gian qua
2.1.3.1 Biến động chung
Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, nhất là giai đoạn 2004 – 2009. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:
Biểu số 2.2: Tổng hợp tình hình hoạt động tại ACB
Từ biểu số 2.2, nhận thấy rằng Tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ cho vay và lợi nhuận trước thuế của ACB luôn tăng qua các năm.
- Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi ACB thành lập đến nay, cụ thể: tổng tài sản tăng 91.2%; huy động vốn tăng 88.6%; dư nợ cho vay tăng 87%; lợi nhuận trước thuế tăng 209.6%. Điều này hoàn toàn phù hợp, vì đây là năm mà thị trường tài chính Việt Nam phát triển vượt bậc, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản.
- Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Đây là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm. Chẳng hạn như thanh khoản tiền đồng đầu năm khủng hoảng nhưng cuối năm lại tương đối dồi dào; thanh khoản USD đầu năm dư thừa, nhưng kể từ tháng 5 thì có dấu hiệu khan hiếm. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Cụ thể, lãi suất cơ bản thay đổi liên tục đã làm cho lãi suất huy
động tăng đến 18%/năm rồi giảm xuống còn 7.5-8%/năm trong vòng 4-5 tháng, từđó ảnh hưởng mạnh đến giá vốn huy động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất trần cho vay cũng thay đổi với tốc độ nhanh làm lãi suất cho vay thực tế
giảm từ 21%/năm xuống còn 12.75%/năm và 10.5%/năm chỉ trong vòng 4-6 tháng đã tác động bất lợi đến thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng.
+ Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của ACB đến cuối năm 2008 tăng 19,914 tỷđồng (+23.3%) so với đầu năm, đạt 105,306 tỷđồng.
+ Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008, nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động là 91,174 tỷ đồng, tăng 16,230 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (+21.7%), trong đó tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động.
+ Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (mà chủ yếu là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước và kiểm
soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư
nợ cho vay khách hàng của ACB cuối năm 2008 là 34,833 tỷ đồng, chỉ tăng 3,022 tỷđồng, tương đương 9.5% so với đầu năm.
+ Về kết quả kinh doanh, trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2008, lợi nhuận
đạt được của ACB thực sự là một điểm sáng. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 2,561 tỷ đồng, tăng 431 tỷ đồng so với năm 2007 (+20.4%). Nhìn chung, cơ
cấu thu nhập năm 2008 đã thay đổi đáng kể so với năm 2007 với việc thu nhập ròng từ tín dụng đã suy giảm đáng kể, chỉ đem lại 23% lợi nhuận trong khi các năm trước đó đều đạt trên 50%. Lý do chủ yếu bởi hoạt động tín dụng cả quý
III và đầu quý IV năm 2008 của ACB không có lãi do ngân hàng chia sẽ khó khăn với các khách hàng vay vốn trong điều kiện nếu tính đúng, tính đủ các chi phí thì lãi suất cho vay vượt khả năng chịu đựng của bên vay. Thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động còn lại (chủ yếu là kinh doanh trái phiếu, kinh doanh vàng trên thị trường thế giới và hoạt động dịch vụ) đã tăng đáng kể
và đạt tỷ trọng 77%.
- Năm 2009, với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia trên thế
giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, kinh tế thế giới dần hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Nằm trong xu thể chung
đó, Việt Nam cũng đã cải thiện hơn. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008, diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 02 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng. Trong đó, nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ, sự
thay đổi chính sách từ khuyến khích tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ
trợ lãi suất 4%/năm từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quý II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009, cũng
như quy định chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng.
+ Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Cụ thể, huy động tiền gửi khách hàng của ACB năm 2009 tăng trưởng 45%, bằng 1.6 lần của ngành (27%); và dư nợ
cho vay khách hàng tăng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%). Phần lớn tăng trưởng tín dụng đến từ khoản cho vay ngắn hạn bằng VNĐ (được đẩy mạnh nhờ chương trình cho vay kích cầu) và cho khoản cho vay bằng vàng.
+ Lợi nhuận năm 2009 tăng 277 tỷ đồng, tương ứng tăng 10.8%. Cơ cấu lợi nhuận của ACB cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009 hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụđạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế.
Biểu số 2.3: Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2009 2008 2007 2006
Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 11.87 20.07 5.99 3.67 Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay 0% 0% 0% 0% trung dài hạn
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Á Châu
- Bất chấp nhiều đợt biến động về thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng, các chỉ
tiêu về khả năng thanh toán của ACB luôn được duy trì ở mức an toàn cao. Cụ
thể là tỷ lệ khả năng chi trả luôn cao gấp nhiều lần so với mức 100% mà Ngân hàng Nhà nước cho phép, còn tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn luôn bằng 0%, thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 40%
- Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2009 chỉ là 0.4%. Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các Ngân hàng thương mại cổ
phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0.5%. Chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục
- Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm 31/12/2009 đạt 9.73%, cao hơn gần 1.8% so với quy định của Ngân hàng Nhà nước mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng.
Biểu số 2.4: Khả năng sinh lời (%)
Chỉ tiêu 2009 2008 2007 2006
LN trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROE) 31.8% 36.7% 53.8% 46.8% LN trước thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA) 2.1% 2.6% 3.3% 2.0%
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Á Châu
- Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đến suất sinh lời của ACB đều giảm so với năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Cụ thể năm 2009, ROA giảm 0.5% về mức 2.1%; còn ROE giảm từ 36.7% xuống 31.8% (vẫn cao hơn cam kết dài hạn với cổđông là không thấp hơn 27%). Tuy nhiên, số liệu cuối năm 2009 cho thấy ACB vẫn là ngân hàng có chỉ số ROA và ROE cao nhất trong ngành ngân hàng.
2.1.3.2 Biến động cơ cấu
Cơ cấu dư nợ của ACB qua các năm như sau:
Biểu số 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thành phần kinh tế Dư nợ (tỷ VNĐ) Cơ cấu (%) Dư nợ (tỷ VNĐ) Cơ cấu (%) Dư nợ (tỷ VNĐ) Cơ cấu (%) 1. Cá nhân 15,910 50.02 18,763 53.87 23,005 36.89 2. Cty CP, TNHH, Tư nhân 12,623 39.68 12,675 36.39 34,253 54.93 3. Doanh nghiệp nhà nước 2,180 6.85 2,822 8.10 4,378 7.02 4. Cty 100% vốn nước ngoài 558 1.75 180 0.52 195 0.31 5. Cty liên doanh 518 1.63 387 1.11 498 0.8
6. Hợp tác xã 22 0.07 5 0.01 29 0.05
Tổng 31,811 100 34,833 100 62,358 100
Biểu số 2.6: Biến động cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ cho vay nhóm Cá nhân và nhóm Công ty Cổ phần, TNHH, Tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ qua các năm. Nếu trong năm 2007, 2008 dư nợ nhóm Cá nhân lần lượt là 50.02%, 53.87% và nhóm Công ty Cổ phần, TNHH, Tư nhân là 39.68%, 36.39% trên tổng dư nợ cho vay; thì đến năm 2009 dư
nợ nhóm Cá nhân giảm xuống chỉ chiếm 36.89% và nhóm Công ty Cổ phần, TNHH, Tư nhân tăng vụt chiếm 54.93% trên tổng dư nợ. Sựđảo chiều này có thể là do trong những tháng đầu năm 2009, chính sách tiền tệ thay đổi, lãi suất cơ bản hạ
còn 7% tương đương với lãi suất trần cho vay là 10.5%/năm đối với vay sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó doanh nghiệp còn được hỗ trợ thêm lãi suất 4%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn; riêng đối với vay tiêu dùng thì áp dụng lãi suất thoả
Biểu số 2.7: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề kinh doanh Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngành nghề kinh doanh Dư nợ (tỷđồng) Cơ cấu (%) Dư nợ (tỷđồng) Cơ cấu (%) Dư nợ (tỷđồng) Cơ cấu (%) 1. Dvụ cá nhân và cộng đồng 14,984 47.10 17,709 50.84 22,939 36.78 2. Thương mại 8,013 25.19 8,176 23.47 19,831 31.8 3. S.xuất & gia công chế biến 5,428 17.06 4,514 12.96 11,267 18.07 4. Xây dựng 722 2.27 947 2.72 2,373 3.81 5. Kho bãi, GTVT & thông
tin liên lạc