1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAOAN DIA 9 TUẦN 29 CKTKN

4 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuần 29 Ng ày soạn: 12/3/2011 TiÕt PPCT: 47 Ng ày dạy: 14/3/2011 B à i 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Khai thác và chế biến khoáng sản biển: Tiềm năng và thực trạng + Phát triển giao thông vận tải biển: Tiềm năng và thực trạng - Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển đảo. 2. Kĩ năng: Phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năbg kinh tế biển, đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. II. Phương tiện dạy học: GV: - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam - Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam - Các lược đồ, sơ đồ trong SGK (phóng to) - Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta, về sự ô nhiễm, suy giảm tài nguyên, môi trường biển, về các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển HS: SGK, Tranh ảnh, tư liệu III. Các kĩ năng sống cần được GD trong bài - Tư duy: Thu thập xử lí thông tin - Giải quyết vấn đề. - Giao tiếp trình bày suy nghĩ/ý tưởng; lắng nghe/phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc theo nhóm - Thể hiện sự tự tin IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Vì sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? - Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ? 3. Bài mới Giới thiệu bài mới: Khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển cũng là những ngành kinh tế biển quan trọng ở nước ta. Để phát triển bền vững kinh tế biển cần khai thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu Khai thác và chế biến khoáng 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển sản biển HS làm việc nhóm/cặp * Mức độ kiến thức cần đạt Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. + Khai thác và chế biến khoáng sản biển: Tiềm năng và thực trạng + Phát triển giao thông vận tải biển: Tiềm năng và thực trạng * Tổ chức thực hiện Học sinh nghiên cứu thông tin - GV? Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết. - HS: Dầu khí nhiều nhất, cát trắng, ti tan… - GV? Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ. + Khí hậu: nhiệt đới, số giờ nắng trong năm lớn. + Địa hình ven biển song song với các hướng gió Đông Bắc, Tây Nam từ biển thổi vào nên mưa rất ít - GV? Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta? - HS: Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu các ngành công nghiệp ở nước ta, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu đang được hình thành. Ngành công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm. Sản lượng dầu liên tục tăng qua các năm. - GV liên hệ thực tế: Việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa đã cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Ngành công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm như ở Cà Mau có tổ hợp Khí – Điện – Đạm. - GV? Trình bày những tiềm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta. + Nằm gần tuyến đường quốc tế + Địa hình ven biển, xây dựng cảng - GV Tìm trên H.39.2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. - HS: + Các cảng nước sâu Hòn Gai, Cái Lân, Cửa Lò, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Vũng Rô, Dung Quất. - Tiềm năng khoáng sản quan trọng ở vùng thềm lục địa: dầu mỏ, khí đốt. - Dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn. - Ngành công nghiệp hoá dầu đang được hình thành, công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. - Tiềm năng: Hiện nay cả nước có trên 90 cảng biển lớn nhỏ. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn. - Thực trạng: + Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. + Hệ thống cảng biển đang được hiện đại hóa, + Các cảng lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, cụm cảng sài Gòn, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Vũng Tàu (chuyên sản xuất than, dầu khí) + Các tuyến giao thông biển quan trọng: các tuyến đường biển trong nước theo hướng Bắc - Nam. + Các tuyến đường biển nối hai cảng đầu mối hải Phòng – Sài Gòn với Thủ đô và thành phố cảng nước trong khu vực và thế giới. - GV? Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta? + Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hoá và dịch vụ vận tải biển trong và ngoài nước, thúc đẩy ngành ngoại thương phát triển. + Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế Hoạt động 2: Tìm hiểu Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo HS làm suy nghĩ cặp đôi – chia sẻ * Mức độ kiến thức cần đạt - Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển đảo. * Tổ chức thực hiện - GV? Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? - HS: Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên: + Chất thải, rác thải công nghiệp, nước sinh hoạt, đô thị ven sông, ven biển, sự cố tàu chở dầu… + Khai thác tài nguyên biển quá mức. Hậu quả: chất lượng nhiều vùng biển bị giảm sút, ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên sinh vật biển, chất lượng các khu du lịch biển. Các nguồn tài nguyên có nguy cơ suy thoái: rừng ngập mặn ven biển, nguồn lợi thủy, hải sản. Một số loại hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. - GV tổ chức HS thảo luận nhóm: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?Lấy ví dụ minh họa? - HS thảo luận: 5 nhóm trình bày 5 phương hướng và lấy ví dụ cụ thể. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét nhấn mạnh và bổ sung Nhà nước đã đề ra những phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. (5 phương hướng chính). đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ. Dịch vụ hàng hải đang được đẩy mạnh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo. * Thực trạng: Tài nguyên môi trường biển – đảo ở nước ta phong phú nhưng đang có dấu hiệu suy thoái. Diện tích rừng ngập mặn, nguồn lợi hải sản ngày càng giảm nhanh. * Nguyên nhân: - Ô nhiễm môi trường biển - Đánh bắt khai thác quá mức. * Hậu quả: + Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển. + Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Nhà nước đã đề ra những phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. + Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. + Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. + Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. + Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. + Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. + Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. + Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. - Lấy ví dụ minh họa cho các phương hướng trên. GV liên hệ những phương hướng của địa phương đưa ra nhằm bảo vệ môi trường các con sông, kênh rạch, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản + Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. + Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. + Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. 4.Củng cố: - Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết - Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn ntn đối với ngành ngoại thương ở nước ta? - Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta. - Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? 5. Dặn dò: Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới hôm sau học. Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành ở nhà; - Sưu tầm tranh ảnh về khoáng sản như dầu khí và các ngành công nghiệp. . Tuần 29 Ng ày soạn: 12/3/2011 TiÕt PPCT: 47 Ng ày dạy: 14/3/2011 B à i 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG. ở nước ta. + Nằm gần tuyến đường quốc tế + Địa hình ven biển, xây dựng cảng - GV Tìm trên H. 39. 2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. - HS: + Các cảng nước sâu Hòn Gai,. phân đạm. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. - Tiềm năng: Hiện nay cả nước có trên 90 cảng biển lớn nhỏ. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn. - Thực trạng: + Giao thông vận

Ngày đăng: 31/05/2015, 17:00

Xem thêm: GIAOAN DIA 9 TUẦN 29 CKTKN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w