1.3.3.1. Cơ chế chính sách của Ngân hàn!∀
- Khi cá nhân có nhu cầu vay vốn đều phải đáp ứng các yêu cầu về cơ chế chính sách của Ngân hàng. Cơ chế chính sách của Ngân hàng có tác dụng định hướng cho cán bộ tín dụng trong việc tư vấn, tiếp thị khách hàng.
- Cơ chế chính sách của Ngân hàng quy định rất cụ thể về các tiêu chí để đánh giá khách hàng như tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo ... Nó giúp cho cán bộ tín dụng, Ban lãnh đạo có căn cứ rõ ràng để ra quyết định tín dụng, hạn chếđược các rủi ro tín dụng tiềm ẩn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, căn cứ vào định hướng, chính sách cụ thể, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tiết kiệm các chi phí không cần thiết phát sinh trong quá trình thẩm định.
- Chính sách tín dụng không phải là yếu tố bất biến, ngược lại, nó thường được
điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với biến động của nền kinh tế trong từng giai đoạn,
đảm bảo hoạt động cho vay được an toàn, hiệu quả và phát triển.
1.3.3.2. Quy mô và uy tín của Ngân hàng
- Quy mô, uy tín của Ngân hàng ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng. Các ngân hàng có quy mô nhỏ thường tập trung vào hoạt động bán lẻ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay hộ cá thể sản xuất kinh doanh nhỏ ... để phát huy tối đa lợi thế của mình.
- Uy tín của Ngân hàng sẽ giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp và thông qua việc đẩy mạnh hoạt động cho vay sẽ giúp Ngân hàng thu được lợi nhuận cao từ chênh lệch giữa chi phí huy động và lãi suất cho vay.
1.3.3.3. Tính đa dạng của sản phẩm cho vay tiêu dùng
- Đối với ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đơn điệu, chất lượng thấp, không thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng thì không thể đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng được, dẫn đến uy tín, thương hiệu, thị
phần của ngân hàng đó trên thị trường giảm mạnh.
- Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đòi hỏi ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải đẩy mạnh các hoạt động cho vay, các ngân hàng chạy đua trong việc triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, nhiều ngân hàng còn thiết kế, triển khai các sản phẩm chuyên biệt, mang tính đặc thù.
- Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng là mục tiêu của các ngân hàng nhằm đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng
1.3.3.4. Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng
- Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò rất quan trọng để
nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, ngân hàng có đội ngũ chuyên viên khách hàng chuyên nghiệp, bài bản; tập trung hóa các hoạt động vận hành cũng như phê duyệt tín dụng, xử lý hồ sơ vay, cam kết tuân thủ quy trình nghiệp vụ cao ... giúp giảm thiểu thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng tính minh bạch, tính cam kết trong chất lượng dịch vụ.
1.3.3.5. Đạo đức của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định
- Đây là yếu tố quan trọng, Ngân hàng nào chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử lý nợ nghi ngờ, nợ xấu ... luôn chú trọng, nêu cao phẩm chất
đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro, chi phí cho ngân hàng. Ngược lại, ở đâu sự quan tâm, chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó chất lượng, hiệu quả tín dụng thấp, rủi ro cao.
- Qua kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ các ngân hàng, thanh tra, kiểm tra của ngân hàng nhà nước cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng, không có khả năng thu hồi, có khả năng mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, thiếu kiểm tra, kiểm soát. Điều đó một phần là do năng lực của cán bộ
nhưng một phần không nhỏ gây nên tình trạng đó là một bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định liên quan đến công tác cho vay bị sa sút về phẩm chất,
đạo đức, thiếu trách nhiệm.
1.3.3.6. Các nhân tố từ phía người vay vốn
- Khách hàng là nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng chỉ đem lại hiệu quả khi được khách hàng tin tưởng lựa chọn, sử dụng.
- Mức tiêu dùng phản ánh kỳ vọng về thu nhập tương lai của dân cư. Nó là động lực, là cầu chi trả về hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngay cả các nhu cầu tiêu dùng về ôtô, nhà ở, đồ gia dụng, thậm chí mỹ phẩm cũng liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất.
- Tín dụng tiêu dùng từ lâu được coi là một phần quan trọng của ngân hàng bán lẻ
(phần quan trọng nhất). Thậm chí theo Peter Drugger tín dụng tiêu dùng là cứu cánh của ngân hàng thương mại (NHTM) từ thập niên 70, khi mà tín dụng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty tài chính, các quỹ đầu tư và thị
trường chứng khoán (TTCK).
- Đối với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họđộng lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.
- Đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.
- Khi xem xét các nhân tố từ phía người vay vốn ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng cần tập trung vào các yếu tố chủ yếu sau:
Yếu tố kinh tế:
" Thu nhập của người dân là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng, thông thường những cá nhân và gia đình có thu thập càng cao thì khả năng tiêu dùng càng cao.
" Thu nhập của người đi vay là yếu tố quyết định đối với việc ra quyết định cho vay, xác định mức vay, thời gian trả nợ ...
" Để vay vốn ngân hàng, người đi vay phải chứng minh thu nhập của mình có
đủ khả năng trả nợ, đây phải là nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn. Tuy nhiên nguồn thu nhập của khách hàng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sức khỏe, biến động kinh tế, đạo đức ... Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải làm tốt, chính xác phân loại đối tượng vay vốn, từđó có các biện pháp kiểm tra, đôn
đốc, giúp đỡ hướng dẫn, phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vay. Các yếu tố về tâm lý tiêu dùng:
" Sản phẩm cho vay tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế, đa dạng của khách hàng, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, đem lại sự thỏa mãn, hài lòng cho khách hàng. Tuy nhiên, so với các nước khác trên thế giới, tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng vẫn chưa phát triển, một phần do tâm lý
không muốn đi vay vốn để mua sắm, tiêu dùng của người dân. Người dân Việt Nam quen lường thu mà chi, chỉ mua sắm, tiêu dùng trong thu nhập của mình và tích trữđể mua những tài sản có giá trị bằng tiền của mình.
" Nắm được diễn biến tâm lý khách hàng trong quá trình thẩm định cấp tín dụng là vấn đề then chốt để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Trình độ học vấn:
" Những người có trình độ học vấn cao thường có công việc đòi hỏi trình độ
cao, đem lại thu nhập cao, ổn định. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng của họ thường cao hơn và là đối tượng ưu tiên phục vụ của ngân hàng. Đây là đối tượng có
ý thức trách nhiệm, luôn chấp hành quy định ngân hàng và trả nợ vay đầy đủ,
đúng hạn theo cam kết.
Ngoài ra, hiệu quả cho vay tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như
môi trường kinh tế, văn hóa, pháp luật, quy mô và mạng lưới ngân hàng .... Đây là những yếu tố tác động gián tiếp đến hiệu quả cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải nắm
Kết luận chương 1:
Chương này đã trình bày những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại, bao gồm: Tổng quan về Ngân hàng thương mại; Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại và Các phương pháp đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại.
Có nhiều quan điểm khác nhau về Ngân hàng thương mại, các quan điểm này
đều định nghĩa chính xác về Ngân hàng thương mại trên các góc độ khác nhau, nhưng một cách chung nhất, Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt, chuyên kinh doanh tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê và cung cấp các dịch vụ tài chính.
Cho vay tiêu dùng là một trong các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp cho những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và phương tiện đi lại … Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch … cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu (i) căn cứ vào mục
đích vay, cho vay tiêu dùng được phân thành hai loại là Cho vay đối với bất động sản và Cho vay tiêu dùng thông thường; (ii) căn cứ vào phương thức hoàn trả, ta có Cho vay trả góp, Cho vay trả một lần và Cho vay tuần hoàn; (iii) căn cứ vào phương thức cho vay, cho vay tiêu dùng được phân thành Cho vay tiêu dùng gián tiếp và Cho vay tiêu dùng trực tiếp. Để giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng thương mại xây dựng quy trình cho vay tiêu dùng gồm các bước cơ bản (i) Phỏng vấn ban đầu; (ii) Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng; (iii) Quyết định tín dụng; (iv) Giải ngân; (v) Kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay.
Hiệu quả cho vay tiêu dùng được đo bằng khả năng sinh lời của cho vay tiêu dùng so với các loại hình cho vay khác. Có 02 nhóm chỉ tiêu chính để phản ánh và
đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng: (i) chỉ tiêu định tính – nhóm chỉ tiêu này dùng
để đánh giá các yếu tố không lượng hóa được như mức độ hài lòng của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị
trường... Ở nhóm chỉ tiêu định tính, công cụ chủ yếu để đánh giá là sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin; (ii) chỉ tiêu định lượng – dùng để đánh giá hiệu quả
cho vay tiêu dùng thông qua việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể, phân tích biến động của các chỉ tiêu qua các năm, từđó đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả hoạt động. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng theo phương pháp định lượng:
Ngoài ra, cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng, đó là (i) cơ chế chính sách của Ngân hàng thương mại; (ii) quy mô và uy tín của Ngân hàng; (iii) đạo đức của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định; (iv) các nhân tố
từ phía người vay vốn; (v) các yếu tố khác như môi trường kinh tế, văn hóa, pháp luật, quy mô và mạng lưới Ngân hàng, … Tóm lại, hiệu quả cho vay tiêu dùng chịu
ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, đòi hỏi ngân hàng phải nắm rõ, từ đó phát huy những nhân tố tích cực, đem lại lợi nhuận tối đa có thể cho ngân hàng.
Như vậy, chương này luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại. Tiếp theo, chương 2 sẽ đi vào phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong chương 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU