bài thảo luận môn thương mại điện tử với đề tài : Tìm hiểu về công nghệ nhận dạng tần số sóng vô tuyến RFID (Radio Frequency Identification) và ứng dụng công nghệ này hiện nay trên thế giới và Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Trang 2Lời mở đầu
‘Mọi điều đều bắt đầu từ suy nghĩ của chúng ta”
Ngày nay , với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật,nhiều công nghệmới ra đời với mục đích thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người trong mọilĩnh vực Những phát minh khoa học làm cho mọi việc trở nên đơn giản và tiện lợi hơn.Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là một bước đột phá vĩ đại đưa chúng ta đến một kỉnguyên mới –kỉ nguyên của văn minh hiện đại Nó đã mang đến cho nhân loại những tiến
bộ phi thường và những thành tựu đáng nhớ Sự đa dạng về các sản phẩm công nghệ hiệnnay là kết quả hoạt động sáng tạo không ngừng của con người Từ những máy móc cồngkềnh với đường dây kết nối để hoạt động thì công nghệ mới ngày nay càng hướng đếnkhả năng không dây giúp con người được giải phóng và thoải mái hơn Nhận dạng tựđộng là một trong những công nghệ được phát minh để đáp ứng nhu cầu đó Nhận dạng tựđộng giúp các máy nhận dạng các đối tượng mà không cần nhập dữ liệu vào bằng nhâncông Các công nghệ nhận dạng tự động như: các mã vạch ( Bar codes), thẻ thông minh,công nghệ sinh trắc học, nhận dạng tần số song vô tuyến RFID,… Trong đó RFID hiệnnay được coi là cuộc cách mạng của hệ thống nhúng và môi trường tương tác Công nghệnày đã và đang được phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới với những ứng dụng rất
đa dạng của nó như: sản xuất kinh doanh, an ninh, y tế,…
Các bạn đã từng nghe về công nghệ RFID – đó là viết tắt của cụm từ RadioFrequency Indentification, nhận dạng tần số sóng vô tuyến Công nghệ RFID đã đượcnghiên cứu và ứng dụng từ khá sớm, nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây công nghệ nàymới thực sự được phát triển mạnh mẽ.Công nghệ này dần trở nên cần thiết cho sự pháttriển của thế giới do đó nhiều quốc gia đang tập chung xúc tiến các công tác triển khaiứng dụng nó Và chắc chắn Việt Nam không nằm ngoài danh sách các nước sử dụng côngnghệ RFID.Chúng ta đang từng bước hội nhập và triển khai công nghệ này để phục vụcho nhu cầu cảu người dân trong nước Với mục đích giới thiệu công nghê mới này,đề tài
“Tìm hiểu công nghệ nhận dạng tần số sóng vô tuyến RFID” sẽ giúp người đọc hiểu rõhơn về thành phần, phương thức hoạt động cũng như ứng dụng của nó
Trang 3Chương I: Giới thiệu về công nghệ RFID
1 Giới thiệu sơ lược về RFID
Sự ra đời của RFID quả là một ý tưởng độc đáo: Thẻ RFID có thể thay thế cho các
mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị bán lẻ ,thay thế công nghệ tìm dấu vếtbằng những máy phát radio nhỏ và không đắt tiền lắm… Thông tin có thể được truyềnqua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả Đó là những gì màRFID (công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng radio) có thể mang tới
RFID là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sửdụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vôtuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” quađường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãnRFID
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) cho phép thiết bị đọc thông tinchứa thông tin trong chip không cần tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách xa, không thực hiệnbất kỳ giao tiếp vật lý nào hoặc giữa hai vật không nhìn thấy
Kỹ huật RFID sử dung truyền thông không dây trong dải tần sóng vô tuyến đểtruyền dữ liệu từ các tag(thẻ) đến các reader (bộ đọc) Tag có thể được đính kèm hoặc gắnvào đối tượng được nhận dạng chẳng hạn sản phẩm , hộp hoặc giá kê (palet) Reader scan
dữ liệu của tag và gửi thông tin đến cơ sở dữ liệu có lưu trữ dữ liệu của tag Ví dụ :các tag
có thể được đặt trên kính chắn gió xe hơi để hệ thống thu phí đường có thể nhanh chóngnhận dạng và thu tiền trên các tuyến đường
Dạng đơn giản nhất được sử dụng hiện nay là hệ thống RFID bị động làm việcnhư sau : reader truyền một tín hiệu tần số vô tuyến điện từ qua anten của nó đến một conchip Reader nhận thông tin trở lại từ con chip và gửi nó đến máy tính điều khiển đầu đọc
và xử lý thông tin lấy được từ chip Các chip không tiếp xúc không tích điện , chúng hoạtđộng bằng cách sử dụng năng lượng nhận từ tín hiệu được gửi bởi reader
2 Lịch sử phát triển
Giai đoạn đổi mới và phát triển mà trong đó nền công nghiệp hóa, tự động hóa ngàycàng được ứng dụng nhiều Đặc biệt nền công nghệ tự động hóa nhận dạng (Auto-ID)đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp thương mại
và trong nhiều nhà máy sản xuất Công nghệ nhận dạng tồn tại giúp cho chúng ta có thểnhận được các thông tin về đối tượng nhận dạng: con người, tài sản, vật nuôi, …Côngnghệ mã vạch (Barcode) đã mang lại sự thay đổi đáng kể, nhưng nó mới chỉ là bước đầu
Trang 4của một ngành công nghệ và còn có nhiều thiếu sót khi số lượng đối tượng cần nhận dạngngày một tăng lên Ưu điểm của công nghệ mã vạch là giá thành thấp, khuyết điểm là khảnăng lưu trữ thấp, không có khả năng lập trình lại.Các thiết bị mang dữ liệu điện tử phổbiến nhất trong cuộc sống hàng ngày là loại thẻ thông minh dựa trên một môi trường tiếpxúc (ví dụ: thẻ điện thoại, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng …) Tuy nhiên thiết bị tiếp xúc vớithẻ thông minh thường không linh hoạt Hệ thống RFID ( RFID : Radio FrequencyIdentification) ra đời đã khắc phục những nhược điểm trên Sự truyền dữ liệu không cầnphải tiếp xúc giữa thiết bị mang dữ liệu và đầu đọc của nó trong hệ thống RFID sẽ linhhoạt hơn.
Lịch sử của RFID (Radio Frequency Identification) công nghệ có lược sử chiến
tranh thế giới II Đức, Nhật Bản, Mỹ và Anh đều sử dụng radar để phát hiện các máy bay
Cụ thể rằng vào năm 1935 bởi nhà vật lý Scotland Sir Robert Alexander Watson-
Watt-đã báo cáo là tiếp cận máy bay khi khoảng cách giữa các bên là vài dặm, vấn đề là không
có cách nào để xác định được máy bay nào là của ta hay của địch
Ứng dụng RFID đầu tiên ở đâu? Người Đức phát hiện ra rằng nếu phi công của họ
khi trở về căn cứ, họ sẽ thay đổi các tín hiệu vô tuyến phản xạ trở lại Phương pháp thô sơnày cảnh báo phi hành đoàn radar trên mặt đất rằng đây là những máy bay Đức và ĐồngMinh chứ không phải là máy bay của địch (điều cơ bản này đã giúp phát triển hệ thốngRFID thụ động đầu tiên )
Lịch sử RFID phát triển kể từ đó, khả năng của Radio Frequency Identification đã
mở rộng theo cấp số nhân Công nghệ RFID đã được phát triển đến điểm mà nó có thểcung cấp nhiều loại hình doanh nghiệp với thông tin chính xác về tình trạng của các thànhphần và các sản phẩm có giá trị của họ Thông tin như vậy có thể được sử dụng trong lĩnhvực quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài sản , kiểm soát hàng tồn kho, cũng như tăng độ
Trang 5an toàn và an ninh Ngoài ra, công nghệ RFID đã trưởng thành đến điểm mà hệ thống nhưvậy có thể được thực hiện một cách khá xa từ đó tạo hiệu quả trong quản lý và đảm bảolợi nhuận đáng kể về đầu tư của khách hàng.
Kỹ thuật RFID ngày càng được nhiều người biết đến trong những thập niên 60 và
70, bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ứng dụng này trong nhiều mặt của cuộc sống Kỹ thuậtnày ngày càng được hoàn thiện, từ nhận biết trở thành nhận dạng (from detection tounique identification) RFID tiên tiến vào đầu những năm 80, có những ứng dụng rộng rãitrong việc kiểm soát xe tại Mỹ hay đánh dấu đàn gia súc ở Châu Âu Hệ thống RFID cũngđựơc ứng trong đời sống hoang dã, các thẻ RFID được gắn vào con vật, nhờ thế mà có thểlần theo dấu vết của chúng trong môi trường thiên nhiên hoang dã.Hệ thống RFID là hệthống nhận dạng dữ liệu tự động và không dây, cho phép việc đọc và ghi dữ liệu và khôngcần tiếp xúc trực tiếp với hệ thống Chúng tỏ ra rất hữu ích trong sản xuất và hoạt độngđược trong những điều kiện môi trường mà kỹ thuật khác không thể làm được.Tại ViệtNam, nhu cầu sử dụng các hệ thống RFID ngày càng nhiều và mở ra một thị trường đầytiềm năng cho các nhà nghiên cứu và sản xuất Tuy nhiên, để đón nhận , vận dụng và pháttriển 1 hệ thống mới này, chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về chúng
Ngày nay các công nghệ mới đều hướng đến sự giản đơn, tiện lợi và một cách đặctrưng quan trọng là khả năng không dây (wireless) Một thiết bị chủ yếu trong hướng pháttriển này là “Bộ nhận dạng tần số bằng sóng vô tuyến:RFID” (RFID: Radio FrequencyIdentification) làm cho con người được giải phóng, tự do và thỏa mái hơn về khả năng tựđộng của nó
3 Thành phần hệ thống
Một hệ thống RFID cơ bản bao gồm 2 thành phần chính:
- Phần cứng: gồm có thẻ (tag), anten, đầu đọc thẻ (reader), máy chủ (host), mạchđiều khiển (controller)
- Phần mềm: gồm có phần mềm trung gian (middle ware) và phần mềm ứng dụng(trong lĩnh vực thư viện nó là các phần mềm quản trị thư viện)
Phần cứng:
a Thẻ RFID (RFID tag)
Thẻ RFID (là một thành phần bắt buộc với mọi hệ thống RFID) được cấu tạo mềmmỏng có chứa chíp vi xử lí và anten (đối với loại thẻ không năng) Nó có thể đọc, ghi dữliệu, và thậm chí có chứa cả thông tin về bảo mật Thẻ này có thể dán vào các vật cầnquản lý như sách, hàng hóa, động vật v.v…
b Máy đọc (Reader)
Trang 6Máy đọc (cùng với thẻ nó cũng là thành phần không thể thiếu trong hệ thống RFID) cónhiệm vụ chuyển dữ liệu giải mã dữ liệu được từ thẻ tới phần mềm trung gian và phầnmềm ứng dụng để xử lý Thông thường máy đọc tích hợp với anten Máy đọc thườngđược đặt tại bàn mượn/trả, các điểm mượn/trả tự động, trong kho và máy phân loại tựđộng, tại lối ra của thư viện
Ngoài ra hệ thống còn một số thành phần hỗ trợ nhập xuất như: Cảm biến (sensor), bảngtín hiệu điện báo (annunciator),…
Phần mềm
a Phần mềm trung gian (Middleware)
Phần mềm trung gian là các phần mềm được sử dụng để nhận và xử lý các dữ liệu thônhận được từ các máy đọc để chuyển tới các phần mềm quản trị thư viện Đây là mộtthành phần không thể thiếu trong hệ thống RFID Phần mềm này thường được xây dựng
và cung cấp bởi các nhà cung cấp thiết bị RFID
b Phần mềm ứng dụng (Application software)
Là các phần mềm được sử dụng để xử lý và tự động hóa các công việc của một cơ quan,
tổ chức Trong lĩnh vực thư viện, phần mềm ứng dụng chính là các phần mềm thư việnđiện tử tích hợp trong đó có lưu thông tin về các tài liệu, bạn đọc, quá trình mượn/trả, hệthống kho… mà thư viện quản lý Phần mềm này sẽ nhận dữ liệu đã được xử lý từ phầnmềm trung gian để phân tích
Trang 7Để giao tiếp giữa hệ thống quản trị thư viện tích hợp với các ứng dụng của RFID người ta
sử dụng chuẩn SIP2 (Standard Interface Protocol, version 2) do 3M xây dựng hoặc NCIP(ANSI/NISO Z39.83 – 2002 Circulation Interchange), trong đó SIP 2 được sử dụng phổbiến hơn Mỗi nhà cung cấp ứng dụng RFID sử dụng các chuẩn khác nhau cho ứng dụngcủa mình ví dụ công ty 3M sử dụng chuẩn SIP 2
Hệ thống RFID sử dụng nhiều tần số khác nhau, nhưng nói chung chủ yếu có 3 mức: tần
số thấp (khoảng 125 Khz), tần số cao (13.56Mhz), và tầng số siêu cao (khoảng 860 – 960Mhz) Trong lĩnh vực thư viện người ta sử dụng tần số sóng radio cao (13.56 Mhz) Vìvậy để máy đọc và thẻ có thể giao tiếp được với nhau thì hai thiết bị này phải cùng tần số
Khi hàng hóa có gắn thẻ RFID đi qua vùng anten phát sóng radio thì thẻ sẽ được tự độngkích hoạt và gửi thông tin trở lại anten Anten truyền tín hiệu tới máy đọc để giải mãthông tin rồi chuyển tới các phần mềm trung gian và ứng dụng để xử lý Người sử dụng sẽnhận được thông tin đã được xử lý thông qua màn hình máy tính
4 Phương thức hoạt động
Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản : Thẻ, đầu đọc, máy chủ.Thẻ RFIDgồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ trong một số hình thức được đóng gói Mỗithẻ được lập trình với một hình thức nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi khôngdây đối tượng hoặc con người đang gắn thẻ đó vì các chip sử dụng trong thẻ RFID có thểlưu trữ một số lượng lớn dữ liệu, chúng có thể chứa lượng lớn thông tin về đối tượngđược gắn thẻ
Cũng như phát sóng ti vi hay radio, hệ thống RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần
số chính: Tần số thấp ( LF), tần số cao (HF ), siêu cao tần (UHF ), hoặc sóng cực ngắn(viba ) Các hệ thống siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF trong khi các hệthống RFID cũ sử dụng băng thông LF hoặc HF Băng thông viba đang được để dành chocác ứng dụng trong tương lai Các thẻ có thể được cấp nguồn bởi một bộ pin thu nhỏtrong thẻ (các thẻ tích cực ) hoặc bởi đầu đọc mà nó đánh thức thẻ để yêu cầu trả lời khithẻ đang trong phạm vi ( thẻ thụ động )
Đầu đọc gồm một anten liên lạc với thẻ và một đơn vị đo điện từ học đã được nốimạng với máy chủ Đơn vị đo tiếp sóng với máy chủ và tất cả các thẻ trong phạm vi đọccủa anten, cho phép một đầu đọc liên lạc với hàng trăm thẻ Nó cũng thực thi các chứcnăng bảo mật như mã hóa/ giải mã, và xác thực người dùng Đầu đọc có thể phát hiệnthẻ ngay cả khi không nhìn thấy chúng
Trang 8Khi thẻ đi vào vùng sóng điện từ nó sẽ phát hiện tín hiệu kích hoạt từ đầu đọc và nó
sẽ phát thông tin nhận dạng đến đầu đọc Đầu đọc giãi mã dữ liệu được mã hóa trongchip (sóng vô tuyến phản xạ từ thẻ ) và đưa vào máy chủ để xử lý
Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều thẻ và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhaubởi một máy tính trung tâm (máychủ ), hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn.Máy chủ xử lý dữ liệu mà các đầu đọc thu thập từ các thẻ và dịch nó giữa mạng RFID vàcác hệ thống công nghệ thông tin lớn hơn, mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc cơ sở dữliệu quản lý có thể thực thi Middleware là phần mềm nối hệ thống RFID với một hệthống IT quản lý luồng dữ liệu
Chương II : Các thành phần cơ bản của hệ thống
Một hệ thống RFID không thể thiếu hai thành phần quan trọng:
1 Thẻ (Transponder / Tag)
Thẻ RFID - thành phần luôn gắn lên đối tượng cần nhận dạng là một thiết bị lưu trữ vàtruyền dữ liệu đến một đầu đọc trong một môi trường không tiếp xúc bằng sóng vô tuyến.Thẻ RFID mang dữ liệu về một vật, một sản phẩm nào đó và được gắn lên chính sản
Trang 9phẩm đó Nó gồm một angten kết nối với đầu đọc và một vi mạch điện tử (con chip) đểlưu trữ dữ liệu Dữ liệu được đọc ghi thông qua một đầu đọc thẻ (đầu đọc RFID) màkhông phụ thuộc vào hướng hay vị trí chỉ cần thẻ RFID nằm trong vùng phủ sóng (phạm
vi của đầu đọc) Khi thẻ RFID không nằm trong phạm vi dò tìm của đầu đọc thì nó khônghoạt động Đây là một số dạng tiêu biểu của thẻ RFID:
Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy , được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói.Một số khác được sáp nhập thành vách của các thùng plastic được đúc, hay như một sốđược làm thành miếng da bao cổ tay…Mỗi thẻ được lâp trình với một nhận dạng duy nhấtcho phép theo dõi không dây đối tượng đang gắn thẻ
Thông thướng mỗi thẻ RFID có một cuộn dây hoặc angten nhưng không phải tất cả RFIDđều có vi chip và nguồn năng lượng riêng
Trang 10Bộ nhớ chip trong thẻ RFID có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu nhiều gấp 64 lần mãvạch Thông tin lưu trữ trên chip có thể thay đổi được bởi sự tương tác của bộ đọc Dunglượng lưu trữ cao có thể cho phép ta lưu trữ nhiều thông tin đa dạng cùng một lúc.
Chip trên thẻ được gắn kèm với một angten chuyền tín hiệu đến máy đọc và máy này sẽchuyển đổi sóng điện từ từ thẻ RFID cung cấp sang một dạng mã liên quan để xác địnhthông tin và xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính do người điều hành quản lý giám sát
Dung lượng thông tin thẻ RFID phụ thuộc nhà cung cấp và loại ứng dụng Thông thường
nó có thể mang lượng thông tin không lớn hơn 2Kb – đủ để lưu trữ dữ liệu về đối tượngcần quản lý
Tần số hoạt động là tần số từ thẻ dùng để giao tiếp hoặc thu được năng lượng Các thẻ vàđầu đọc cần được chỉnh về cùng một tần số để liên lạc với nhau Các tần số khác nhauthích hợp với các ứng dụng khác nhau.Ví dụ như thẻ làm việc ở tần số thấp thích hợp vớiviệc nhận dạng phi kim và đối tượng chứa nhiều nước… nhưng khoảng cách có thể nhậndạng lại ngắn Hay thẻ hoạt động ở tần số cao thì thích hợp với việc nhận dạng đối tượngbằng kim loại và các món đồ chứa nhiều nước với khoảng cách nhận dạng lớn…
Hiện nay thế giới chưa có thống nhất được chuẩn chung cho tần số RFID Phần lớn cácnước ấn định vùng tần số vô tuyến 125 kHz hoặc 134 kHz cho các hệ thống RFID ở tần
số thấp, 13,56 MHz cho tần số cao Nhưng hệ thống UHF RFID mới ra đời giữa thập kỉ
90 và các nước không ủng hộ dùng vùng riêng của phổ UHF cho RFID nên ở Châu Âu thì
sử dụng tần số 868 MHz trong khi Mĩ sử dụng 915 MHz, còn Nhật đang tìm kiếm mởbăng tần 960 MHz…
Các thẻ RFID rất mỏng và có kích cỡ vừa phải
Phân loại thẻ RFID
Trang 11Tùy thuộc vào chức năng và các chuẩn mà thẻ RFID được phân loại thành nhiều loại khácnhau:
Thẻ thụ động ( Passive tag)
Không có nguồn điện bên trong Sóng vô tuyến phát ra từ đầu đọc sẽ truyềnmột dòng điện nhỏ đủ để kích hoạt hệ thống mạch điện trong thẻ giúp nógửi lại tín hiệu hồi đáp Có thể truyền mã số nhận dạng và lưu trữ một sốthông tin về đối tượng được nhận dạng
Kích thước rất nhỏ và mỏng hơn tờ giấy, do đó có thể được cấy vào da
Có tuổi thọ cao vì không dùng pin
Phạm vi hoạt động : từ 10cm đến vài mét, tùy vào tần số sử dụng
Lượng dữ liệu lưu trữ có giới hạn ( thường khoảng 128bytes)
Thẻ tích cực (Active tag)
Được tích hợp một nguồn giúp nó tự gửi tín hiệu dến đầu đọc Cường độ tínhiệu mạnh hơn thẻ thụ động nên hoạt động hiệu quả hơn trong môi trườngnước ( đặc biệt trong cơ thể người hay động vật) hay trong kim loại
Một số thẻ còn được tích hợp các bộ cảm biến để đo độ ẩm, độ rung, độphóng xạ, ánh sang, nhiệt độ…
Tuổi thọ lên 5- 10 năm
Phạm vi hoạt động : vài trăm mét (tùy theo tần số sử dụng)
Có thể lưu trữ lượng dữ liệu lớn hơn thẻ thụ động
Thẻ bán thụ động ( Semi-passive tag)
Trang 12 Có một nguồn năng lượng bên trong (ví dụ như bộ pin) và điện tử học bêntrong để thực thi những nhiệm vụ chuyên dụng Nguồn bên trong cung cấpnăng lượng cho thẻ hoạt động Tuy nhiên khi hoạt động thẻ bán thụ độngcũng sử dụng nguồn từ bộ đọc (reader) Thẻ bán thụ động (bán tích cực)được gọi là thẻ có hỗ trợ pin(battery-assisted tag)
Quá trình truyền giữa thẻ bán thụ động và reader thì reader luôn truyềntrước rồi tới thẻ Thẻ bán thụ động sử dụng ưu việt hơn thẻ thụ động do nókhông sử dụng tín hiệu của reader như thẻ thụ động mà nó tự kích hoạt, nó
có thể đọc ở khoảng cách xa hơn thẻ thụ động Thẻ bán thụ động không cầnthời gian tiếp năng lượng mà có thể nằm trong phạm vi đọc của reader íthơn quy định Do đó nếu đối tượng gắn thẻ đang di chuyển với tốc độ cao,
dữ liệu vẫn có thể được đọc với thẻ bán thụ động Thẻ này còn có thể đọc
dữ liệu ngay khi gắn thẻ với vật liệu chắn tần số vô tuyến
Phạm vi đọc có thể lên đến 100 feet ( xấp xỉ 30.5m) với điều kiện lý tưởngbằng cách sử dụng mô hình tán xạ đã được điều chế (modulated backscatter) ( trong UHF và sóng viba)
Phân loại theo khả năng ghi/đọc dữ liệu:
Thẻ chỉ đọc ( Read only- RO)
Được ghi dữ liệu lên thẻ chỉ một lần ( dữ liệu được lưu trong thẻ có thể tại
xí nghiệp trong quá trình sản xuất, người dùng không thể ghi đè hay chỉnhsửa dữ liệu trên thẻ được) Thẻ này chỉ tốt với những ứng dụng nhỏ màkhông thực tế với quy mô sản xuất lớn hoặc khi dữ liệu của thẻ cần đượclàm theo yêu cầu của khách hàng dựa trên ứng dụng
Thẻ cho phép ghi một lần, đọc nhiều lần (Write once Read many, WORM)
Thường dữ liệu trong thẻ không được ghi bởi nhà sản xuất mà ghi bởi người
sử dụng thẻ ngay lúc thẻ cần được ghi Cái tên là ghi một lần tuy nhiêntrong thực tế ta có thể ghi được nhiều lần(khoảng 100 lần) nhưng nếu ghiquá số lần cho phép thẻ có thể bị phá hỏng vĩnh viễn thẻ này có giá cả phảichăng và hiệu suất tốt, có an toàn dữ liệu Đây là loại thẻ phổ biến nhấttrong lĩnh vực kinh doanh hiện nay
Thẻ ghi – đọc (Write – Read)
Có thể ghi dữ liệu được nhiều lần (10.000 đến 100.000 lần hoặc có thểhơn nữa Việc này đem lại lợi ích rất lớn Thẻ RW gồm thiết bị Flash vàFram để lưu dữ liệu Sự an toàn của dữ liệu là một thách thức với thẻ RW