Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
405 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ o0o ĐỀ ÁN MÔN HỌC Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2007 ĐẾN NAY. Họ và tên : Đào Thị Thắm Lớp : KTĐT_D K48 GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Thu Hà Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Hà Nội, 2009 LỜI NÓI ĐẦU Năm 1987 Việt Nam ban hành Luật Đầu tư mới với nhiều ưu đãi và thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, đã có rất nhiều nhà đầu tư từ nhiều nước ồn ạt đầu tư vào Việt Nam.Tận dụng được rất nhiều lợi thế của Việt Nam như tài nguyên phong phú,giao thông thuận lợi, nhân lực dồi dào,tiền lương rẻ….đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được mở rộng về quy mô và ngày càng có hiệu quả. Luật Đầu tư đang từng bước sửa đổi và bổ sung nhằm hoàn thiện hơn, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.Thực tiễn, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể môi trường đầu tư của Việt Nam đã bớt rủi ro hơn và được hoàn thiện hơn. Là 1 điểm trong tam giác vàng Hải Phòng – Quảng Ninh- Hải Dương, là 1 tỉnh giàu tiềm lực về cả tự nhiên và con người, trong những năm gần đây Hải Dương cũng đã đặc biệt quan tâm và là điểm đến của rất nhiều các nhà đầu tư từ rất nhiều nước.Gần đây Hải Dương đã thực hiện chính sách “lưu thông 1 cửa”, khiến cho số lượng vốn đầu tư vào Hải Dương không ngừng gia tăng,quy mô các KCN(khu công nghiệp) ngày càng được mở rộng tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân, các cơ sở hàng tầng cũng được xây dựng rất nhiều. Không chỉ vậy, năm… Hải Dương là 1 trong 10 tỉnh dẫn đầu trong cả nước trong việc thu hút vốn FDI. Đây là đề tài mới lạ đang được rất nhiều người quan tâm và đó cũng chính là lí do tôi viết đề tài :”Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây” Bài thảo luận bào gồm các nội dung sau: Lời mở đầu Chương I:Lý luận trực tiếp về đầu tư nước ngoài Chương II:Thực trạng của đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hỉa Dương trong giai đoạn từ 2007 đến nay Đào Thị Thắm KTĐT48D 2 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2007 đến nay Chương I Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư nước ngoài. Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. Cũng có quan điểm cho rằng “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hoá tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội”. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ xung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000) “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn của các cá nhân và tổ chức nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm Đào Thị Thắm KTĐT48D 3 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Xuất phát từ khái niệm, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Một là, các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tuỳ theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định). Hai là, quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tuỳ thuộc vào mức vốn góp của các bên khi tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài (chủ đầu tư) toàn quyền quản lý xí nghiệp. Ba là, lợi nhận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Bốn là, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Năm là, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. Sáu là, đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. 1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nếu căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chia FDI thành các loại: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có thêm các hình thức đầu tư khác đó là hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây Đào Thị Thắm KTĐT48D 4 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT). Trong các hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức pháp nhân mới và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gọi chung là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành hai loại: đầu tư tập trung trong khu công nghiệp - khu chế xuất và đầu tư phân tán. Mỗi loại đầu tư đều có ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp của từng quốc gia. Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các loại: đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gồm ba hình thức sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Thời hạn cần thiết của hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên hợp tác thoả thuận phù hợp với tính chất, mục tiêu kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được người có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Doanh nghiệp liên doanh Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nghị định 24/2000/NĐCP ngày 31/07/2000 của chính phủ Việt Nam thì: doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (bên nước ngoài và bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên tham gia liên doanh cùng góp vốn, Đào Thị Thắm KTĐT48D 5 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây cùng tham gia quản lý, cùng phân chia lợi nhuận, rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định của liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của các tổ chức, các nhân nước ngoài do họ thành lập và quản lý. Xí nghiệp này là một pháp nhân mới ở Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn do chủ sở hữu chịu trách nhiệm. 1.3.Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài a.Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình. Những quốc gia này đã có sự đầu tư rất lớn vào sản xuất và khai thác các dạng tài nhuyên thiên nhiên. Khi trình độ phát triển kinh tế đạt đến mức cao, nhu cầu về vốn ở trạng thái bão hoà, dư thừa, cơ hội đầu tư ít, chi phí cao thì khi đó các quốc gia có nhu cầu đầu tư vào các quốc gia khác trên thế giới nhằm tậm dụng những lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, thị trờng của những nước đó. Mặt khác, các quốc gia có những lợi thế đó thì nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất bức xúc. Vì vậy, họ đã có nhiều chính sách để thu hút những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Có nhu cầu vốn, có nguốn cung cấp từ đó làm xuất hiện những dòng vốn qua lại giữa các quốc gia. Các dòng vốn di chuyển tuân theo đúng qui luật từ nơi nhiều đến nơi ít một cách khách quan, do vậy hoạt động đấu tư ra nước ngoài mang tính tất yếu khách quan. Trong thế kỷ XIX, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ, các nước công nghiệp phát triển lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản tư bản khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Theo nhận định của Lênin trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn Đào Thị Thắm KTĐT48D 6 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây tột cùng của chủ nghĩa tư bản” thì việc xuất khẩu nói chung đã trở thành đặc trưng cơ bản của sự phát triển mới nhất về kinh tế thời kỳ “đế quốc chủ nghĩa”. Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất của vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội đến độ đã vượt ra khoải khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành lên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Thông thường, khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp đã phát triển, việc đầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản, vì thế, lợi thế so sánh ở trong nước không còn nữa. Để tăng thêm lợi nhuận, các nhà tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài, thường là vào các nước lạc hậu hơn vì ở đó các yếu tố đầu vào của sản xuất còn rẻ hơn nên lợi nhuận thu được thường cao hơn. Chẳng hạn như vào thời điểm đầu thế kỷ XX, lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư ở nước ngoài ước tính khoảng 5%trong một năm, cao hơn đầu tư ở trong các nước tiên tiến. Sở dĩ như vậy là vì trong các nước lạc hậu, tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ và nguyên liệu rẻ. Mặt khác, các công ty tư bản lớn đang cần nguồn nguyên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp ổn định và đáng tin cậy cho việc sản xuất của họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn thu được lợi nhuận cao, vừa giúp họ giữ vững vị trí độc quyền. Theo Lênin thì “xuất khẩu tư bản” là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản, thông qua xuất khẩu tư bản, các nước tư bản thực hiện việc bóc lột đối với các nước lạc hậu và thường là thuộc địa của nó. Nhưng cũng chính Lênin khi đưa ra “chính sách kinh tế mới” đã nói rằng: những người Cộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật của Chủ nghĩa Tư bản thông qua hình thức “tư bản nhà nước”. Theo quan điểm Đào Thị Thắm KTĐT48D 7 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây này nhiều nước đã “chấp nhận” phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế, như thế có thể còn nhanh hơn là tự thân vận động hay đi vay vốn để mua lại những kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, mức độ “bóc lột” của các nước tư bản còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư tư bản. Nếu như trước đây, hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân theo pháp luật của chính họ thì ngày nay các nước tiếp nhận đầu tư đã là các quốc gia độc lập có chủ quyền, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo pháp luật, sự quản lý của chính phủ sở tại và thông lệ quốc tế. Nếu các chính phủ của nước sở tại không phạm những sai lầm trong quản lý vĩ mô thì có thể hạn chế được những thiệt hại của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Muốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước nào đó, nước nhận đầu tư phải có các điều kiện tối thiểu như: cơ sở hạ tầng đủ đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất và hình thành một số ngành dịch vụ phụ trợ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, các nước phát triển thường chọn nước nào có điều kiện kinh tế tương đối phát triển hơn để đầu tư trước. Còn khi phải đầu tư vào các nước lạc hậu, chưa có những điều kiện tối thiều cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài thì các nước đi đầu tư cũng phải dành một phần vốn cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực dịch vụ khác ở mức tối thiểu đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và một phần nào đó cho quộc sống sinh hoạt của bản thân những người nước ngoài đang sống và làm việc ở đó. Sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển lại rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế. Chính lúc này, để vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tạo những điều kiện phát triển, đòi hỏi phải đổi mới tư bản cố định. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước công nghiệp có thể chuyển các máy móc, thiết bị cần thay thế, sang các nước kém phát triển hơn và sẽ thu hồi một phần giá trị để bù đắp những khoản chi phí khổng Đào Thị Thắm KTĐT48D 8 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây lồ cho việc mua các thiết bị máy móc mới. Những thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đi vào áp dụng trong sản xuất và đời sống, các chu kỳ kinh tế ngày càng rút ngắn lại, vì vậy, yêu cầu đổi mới máy móc, thiết bị ngày càng cấp bách hơn. Ngày nay, bất kỳ trung tâm kỹ thuật tiên tiến nào cũng cần phải có thị trường tiêu thụ công nghệ loại hai, có như vậy mới đảm bảo thường xuyên đổi mới kỹ thuật - công nghệ mới. Nguyên tắc lợi thế so sánh cho phép hoạt động đầu tư nước ngoài lợi dụng được những ưu thế tương đối của mỗi nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Những thuận lợi về kỹ thuật của các công ty cho phép nó so sánh với các công ty con của nó ở những vị trí khác nhau do việc tận dụng tư bản chuyển dịch cũng như chuyển giao các công nghệ sản xuất của nước ngoài tới những lơi mà giá thành thấp. Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập đóng cửa là không thể tồn tại vì chính sách này kìm hãm quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia hay vùng lãnh thổ khó tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu khoa học kỹ thuật đã kéo con người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn và dưới tác động của quốc tế hoá khác buộc các nước phải mở cửa với bên ngoài. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế hữu hiệu nhất hiện nay, đã và đang trở thành phổ cập như một phương thức tiến tạo. Ngày nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra một cách sôi nổi và rộng khắp trên toàn cầu. Các luồng vốn đầu tư không chỉ di chuyển từ các nước phát triển,nơi nhiều vốn sang các nước đang phát triển, nơi ít vốn, mà còn có sự giao lưu giữa các quốc gia phát triển vơi nhau. Hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Đào Thị Thắm KTĐT48D 9 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Thứ nhất, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với qui mô và tốc độ ngày càng lớn tạo nên một nền kinh tế thị trờng toàn cầu trong đó tính phụ thuộc lãn nhau của các nền kinh tế mỗi quốc gia ngày càng tăng. Quá trình này diễn ra nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh đã chi phối thế giới trong nửa thế kỷ, làm cho các nền kinh tế của từng quốc gia đều theo xu hướng mở cửa và theo quĩ đạo của kinh tế thị trường, bằng chứng là phần lớn các quốc gia đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), chấp nhận xu hớng tự do hoá thương mại và đầu tư. Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, khả năng về vốn và công nghệ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ chi phí sản xuất ở các nước khác nhau thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuân theo những qui luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thiều đến nơi thiếu vốn với mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã tạo nên sự biến đổi nhanh chóng và kì diệu của sản xuất. Thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng phẩm hàng hoá phong phú và đa dạng hơn. Đối với doanh ngiệp, nghiên cứu và đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Còn đối với các quốc gia thì việc làm chủ và đi đầu trong khoa học - công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc vào các nước khác trong tương lai. Chính vì vậy, cuộc đua giữa các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển bên thềm thế kỷ XXI diễn ra ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, sự phát triển một cách nhanh chóng của cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông, phương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp các chủ đầu tư thu thập xử lý thông tin kịp thời, đưa ra những quyết định đầu tư, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn mặc dù ở xa hàng vạn km. Những điều này đã tạo nên một sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng qui mô để chuyển vốn giữa các quốc gia, mở rộng qui mô để chuyển vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấp dẫn. b.Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam Đào Thị Thắm KTĐT48D 10 [...]... USD Ngược lại, thu hút vốn đầu tư trong nước lại tăng rất mạnh với 2,74 tỷ USD, vượt gần 50% kế hoạch năm và gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái Đào Thị Thắm KTĐT48D 30 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Chương II Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2007 đến nay I Những lợi thế và bất lợi của Hải Dương trong thu hút đầu tư trực... Bình Dương thu hút nguồn FDI chủ yếu tập trung cho sản xuất Hơn nữa Đào Thị Thắm KTĐT48D 27 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây trong thu hút đầu tư FDI của tỉnh, có đến 78% vốn đầu tư vào các KCN, điều này rất phù hợp theo định hướng phát triển công nghiệp tập trung và bền vững của tỉnh nhà Đánh giá kết quả này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang,... được cấp phép ngoài khu công nghiệp năm 2008 đã hoặc đang đầu tư; còn lại xin giãn tiến độ đến năm 2010 Đào Thị Thắm KTĐT48D 34 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây II Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2009 1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương năm 2009 Những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự... nước ngoài, trong những tháng đầu năm 2007, Bình Dương tiếp tục là một trong những tỉnh, thành đứng đầu cả nước về thu hút FDI Những năm qua tỉnh có tốc độ thu hút FDI tăng nhanh, trong 6 tháng đầu năm 2007, tỉnh đã thu hút FDI gần 900 triệu USD, đạt trên 90% kế hoạch năm 2007 Với chiều hướng phát triển thu n lợi đó, dự báo năm 2007 có khả năng thu hút FDI cao hơn so với những năm trước và đạt trên... nghiệp phát triển Vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, nền kinh tế các nước công nghiệp phát triển đi vào suy thoái, môi trường đầu tư kém thu n lợi, trong khi đó do quá trình quốc tế đời sống kinh tế thế giới, các nước đang Đào Thị Thắm KTĐT48D 24 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây phát triển ban hành các chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp... trong việc quyết định trong việc phát triển sản xuất khi dự án đi vào hoạt động Vị trí của thị trường thu n lợi cho việc cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và giao lưu thu n tiện với các thị trường khác là địa điểm tối ưu để đầu tư Mặt khác, thị trường có những lợi thế về điều kiện kinh tế-xã hội, nhân Đào Thị Thắm KTĐT48D 23 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm. .. 87% Khí hậu thời tiết thu n lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông Đào Thị Thắm KTĐT48D 31 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích... thành rào cản khó gỡ trong các hoạt động kinh doanh của nhiều doanh Đào Thị Thắm KTĐT48D 33 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, muốn giữ chân doanh nghiệp và thu hút đầu tư, kinh tế gia lừng danh Paul Krungman trong buổi tọa đàm... Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thu n lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng Đào Thị Thắm KTĐT48D 11 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Như vậy, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một xu thế tất yếu phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam 2 Điều kiện thực. .. chế nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thứ năm, đầu tư trực tiêp nước ngoài thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này Tận dụng, tranh thủ vốn và kỹ thu t của nước ngoài, các nước đang phát triển đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược Đào Thị Thắm KTĐT48D 14 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây phát triển kinh tế nhằm . tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2007 ĐẾN NAY. Họ và tên : Đào Thị Thắm Lớp : KTĐT_D K48 GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Thu Hà Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào. II :Thực trạng của đầu tư nước ngoài vào tỉnh Hỉa Dương trong giai đoạn từ 2007 đến nay Đào Thị Thắm KTĐT48D 2 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Chương. riêng. Đào Thị Thắm KTĐT48D 11 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây Như vậy, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một xu thế tất