vốn, kĩ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản trị,… trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng biên giới, rút ngắn khoảng cách phát triển của các vùng miền trong nước thì con đường hiệu quả và cần làm là đẩy mạnh giao lưu cửa khẩu ở cả ba miền có chung đường biên giới trên đất liền với Việt Nam. Phát triển các Khu kinh tế, kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chủ trương “quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung” đã được đề ra trong Nghị quyết hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương khoá VII năm 1994. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khu kinh tế, bao gồm cả Khu kinh tế cửa khẩu, Khu kinh tế mở dần dần được hình thành và hoạt động theo các văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu biên giới, về cơ sở pháp lý có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1996-2000 là giai đoạn thí điểm thành lập một số Khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) là Khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập và thực hiện 3 cơ chế ưu đãi theo Quyết định số 675/TTg ngày 18/9/1996 về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại Khu vực cửa khẩu Móng Cái. Tiếp theo đó là Khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Lạng Sơn, Kiên Giang, Kon Tum, Hà Tĩnh, Tây Ninh, … Trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các cơ chế chính sách riêng cho từng Khu kinh tế cửa khẩu. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và thực hiện thống nhất trong toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 và số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép một số Khu kinh tế cửa khẩu biên giới được thực hiện các cơ chế ưu đãi đặc biệt để thúc đẩy phát triển, đó là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tháng 9/2004), Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo (tháng 1/2005), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tháng 9/2005), Khu kinh tế cửa khẩu An Giang (tháng 5/2007), Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (tháng 10/2007) và Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (tháng 3/2008). Những thành quả đạt được của các Khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian vừa qua là biểu hiện thành công của chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, khẳng định sức bật kinh tế ở các địa phương vùng biên. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc quản lý hành chính tại các Khu kinh tế cửa khẩu cũng gặp nhiều khó khăn và còn tồn tại nhiều bất cập, làm xuất hiện những hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế tính hiệu quả trong hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu. Trong bài tập này, tôi muốn đề cập tới một tình huống cụ thể về một hành vi vi phạm pháp luật tại Khu kinh tế cửa khẩu cơ sở thời gian vừa qua có liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đó là vấn đề lợi dụng chính sách để buôn lậu và gian lận thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. 4 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống Để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở tạo ra các điều kiện thuận lợi phù hợp với yêu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 27/10/1998 thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có tổng diện tích tự nhiên 21.283 ha bao gồm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và các xã Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh; có 03 cửa khẩu gồm: cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và hai cửa khẩu phụ Phước Chỉ và Long Thuận. Cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Campuchia; nơi đây không chỉ là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở Nam Việt Nam. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt cả về kinh tế, du lịch, an ninh quốc phòng vì nằm trên đường xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc), theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PhnomPenh của Campuchia 170 km. Chính sách ưu đãi phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được cụ thể hoá tại Quyết định số 144/2004/QĐ-TTg ngày 12/8/2004 và tiếp tục hoàn thiện theo Quyết định số 140/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo các Quyết định này, khách tham quan du lịch trong và ngoài nước khi vào Khu thương mại công nghiệp (Khu phi thuế quan) được phép mua hàng hoá mang về nội địa và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) nếu tổng giá trị hàng hóa không vượt quá 500.000 5 đồng/người/ngày. Nếu tổng giá trị hàng hóa mua vượt mức quy định trên, thì phần vượt mức phải chịu sự điều chỉnh đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường khác. Thời gian vừa qua, dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng đều rất quan tâm tới các vấn đề xung quanh việc thực hiện chính sách ưu đãi của nhà nước kể trên. Trên thực tế, bằng nhiều mánh khoé, các đầu nậu đã lợi dụng chính sách này để kiếm lợi bất chính. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, bình quân mỗi ngày có trên 3.000 người sử dụng giấy chứng minh thư nhân dân và hộ chiếu để vào Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài mua hàng, trong đó, khách du lịch mua sắm thực sự chỉ khoảng 1/3, còn lại là các đối tượng mua gom hàng cho đầu nậu. Tổng cục Hải quan nhận định, họ đã lợi dụng chính sách ưu đãi, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài đã khai báo giá thấp hơn thực tế rất nhiều khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào đây. Sau đó, chính các doanh nghiệp này móc nối với đầu nậu thuê người mua gom hàng hóa của mình mang về Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. Đồng thời, để hợp thức hóa số hàng mà những người “đi chợ thuê” mang ra ngoài, nhiều doanh nghiệp đã “cung cấp” hóa đơn khống cho các đầu nậu ở ngoài… Đứng trước thực trạng trên, việc phân tích, đánh giá tình hình và đề xuất những biện pháp khắc phục kịp thời hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là một việc hết sức cấp bách. 1.2. Mô tả tình huống Bằng nhiều mánh khoé, các đầu nậu đã lợi dụng chính sách ưu đãi mua hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch để kiếm lợi bất chính. Ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, các “trùm” mua gom hàng miễn thuế như H, T, P được xem là “có đai, có đẳng”. Các “trùm” này vừa mua gom hàng ngoài bến xe GC, vừa thuê một người Campuchia vào khu miễn thuế mua hàng, rồi chuyển về tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng “trùm” N.T.M, đóng chốt tại thị trấn Gò Dầu, điều khiển đàn em đánh hàng từ khu thương mại Hiệp Thành về, rồi đưa đi tiêu thụ. 6 Theo tính toán của một cán bộ hải quan, bia Heineken (loại cao 550ml) có giá bán miễn thuế 455.000 đồng/thùng, vừa ra khỏi khu miễn thuế, đã có thể bán trao tay với giá 485.000 đồng/thùng và chuyển về các nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, có giá lên tới 890.000 đồng/thùng. Loại bia Heineken 24 lon (330ml), từ 270.000 đồng/thùng, các “trùm” mua gom tại bến xe GC đã là 308.000 đồng/thùng… Thủ đoạn của các “trùm” là dùng giấy chứng minh thư nhân dân của người khác hoặc giấy chứng minh thư nhân dân photocopy, “đánh” khoảng 100 thùng bia/ngày, rồi mang về bán ở thị trấn Gò Dầu. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc họp bàn kéo dài giữa Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hải quan, tiêu chí “khách tham quan, du lịch” ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã áp dụng tiêu chí: “Khách du lịch là người ở bên ngoài vào Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài để mua sắm kết hợp du lịch tham quan, trừ cán bộ công nhân viên chức đến đây làm việc thường xuyên hoặc hành nghề để nhận thu nhập…”. Lợi dụng quy định này, “trong vai” khách tham quan du lịch, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người thuê, mượn giấy chứng minh thư nhân dân vào Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài mua gom hàng miễn thuế cho đầu nậu. Người ta gọi đội quân này là những người “đi chợ thuê”. “Đội quân” này ngoài việc đi chợ thuê còn kiêm “nghề kinh doanh” phiếu mua hàng miễn thuế. Với khách du lịch, một người chỉ nhận được một phiếu mua hàng miễn thuế với số tiền 500.000 đồng/ngày. Thế nhưng, mỗi người đi chợ thuê lại có đến hàng chục phiếu như thế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, bình quân mỗi ngày có trên 3.000 người sử dụng giấy chứng minh thư nhân dân và hộ chiếu để vào Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài mua hàng, trong đó, khách du lịch mua sắm thực sự chỉ khoảng 1/3, còn lại là các đối tượng mua gom hàng cho đầu nậu. Cụ thể, trong khoảng 2.000 đối tượng mua gom hàng miễn thuế, có khoảng 1.500 người là dân các tỉnh lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh; dân các huyện Gò 7 Dầu, Bến Cầu, thị xã Tây Ninh có khoảng 500 người. Các mặt hàng được mua gom gồm sữa hộp, hàng kim khí, điện máy, bia, rượu ngoại, phụ tùng xe gắn máy, dầu ăn, thuốc lá điếu và bia… Trong năm 2007, có hơn 2 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Doanh số bán ra của các doanh nghiệp tại Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài đạt 900 tỷ đồng trong năm. Tính “sơ sơ”, mỗi năm Nhà nước bị mất hàng trăm tỷ đồng tiền thuế do gian lận thương mại “hợp pháp”. Tình trạng lực lượng gom hàng mượn giấy chứng minh thư nhân dân của người khác để mua hàng diễn ra phổ biến. Lực lượng quản lý thị trường của tỉnh trong tháng 11/2008 đã phát hiện 68 vụ vi phạm mua gom hàng hoá miễn thuế trong Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài. Cũng trong năm 2008, lực lượng hải quan đã thu giữ gần 1.000 giấy chứng minh thư nhân dân được mượn để mua hàng; đồng thời, 6 doanh nghiệp bị tạm đình chỉ kinh doanh 30 ngày vì bán hàng hoá không đúng đối tượng theo quy định; in vé mã vạch khống theo số giấy chứng minh thư nhân dân photocopy; bán hàng và xuất hoá đơn khống, đó là Công ty TNHH Thiên Quang, Công ty cổ phần Đầu tư Ruby đỏ, Công ty TNHH Văn Châu, Công ty TNHH Toàn Phúc, Công ty TNHH Vĩnh Hưng và Công ty cổ phần siêu thị Tiết Kiệm. Những kẻ thu gom hàng thường cố tình chen lấn, tạo lộn xộn tại nơi kiểm tra, gây khó dễ cho việc kiểm tra của nhân viên hải quan. Bên cạnh đó, ngay cả khi hành vi gian lận bị phát hiện thì việc xử lý vẫn chưa đủ mức độ răn đe. Với số lượng 1.000 chứng minh thư nhân dân bị thu giữ trên, biện pháp xử lý cũng chỉ là phạt 100.000 đồng/người đối với chủ nhân của những chứng minh thư nhân dân; đồng thời "khoá" không cho họ mua hàng miễn thuế trong 3 tháng, còn những kẻ mua gom dùng chứng minh thư nhân dân của người khác trên thì không hề bị xử lý. 8 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống Trước tình hình phức tạp như trên, mục tiêu đặt ra là phải kịp thời khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo được những điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu, thu hút đầu tư và khách tham quan du lịch, qua đó phát triển được kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể để xử lý dứt điểm tình huống như báo đã nêu, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước. 2.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý Phát triển khu kinh tế cửa khẩu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước láng giềng; qua đó tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các khu kinh tế cửa khẩu. Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020” thì phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu trong chiến lược và kế hoạch dài hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư ); Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng. Theo đó, mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là nhằm xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trở thành vùng động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một đô thị cửa khẩu, một 9 trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông Tây tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh, góp phần tạo ra động lực mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tây Ninh trong thời kỳ mới, tạo ra khu vực thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng, phát triển kinh tế hư- ớng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế, phát triển sản xuất công nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái. Thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt khu vực biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội, trật tự an ninh quốc phòng trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội yêu cầu phải có biện pháp hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế. Cơ sở pháp lý chủ yếu để giải quyết tình huống này là: - Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; - Quyết định số 140/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; - Thông tư số 08/2005/TT-BTC ngày 26/01/2005 và Thông tư số 92/2005/TT-BTC ngày 20/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng đối với Khu Thương mại - công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh. 2.3. Phân tích diễn biến và nguyên nhân xảy ra tình huống Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được thực hiện chủ yếu thông qua thủ đoạn mua gom hàng miễn thuế theo định lượng của khách tham quan du lịch bằng cách mượn, thuê chứng minh thư, 10 [...]... có mua hàng hoá tại Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài đem vào nội địa phải làm thủ tục kê khai hải quan tại Trạm kiểm soát hải quan cửa khẩu Mộc Bài hoặc các Trạm kiểm soát hải quan trong Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài Bên cạnh đó, để được hưởng chính sách ưu đãi này, Thông tư cũng giao trách nhiệm cho Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trao đổi với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh để hướng... khu khác III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: Trước mắt, để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động mua bán hàng miễn thuế đối với khách du lịch, nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu gian lận thương mại; để ngăn chặn phòng chống tình trạng lợi dụng... miễn thuế Trường hợp Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chưa ban hành Quy định về việc xác định đối tượng là khách du lịch qua lại Khu Thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thì có thể tạm dừng việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với khách du lịch tại Khu Thương mại - công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài cho đến khi hoàn thành việc ban hành quy định Bên cạnh... tế cửa khẩu IV KIẾN NGHỊ Trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương, phân tích và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cân đối các phương án và biện pháp giải quyết, cần tập trung khẩn trương triển khai các công việc sau: 4.1 Đối với Bộ Tài chính Cần có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài ban hành quy định về tiêu chuẩn... kinh tế cửa khẩu Mộc Bài ban hành quy định về tiêu chuẩn để xác định đối tượng vào Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài là khách du lịch Cần có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách mua hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, qua đó kiến nghị cho phép áp dụng thí điểm định mức mua hàng miễn thuế theo tuần, tháng… thay vì theo ngày như... ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài 3 Thông tư số 08/2005/TT-BTC ngày 26/01/2005 và Thông tư số 92/2005/TT-BTC ngày 20/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng đối với Khu Thương mại - công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh 4 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài Báo: Lao động (số 283 ngày 06/12/2008); Thanh niên... của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thì khách du lịch nước ngoài là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước 11 ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài đi du lịch Khách du lịch trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam vào Khu thương mại công nghiệp Mộc Bài để đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,... nhiều đối tượng ngày nào cũng mua hàng miễn thuế Hiện tượng này phần nào chưa phù hợp với bản chất của hoạt động tham quan du lịch Xuất phát từ tình hình trên, cần nghiên cứu và sửa đổi quy định về số lượt mua hàng miễn thuế tại Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài Việc đặt ra quy định số lần mua hàng miễn thuế đối với khách du lịch chủ yếu nhằm mục đích ngăn chặn một số đối tượng lợi dụng để ngày nào... cụ thể những mặt được và hạn chế của chính sách cho phép khách du lịch mua hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan Trên cơ sở đó, có những phương án giải quyết cơ bản tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu Nếu tình hình buôn lậu diễn ra trầm trọng, công tác quản lý chưa đáp ứng được thì có thể không tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi mua hàng miễn thuế Theo phương án này... với hàng hoá ra, vào Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài vào nề nếp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cần chỉ đạo các ngành liên quan nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là việc tạo điều kiện cho người dân huyện Bến Cầu, Trảng Bàng, Gò Dầu có việc làm, thu nhập ổn định để không bị lợi dụng, lôi kéo vào Khu Thương mại - công nghiệp Mộc Bài mua hàng miễn thuế kiếm lời, ảnh hưởng đến chính sách . 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 5 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống 5 1.2. Mô tả tình huống 6 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 9 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống 9 2.2. Cơ sở lý luận và. sách để buôn lậu và gian lận thương mại tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. 4 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống Để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế. nhân dân của người khác trên thì không hề bị xử lý. 8 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống Trước tình hình phức tạp như trên, mục tiêu đặt ra là phải kịp thời khắc phục

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:31

Mục lục

  • I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

    • 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống

    • 1.2. Mô tả tình huống

    • II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

      • 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống

      • 2.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý

      • 2.3. Phân tích diễn biến và nguyên nhân xảy ra tình huống

      • III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

      • IV. KIẾN NGHỊ

        • 4.1. Đối với Bộ Tài chính

        • 4.2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

        • 4.3. Đối với Bộ Công thương

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan